Tin tức
on Tuesday 28-11-2023 1:34pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Ngọc Thu Phương – IVFMĐ Tân Bình
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 15% những cặp đôi trong độ tuổi sinh sản đang trải qua những vấn đề vô sinh, và nguyên nhân vô sinh do yếu tố nam giới chiếm khoảng một nửa. Ngoài ra, 10%-20% những nam giới vô tinh hoặc thiểu tinh nghiêm trọng bị mất những đoạn gene ở phần xa trên nhánh dài nhiễm sắc thể Y, một trong số đó chính là vùng AZF (Azoospermia Factor). Xác suất mất những vi đoạn AZF trên nhiễm sắc thể Y ở nam giới khoẻ mạnh là 1/4000, tuy vậy, tỷ lệ này tăng từ 2-10% ở những nam giới vô sinh. Nhánh dài của nhiễm sắc thể Y chứa 3 đoạn gene (AZFa, AZFb và AZFc), và mất những vi đoạn này có thể gây ra sự thất bại trong quá trình sinh tinh ở nam giới. AZFc là vị trí gene thường xuyên bị mất nhất ở nam giới vô sinh (60%–70%). Các trình tự lặp đi lặp lại của AZFc làm cho nó dễ bị tái sắp xếp lại bộ gen bởi sự tái tổ hợp không tương đồng trong quá trình giảm phân, do đó dẫn đến các vi mất đoạn AZFc. Các biểu hiện lâm sàng chính của việc mất AZFc là không có tinh trùng hoặc thiểu tinh trùng nghiêm trọng (mật độ tinh trùng £ 1 triệu/mL). Bệnh nhân bị mất AZFc có thể được thu nhận tinh trùng bằng cách hút tinh trùng từ tinh hoàn (Testicular Sperm Aspiration - TESA) hoặc vi phẫu trích tinh trùng từ tinh hoàn (Microdissection Testicular Sperm Extraction - micro-TESE) với tỷ lệ thu nhận từ 60%–75%. Do đó, những bệnh nhân vô tinh bị mất AZFc có thể được thực hiện ICSI với tinh trùng thu nhận do xuất tinh hoặc bằng các thủ thuật hỗ trợ khác.
Trong nghiên cứu hồi cứu này, nghiên cứu ảnh hưởng của vi mất đoạn AZFc đến kết quả lâm sàng của chuyển phôi ICSI ở những bệnh nhân vô tinh và thiểu tinh nặng do vi mất đoạn AZFc.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2019 bao gồm những bệnh nhân mất đoạn AZFc sau khi thực hiện ICSI với tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn thông qua kĩ thuật TESA/ micro-TESE và tinh trùng thu nhận bằng cách xuất tinh. Nam giới vô tinh hoặc thiểu tinh nặng mà không mất vi đoạn trên nhiễm sắc thể Y được chọn vào nhóm đối chứng.
Kết quả lâm sàng chính là tỷ lệ thai lâm sàng tích lũy (CCPR – Cumulative clinical pregnancy rate - số ca thai lâm sàng trên số ca mang thai của các cặp vợ chồng) và tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy (LBDR – Live birth delivery rate - số lần sinh con đầu tiên chia cho số cặp vợ chồng sau 3 chu kỳ ICSI liên tiếp). Kết quả lâm sàng phụ bao gồm: tỷ lệ thụ tinh (số lượng hợp tử 2PN trên tổng số noãn MII), tỷ lệ phân cắt 2PN (số lượng hợp tử phân cắt 2PN trên tổng hợp tử 2PN), tỷ lệ phôi chất lượng tốt (số lượng phôi chất lượng tốt trên tổng số hợp tử phân chia), tốc độ hình thành phôi nang (số lượng phôi nang trên tổng số phôi nuôi cấy), tỷ lệ không có phôi phù hợp với tốc độ chu kỳ chuyển giao (NESTCR - No embryo suitable for transfer cycle rate - số lượng phôi không phù hợp cho chu kỳ chuyển chia cho số chu kỳ ICSI), tỷ lệ làm tổ (số lượng túi thai trên số lượng phôi được chuyển), tỷ lệ mang thai đơn (số chu kỳ mang thai đơn trên số chu kỳ mang lâm sàng), tỷ lệ mang thai đôi (số chu kỳ mang thai đôi trên số chu kỳ mang thai lâm sàng), tỷ lệ sẩy thai (số chu kỳ sẩy thai trên số lần mang thai lâm sàng).
Kết quả
Nghiên cứu bao gồm hai nhóm: nhóm mất đoạn AZFc (293 bệnh nhân) và nhóm đối chứng (363 bệnh nhân).
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về tuổi nữ, BMI nam và nồng độ Testosterone nam. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm mất đoạn AZFc và nhóm đối chứng về BMI nữ, tuổi nam, FSH nam, LH nam, thể tích tinh hoàn và tỷ lệ chu kỳ ICSI với tinh trùng tươi.
Kết quả ICSI và chuyển phôi ICSI giữa hai nhóm
Không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm về tỷ lệ phân cắt 2PN, tỷ lệ phôi chất lượng tốt, tỷ lệ hình thành phôi nang, tỷ lệ sẩy thai, LBDR sinh non và LBDR đủ tháng bằng phân tích hồi quy tuyến tính và logistic. Nhóm mất đoạn AZFc cho kết quả ICSI kém, với tỷ lệ thụ tinh thấp hơn đáng kể (46,80% so với 53,37%; P<0,001) và tỷ lệ làm tổ thấp hơn đáng kể (28,63% so với 31,26%; P=0,006) so với nhóm đối chứng sau khi điều chỉnh nguồn tinh trùng, trạng thái tinh trùng cho ICSI (tươi/ rã đông), tuổi nữ, BMI nữ, tuổi nam, BMI nam, FSH nam, LH nam, nồng độ Testosterone nam và thể tích tinh hoàn bằng phân tích hồi quy tuyến tính và logistic. Hơn nữa, nhóm mất đoạn AZFc cho thấy tỷ lệ mang thai đơn cao hơn (87,97% so với 79,18%; P<0,001) và tỷ lệ mang thai đôi thấp hơn (12,03% so với 20,82%; P<0,014) so với nhóm đối chứng sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu ở trên bằng phân tích hồi quy logistic. Tương tự, nhóm mất đoạn AZFc cho kết quả thấp hơn đáng kể về CCPR (45,39% so với 67,49%; P<0,001) và LBDR tích lũy (35,15% so với 53,44%; P< 0,001) sau khi đã điều chỉnh các yếu tố như trên bằng phân tích hồi quy tuyến tính và logistic. Ngoài ra, NESTCR (15,07% so với 8,23%; P<0,020) ở nhóm mất AZFc cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng.
Bàn luận
Nghiên cứu tập trung những bệnh nhân vô tinh hoặc thiểu tinh nặng do mất đoạn AZFc. Nghiên cứu này chứng minh rằng các vi mất đoạn AZFc ảnh hưởng bất lợi đến kết quả ICSI khi tỷ lệ thụ tinh, CCPR và LBDR tích lũy thấp và NESTCR cao. Sự mất đoạn nhiễm sắc thể Y, đặc biệt là các vi mất đoạn AZFc là một khiếm khuyết di truyền gây vô sinh nam. Vùng AZFc cần thiết để hoàn thiện quá trình sinh tinh khi mã hóa cho 21 gen và 11 họ đơn vị phiên mã (đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tinh). Do đó, nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy giảm khả năng sinh tinh ở những bệnh nhân bị mất AZFc là do khiếm khuyết về tinh trùng sau giảm phân hoặc khiếm khuyết về sự trưởng thành của tinh trùng. Ngoài ra, nghiên cứu còn ghi nhận tỷ lệ tinh trùng bất thường cao hơn ở những bệnh nhân bị mất AZFc vô tinh và tỷ lệ tinh trùng di động thấp hơn ở những bệnh nhân bị mất AZFc so với nhóm bệnh nhân đối chứng.
Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy NESTCR ở bệnh nhân bị mất AZFc cao hơn nhiều so với bệnh nhân đối chứng sau khi kiểm soát những trường hợp có đáp ứng buồng trứng kém (noãn <5). NESTCR cao hơn này là một lý do khiến CCPR và LBDR tích lũy thấp trong nhóm mất đoạn AZFc. Nghiên cứu có 2 hạn chế. Đầu tiên, nghiên cứu không gồm những bệnh nhân mất đoạn AZFc nhưng có tinh trùng bình thường. Thứ hai, một số biến số liên quan được biết là có ảnh hưởng đến kết quả ICSI, chẳng hạn như hormone nữ và hội chứng buồng trứng đa nang, không bị loại khỏi nghiên cứu và có thể là yếu tố gây nhiễu kết quả.
Kết luận
Nghiên cứu chứng minh rằng mất đoạn AZFc ở những bệnh nhân vô tinh hoặc thiểu tinh nặng ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả ICSI.
TLTK: Zhang, L., Mao, J., Li, M., Lian, Y., Lin, S., Chen, L., Yan, L., Qiao, J., & Liu, P. (2021). Poor intracytoplasmic sperm injection outcome in infertile males with azoospermia factor c microdeletions. Fertility and Sterility, 116(1), 96–104. https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2021.01.025
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 15% những cặp đôi trong độ tuổi sinh sản đang trải qua những vấn đề vô sinh, và nguyên nhân vô sinh do yếu tố nam giới chiếm khoảng một nửa. Ngoài ra, 10%-20% những nam giới vô tinh hoặc thiểu tinh nghiêm trọng bị mất những đoạn gene ở phần xa trên nhánh dài nhiễm sắc thể Y, một trong số đó chính là vùng AZF (Azoospermia Factor). Xác suất mất những vi đoạn AZF trên nhiễm sắc thể Y ở nam giới khoẻ mạnh là 1/4000, tuy vậy, tỷ lệ này tăng từ 2-10% ở những nam giới vô sinh. Nhánh dài của nhiễm sắc thể Y chứa 3 đoạn gene (AZFa, AZFb và AZFc), và mất những vi đoạn này có thể gây ra sự thất bại trong quá trình sinh tinh ở nam giới. AZFc là vị trí gene thường xuyên bị mất nhất ở nam giới vô sinh (60%–70%). Các trình tự lặp đi lặp lại của AZFc làm cho nó dễ bị tái sắp xếp lại bộ gen bởi sự tái tổ hợp không tương đồng trong quá trình giảm phân, do đó dẫn đến các vi mất đoạn AZFc. Các biểu hiện lâm sàng chính của việc mất AZFc là không có tinh trùng hoặc thiểu tinh trùng nghiêm trọng (mật độ tinh trùng £ 1 triệu/mL). Bệnh nhân bị mất AZFc có thể được thu nhận tinh trùng bằng cách hút tinh trùng từ tinh hoàn (Testicular Sperm Aspiration - TESA) hoặc vi phẫu trích tinh trùng từ tinh hoàn (Microdissection Testicular Sperm Extraction - micro-TESE) với tỷ lệ thu nhận từ 60%–75%. Do đó, những bệnh nhân vô tinh bị mất AZFc có thể được thực hiện ICSI với tinh trùng thu nhận do xuất tinh hoặc bằng các thủ thuật hỗ trợ khác.
Trong nghiên cứu hồi cứu này, nghiên cứu ảnh hưởng của vi mất đoạn AZFc đến kết quả lâm sàng của chuyển phôi ICSI ở những bệnh nhân vô tinh và thiểu tinh nặng do vi mất đoạn AZFc.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2019 bao gồm những bệnh nhân mất đoạn AZFc sau khi thực hiện ICSI với tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn thông qua kĩ thuật TESA/ micro-TESE và tinh trùng thu nhận bằng cách xuất tinh. Nam giới vô tinh hoặc thiểu tinh nặng mà không mất vi đoạn trên nhiễm sắc thể Y được chọn vào nhóm đối chứng.
Kết quả lâm sàng chính là tỷ lệ thai lâm sàng tích lũy (CCPR – Cumulative clinical pregnancy rate - số ca thai lâm sàng trên số ca mang thai của các cặp vợ chồng) và tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy (LBDR – Live birth delivery rate - số lần sinh con đầu tiên chia cho số cặp vợ chồng sau 3 chu kỳ ICSI liên tiếp). Kết quả lâm sàng phụ bao gồm: tỷ lệ thụ tinh (số lượng hợp tử 2PN trên tổng số noãn MII), tỷ lệ phân cắt 2PN (số lượng hợp tử phân cắt 2PN trên tổng hợp tử 2PN), tỷ lệ phôi chất lượng tốt (số lượng phôi chất lượng tốt trên tổng số hợp tử phân chia), tốc độ hình thành phôi nang (số lượng phôi nang trên tổng số phôi nuôi cấy), tỷ lệ không có phôi phù hợp với tốc độ chu kỳ chuyển giao (NESTCR - No embryo suitable for transfer cycle rate - số lượng phôi không phù hợp cho chu kỳ chuyển chia cho số chu kỳ ICSI), tỷ lệ làm tổ (số lượng túi thai trên số lượng phôi được chuyển), tỷ lệ mang thai đơn (số chu kỳ mang thai đơn trên số chu kỳ mang lâm sàng), tỷ lệ mang thai đôi (số chu kỳ mang thai đôi trên số chu kỳ mang thai lâm sàng), tỷ lệ sẩy thai (số chu kỳ sẩy thai trên số lần mang thai lâm sàng).
Kết quả
Nghiên cứu bao gồm hai nhóm: nhóm mất đoạn AZFc (293 bệnh nhân) và nhóm đối chứng (363 bệnh nhân).
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về tuổi nữ, BMI nam và nồng độ Testosterone nam. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm mất đoạn AZFc và nhóm đối chứng về BMI nữ, tuổi nam, FSH nam, LH nam, thể tích tinh hoàn và tỷ lệ chu kỳ ICSI với tinh trùng tươi.
Kết quả ICSI và chuyển phôi ICSI giữa hai nhóm
Không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm về tỷ lệ phân cắt 2PN, tỷ lệ phôi chất lượng tốt, tỷ lệ hình thành phôi nang, tỷ lệ sẩy thai, LBDR sinh non và LBDR đủ tháng bằng phân tích hồi quy tuyến tính và logistic. Nhóm mất đoạn AZFc cho kết quả ICSI kém, với tỷ lệ thụ tinh thấp hơn đáng kể (46,80% so với 53,37%; P<0,001) và tỷ lệ làm tổ thấp hơn đáng kể (28,63% so với 31,26%; P=0,006) so với nhóm đối chứng sau khi điều chỉnh nguồn tinh trùng, trạng thái tinh trùng cho ICSI (tươi/ rã đông), tuổi nữ, BMI nữ, tuổi nam, BMI nam, FSH nam, LH nam, nồng độ Testosterone nam và thể tích tinh hoàn bằng phân tích hồi quy tuyến tính và logistic. Hơn nữa, nhóm mất đoạn AZFc cho thấy tỷ lệ mang thai đơn cao hơn (87,97% so với 79,18%; P<0,001) và tỷ lệ mang thai đôi thấp hơn (12,03% so với 20,82%; P<0,014) so với nhóm đối chứng sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu ở trên bằng phân tích hồi quy logistic. Tương tự, nhóm mất đoạn AZFc cho kết quả thấp hơn đáng kể về CCPR (45,39% so với 67,49%; P<0,001) và LBDR tích lũy (35,15% so với 53,44%; P< 0,001) sau khi đã điều chỉnh các yếu tố như trên bằng phân tích hồi quy tuyến tính và logistic. Ngoài ra, NESTCR (15,07% so với 8,23%; P<0,020) ở nhóm mất AZFc cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng.
Bàn luận
Nghiên cứu tập trung những bệnh nhân vô tinh hoặc thiểu tinh nặng do mất đoạn AZFc. Nghiên cứu này chứng minh rằng các vi mất đoạn AZFc ảnh hưởng bất lợi đến kết quả ICSI khi tỷ lệ thụ tinh, CCPR và LBDR tích lũy thấp và NESTCR cao. Sự mất đoạn nhiễm sắc thể Y, đặc biệt là các vi mất đoạn AZFc là một khiếm khuyết di truyền gây vô sinh nam. Vùng AZFc cần thiết để hoàn thiện quá trình sinh tinh khi mã hóa cho 21 gen và 11 họ đơn vị phiên mã (đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tinh). Do đó, nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy giảm khả năng sinh tinh ở những bệnh nhân bị mất AZFc là do khiếm khuyết về tinh trùng sau giảm phân hoặc khiếm khuyết về sự trưởng thành của tinh trùng. Ngoài ra, nghiên cứu còn ghi nhận tỷ lệ tinh trùng bất thường cao hơn ở những bệnh nhân bị mất AZFc vô tinh và tỷ lệ tinh trùng di động thấp hơn ở những bệnh nhân bị mất AZFc so với nhóm bệnh nhân đối chứng.
Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy NESTCR ở bệnh nhân bị mất AZFc cao hơn nhiều so với bệnh nhân đối chứng sau khi kiểm soát những trường hợp có đáp ứng buồng trứng kém (noãn <5). NESTCR cao hơn này là một lý do khiến CCPR và LBDR tích lũy thấp trong nhóm mất đoạn AZFc. Nghiên cứu có 2 hạn chế. Đầu tiên, nghiên cứu không gồm những bệnh nhân mất đoạn AZFc nhưng có tinh trùng bình thường. Thứ hai, một số biến số liên quan được biết là có ảnh hưởng đến kết quả ICSI, chẳng hạn như hormone nữ và hội chứng buồng trứng đa nang, không bị loại khỏi nghiên cứu và có thể là yếu tố gây nhiễu kết quả.
Kết luận
Nghiên cứu chứng minh rằng mất đoạn AZFc ở những bệnh nhân vô tinh hoặc thiểu tinh nặng ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả ICSI.
TLTK: Zhang, L., Mao, J., Li, M., Lian, Y., Lin, S., Chen, L., Yan, L., Qiao, J., & Liu, P. (2021). Poor intracytoplasmic sperm injection outcome in infertile males with azoospermia factor c microdeletions. Fertility and Sterility, 116(1), 96–104. https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2021.01.025
Các tin khác cùng chuyên mục:
Progesterone tiêm bắp giúp tối ưu hóa tỷ lệ sinh sống từ chuyển phôi đông lạnh: một nghiên cứu RCT - Ngày đăng: 28-11-2023
Các yếu tố dự đoán khả năng sinh sản khi thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) - Ngày đăng: 28-11-2023
Ảnh hưởng của béo phì ở phụ nữ đến phôi trong quá trình thủy tinh hóa và kết quả thai: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 24-11-2023
Số phận phôi nang hình thành trong khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 7 đã khác biệt ngay từ giai đoạn thụ tinh - Ngày đăng: 24-11-2023
Kết quả ICSI từ tinh trùng thu nhận bằng m-TESE ở bệnh nhân vô tinh không tắc nghẽn: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 24-11-2023
Nhận diện bệnh nhân có thể được thực hiện R.ICSI - Ngày đăng: 06-11-2023
Báo cáo 1 trường hợp trẻ sinh sống khỏe mạnh sau chuyển phôi nang từ hợp tử 4PN - Ngày đăng: 06-11-2023
Dự đoán tỉ lệ phôi khảm được cân nhắc để chuyển - Ngày đăng: 06-11-2023
Các biến thể hai alen mới trong ACTL7A có liên quan đến vô sinh ở nam giới và thất bại thụ tinh hoàn toàn - Ngày đăng: 06-11-2023
Chất lượng phôi nang và kết quả chu sinh: một nghiên cứu quan sát đa trung tâm đa quốc gia - Ngày đăng: 06-11-2023
Sử dụng phôi bị ảnh hưởng với mục đích làm tham chiêú trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ cho bệnh Thalassemia - Ngày đăng: 04-11-2023
Mối liên hệ giữa mùa thực hiện chọc hút noãn và kết quả chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 31-10-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK