Tin tức
on Monday 11-12-2023 9:34pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH Tăng Lê Thái Ngọc – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu chung
Tỉ lệ sẩy thai trong dân số nói chung được báo cáo từ 12% đến 15%. Sẩy thai liên tiếp (RPL) được định nghĩa là sẩy thai từ 2 lần mang thai trở lên, theo hướng dẫn mới nhất của Hiệp hội Phôi học và Sinh sản Người Châu Âu. Hiện nay, ước tính có <5% dân số nói chung đã trải qua 2 lần sẩy thai liên tục và 1% đã trải qua 3 lần sẩy thai trở lên.
Yếu tố di truyền là nguyên nhân chính gây sẩy thai lâm sàng và riêng dị tật phôi thai đã chiếm 50% tỷ lệ sẩy thai sớm. Tuy nhiên, liệu những trường hợp RPL có khuynh hướng có kết quả nhiễm sắc thể đồ bất thường hay không vẫn còn gây tranh cãi. Có ý kiến cho rằng tiền sử sản khoa không có mối liên hệ nào với tỷ lệ nguyên bội trung bình trên mỗi phôi nang được sinh thiết. Do đó, các cơ chế khác dẫn đến RPL ngoài tình trạng nguyên bội có thể ảnh hưởng đến tiên lượng của những phụ nữ có tiền sử thai kỳ bất lợi.
Ở những thai kỳ tự nhiên, phụ nữ đã có tiền sử sẩy thai sẽ có nguy cơ sẩy thai cao sau đó. Ngoài ra, tiền sử RPL có liên quan đến tỷ lệ sẩy thai cao hơn và kết quả chu sinh kém hơn, bao gồm sinh non và nhau bong non. Tuy nhiên, nghiên cứu về mối liên quan giữa tiền sử RPL và kết quả sinh sản ở phụ nữ trải qua các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) và bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) còn hạn chế. Hơn thế nữa, các nghiên cứu trước đây lại chủ yếu tập trung vào giá trị điều trị của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ thể lệch bội (PGT-A) và kết quả của việc chuyển phôi đơn bội ở những phụ nữ trải qua RPL. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của tiền sử RPL đến kết quả sinh sản ở những phụ nữ trải qua các chu kỳ điều trị hiếm muộn.
Phương pháp
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên những phụ nữ trải qua chu kỳ chuyển phôi đông lạnh (FET) đầu tiên hoặc chu kỳ IUI từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 7 năm 2020 tại Thượng Hải, Trung Quốc. Nghiên cứu đã loại trừ các cặp vợ chồng có bất thường nhiễm sắc thể đã biết (như chuyển đoạn cân bằng) hoặc dị tật tử cung. Hồi quy logistic nhị phân đa biến đã được thực hiện cho tỷ lệ mang thai sinh hóa, sẩy thai và sinh sống để điều tra mối liên quan giữa tiền sử RPL và kết quả sinh sản.
Kết quả
Tổng cộng có 29.825 phụ nữ trải qua chu kỳ FET và 5476 phụ nữ trải qua chu kỳ IUI được đưa vào nghiên cứu này.
Ở các chu kỳ FET, tiền sử sẩy thai liên tiếp không liên quan đáng kể đến tỉ lệ mang thai sinh hóa (aOR 1,19; KTC 95%, 0,87-1,63), sẩy thai (aOR 0,99; KTC 95%, 0,78-1,26) hoặc tỷ lệ sinh sống (aOR 0,91; KTC 95%, 0,79-1,06). Tương tự, trong các chu kỳ FET dẫn đến mang thai lâm sàng, tiền sử RPL không liên quan đáng kể đến tỉ lệ trẻ sinh sống (aOR 0,99; KTC 95%, 0,76-1,28) hoặc tỷ lệ sẩy thai (aOR 1,04; KTC 95%, 0,81-1,35).
Ở những phụ nữ thực hiện IUI, tiền sử RPL không có mối liên quan đáng kể nào với kết quả sinh sản trong tất cả các chu kỳ ([aOR 1,36; KTC 95%, 0,88-2,10] đối với tỷ lệ sinh sống và [aOR 1,74; KTC 95%, 0,75-4,01], đối với tỷ lệ sẩy thai) và trong các chu kỳ dẫn đến mang thai lâm sàng ([aOR 0,70; KTC 95%, 0,31-1,63] đối với tỷ lệ sinh sống và [aOR 1,45]; KTC 95%, 0,58-3,63] cho tỷ lệ sẩy thai).
Đây là nghiên cứu được thực hiện trên lượng dữ liệu tương đối lớn, bổ sung các yếu tố gây nhiễu có thể có và các yếu tố tiên lượng đã biết trong mô hình đa biến nhằm giảm thiểu sai lệch gây nhiễu. Hạn chế của nghiên cứu bao gồm thiết kế hồi cứu, đơn trung tâm. Do nghiên cứu chỉ bao gồm những trường hợp vô sinh đang được điều trị, những kết quả từ nghiên cứu trên sẽ không áp dụng được cho những phụ nữ có tiền sử sẩy thai liên tiếp không mắc vô sinh. Bên cạnh đó, tỷ lệ chuyển phôi nang trong nghiên cứu hồi cứu trên tương đối thấp (12%), điều này sẽ không phản ánh được thực hành lâm sàng hiện đại ưu tiên chuyển phôi nang. Cuối cùng, có những thay đổi trong thực hành lâm sàng trong thời gian nghiên cứu. Mặc dù nghiên cứu này đã điều chỉnh thời gian điều trị để giảm bớt tác động này nhưng vẫn có thể tồn tại một số ảnh hưởng còn sót lại.
Kết luận
Ở những phụ nữ không có bất thường về nhiễm sắc thể và dị tật tử cung rõ ràng đang điều trị hiếm muộn, tiền sử sẩy thai liên tiếp không liên quan đáng kể đến kết cục sẩy thai và tỷ lệ sinh sống, cho thấy rằng sẩy thai liên tiếp có rất ít hoặc không có giá trị tiên lượng trong việc dự đoán kết quả sinh sản của chuyển phôi đông lạnh hoặc chu kỳ IUI. Có vẻ như ảnh hưởng của tiền sử sẩy thai tự nhiên đối với lần mang thai tiếp theo sẽ giảm nhẹ trong các chu kỳ điều trị sinh sản so với thụ thai tự nhiên. Kết quả của nghiên cứu trên cho thấy cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn để xác định liệu các phương pháp điều trị hiếm muộn có lợi thế hơn so với mang thai tự nhiên ở phụ nữ có tiền sử RPL hay không và tìm hiểu xem liệu IUI hay IVF/ICSI có thể là một lựa chọn điều trị cho RPL hay không.
Nguồn: Qiu, J., Du, T., Li, W., Zhao, M., Zhao, D., Wang, Y., ... & Mol, B. W. (2023). Impact of recurrent pregnancy loss history on reproductive outcomes in women undergoing fertility treatment. American journal of obstetrics and gynecology, 228(1), 66-e1.
Giới thiệu chung
Tỉ lệ sẩy thai trong dân số nói chung được báo cáo từ 12% đến 15%. Sẩy thai liên tiếp (RPL) được định nghĩa là sẩy thai từ 2 lần mang thai trở lên, theo hướng dẫn mới nhất của Hiệp hội Phôi học và Sinh sản Người Châu Âu. Hiện nay, ước tính có <5% dân số nói chung đã trải qua 2 lần sẩy thai liên tục và 1% đã trải qua 3 lần sẩy thai trở lên.
Yếu tố di truyền là nguyên nhân chính gây sẩy thai lâm sàng và riêng dị tật phôi thai đã chiếm 50% tỷ lệ sẩy thai sớm. Tuy nhiên, liệu những trường hợp RPL có khuynh hướng có kết quả nhiễm sắc thể đồ bất thường hay không vẫn còn gây tranh cãi. Có ý kiến cho rằng tiền sử sản khoa không có mối liên hệ nào với tỷ lệ nguyên bội trung bình trên mỗi phôi nang được sinh thiết. Do đó, các cơ chế khác dẫn đến RPL ngoài tình trạng nguyên bội có thể ảnh hưởng đến tiên lượng của những phụ nữ có tiền sử thai kỳ bất lợi.
Ở những thai kỳ tự nhiên, phụ nữ đã có tiền sử sẩy thai sẽ có nguy cơ sẩy thai cao sau đó. Ngoài ra, tiền sử RPL có liên quan đến tỷ lệ sẩy thai cao hơn và kết quả chu sinh kém hơn, bao gồm sinh non và nhau bong non. Tuy nhiên, nghiên cứu về mối liên quan giữa tiền sử RPL và kết quả sinh sản ở phụ nữ trải qua các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) và bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) còn hạn chế. Hơn thế nữa, các nghiên cứu trước đây lại chủ yếu tập trung vào giá trị điều trị của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ thể lệch bội (PGT-A) và kết quả của việc chuyển phôi đơn bội ở những phụ nữ trải qua RPL. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của tiền sử RPL đến kết quả sinh sản ở những phụ nữ trải qua các chu kỳ điều trị hiếm muộn.
Phương pháp
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên những phụ nữ trải qua chu kỳ chuyển phôi đông lạnh (FET) đầu tiên hoặc chu kỳ IUI từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 7 năm 2020 tại Thượng Hải, Trung Quốc. Nghiên cứu đã loại trừ các cặp vợ chồng có bất thường nhiễm sắc thể đã biết (như chuyển đoạn cân bằng) hoặc dị tật tử cung. Hồi quy logistic nhị phân đa biến đã được thực hiện cho tỷ lệ mang thai sinh hóa, sẩy thai và sinh sống để điều tra mối liên quan giữa tiền sử RPL và kết quả sinh sản.
Kết quả
Tổng cộng có 29.825 phụ nữ trải qua chu kỳ FET và 5476 phụ nữ trải qua chu kỳ IUI được đưa vào nghiên cứu này.
Ở các chu kỳ FET, tiền sử sẩy thai liên tiếp không liên quan đáng kể đến tỉ lệ mang thai sinh hóa (aOR 1,19; KTC 95%, 0,87-1,63), sẩy thai (aOR 0,99; KTC 95%, 0,78-1,26) hoặc tỷ lệ sinh sống (aOR 0,91; KTC 95%, 0,79-1,06). Tương tự, trong các chu kỳ FET dẫn đến mang thai lâm sàng, tiền sử RPL không liên quan đáng kể đến tỉ lệ trẻ sinh sống (aOR 0,99; KTC 95%, 0,76-1,28) hoặc tỷ lệ sẩy thai (aOR 1,04; KTC 95%, 0,81-1,35).
Ở những phụ nữ thực hiện IUI, tiền sử RPL không có mối liên quan đáng kể nào với kết quả sinh sản trong tất cả các chu kỳ ([aOR 1,36; KTC 95%, 0,88-2,10] đối với tỷ lệ sinh sống và [aOR 1,74; KTC 95%, 0,75-4,01], đối với tỷ lệ sẩy thai) và trong các chu kỳ dẫn đến mang thai lâm sàng ([aOR 0,70; KTC 95%, 0,31-1,63] đối với tỷ lệ sinh sống và [aOR 1,45]; KTC 95%, 0,58-3,63] cho tỷ lệ sẩy thai).
Đây là nghiên cứu được thực hiện trên lượng dữ liệu tương đối lớn, bổ sung các yếu tố gây nhiễu có thể có và các yếu tố tiên lượng đã biết trong mô hình đa biến nhằm giảm thiểu sai lệch gây nhiễu. Hạn chế của nghiên cứu bao gồm thiết kế hồi cứu, đơn trung tâm. Do nghiên cứu chỉ bao gồm những trường hợp vô sinh đang được điều trị, những kết quả từ nghiên cứu trên sẽ không áp dụng được cho những phụ nữ có tiền sử sẩy thai liên tiếp không mắc vô sinh. Bên cạnh đó, tỷ lệ chuyển phôi nang trong nghiên cứu hồi cứu trên tương đối thấp (12%), điều này sẽ không phản ánh được thực hành lâm sàng hiện đại ưu tiên chuyển phôi nang. Cuối cùng, có những thay đổi trong thực hành lâm sàng trong thời gian nghiên cứu. Mặc dù nghiên cứu này đã điều chỉnh thời gian điều trị để giảm bớt tác động này nhưng vẫn có thể tồn tại một số ảnh hưởng còn sót lại.
Kết luận
Ở những phụ nữ không có bất thường về nhiễm sắc thể và dị tật tử cung rõ ràng đang điều trị hiếm muộn, tiền sử sẩy thai liên tiếp không liên quan đáng kể đến kết cục sẩy thai và tỷ lệ sinh sống, cho thấy rằng sẩy thai liên tiếp có rất ít hoặc không có giá trị tiên lượng trong việc dự đoán kết quả sinh sản của chuyển phôi đông lạnh hoặc chu kỳ IUI. Có vẻ như ảnh hưởng của tiền sử sẩy thai tự nhiên đối với lần mang thai tiếp theo sẽ giảm nhẹ trong các chu kỳ điều trị sinh sản so với thụ thai tự nhiên. Kết quả của nghiên cứu trên cho thấy cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn để xác định liệu các phương pháp điều trị hiếm muộn có lợi thế hơn so với mang thai tự nhiên ở phụ nữ có tiền sử RPL hay không và tìm hiểu xem liệu IUI hay IVF/ICSI có thể là một lựa chọn điều trị cho RPL hay không.
Nguồn: Qiu, J., Du, T., Li, W., Zhao, M., Zhao, D., Wang, Y., ... & Mol, B. W. (2023). Impact of recurrent pregnancy loss history on reproductive outcomes in women undergoing fertility treatment. American journal of obstetrics and gynecology, 228(1), 66-e1.
Từ khóa: Tác động của tiền sử sẩy thai liên tiếp đến kết quả sinh sản ở phụ nữ đang điều trị hiếm muộn
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của adenomyosis đến kết quả thụ tinh ống nghiệm ở những chu kỳ xin noãn: một nghiên cứu quan sát tiến cứu - Ngày đăng: 11-12-2023
Cập nhật khuyến cáo bổ sung acid folic nhằm dự phòng dị tật ống thần kinh ở thai nhi 2023 - Ngày đăng: 11-12-2023
Mối liên hệ giữa các chế độ ăn và nguy cơ sẩy thai: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 05-12-2023
So sánh giữa Tamoxifen và liệu pháp thay thế hormone (HRT) trong chuyển phôi: Một nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 05-12-2023
Hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser giúp cải thiện kết quả thai trong các chu kỳ chuyển phôi trữ ở giai đoạn phôi phân chia: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu cỡ mẫu lớn sử dụng phương pháp so sánh điểm xu hướng - Ngày đăng: 05-12-2023
Lựa chọn phôi thông qua trí tuệ nhân tạo so với chuyên viên phôi học: một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 05-12-2023
Tầm quan trọng của sợi bào tương trong quá trình phát triển phôi sớm ở người - Ngày đăng: 05-12-2023
Các yếu tố dự đoán khả năng có thai trong IUI - Ngày đăng: 05-12-2023
Thời gian đông lạnh noãn lâu dài không ảnh hưởng tỉ lệ thai và trẻ sinh sống ở các chu kỳ xin noãn - Ngày đăng: 05-12-2023
Thời gian cấy noãn 3-4 giờ trước ICSI tối ưu kết cục lâm sàng cho phụ nữ trên 40 tuổi - Ngày đăng: 05-12-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK