Tin tức
on Tuesday 05-12-2023 3:23pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Thị Kim Ngân - IVFMD Tân Bình
Khoảng 50% trường hợp sẩy thai sớm không giải thích được nguyên nhân. Mặc dù việc lựa chọn lối sống thường không được xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sẩy thai, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh vai trò của sức khỏe đến kết quả sản khoa và thai nhi. Người ta cho rằng điều này có thể bị ảnh hưởng bởi các lựa chọn lối sống như chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc hay uống rượu.
Quá trình sinh sản đòi hỏi mức tiêu hao năng lượng cao và sự mất cân bằng dinh dưỡng từ lâu đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Ví dụ, hoạt động bình thường của buồng trứng đòi hỏi một lượng chất béo tối thiểu trong cơ thể, dưới mức đó sự rụng trứng khó có thể xảy ra do rối loạn điều hòa của trục hạ đồi-tuyến yên-buồng trứng. Ngược lại, tình trạng dinh dưỡng quá mức có thể gây hại cho sức khỏe sinh sản, chẳng hạn như việc béo phì góp phần gây ra rối loạn kinh nguyệt, vô sinh và sẩy thai.
Giữa thiếu dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng, có một loạt các mô hình cũng như chế độ ăn dẫn đến nhiều trạng thái dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng về mối liên quan giữa lựa chọn chế độ ăn và sẩy thai. Hiện tại, vẫn chưa có sự đồng thuận hoặc hướng dẫn cụ thể dựa trên bằng chứng về chế độ ăn cho các cặp vợ chồng muốn giảm thiểu nguy cơ sẩy thai. Việc tư vấn cho các cặp vợ chồng sau khi sẩy thai vẫn là một thách thức đối với nhiều bác sĩ lâm sàng. Liệu có bất kỳ nhóm thực phẩm hoặc chế độ ăn cụ thể nào có liên quan đến việc tăng nguy cơ sẩy thai hay không?
Trong bài tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp này, tác giả Yealin Chung và cộng sự (2023) đã tóm tắt và đánh giá các bằng chứng hiện có về các chế độ ăn khác nhau và nguy cơ sẩy thai ở phụ nữ khỏe mạnh trong độ tuổi sinh sản.
20 nghiên cứu (bao gồm 11 đoàn hệ và 9 bệnh chứng) đã được đưa vào phân tích, trong đó có 6 dữ liệu trình bày phù hợp để phân tích tổng hợp (2 đoàn hệ và 4 bệnh chứng, n = 13.183 phụ nữ). Chất lượng nghiên cứu được đánh giá bằng thang đo Newcastle-Ottawa đã sửa đổi.
Kết quả chính thu được như sau:
- Các phân tích chính cho thấy tỷ lệ sẩy thai giảm khi ăn nhiều các nhóm thực phẩm sau: trái cây (OR=0,39; 95% KTC (0,33- 0,46), rau (OR=0,59; 95% KTC (0,46 - 0,76)), trái cây và rau (OR=0,63; 95% KTC (0,50–0,81)), hải sản (OR=0,81; 95% KTC (0,71 - 0,92)), các sản phẩm từ sữa (OR=0,63; 95% KTC (0,54–0,73)), trứng (OR=0,81; 95% KTC (0,72 - 0,90)) và ngũ cốc (OR=0,67; 95% KTC (0,52 - 0,87)).
- Bằng chứng không chắc chắn đối với các nhóm thực phẩm: thịt, thịt đỏ, thịt trắng, mỡ, dầu, và các sản phẩm thay thế đường.
- Không tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ giữa việc tuân thủ các chế độ ăn kiêng được xác định trước và nguy cơ sẩy thai.
- Chế độ ăn uống toàn phần bao gồm các loại thực phẩm lành mạnh theo cảm nhận của những người thử nghiệm, hoặc với điểm chỉ số chống oxy hóa trong chế độ ăn uống cao có thể liên quan đến việc giảm nguy cơ sẩy thai (OR=0,43; 95% KTC ( 0,20 - 0,91)).
- Ngược lại, chế độ ăn giàu thực phẩm chế biến sẵn đã được chứng minh là có liên quan đến việc tăng nguy cơ sẩy thai (OR=1,97; 95% KTC (1,36 - 3,34)).
Kết luận
Chế độ ăn với nhiều trái cây, rau, hải sản, sữa, trứng và ngũ cốc có thể làm giảm tỷ lệ sẩy thai. Cần có những nghiên cứu can thiệp sâu hơn để đánh giá chính xác hiệu quả của việc điều chỉnh chế độ ăn trước khi mang thai đối với nguy cơ sẩy thai.
Nguồn: Chung, Y., Melo, P., Pickering, O., Dhillon-Smith, R., Coomarasamy, A., & Devall, A. The association between dietary patterns and risk of miscarriage: a systematic review and meta-analysis. Fertility and Sterility 2023.
Khoảng 50% trường hợp sẩy thai sớm không giải thích được nguyên nhân. Mặc dù việc lựa chọn lối sống thường không được xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sẩy thai, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh vai trò của sức khỏe đến kết quả sản khoa và thai nhi. Người ta cho rằng điều này có thể bị ảnh hưởng bởi các lựa chọn lối sống như chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc hay uống rượu.
Quá trình sinh sản đòi hỏi mức tiêu hao năng lượng cao và sự mất cân bằng dinh dưỡng từ lâu đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Ví dụ, hoạt động bình thường của buồng trứng đòi hỏi một lượng chất béo tối thiểu trong cơ thể, dưới mức đó sự rụng trứng khó có thể xảy ra do rối loạn điều hòa của trục hạ đồi-tuyến yên-buồng trứng. Ngược lại, tình trạng dinh dưỡng quá mức có thể gây hại cho sức khỏe sinh sản, chẳng hạn như việc béo phì góp phần gây ra rối loạn kinh nguyệt, vô sinh và sẩy thai.
Giữa thiếu dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng, có một loạt các mô hình cũng như chế độ ăn dẫn đến nhiều trạng thái dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng về mối liên quan giữa lựa chọn chế độ ăn và sẩy thai. Hiện tại, vẫn chưa có sự đồng thuận hoặc hướng dẫn cụ thể dựa trên bằng chứng về chế độ ăn cho các cặp vợ chồng muốn giảm thiểu nguy cơ sẩy thai. Việc tư vấn cho các cặp vợ chồng sau khi sẩy thai vẫn là một thách thức đối với nhiều bác sĩ lâm sàng. Liệu có bất kỳ nhóm thực phẩm hoặc chế độ ăn cụ thể nào có liên quan đến việc tăng nguy cơ sẩy thai hay không?
Trong bài tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp này, tác giả Yealin Chung và cộng sự (2023) đã tóm tắt và đánh giá các bằng chứng hiện có về các chế độ ăn khác nhau và nguy cơ sẩy thai ở phụ nữ khỏe mạnh trong độ tuổi sinh sản.
20 nghiên cứu (bao gồm 11 đoàn hệ và 9 bệnh chứng) đã được đưa vào phân tích, trong đó có 6 dữ liệu trình bày phù hợp để phân tích tổng hợp (2 đoàn hệ và 4 bệnh chứng, n = 13.183 phụ nữ). Chất lượng nghiên cứu được đánh giá bằng thang đo Newcastle-Ottawa đã sửa đổi.
Kết quả chính thu được như sau:
- Các phân tích chính cho thấy tỷ lệ sẩy thai giảm khi ăn nhiều các nhóm thực phẩm sau: trái cây (OR=0,39; 95% KTC (0,33- 0,46), rau (OR=0,59; 95% KTC (0,46 - 0,76)), trái cây và rau (OR=0,63; 95% KTC (0,50–0,81)), hải sản (OR=0,81; 95% KTC (0,71 - 0,92)), các sản phẩm từ sữa (OR=0,63; 95% KTC (0,54–0,73)), trứng (OR=0,81; 95% KTC (0,72 - 0,90)) và ngũ cốc (OR=0,67; 95% KTC (0,52 - 0,87)).
- Bằng chứng không chắc chắn đối với các nhóm thực phẩm: thịt, thịt đỏ, thịt trắng, mỡ, dầu, và các sản phẩm thay thế đường.
- Không tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ giữa việc tuân thủ các chế độ ăn kiêng được xác định trước và nguy cơ sẩy thai.
- Chế độ ăn uống toàn phần bao gồm các loại thực phẩm lành mạnh theo cảm nhận của những người thử nghiệm, hoặc với điểm chỉ số chống oxy hóa trong chế độ ăn uống cao có thể liên quan đến việc giảm nguy cơ sẩy thai (OR=0,43; 95% KTC ( 0,20 - 0,91)).
- Ngược lại, chế độ ăn giàu thực phẩm chế biến sẵn đã được chứng minh là có liên quan đến việc tăng nguy cơ sẩy thai (OR=1,97; 95% KTC (1,36 - 3,34)).
Kết luận
Chế độ ăn với nhiều trái cây, rau, hải sản, sữa, trứng và ngũ cốc có thể làm giảm tỷ lệ sẩy thai. Cần có những nghiên cứu can thiệp sâu hơn để đánh giá chính xác hiệu quả của việc điều chỉnh chế độ ăn trước khi mang thai đối với nguy cơ sẩy thai.
Nguồn: Chung, Y., Melo, P., Pickering, O., Dhillon-Smith, R., Coomarasamy, A., & Devall, A. The association between dietary patterns and risk of miscarriage: a systematic review and meta-analysis. Fertility and Sterility 2023.
Từ khóa: Mối liên hệ giữa các chế độ ăn và nguy cơ sẩy thai: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp
Các tin khác cùng chuyên mục:
So sánh giữa Tamoxifen và liệu pháp thay thế hormone (HRT) trong chuyển phôi: Một nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 05-12-2023
Hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser giúp cải thiện kết quả thai trong các chu kỳ chuyển phôi trữ ở giai đoạn phôi phân chia: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu cỡ mẫu lớn sử dụng phương pháp so sánh điểm xu hướng - Ngày đăng: 05-12-2023
Lựa chọn phôi thông qua trí tuệ nhân tạo so với chuyên viên phôi học: một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 05-12-2023
Tầm quan trọng của sợi bào tương trong quá trình phát triển phôi sớm ở người - Ngày đăng: 05-12-2023
Các yếu tố dự đoán khả năng có thai trong IUI - Ngày đăng: 05-12-2023
Thời gian đông lạnh noãn lâu dài không ảnh hưởng tỉ lệ thai và trẻ sinh sống ở các chu kỳ xin noãn - Ngày đăng: 05-12-2023
Thời gian cấy noãn 3-4 giờ trước ICSI tối ưu kết cục lâm sàng cho phụ nữ trên 40 tuổi - Ngày đăng: 05-12-2023
Khoảng thời gian giữa các lần mang thai sau khi sẩy thai lâm sàng và kết quả của chu kỳ chuyển phôi trữ tiếp theo - Ngày đăng: 04-12-2023
Giảm nồng độ PD-L1 hòa tan trong huyết thanh - một dấu ấn sinh học tiềm năng của sẩy thai thầm lặng - Ngày đăng: 04-12-2023
Nam giới vô sinh do vi mất đoạn AZFc có kết quả thụ tinh ống nghiệm thấp - Ngày đăng: 28-11-2023
Nam giới vô sinh do vi mất đoạn AZFc có kết quả thụ tinh ống nghiệm thấp - Ngày đăng: 28-11-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK