Tin tức
on Wednesday 03-01-2024 9:58pm
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Nguyễn Quỳnh Như
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Kỹ thuật xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (genetic testing for aneuploidy – PGT-A) cần có mẫu 5-10 tế bào lá nuôi phôi, tức đây là kỹ thuật xâm lấn đến phôi. Mặc dù quy trình sinh thiết phôi đã có nhiều tiến bộ và các nghiên cứu cho thấy các phôi sau sinh thiết có tiềm năng làm tổ tương đương các phôi không sinh thiết, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều lo lắng về vấn đề an toàn trong quy trình sinh thiết. Do đó, các phòng nuôi cấy phôi vẫn luôn hạn chế tối thiểu tác động đến phôi nang. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt có thể phải tiến hành sinh thiết lại phôi lần thứ hai. Ngày nay, chủ yếu xét nghiệm PGT-A dựa vào NGS, đây là phương pháp có hiệu quả cao, tuy vậy các nghiên cứu trước đây vẫn ghi nhận có thể có đến 13% các trường hợp phôi không có tín hiệu (không có kết quả sinh thiết). Việc không thu được tín hiệu phân tử có thể được giải quyết bằng cách rã đông và sinh thiết lại lần thứ hai (sinh thiết lại). Một trường hợp khác cũng gây nhiều tác động đến phôi là trường hợp phôi đã được đông lạnh nhưng sau đó được rã đông để thực hiện sinh thiết bổ sung (rã-sinh thiết). Các phôi này đều phải chịu hai quá trình đông lạnh-rã đông, do đó gây ra quan ngại rằng quá nhiều thao tác trên phôi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng phát triển của phôi.
Dữ liệu về tác động của quá trình đông lạnh-rã đông hai lần đối với những chu kỳ PGT-A có tác động đến phôi còn tương đối hạn chế. Các nghiên cứu trước đây đều cho thấy các phôi sinh thiết lại có kết quả nguyên bội tương tự sinh thiết phôi tươi. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều tranh cãi về vấn đề chuyển các phôi sinh thiết lại hay rã-sinh thiết có làm giảm kết quả thai kỳ so với sinh thiết phôi tươi hay không. Các nghiên cứu của Cimadomo và cộng sự (2018), Wilding và cộng sự (2019) đều cho thấy khộng có sự khác biệt giữa hai nhóm phôi này. Ngược lại, nghiên cứu của Chu và cộng sự (2021) lại cho thấy nhóm sinh thiết phôi rã đông có kết quả chuyển phôi kém hơn nhóm sinh thiết phôi tươi. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét sự khác biệt trong kết quả PGT-A và kết quả chuyển phôi giữa phôi sinh thiết tươi và phôi sinh thiết lại, phôi rã-sinh thiết.
ghiên cứu được thực hiện dưới dạng hồi cứu đơn trung tâm kéo dài từ năm 2012 đến 2021. Nghiên cứu chia thành 3 nhóm phôi: sinh thiết phôi tươi (n=10.810), rã-sinh thiết (n=491) và sinh thiết lại (n=204), các đặc điểm nhân khẩu học ở cả ba nhóm tương tự nhau. Trong nhóm sinh thiết tươi chỉ có 6858 phôi ( 63,44%) đủ tiêu chuẩn để thực hiện sinh thiết. Tỷ lệ này lần lượt là 69,45% và 71,08% ở nhóm rã-sinh thiết và sinh thiết lại. Nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ phôi nguyên bội cho thấy không có sự khác biệt giữa ba nhóm nghiên cứu: sinh thiết phôi tươi (42,71%), rã-sinh thiết (47,51%), sinh thiết lại (50,34%). Sau khi điều chỉnh yếu tố chất lượng và tuổi phôi, tỷ lệ không tín hiệu ở nhóm rã- sinh thiết cao hơn so với nhóm sinh thiết tươi (4,69% so với 2,46%, RR 1,87; KTC 95% 1,12-3,14), nhóm sinh thiết lại cũng có kết quả không tín hiệu cao hơn (5,52%) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
goài ra, nghiên cứu còn ghi nhận các kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi sinh thiết. Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện chuyển phôi ở ba nhóm lần lượt là: sinh thiết tươi (74,36%), rã-sinh thiết (77,94%), sinh thiết lại (73,68%). Tỷ lệ phôi tốt được chuyển cao nhất ở nhóm rã-sinh thiết (37,31%) so với hai nhóm còn lại là (10,4%- tươi; 10,53%-sinh thiết lại). Mặc dù vậy, tỷ lệ làm tổ cho thấy nhóm sinh thiết tươi cao hơn (60,94%) so với các nhóm phôi đã trải qua quá trình đông lạnh-rã đông. Đáng chú ý, nghiên cứu phát hiện tỷ lệ sẩy thai cao hơn đáng kể ở nhóm sinh thiết lại (21,05%) so với sinh thiết tươi (6,21%) (RR 3,39, KTC 95% 1,38- 8,31). Tỷ lệ trẻ sinh sống cũng cho thấy kết quả thấp hơn đáng kể ở nhóm sinh thiết lại so với sinh thiết tươi (18,75% so với 53,76%, RR 0,35, KTC 95% 0,12-0,98).
Nhóm tác giả nhận thấy tỷ lệ hao hụt phôi gần 30% đối với các chu kỳ đông lạnh-rã đông hai lần, tỷ lệ hao hụt này có thể đến từ stress trong quá trình vi thao tác và các phôi không có khả năng nở rộng lại sau rã đông. Bên cạnh đó, khi phôi sinh thiết lại cho thấy kết quả lâm sàng kém hơn khi tỷ lệ sẩy thai cao gấp 3 lần, trong khi tỷ lệ trẻ sinh sống lại thấp hơn so với nhóm sinh thiết tươi. Do đó, cần căn nhắc trong quyết định thực hiện sinh thiết phôi lần 2 cho các trường hợp không có tín hiệu. Nghiên cứu này gặp một số hạn chế như là nghiên cứu hồi cứu, đơn trung tâm và số lượng phôi chuyển ở nhóm sinh thiết lại tương đối ít. Trong tương lai cần các nghiên cứu với số lượng phôi được chuyển lớn hơn để đánh giá toàn diện kết quả lâm sàng, song song đó nên thực hiện so sánh kết quả chuyển phôi giữa các phôi không tín hiệu với phôi sinh thiết lại nhằm làm rõ hiệu quả sinh thiết lại.
Tóm lại, trong thực hành lâm sàng bác sĩ/chuyên viên phôi học cần tư vấn rõ ràng cho bệnh nhân những phôi rã-sinh thiết hoặc sinh thiết lại có thể làm giảm khả năng sinh sống và tăng tỷ lệ sẩy thai, cần thận trọng trong các quyết định này.
TLTK: Vanderhoff A, Lanes A, Go K, Dobson L, Ginsburg E, Patel J, Srouji SS. Multiple embryo manipulations in PGT-A cycles may result in inferior clinical outcomes. Reproductive BioMedicine Online. 2023 Oct 14:103619.
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Kỹ thuật xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (genetic testing for aneuploidy – PGT-A) cần có mẫu 5-10 tế bào lá nuôi phôi, tức đây là kỹ thuật xâm lấn đến phôi. Mặc dù quy trình sinh thiết phôi đã có nhiều tiến bộ và các nghiên cứu cho thấy các phôi sau sinh thiết có tiềm năng làm tổ tương đương các phôi không sinh thiết, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều lo lắng về vấn đề an toàn trong quy trình sinh thiết. Do đó, các phòng nuôi cấy phôi vẫn luôn hạn chế tối thiểu tác động đến phôi nang. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt có thể phải tiến hành sinh thiết lại phôi lần thứ hai. Ngày nay, chủ yếu xét nghiệm PGT-A dựa vào NGS, đây là phương pháp có hiệu quả cao, tuy vậy các nghiên cứu trước đây vẫn ghi nhận có thể có đến 13% các trường hợp phôi không có tín hiệu (không có kết quả sinh thiết). Việc không thu được tín hiệu phân tử có thể được giải quyết bằng cách rã đông và sinh thiết lại lần thứ hai (sinh thiết lại). Một trường hợp khác cũng gây nhiều tác động đến phôi là trường hợp phôi đã được đông lạnh nhưng sau đó được rã đông để thực hiện sinh thiết bổ sung (rã-sinh thiết). Các phôi này đều phải chịu hai quá trình đông lạnh-rã đông, do đó gây ra quan ngại rằng quá nhiều thao tác trên phôi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng phát triển của phôi.
Dữ liệu về tác động của quá trình đông lạnh-rã đông hai lần đối với những chu kỳ PGT-A có tác động đến phôi còn tương đối hạn chế. Các nghiên cứu trước đây đều cho thấy các phôi sinh thiết lại có kết quả nguyên bội tương tự sinh thiết phôi tươi. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều tranh cãi về vấn đề chuyển các phôi sinh thiết lại hay rã-sinh thiết có làm giảm kết quả thai kỳ so với sinh thiết phôi tươi hay không. Các nghiên cứu của Cimadomo và cộng sự (2018), Wilding và cộng sự (2019) đều cho thấy khộng có sự khác biệt giữa hai nhóm phôi này. Ngược lại, nghiên cứu của Chu và cộng sự (2021) lại cho thấy nhóm sinh thiết phôi rã đông có kết quả chuyển phôi kém hơn nhóm sinh thiết phôi tươi. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét sự khác biệt trong kết quả PGT-A và kết quả chuyển phôi giữa phôi sinh thiết tươi và phôi sinh thiết lại, phôi rã-sinh thiết.
ghiên cứu được thực hiện dưới dạng hồi cứu đơn trung tâm kéo dài từ năm 2012 đến 2021. Nghiên cứu chia thành 3 nhóm phôi: sinh thiết phôi tươi (n=10.810), rã-sinh thiết (n=491) và sinh thiết lại (n=204), các đặc điểm nhân khẩu học ở cả ba nhóm tương tự nhau. Trong nhóm sinh thiết tươi chỉ có 6858 phôi ( 63,44%) đủ tiêu chuẩn để thực hiện sinh thiết. Tỷ lệ này lần lượt là 69,45% và 71,08% ở nhóm rã-sinh thiết và sinh thiết lại. Nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ phôi nguyên bội cho thấy không có sự khác biệt giữa ba nhóm nghiên cứu: sinh thiết phôi tươi (42,71%), rã-sinh thiết (47,51%), sinh thiết lại (50,34%). Sau khi điều chỉnh yếu tố chất lượng và tuổi phôi, tỷ lệ không tín hiệu ở nhóm rã- sinh thiết cao hơn so với nhóm sinh thiết tươi (4,69% so với 2,46%, RR 1,87; KTC 95% 1,12-3,14), nhóm sinh thiết lại cũng có kết quả không tín hiệu cao hơn (5,52%) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
goài ra, nghiên cứu còn ghi nhận các kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi sinh thiết. Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện chuyển phôi ở ba nhóm lần lượt là: sinh thiết tươi (74,36%), rã-sinh thiết (77,94%), sinh thiết lại (73,68%). Tỷ lệ phôi tốt được chuyển cao nhất ở nhóm rã-sinh thiết (37,31%) so với hai nhóm còn lại là (10,4%- tươi; 10,53%-sinh thiết lại). Mặc dù vậy, tỷ lệ làm tổ cho thấy nhóm sinh thiết tươi cao hơn (60,94%) so với các nhóm phôi đã trải qua quá trình đông lạnh-rã đông. Đáng chú ý, nghiên cứu phát hiện tỷ lệ sẩy thai cao hơn đáng kể ở nhóm sinh thiết lại (21,05%) so với sinh thiết tươi (6,21%) (RR 3,39, KTC 95% 1,38- 8,31). Tỷ lệ trẻ sinh sống cũng cho thấy kết quả thấp hơn đáng kể ở nhóm sinh thiết lại so với sinh thiết tươi (18,75% so với 53,76%, RR 0,35, KTC 95% 0,12-0,98).
Nhóm tác giả nhận thấy tỷ lệ hao hụt phôi gần 30% đối với các chu kỳ đông lạnh-rã đông hai lần, tỷ lệ hao hụt này có thể đến từ stress trong quá trình vi thao tác và các phôi không có khả năng nở rộng lại sau rã đông. Bên cạnh đó, khi phôi sinh thiết lại cho thấy kết quả lâm sàng kém hơn khi tỷ lệ sẩy thai cao gấp 3 lần, trong khi tỷ lệ trẻ sinh sống lại thấp hơn so với nhóm sinh thiết tươi. Do đó, cần căn nhắc trong quyết định thực hiện sinh thiết phôi lần 2 cho các trường hợp không có tín hiệu. Nghiên cứu này gặp một số hạn chế như là nghiên cứu hồi cứu, đơn trung tâm và số lượng phôi chuyển ở nhóm sinh thiết lại tương đối ít. Trong tương lai cần các nghiên cứu với số lượng phôi được chuyển lớn hơn để đánh giá toàn diện kết quả lâm sàng, song song đó nên thực hiện so sánh kết quả chuyển phôi giữa các phôi không tín hiệu với phôi sinh thiết lại nhằm làm rõ hiệu quả sinh thiết lại.
Tóm lại, trong thực hành lâm sàng bác sĩ/chuyên viên phôi học cần tư vấn rõ ràng cho bệnh nhân những phôi rã-sinh thiết hoặc sinh thiết lại có thể làm giảm khả năng sinh sống và tăng tỷ lệ sẩy thai, cần thận trọng trong các quyết định này.
TLTK: Vanderhoff A, Lanes A, Go K, Dobson L, Ginsburg E, Patel J, Srouji SS. Multiple embryo manipulations in PGT-A cycles may result in inferior clinical outcomes. Reproductive BioMedicine Online. 2023 Oct 14:103619.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi lệch bội (PGT-A) ở nhóm bệnh nhân ít phôi: lợi hay hại? - Ngày đăng: 03-01-2024
Xét nghiệm di truyền lệch bội tiền làm tổ không xâm lấn (niPGT-A) cho tỷ lệ thất bại khuyếch đại DNA cao và mối tương quan kém với kết quả sinh thiết tế bào lá nuôi phôi - Ngày đăng: 02-01-2024
Ảnh hưởng của hình thái, tốc độ phát triển phôi nang đến tỷ lệ nguyên bội và tỷ lệ trẻ sinh sống sau PGT-A ở các chu kỳ chuyển đơn phôi - Ngày đăng: 02-01-2024
Quan điểm hiện đại về đông lạnh noãn xã hội - Ngày đăng: 31-12-2023
Một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp: kết cục lâm sàng của những trường hợp thất bại liên tiếp được thực hiện xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 31-12-2023
Ảnh hưởng của các yếu tố viêm đến kết quả IVF/ICSI ở bệnh nhân PCOS có BMI khác nhau - Ngày đăng: 31-12-2023
Phân tích dữ liệu SART về hiệu quả chi phí trong xây dựng quy mô gia đình có 1-2 con của việc trữ đông noãn theo kế hoạch so với thụ tinh trong ống nghiệm bằng xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phát hiện lệch bội - Ngày đăng: 28-12-2023
Trữ noãn xã hội và những vấn đề cần thảo luận về thông tin tư vấn, rủi ro và cân nhắc đạo đức liên quan - Ngày đăng: 28-12-2023
Carboxylated Poly-L-lysine có khả năng làm giảm sự phân mảnh DNA tinh trùng người sau khi đông lạnh - rã đông và chức năng của nó được tăng cường nhờ Resveratrol (RES) liều thấp - Ngày đăng: 25-12-2023
Bệnh nhân có một phôi nang chất lượng tốt có nên PGT-A hay không? Dựa trên kết quả của 2064 chu kỳ - Ngày đăng: 25-12-2023
Kết quả labo và kết cục lâm sàng của việc trữ lạnh từng tinh trùng đơn lẻ ở bệnh nhân trải qua Micro-TESE - Ngày đăng: 25-12-2023
Dự trữ buồng trứng giảm trong bệnh lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 25-12-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK