Tin tức
on Monday 11-12-2023 9:38pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Dương Ngô Hoàng Anh, ThS. Phạm Hoàng Huy
IVFMD Phú Nhuận, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Noãn thoái hoá là một hiện tượng phổ biến trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (Conventional in-vitro fertilization – CI) và chu kỳ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection – ICSI). Song hiện tượng này chủ yếu được mô tả trong các chu kỳ ICSI. Sự hiện diện của noãn thoái hóa sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động của phòng thí nghiệm hoặc chất lượng noãn. Mặt khác, một số công bố khác đã chứng minh thoái hóa noãn không phụ thuộc vào thao tác kỹ thuật của cả bác sĩ lẫn chuyên viên phôi học, nghĩa là noãn thoái hóa có thể phản ánh chất lượng vốn có của đoàn hệ noãn. Sự khác biệt về kết quả ICSI giữa các trung tâm vẫn còn là một yếu tố gây nhiễu mạnh đến kết cục nghiên cứu, nên hướng nghiên cứu về các chu kỳ CI có thể khắc phục được nhược điểm về sự biến động dữ liệu này. Hiện nay các dữ liệu liên quan đến noãn thoái hoá trong chu kỳ CI vẫn còn hạn chế. Hầu hết các công bố trước đây tập trung nghiên cứu về tỷ lệ noãn thoái hóa trong mối tương quan với tỷ lệ làm tổ sau khi chuyển phôi tươi. Tuy nhiên, kết quả thai cộng dồn mang lại ý nghĩa tốt hơn so với kết quả của một lần chuyển phôi. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Frontiers năm 2023, đánh giá ảnh hưởng của sự xuất hiện noãn thoái hoá và chất lượng phôi cùng với kết quả cộng dồn lâm sàng trên các chu kỳ CI.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu cỡ mẫu lớn, trên 14.665 bệnh nhân với 16.823 chu kỳ CI từ năm 2013 đến năm 2019, trong đó có 2.776 chu kỳ được ghi nhận có ít nhất một noãn thoái hóa sau thụ tinh vào ngày chọc hút và có 12.921 chu kỳ chuyển phôi tươi được thực hiện. Nghiên cứu chia các chu kỳ gồm 2 nhóm: nhóm có sự xuất hiện của noãn thoái hoá (DEG) và nhóm không có sự xuất hiện của noãn thoái hoá (NON-DEG). Các cụm phức hợp sau khi thu nhận sẽ được ủ với 1,5 – 3 × 105 tinh trùng di động. Sau 5 giờ, các cụm phức hợp được tách sạch tế bào cumulus để quan sát thể cực thứ hai. Chu kỳ cần thực hiện “rescue ICSI” (r-ICSI) bị loại khỏi nghiên cứu. Noãn thoái hóa được mô tả là những noãn có tế bào chất bị co, hoặc sẫm màu, hoặc màng trong suốt rỗng. Noãn sau thụ tinh được nuôi cấy đơn trong vi giọt ở điều kiện 37°C, 6% CO2 và 5% O2 và được kiểm tra thụ tinh sau 17 – 18 giờ tính từ lúc thụ tinh. Kết cục chính nghiên cứu là tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn trong các chu kỳ chuyển phôi.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ noãn thoái hóa chiếm 2,48% và tỷ lệ chu kỳ có noãn thoái hóa là 16,5%. Sau khi sử dụng phương pháp tính điểm xu hướng, các kết cục về số noãn trưởng thành, số noãn thụ tinh 2PN, số chu kỳ chuyển phôi trữ, giai đoạn phôi chuyển, số phôi chuyển và tỷ lệ trẻ sinh sống là tương đương giữa hai nhóm. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể ở nhóm DEG so với nhóm NON-DEG về số phôi hữu dụng (6,25 so với 6,46, P = 0,0452), số phôi chất lượng tốt (4,11 so với 4,32, P = 0,0064), tỷ lệ hình thành phôi nang (54,7% so với 59,6%, P < 0,001) và số phôi trữ (3,32 so với 3,52, P = 0,0181). Ngoài ra, tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn thấp hơn đáng kể ở nhóm DEG so với nhóm NON-DEG (70,2% so với 74,0%, P = 0,0019). Kết quả phân tích hồi quy logistic chứng minh rằng sự hiện diện của noãn thoái hóa trong các chu kỳ CI ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn (OR = 0,82, KTC 95%: 0,72–0,93).
Một số nghiên cứu trước đây cho rằng thông số sinh lý và các phác đồ kích thích buồng trứng ảnh hưởng đến sinh lý của bệnh nhân, từ đó liên quan đến hiện tượng thoái hóa noãn. Bên cạnh đó, lực cơ học trong thao tác kỹ thuật, kim chọc hút, pipette tách noãn gây tổn thương màng trong suốt và ảnh hưởng đến kết quả chu kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu đã loại bỏ các nguyên nhân trên bằng cách điều chỉnh dữ liệu theo phương pháp tính điểm xu hướng. Song nghiên cứu vẫn còn hạn chế trong thiết kế quan sát hồi cứu và kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố gây nhiễu không mong muốn.
Đây là công bố đầu tiên nghiên cứu về ảnh hưởng của noãn thoái hóa vào ngày chọc hút trong các chu kỳ IVF cổ điển. Nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện của noãn thoái hoá trong các chu kỳ điều trị IVF có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng phát triển của phôi và các kết quả lâm sàng cộng dồn.
Nguồn: LIU, Lanlan, et al. Oocyte degeneration in a cohort adversely affects clinical outcomes in conventional IVF cycles: a propensity score matching study. Frontiers in Endocrinology, 2023, 14: 1164371.
Link bài báo: https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fendo.2023.1164371/full
IVFMD Phú Nhuận, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Noãn thoái hoá là một hiện tượng phổ biến trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (Conventional in-vitro fertilization – CI) và chu kỳ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection – ICSI). Song hiện tượng này chủ yếu được mô tả trong các chu kỳ ICSI. Sự hiện diện của noãn thoái hóa sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động của phòng thí nghiệm hoặc chất lượng noãn. Mặt khác, một số công bố khác đã chứng minh thoái hóa noãn không phụ thuộc vào thao tác kỹ thuật của cả bác sĩ lẫn chuyên viên phôi học, nghĩa là noãn thoái hóa có thể phản ánh chất lượng vốn có của đoàn hệ noãn. Sự khác biệt về kết quả ICSI giữa các trung tâm vẫn còn là một yếu tố gây nhiễu mạnh đến kết cục nghiên cứu, nên hướng nghiên cứu về các chu kỳ CI có thể khắc phục được nhược điểm về sự biến động dữ liệu này. Hiện nay các dữ liệu liên quan đến noãn thoái hoá trong chu kỳ CI vẫn còn hạn chế. Hầu hết các công bố trước đây tập trung nghiên cứu về tỷ lệ noãn thoái hóa trong mối tương quan với tỷ lệ làm tổ sau khi chuyển phôi tươi. Tuy nhiên, kết quả thai cộng dồn mang lại ý nghĩa tốt hơn so với kết quả của một lần chuyển phôi. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Frontiers năm 2023, đánh giá ảnh hưởng của sự xuất hiện noãn thoái hoá và chất lượng phôi cùng với kết quả cộng dồn lâm sàng trên các chu kỳ CI.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu cỡ mẫu lớn, trên 14.665 bệnh nhân với 16.823 chu kỳ CI từ năm 2013 đến năm 2019, trong đó có 2.776 chu kỳ được ghi nhận có ít nhất một noãn thoái hóa sau thụ tinh vào ngày chọc hút và có 12.921 chu kỳ chuyển phôi tươi được thực hiện. Nghiên cứu chia các chu kỳ gồm 2 nhóm: nhóm có sự xuất hiện của noãn thoái hoá (DEG) và nhóm không có sự xuất hiện của noãn thoái hoá (NON-DEG). Các cụm phức hợp sau khi thu nhận sẽ được ủ với 1,5 – 3 × 105 tinh trùng di động. Sau 5 giờ, các cụm phức hợp được tách sạch tế bào cumulus để quan sát thể cực thứ hai. Chu kỳ cần thực hiện “rescue ICSI” (r-ICSI) bị loại khỏi nghiên cứu. Noãn thoái hóa được mô tả là những noãn có tế bào chất bị co, hoặc sẫm màu, hoặc màng trong suốt rỗng. Noãn sau thụ tinh được nuôi cấy đơn trong vi giọt ở điều kiện 37°C, 6% CO2 và 5% O2 và được kiểm tra thụ tinh sau 17 – 18 giờ tính từ lúc thụ tinh. Kết cục chính nghiên cứu là tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn trong các chu kỳ chuyển phôi.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ noãn thoái hóa chiếm 2,48% và tỷ lệ chu kỳ có noãn thoái hóa là 16,5%. Sau khi sử dụng phương pháp tính điểm xu hướng, các kết cục về số noãn trưởng thành, số noãn thụ tinh 2PN, số chu kỳ chuyển phôi trữ, giai đoạn phôi chuyển, số phôi chuyển và tỷ lệ trẻ sinh sống là tương đương giữa hai nhóm. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể ở nhóm DEG so với nhóm NON-DEG về số phôi hữu dụng (6,25 so với 6,46, P = 0,0452), số phôi chất lượng tốt (4,11 so với 4,32, P = 0,0064), tỷ lệ hình thành phôi nang (54,7% so với 59,6%, P < 0,001) và số phôi trữ (3,32 so với 3,52, P = 0,0181). Ngoài ra, tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn thấp hơn đáng kể ở nhóm DEG so với nhóm NON-DEG (70,2% so với 74,0%, P = 0,0019). Kết quả phân tích hồi quy logistic chứng minh rằng sự hiện diện của noãn thoái hóa trong các chu kỳ CI ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn (OR = 0,82, KTC 95%: 0,72–0,93).
Một số nghiên cứu trước đây cho rằng thông số sinh lý và các phác đồ kích thích buồng trứng ảnh hưởng đến sinh lý của bệnh nhân, từ đó liên quan đến hiện tượng thoái hóa noãn. Bên cạnh đó, lực cơ học trong thao tác kỹ thuật, kim chọc hút, pipette tách noãn gây tổn thương màng trong suốt và ảnh hưởng đến kết quả chu kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu đã loại bỏ các nguyên nhân trên bằng cách điều chỉnh dữ liệu theo phương pháp tính điểm xu hướng. Song nghiên cứu vẫn còn hạn chế trong thiết kế quan sát hồi cứu và kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố gây nhiễu không mong muốn.
Đây là công bố đầu tiên nghiên cứu về ảnh hưởng của noãn thoái hóa vào ngày chọc hút trong các chu kỳ IVF cổ điển. Nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện của noãn thoái hoá trong các chu kỳ điều trị IVF có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng phát triển của phôi và các kết quả lâm sàng cộng dồn.
Nguồn: LIU, Lanlan, et al. Oocyte degeneration in a cohort adversely affects clinical outcomes in conventional IVF cycles: a propensity score matching study. Frontiers in Endocrinology, 2023, 14: 1164371.
Link bài báo: https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fendo.2023.1164371/full
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tuổi bố cao không ảnh hưởng đến tỉ lệ trẻ sinh sống và kết quả chu sinh sau thụ tinh ống nghiệm: một phân tích trên 56.113 chu kỳ chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 11-12-2023
Tác động của tiền sử sẩy thai liên tiếp đến kết quả sinh sản ở phụ nữ đang điều trị hiếm muộn - Ngày đăng: 11-12-2023
Ảnh hưởng của adenomyosis đến kết quả thụ tinh ống nghiệm ở những chu kỳ xin noãn: một nghiên cứu quan sát tiến cứu - Ngày đăng: 11-12-2023
Cập nhật khuyến cáo bổ sung acid folic nhằm dự phòng dị tật ống thần kinh ở thai nhi 2023 - Ngày đăng: 11-12-2023
Mối liên hệ giữa các chế độ ăn và nguy cơ sẩy thai: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 05-12-2023
So sánh giữa Tamoxifen và liệu pháp thay thế hormone (HRT) trong chuyển phôi: Một nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 05-12-2023
Hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser giúp cải thiện kết quả thai trong các chu kỳ chuyển phôi trữ ở giai đoạn phôi phân chia: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu cỡ mẫu lớn sử dụng phương pháp so sánh điểm xu hướng - Ngày đăng: 05-12-2023
Lựa chọn phôi thông qua trí tuệ nhân tạo so với chuyên viên phôi học: một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 05-12-2023
Tầm quan trọng của sợi bào tương trong quá trình phát triển phôi sớm ở người - Ngày đăng: 05-12-2023
Các yếu tố dự đoán khả năng có thai trong IUI - Ngày đăng: 05-12-2023
Thời gian đông lạnh noãn lâu dài không ảnh hưởng tỉ lệ thai và trẻ sinh sống ở các chu kỳ xin noãn - Ngày đăng: 05-12-2023
Thời gian cấy noãn 3-4 giờ trước ICSI tối ưu kết cục lâm sàng cho phụ nữ trên 40 tuổi - Ngày đăng: 05-12-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK