Tin tức
on Monday 18-12-2023 10:01pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Dương Thị Ngọc Nữ - IVFMD Tân Bình
Giới thiệu:
Chuyển đoạn cân bằng (Balanced reciprocal translocation-BRT) là một trong những bất thường nhiễm sắc thể phổ biến nhất gây vô sinh, sẩy thai liên tiếp và sinh con mang dị tật bẩm sinh. Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ được sử dụng rộng rãi để lựa chọn phôi nguyên bội cho người mang BRT nhằm tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh. Mặc dù chuyển phôi mang chuyển đoạn cân bằng vẫn sinh ra những đứa trẻ bình thường về kiểu hình, nhưng sẽ gặp phải những rủi ro về sinh sản tương tự như cha mẹ. Một vài kỹ thuật có thể được sử dụng để phân biệt phôi mang chuyển đoạn cân bằng với phôi có karyotype bình thường như kết hợp giải trình tự mate pair và phân tích điểm đứt gãy (breakpoint) trong PCR; sàng lọc nhiễm sắc thể toàn diện dựa trên SNP array (SNP array-based comprehensive chromosome screening – CCS) và phương pháp dựa trên NGS tên là “Mapping Allele with Resolved Carrier Status” (MaReCs). Tuy nhiên những kỹ thuật này tốn thời gian, phức tạp và khó khăn trong phân tích dữ liệu. Trong vài năm qua, giải trình tự thế hệ thứ ba (third-generation sequencing – TGS) đã mở ra một kỷ nguyên mới về giải trình tự DNA và là một chiến lược hiệu quả trong phân tích nhiễm sắc thể, đặc biệt là trong sắp xếp lại cấu trúc nhiễm sắc thể. Oxford Nano và PacBio là hai công cụ phổ biến được sử dụng cho TGS. Giải trình tự Oxford Nanopore cung cấp độ dài trình tự đọc dài và trực tiếp, với việc chuẩn bị thư viện đơn giản, chi phí vốn tối thiểu và thời gian sử dụng ngắn trên thiết bị cầm tay nhỏ. Trong nghiên cứu này, nhằm mục đích phân tích sự tương đồng giữa kết quả giải trình tự Nanopore và MaReCs, được xác thực thêm bằng cách chọc ối, để xác định tính khả thi của giải trình tự Nanopore trong việc phân biệt phôi bình thường với phôi mang chuyển đoạn cân bằng trong chu kỳ PGT-SR.
Phương pháp:
Hai bệnh nhân mang chuyển đoạn cân bằng có karyotype lần lượt là 46,XX,t(2;5)(q14.2;p13.1) và 46, XY,t(13;17)(q11;q11.2) được thực hiện IVF kết hợp PGT-SR. Sinh thiết phôi nang ngày 5/6 thu 3-5 tế bào lá nuôi (trophectoderm – TE), sau đó được khuếch đại toàn bộ bộ gene (whole genome amplifcation – WGA). Lựa chọn kích thước các đoạn DNA dài bằng hệ thống BluePippin (Sage Science, USA). Chuẩn bị thư viện Nanopore sử dụng bộ kit NEBNext Ultra II End Repair/dA-tailing (NEB, USA). Giải trình tự được thực hiện bằng thiết bị PromethION 48 (Oxford Nanopore Technologies, UK). Đối với phương pháp MaReCs, các mẫu sinh thiết TE được WGA sau đó thực hiện sàng lọc toàn diện nhiễm sắc thể (Compressive chromosome screening – CCS) dựa trên NGS. Việc xác định điểm đứt gãy chuyển đoạn và haplotype linkage analysis được thực hiện cho phép lựa chọn phôi không mang chuyển đoạn cân bằng.
Kết quả:
Giải trình tự Nanopore được thực hiện trên PromethION 48 (Oxford Nanopore Technologies, Oxford, UK) với một mẫu duy nhất được đặt lên một flow-cell. Phân tích dữ liệu giải trình tự Nanopore thu được từ PromethION 48 và xác định thành công các điểm đứt gãy chuyển đoạn ở cả hai bệnh nhân. Điểm đứt gãy của bệnh nhân 1 nằm ở chr2:125.157.514 và chr5:35.465.883; điểm đứt gãy của bệnh nhân 2 nằm ở chr13:26.208.296 và chr17:33.942.282, phù hợp với kết quả thu được khi sử dụng phương pháp MaReCs. Ngoài ra, SNP halotypes được xây dựng bằng dữ liệu giải trình tự nanopore cũng tương đồng với MaReCs. Những phát hiện này chỉ ra rằng giải trình tự nanopore xác định chính xác các điểm đứt gãy chuyển đoạn, điểm đứt gãy này có thể được sử dụng để phân biệt phôi không mang chuyển đoạn với phôi mang chuyển đoạn cân bằng trong chu kỳ PGT-SR. Sau khi chuyển phôi, bệnh nhân đã mang thai và được thực hiện chọc ối ở tuần 18-20. Kết quả chọc ối cho thấy karyotype bình thường, phù hợp với kết quả của MaReCs và giải trình tự Nanopore.
Kết luận:
Tóm lại, tính khả thi của giải trình tự Nanopore trong việc phát hiện chính xác các điểm đứt gãy chuyển đoạn ở bệnh nhân mang chuyển đoạn cân bằng và có thể phân biệt được phôi mang chuyển đoạn cân bằng với phôi nguyên bội trong các chu kỳ PGT-SR. Nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng nhằm cải thiện các hướng tư vấn di truyền liên quan đến BRT. Tuy nhiên, cần thực hiện các nghiên cứu cỡ mẫu lớn để xác thực độ đặc hiệu và độ nhạy của giải trình tự Nanopore trong tương lai.
TLTK: Xia, Q., Li, S., Ding, T., Liu, Z., Liu, J., Li, Y., ... & Yao, Z. (2023). Nanopore sequencing for detecting reciprocal translocation carrier status in preimplantation genetic testing. BMC genomics, 24(1), 1.
Giới thiệu:
Chuyển đoạn cân bằng (Balanced reciprocal translocation-BRT) là một trong những bất thường nhiễm sắc thể phổ biến nhất gây vô sinh, sẩy thai liên tiếp và sinh con mang dị tật bẩm sinh. Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ được sử dụng rộng rãi để lựa chọn phôi nguyên bội cho người mang BRT nhằm tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh. Mặc dù chuyển phôi mang chuyển đoạn cân bằng vẫn sinh ra những đứa trẻ bình thường về kiểu hình, nhưng sẽ gặp phải những rủi ro về sinh sản tương tự như cha mẹ. Một vài kỹ thuật có thể được sử dụng để phân biệt phôi mang chuyển đoạn cân bằng với phôi có karyotype bình thường như kết hợp giải trình tự mate pair và phân tích điểm đứt gãy (breakpoint) trong PCR; sàng lọc nhiễm sắc thể toàn diện dựa trên SNP array (SNP array-based comprehensive chromosome screening – CCS) và phương pháp dựa trên NGS tên là “Mapping Allele with Resolved Carrier Status” (MaReCs). Tuy nhiên những kỹ thuật này tốn thời gian, phức tạp và khó khăn trong phân tích dữ liệu. Trong vài năm qua, giải trình tự thế hệ thứ ba (third-generation sequencing – TGS) đã mở ra một kỷ nguyên mới về giải trình tự DNA và là một chiến lược hiệu quả trong phân tích nhiễm sắc thể, đặc biệt là trong sắp xếp lại cấu trúc nhiễm sắc thể. Oxford Nano và PacBio là hai công cụ phổ biến được sử dụng cho TGS. Giải trình tự Oxford Nanopore cung cấp độ dài trình tự đọc dài và trực tiếp, với việc chuẩn bị thư viện đơn giản, chi phí vốn tối thiểu và thời gian sử dụng ngắn trên thiết bị cầm tay nhỏ. Trong nghiên cứu này, nhằm mục đích phân tích sự tương đồng giữa kết quả giải trình tự Nanopore và MaReCs, được xác thực thêm bằng cách chọc ối, để xác định tính khả thi của giải trình tự Nanopore trong việc phân biệt phôi bình thường với phôi mang chuyển đoạn cân bằng trong chu kỳ PGT-SR.
Phương pháp:
Hai bệnh nhân mang chuyển đoạn cân bằng có karyotype lần lượt là 46,XX,t(2;5)(q14.2;p13.1) và 46, XY,t(13;17)(q11;q11.2) được thực hiện IVF kết hợp PGT-SR. Sinh thiết phôi nang ngày 5/6 thu 3-5 tế bào lá nuôi (trophectoderm – TE), sau đó được khuếch đại toàn bộ bộ gene (whole genome amplifcation – WGA). Lựa chọn kích thước các đoạn DNA dài bằng hệ thống BluePippin (Sage Science, USA). Chuẩn bị thư viện Nanopore sử dụng bộ kit NEBNext Ultra II End Repair/dA-tailing (NEB, USA). Giải trình tự được thực hiện bằng thiết bị PromethION 48 (Oxford Nanopore Technologies, UK). Đối với phương pháp MaReCs, các mẫu sinh thiết TE được WGA sau đó thực hiện sàng lọc toàn diện nhiễm sắc thể (Compressive chromosome screening – CCS) dựa trên NGS. Việc xác định điểm đứt gãy chuyển đoạn và haplotype linkage analysis được thực hiện cho phép lựa chọn phôi không mang chuyển đoạn cân bằng.
Kết quả:
Giải trình tự Nanopore được thực hiện trên PromethION 48 (Oxford Nanopore Technologies, Oxford, UK) với một mẫu duy nhất được đặt lên một flow-cell. Phân tích dữ liệu giải trình tự Nanopore thu được từ PromethION 48 và xác định thành công các điểm đứt gãy chuyển đoạn ở cả hai bệnh nhân. Điểm đứt gãy của bệnh nhân 1 nằm ở chr2:125.157.514 và chr5:35.465.883; điểm đứt gãy của bệnh nhân 2 nằm ở chr13:26.208.296 và chr17:33.942.282, phù hợp với kết quả thu được khi sử dụng phương pháp MaReCs. Ngoài ra, SNP halotypes được xây dựng bằng dữ liệu giải trình tự nanopore cũng tương đồng với MaReCs. Những phát hiện này chỉ ra rằng giải trình tự nanopore xác định chính xác các điểm đứt gãy chuyển đoạn, điểm đứt gãy này có thể được sử dụng để phân biệt phôi không mang chuyển đoạn với phôi mang chuyển đoạn cân bằng trong chu kỳ PGT-SR. Sau khi chuyển phôi, bệnh nhân đã mang thai và được thực hiện chọc ối ở tuần 18-20. Kết quả chọc ối cho thấy karyotype bình thường, phù hợp với kết quả của MaReCs và giải trình tự Nanopore.
Kết luận:
Tóm lại, tính khả thi của giải trình tự Nanopore trong việc phát hiện chính xác các điểm đứt gãy chuyển đoạn ở bệnh nhân mang chuyển đoạn cân bằng và có thể phân biệt được phôi mang chuyển đoạn cân bằng với phôi nguyên bội trong các chu kỳ PGT-SR. Nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng nhằm cải thiện các hướng tư vấn di truyền liên quan đến BRT. Tuy nhiên, cần thực hiện các nghiên cứu cỡ mẫu lớn để xác thực độ đặc hiệu và độ nhạy của giải trình tự Nanopore trong tương lai.
TLTK: Xia, Q., Li, S., Ding, T., Liu, Z., Liu, J., Li, Y., ... & Yao, Z. (2023). Nanopore sequencing for detecting reciprocal translocation carrier status in preimplantation genetic testing. BMC genomics, 24(1), 1.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Giải trình tự gene đơn phân tử thế hệ thứ ba cho xét nghiệm di truyền tiền làm tổ về lệch bội và mất cân bằng phân đoạn nhiễm sắc thể - Ngày đăng: 18-12-2023
Hoạt hóa noãn nhân tạo bằng Ca2+ inophores sau ICSI ở các trường hợp tiền căn thụ tinh kém - Ngày đăng: 14-12-2023
Một nghiên cứu mù đôi, ngẫu nhiên đa trung tâm có đối chứng về hiệu quả của hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser ở những bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần thực hiện IVF/ICSI - Ngày đăng: 14-12-2023
Mối liên hệ giữa các điều kiện lâm sàng khác nhau và phôi khảm - Ngày đăng: 11-12-2023
Đánh giá cá nhân hoá nguy cơ lặp lại sau khi sinh con bị đột biến de novo gây bệnh - Ngày đăng: 11-12-2023
Noãn thoái hóa trong một đoàn hệ noãn ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả lâm sàng trong các chu kỳ IVF cổ điển: một nghiên cứu so sánh điểm xu hướng - Ngày đăng: 11-12-2023
Tuổi bố cao không ảnh hưởng đến tỉ lệ trẻ sinh sống và kết quả chu sinh sau thụ tinh ống nghiệm: một phân tích trên 56.113 chu kỳ chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 11-12-2023
Tác động của tiền sử sẩy thai liên tiếp đến kết quả sinh sản ở phụ nữ đang điều trị hiếm muộn - Ngày đăng: 11-12-2023
Ảnh hưởng của adenomyosis đến kết quả thụ tinh ống nghiệm ở những chu kỳ xin noãn: một nghiên cứu quan sát tiến cứu - Ngày đăng: 11-12-2023
Cập nhật khuyến cáo bổ sung acid folic nhằm dự phòng dị tật ống thần kinh ở thai nhi 2023 - Ngày đăng: 11-12-2023
Mối liên hệ giữa các chế độ ăn và nguy cơ sẩy thai: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 05-12-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK