Tin tức
on Tuesday 05-12-2023 3:06pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
Năm 1986, thai kỳ đầu tiên sau đông lạnh noãn được báo cáo. Từ đó, đông lạnh noãn đã trở thành công cụ thiết yếu trong điều trị hỗ trợ sinh sản. Thủy tinh hóa noãn sử dụng nồng độ cao của chất bảo vệ lạnh và tốc độ làm lạnh cực nhanh lên đến 25,000℃ /phút là kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất. Tỉ lệ sống sau rã của noãn >90%, tỉ lệ thụ tinh có giảm nhẹ nhưng kết quả labo và kết cục sinh sản tương đương với noãn tươi. Vì vậy, thủy tinh hóa có hiệu quả cho bảo tồn khả năng sinh sản và ngân hàng noãn. Mặc dù nhiệt độ bảo quản có thể dao động do tiếp cận vật liệu bảo quản lạnh, vận chuyển kiểm kê hoặc bảo trì định kỳ ngay cả khi sử dụng công nghệ ngân hàng sinh học hiện đại nhưng những thay đổi về nhiệt độ này không ảnh hưởng chất lượng của mẫu vật được bảo quản và điều này cũng được xem xét khi lưu trữ noãn trong bình nito dạng hơi. Noãn thủy tinh hóa được đưa vào thực hành lâm sàng vào 2013 bởi công bố của ASRM, nhiều nghiên cứu về thời gian đông lạnh noãn lâu dài vẫn còn hạn chế. Cobo và cộng sự (2015) đã chỉ ra rằng việc bảo quản noãn thủy tinh hóa lên đến 5 năm không ảnh hưởng tỉ lệ sống sau rã cũng như tỉ lệ thai nhưng dữ liệu bị hạn chế khi thời gian lưu trữ dài hơn 3 năm. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thời gian đông lạnh đến khả năng sống, chất lượng và kết cục sinh sản vẫn chưa chắc chắn đặc biệt là thời gian bảo quản lâu hơn. Do đó, mục đích của nghiên cứu này là phân tích xem liệu thời gian lưu trữ của noãn thủy tinh hóa có ảnh hưởng đến kết quả labo và kết cục lâm sàng sau ICSI hay không.
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu liên tiếp gồm 5.362 chu kỳ hiến tặng noãn đầu tiên ở một trung tâm lớn vào giữa tháng 1/2013 đến tháng 12/2021 với 41.783 noãn thủy tinh hóa. Người hiến tặng có độ tuổi 18-35 tuổi, karyotype bình thường, tình trạng sức khỏe chung tốt và BMI=18-30kg/m2. Tất cả chu kỳ bao gồm chuyển phôi tươi ở phôi phân chia và phôi nang. Thời gian bảo quản lạnh được tính theo năm (y) và chia thành 5 nhóm gồm 1y (1), >1y đến ≤2y (2), >2 đến ≤3y (3), >3y đến ≤4y (4) và >4y (5) với ít nhất 80 chu kỳ cho mỗi nhóm; trong đó, nhóm trữ noãn 1 năm (1) là nhóm đối chứng. Hầu hết các chu kỳ đều chuyển 2 phôi N3 và 11,6% chu kỳ chuyển đơn phôi nang ngày 5/6. Kết cục sinh sản chính là tỉ lệ thai và trẻ sinh sống.
Tỉ lệ sống sau rã và tỉ lệ thụ tinh ở các chu kỳ với thời gian bảo quản noãn lâu dài tương đương nhau giữa các nhóm. Tỉ lệ thai sinh hóa, thai lâm sàng và trẻ sinh sống trung bình lần lượt là 47,5%; 36,0% và 32,3%.
-Tỉ lệ noãn sống sau rã giữa 5 nhóm đều tương đương nhau lần lượt là 90,03%; 91,15%; 90,48%; 91,06% và 88,91% (P>0,05).
-Tỉ lệ thụ tinh giữa 5 nhóm không có sự khác biệt lần lượt là 70,02%; 69,73%; 67,41%; 68,37% và 70,29% (P=0,2896).
-Tỉ lệ trẻ sinh sống sau lần chuyển phôi đầu tiên cũng tương đương nhau giữa các nhóm như (1): 32,34%; (4): 31,57% và (5): 27,50%.
-Thời gian trữ noãn lâu dài không ảnh hưởng đến cơ hội có trẻ sinh sống khi đánh giá ở khoảng thời gian bảo quản 3-4y (OR=0,928; 95% CI 0,586-1,471; P=0,9218) hoặc >4y (OR=0,716; 95% CI 0,425-1,208; P=0,2670).
Như vậy, dữ liệu phân tích trên cho thấy tỉ lệ noãn sống sau rã có tỉ lệ xấp xỉ 90%, tỉ lệ thụ tinh trung bình trong nghiên cứu này là 70%; và thời gian bảo quản noãn không phải là yếu tố dự đoán của kết quả labo. Kết quả này cũng chỉ ra rằng sự thay đổi trong quá trình phiên mã của noãn bị phụ thuộc bởi quá trình thủy tinh hóa chứ không phải là thời gian đông lạnh. Một trong những lợi ích trong nghiên cứu này là những chu kỳ với thời gian lưu trữ lên đến 8y. Gần đây, trong báo cáo của Dinh và cộng sự (2022) đã đưa ra 4 trường hợp có trẻ sinh sống sau khi sử dụng noãn đông lạnh hơn thập kỷ (11-13y). Một số báo cáo cũng đã phân tích ảnh hưởng của noãn đông lạnh lên trẻ sơ sinh và sức khỏe của con cái nhưng nghiên cứu sâu hơn về kết cục lâu dài bao gồm phân tích thời gian lưu trữ của noãn vẫn cần được làm rõ.
Tuy nhiên, bài này vẫn còn hạn chế như tỉ lệ chu kỳ noãn hiến tặng với thời gian lưu trữ lâu >4y vẫn còn rất ít nên cần thêm nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn.
Tóm lại, các tác giả đã chứng minh rằng việc kéo dài thời gian lưu trữ của noãn thủy tinh hóa bảo tồn tiềm năng phát triển của noãn và kết cục sinh sản đến trẻ sinh sống. Vì vậy, 10% noãn không sống sau rã có vẻ là do quá trình thủy tinh hóa hơn là thời gian noãn trong bình nito hơi; nghĩa là việc lưu trữ noãn lâu dài là một lựa chọn an toàn cho ngân hàng noãn và cho bệnh nhân trẻ tuổi muốn bảo tồn khả năng sinh sản.
Nguồn: Massana M.T, Escalada I.M, Vassena R và Rodriguez A. Long-term storage of vitrified oocytes does not affect pregnancy and live birth rates: analysis of 5362 oocyte donation cycles. 2023 May 3.
Năm 1986, thai kỳ đầu tiên sau đông lạnh noãn được báo cáo. Từ đó, đông lạnh noãn đã trở thành công cụ thiết yếu trong điều trị hỗ trợ sinh sản. Thủy tinh hóa noãn sử dụng nồng độ cao của chất bảo vệ lạnh và tốc độ làm lạnh cực nhanh lên đến 25,000℃ /phút là kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất. Tỉ lệ sống sau rã của noãn >90%, tỉ lệ thụ tinh có giảm nhẹ nhưng kết quả labo và kết cục sinh sản tương đương với noãn tươi. Vì vậy, thủy tinh hóa có hiệu quả cho bảo tồn khả năng sinh sản và ngân hàng noãn. Mặc dù nhiệt độ bảo quản có thể dao động do tiếp cận vật liệu bảo quản lạnh, vận chuyển kiểm kê hoặc bảo trì định kỳ ngay cả khi sử dụng công nghệ ngân hàng sinh học hiện đại nhưng những thay đổi về nhiệt độ này không ảnh hưởng chất lượng của mẫu vật được bảo quản và điều này cũng được xem xét khi lưu trữ noãn trong bình nito dạng hơi. Noãn thủy tinh hóa được đưa vào thực hành lâm sàng vào 2013 bởi công bố của ASRM, nhiều nghiên cứu về thời gian đông lạnh noãn lâu dài vẫn còn hạn chế. Cobo và cộng sự (2015) đã chỉ ra rằng việc bảo quản noãn thủy tinh hóa lên đến 5 năm không ảnh hưởng tỉ lệ sống sau rã cũng như tỉ lệ thai nhưng dữ liệu bị hạn chế khi thời gian lưu trữ dài hơn 3 năm. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thời gian đông lạnh đến khả năng sống, chất lượng và kết cục sinh sản vẫn chưa chắc chắn đặc biệt là thời gian bảo quản lâu hơn. Do đó, mục đích của nghiên cứu này là phân tích xem liệu thời gian lưu trữ của noãn thủy tinh hóa có ảnh hưởng đến kết quả labo và kết cục lâm sàng sau ICSI hay không.
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu liên tiếp gồm 5.362 chu kỳ hiến tặng noãn đầu tiên ở một trung tâm lớn vào giữa tháng 1/2013 đến tháng 12/2021 với 41.783 noãn thủy tinh hóa. Người hiến tặng có độ tuổi 18-35 tuổi, karyotype bình thường, tình trạng sức khỏe chung tốt và BMI=18-30kg/m2. Tất cả chu kỳ bao gồm chuyển phôi tươi ở phôi phân chia và phôi nang. Thời gian bảo quản lạnh được tính theo năm (y) và chia thành 5 nhóm gồm 1y (1), >1y đến ≤2y (2), >2 đến ≤3y (3), >3y đến ≤4y (4) và >4y (5) với ít nhất 80 chu kỳ cho mỗi nhóm; trong đó, nhóm trữ noãn 1 năm (1) là nhóm đối chứng. Hầu hết các chu kỳ đều chuyển 2 phôi N3 và 11,6% chu kỳ chuyển đơn phôi nang ngày 5/6. Kết cục sinh sản chính là tỉ lệ thai và trẻ sinh sống.
Tỉ lệ sống sau rã và tỉ lệ thụ tinh ở các chu kỳ với thời gian bảo quản noãn lâu dài tương đương nhau giữa các nhóm. Tỉ lệ thai sinh hóa, thai lâm sàng và trẻ sinh sống trung bình lần lượt là 47,5%; 36,0% và 32,3%.
-Tỉ lệ noãn sống sau rã giữa 5 nhóm đều tương đương nhau lần lượt là 90,03%; 91,15%; 90,48%; 91,06% và 88,91% (P>0,05).
-Tỉ lệ thụ tinh giữa 5 nhóm không có sự khác biệt lần lượt là 70,02%; 69,73%; 67,41%; 68,37% và 70,29% (P=0,2896).
-Tỉ lệ trẻ sinh sống sau lần chuyển phôi đầu tiên cũng tương đương nhau giữa các nhóm như (1): 32,34%; (4): 31,57% và (5): 27,50%.
-Thời gian trữ noãn lâu dài không ảnh hưởng đến cơ hội có trẻ sinh sống khi đánh giá ở khoảng thời gian bảo quản 3-4y (OR=0,928; 95% CI 0,586-1,471; P=0,9218) hoặc >4y (OR=0,716; 95% CI 0,425-1,208; P=0,2670).
Như vậy, dữ liệu phân tích trên cho thấy tỉ lệ noãn sống sau rã có tỉ lệ xấp xỉ 90%, tỉ lệ thụ tinh trung bình trong nghiên cứu này là 70%; và thời gian bảo quản noãn không phải là yếu tố dự đoán của kết quả labo. Kết quả này cũng chỉ ra rằng sự thay đổi trong quá trình phiên mã của noãn bị phụ thuộc bởi quá trình thủy tinh hóa chứ không phải là thời gian đông lạnh. Một trong những lợi ích trong nghiên cứu này là những chu kỳ với thời gian lưu trữ lên đến 8y. Gần đây, trong báo cáo của Dinh và cộng sự (2022) đã đưa ra 4 trường hợp có trẻ sinh sống sau khi sử dụng noãn đông lạnh hơn thập kỷ (11-13y). Một số báo cáo cũng đã phân tích ảnh hưởng của noãn đông lạnh lên trẻ sơ sinh và sức khỏe của con cái nhưng nghiên cứu sâu hơn về kết cục lâu dài bao gồm phân tích thời gian lưu trữ của noãn vẫn cần được làm rõ.
Tuy nhiên, bài này vẫn còn hạn chế như tỉ lệ chu kỳ noãn hiến tặng với thời gian lưu trữ lâu >4y vẫn còn rất ít nên cần thêm nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn.
Tóm lại, các tác giả đã chứng minh rằng việc kéo dài thời gian lưu trữ của noãn thủy tinh hóa bảo tồn tiềm năng phát triển của noãn và kết cục sinh sản đến trẻ sinh sống. Vì vậy, 10% noãn không sống sau rã có vẻ là do quá trình thủy tinh hóa hơn là thời gian noãn trong bình nito hơi; nghĩa là việc lưu trữ noãn lâu dài là một lựa chọn an toàn cho ngân hàng noãn và cho bệnh nhân trẻ tuổi muốn bảo tồn khả năng sinh sản.
Nguồn: Massana M.T, Escalada I.M, Vassena R và Rodriguez A. Long-term storage of vitrified oocytes does not affect pregnancy and live birth rates: analysis of 5362 oocyte donation cycles. 2023 May 3.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thời gian cấy noãn 3-4 giờ trước ICSI tối ưu kết cục lâm sàng cho phụ nữ trên 40 tuổi - Ngày đăng: 05-12-2023
Khoảng thời gian giữa các lần mang thai sau khi sẩy thai lâm sàng và kết quả của chu kỳ chuyển phôi trữ tiếp theo - Ngày đăng: 04-12-2023
Giảm nồng độ PD-L1 hòa tan trong huyết thanh - một dấu ấn sinh học tiềm năng của sẩy thai thầm lặng - Ngày đăng: 04-12-2023
Nam giới vô sinh do vi mất đoạn AZFc có kết quả thụ tinh ống nghiệm thấp - Ngày đăng: 28-11-2023
Nam giới vô sinh do vi mất đoạn AZFc có kết quả thụ tinh ống nghiệm thấp - Ngày đăng: 28-11-2023
Progesterone tiêm bắp giúp tối ưu hóa tỷ lệ sinh sống từ chuyển phôi đông lạnh: một nghiên cứu RCT - Ngày đăng: 28-11-2023
Các yếu tố dự đoán khả năng sinh sản khi thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) - Ngày đăng: 28-11-2023
Ảnh hưởng của béo phì ở phụ nữ đến phôi trong quá trình thủy tinh hóa và kết quả thai: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 24-11-2023
Số phận phôi nang hình thành trong khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 7 đã khác biệt ngay từ giai đoạn thụ tinh - Ngày đăng: 24-11-2023
Kết quả ICSI từ tinh trùng thu nhận bằng m-TESE ở bệnh nhân vô tinh không tắc nghẽn: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 24-11-2023
Nhận diện bệnh nhân có thể được thực hiện R.ICSI - Ngày đăng: 06-11-2023
Báo cáo 1 trường hợp trẻ sinh sống khỏe mạnh sau chuyển phôi nang từ hợp tử 4PN - Ngày đăng: 06-11-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK