Tin tức
on Sunday 28-01-2024 10:17am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH Tăng Lê Thái Ngọc – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu chung
Nhiễm virus viêm gan B (hepatitis B virus – HBV) là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc và các khu vực Đông Á khác. Hiện nay, các con đường lây truyền chính của HBV bao gồm lây truyền từ mẹ sang con, lây truyền qua đường máu và lây truyền qua đường tình dục.
Tế bào chủ của HBV chủ yếu là tế bào gan người, nhưng HBV cũng được tìm thấy trong các mô và tế bào khác, chẳng hạn như tế bào sinh dục và phôi ở giai đoạn sớm của bệnh nhân nhiễm HBV. Do tinh trùng hoặc tế bào noãn có thể mang HBV, bệnh nhân viêm gan B có nguy cơ lây nhiễm theo chiều ngang HBV trong quá trình thụ tinh nhân tạo hoặc IVF, hoặc lây nhiễm theo chiều dọc HBV qua tinh trùng hoặc tế bào noãn bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay, ảnh hưởng của nhiễm HBV đến phôi người vẫn chưa rõ ràng. Một nghiên cứu vào năm 2003 cho thấy tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể trong tinh trùng của bệnh nhân viêm gan B là 14,8% (33/223 karyotype), cao hơn gấp 3 lần so với 4,3% của nhóm đối chứng bình thường (5/116 karyotype). Việc tiêm tinh trùng có DNA HBV vào noãn của chuột đã phát hiện các gen vùng S và C của HBV trong tế bào phôi bằng PCR và RT-PCR. Các gen HBV mang trong tinh trùng đã được phát hiện là có khả năng sao chép và biểu hiện trong các tế bào phôi giai đoạn đầu của chuột hamster và người. Năm 2009, nghiên cứu khác phát hiện ra rằng protein kháng nguyên bề mặt virus (HBs) có thể ảnh hưởng đến điện tích màng ty thể của tinh trùng (Mitochondrial membrane potential – MMP) và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tinh trùng. Hơn nữa, nghiên cứu gần đây cho thấy HBs làm tăng ROS, dẫn đến sự gia tăng các loại oxyoreductase glutathion peroxidase 4 (GPX4) và peroxiredoxin 5 (PRDX5) trong tinh trùng người để chống lại sự gia tăng của ROS, nhưng cuối cùng dẫn đến hiện tượng apoptosis của tinh trùng. Ngoài ra, HBV X (HBx) - một gen của virus viêm gan B có vai trò trong cơ chế sinh ung thư của tế bào gan có thể gây chết phôi ở giun tròn C. elegans, nhưng tác dụng của nó đối với sự phát triển phôi thai ở người vẫn chưa rõ ràng. Hơn nữa, HBx có thể làm tăng ROS nội bào và giảm MMP.
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá sự khác biệt về chất lượng tinh trùng và sự phát triển của phôi ở các cặp vợ chồng có chồng nhiễm viêm gan B và vợ khỏe mạnh đang điều trị ART. Đồng thời, nghiên cứu còn kiểm tra ảnh hưởng của protein HBs của virus đến sự hình thành phôi sớm bằng IVF của noãn chuột sử dụng tinh trùng người. Ngoài ra, sự suy giảm MMP và tổn thương DNA do biểu hiện gen HBx trong tế bào phôi giai đoạn đầu của con người cũng được kiểm tra. Cơ chế có thể mà HBV ảnh hưởng đến sự phát triển phôi thai cũng được đề xuất.
Phương pháp nghiên cứu
Tổng cộng có 1581 cặp vợ chồng vô sinh (24–40 tuổi) được điều trị ART từ tháng 1/2019 đến tháng 11/2021 đã được chọn làm đối tượng nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu bao gồm 469 cặp vợ chồng với người chồng có huyết thanh dương tính với kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HbsAg+) và phụ nữ có huyết thanh âm tính (368 IVF và 101 ICSI) (nhóm HBV+). Nhóm đối chứng âm bao gồm 1112 cặp vợ chồng trong đó cả hai đều có huyết thanh âm tính với kháng nguyên viêm gan B (HbsAg-). Kỹ thuật IVF được thực hiện giữa tinh trùng người và noãn của chuột được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của protein HBs đến sự hình thành phôi (giai đoạn 2 tế bào). Điện tích màng ty thể (MMP) của tế bào gốc phôi (human embryonic stem cells - hESC) đã được đánh giá thông qua hệ thống cường độ huỳnh quang. Nhuộm miễn dịch huỳnh quang của histone H2A.X đã được phosphoryl hóa đã được áp dụng để xác định tổn thương DNA đối với hESC do protein HBx gây ra.
Kết quả nghiên cứu
Nhiễm HBV ở nam giới không ảnh hưởng đến kết quả hỗ trợ sinh sản, nhưng HBV có khả năng làm giảm chất lượng tinh trùng và ảnh hưởng đến sự hình thành phôi ở người trong giai đoạn đầu sau khi thụ tinh. Hiện nay, việc sàng lọc HBV trước khi điều trị ART đã trở thành thông lệ ngày càng phổ biến ở hầu hết các trung tâm. Ở một số trường hợp, việc xét nghiệm tải lượng HBV ở bệnh nhân nam nhiễm HBV sẽ giúp các nhân viên y tế đánh giá nguy cơ lây truyền dọc hoặc áp dụng phương pháp lọc rửa tinh trùng có khả năng loại bỏ virus trong khi điều trị ART nếu tinh dịch của bệnh nhân có tải lượng virus cao.
Nguồn: Meng, X., Dai, X., Huang, J., Han, T., Liao, X., Cheng, K., ... & Zhou, X. (2024). The influence of male HBV infection on sperm quality, embryonic development, and assisted reproductive outcomes. Human Reproduction, 39(1), 43-52.
Giới thiệu chung
Nhiễm virus viêm gan B (hepatitis B virus – HBV) là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc và các khu vực Đông Á khác. Hiện nay, các con đường lây truyền chính của HBV bao gồm lây truyền từ mẹ sang con, lây truyền qua đường máu và lây truyền qua đường tình dục.
Tế bào chủ của HBV chủ yếu là tế bào gan người, nhưng HBV cũng được tìm thấy trong các mô và tế bào khác, chẳng hạn như tế bào sinh dục và phôi ở giai đoạn sớm của bệnh nhân nhiễm HBV. Do tinh trùng hoặc tế bào noãn có thể mang HBV, bệnh nhân viêm gan B có nguy cơ lây nhiễm theo chiều ngang HBV trong quá trình thụ tinh nhân tạo hoặc IVF, hoặc lây nhiễm theo chiều dọc HBV qua tinh trùng hoặc tế bào noãn bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay, ảnh hưởng của nhiễm HBV đến phôi người vẫn chưa rõ ràng. Một nghiên cứu vào năm 2003 cho thấy tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể trong tinh trùng của bệnh nhân viêm gan B là 14,8% (33/223 karyotype), cao hơn gấp 3 lần so với 4,3% của nhóm đối chứng bình thường (5/116 karyotype). Việc tiêm tinh trùng có DNA HBV vào noãn của chuột đã phát hiện các gen vùng S và C của HBV trong tế bào phôi bằng PCR và RT-PCR. Các gen HBV mang trong tinh trùng đã được phát hiện là có khả năng sao chép và biểu hiện trong các tế bào phôi giai đoạn đầu của chuột hamster và người. Năm 2009, nghiên cứu khác phát hiện ra rằng protein kháng nguyên bề mặt virus (HBs) có thể ảnh hưởng đến điện tích màng ty thể của tinh trùng (Mitochondrial membrane potential – MMP) và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tinh trùng. Hơn nữa, nghiên cứu gần đây cho thấy HBs làm tăng ROS, dẫn đến sự gia tăng các loại oxyoreductase glutathion peroxidase 4 (GPX4) và peroxiredoxin 5 (PRDX5) trong tinh trùng người để chống lại sự gia tăng của ROS, nhưng cuối cùng dẫn đến hiện tượng apoptosis của tinh trùng. Ngoài ra, HBV X (HBx) - một gen của virus viêm gan B có vai trò trong cơ chế sinh ung thư của tế bào gan có thể gây chết phôi ở giun tròn C. elegans, nhưng tác dụng của nó đối với sự phát triển phôi thai ở người vẫn chưa rõ ràng. Hơn nữa, HBx có thể làm tăng ROS nội bào và giảm MMP.
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá sự khác biệt về chất lượng tinh trùng và sự phát triển của phôi ở các cặp vợ chồng có chồng nhiễm viêm gan B và vợ khỏe mạnh đang điều trị ART. Đồng thời, nghiên cứu còn kiểm tra ảnh hưởng của protein HBs của virus đến sự hình thành phôi sớm bằng IVF của noãn chuột sử dụng tinh trùng người. Ngoài ra, sự suy giảm MMP và tổn thương DNA do biểu hiện gen HBx trong tế bào phôi giai đoạn đầu của con người cũng được kiểm tra. Cơ chế có thể mà HBV ảnh hưởng đến sự phát triển phôi thai cũng được đề xuất.
Phương pháp nghiên cứu
Tổng cộng có 1581 cặp vợ chồng vô sinh (24–40 tuổi) được điều trị ART từ tháng 1/2019 đến tháng 11/2021 đã được chọn làm đối tượng nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu bao gồm 469 cặp vợ chồng với người chồng có huyết thanh dương tính với kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HbsAg+) và phụ nữ có huyết thanh âm tính (368 IVF và 101 ICSI) (nhóm HBV+). Nhóm đối chứng âm bao gồm 1112 cặp vợ chồng trong đó cả hai đều có huyết thanh âm tính với kháng nguyên viêm gan B (HbsAg-). Kỹ thuật IVF được thực hiện giữa tinh trùng người và noãn của chuột được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của protein HBs đến sự hình thành phôi (giai đoạn 2 tế bào). Điện tích màng ty thể (MMP) của tế bào gốc phôi (human embryonic stem cells - hESC) đã được đánh giá thông qua hệ thống cường độ huỳnh quang. Nhuộm miễn dịch huỳnh quang của histone H2A.X đã được phosphoryl hóa đã được áp dụng để xác định tổn thương DNA đối với hESC do protein HBx gây ra.
Kết quả nghiên cứu
- Mật độ tinh trùng, tổng số tinh trùng và tinh trùng có hình thái bình thường đã giảm ở các cặp có nam giới nhiễm HBV thuộc nhóm IVF/ICSI (HBV+ so với đối chứng: 469 so với 1112 cá thể; số lượng tinh trùng, P < 0,01; hình thái tinh trùng bình thường, P < 0,01), nhóm IVF (368 so với 792; số lượng tinh trùng, P < 0,01; hình thái tinh trùng bình thường, P ≤ 0,05) và nhóm ICSI (101 so với 306; số lượng tinh trùng, P < 0,01; hình thái tinh trùng bình thường, P < 0,001).
- Không có sự khác biệt đáng kể về số lần phân chia của phôi, sự hình thành phôi nang, tỉ lệ thai sinh hóa, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ sinh sống giữa nhóm HBV+ và nhóm đối chứng. Tỉ lệ thụ tinh 2PN ở nhóm HBV+ thấp hơn so với nhóm đối chứng (nhóm IVF/ICSI (P < 0,01), ICSI (P < 0,05) và IVF (P < 0,001)).
- Protein HBs của HBV làm giảm MMP của tinh trùng người và giảm sự hình thành phôi từ IVF tinh trùng người và noãn chuột. Việc giảm cường độ huỳnh quang và sự biểu hiện của histone H2A.X được phosphoryl hóa thông qua miễn dịch huỳnh quang chỉ ra rằng HBx gây ra suy giảm MMP và tổn thương DNA trong các tế bào phôi thai sớm của con người.
Nhiễm HBV ở nam giới không ảnh hưởng đến kết quả hỗ trợ sinh sản, nhưng HBV có khả năng làm giảm chất lượng tinh trùng và ảnh hưởng đến sự hình thành phôi ở người trong giai đoạn đầu sau khi thụ tinh. Hiện nay, việc sàng lọc HBV trước khi điều trị ART đã trở thành thông lệ ngày càng phổ biến ở hầu hết các trung tâm. Ở một số trường hợp, việc xét nghiệm tải lượng HBV ở bệnh nhân nam nhiễm HBV sẽ giúp các nhân viên y tế đánh giá nguy cơ lây truyền dọc hoặc áp dụng phương pháp lọc rửa tinh trùng có khả năng loại bỏ virus trong khi điều trị ART nếu tinh dịch của bệnh nhân có tải lượng virus cao.
Nguồn: Meng, X., Dai, X., Huang, J., Han, T., Liao, X., Cheng, K., ... & Zhou, X. (2024). The influence of male HBV infection on sperm quality, embryonic development, and assisted reproductive outcomes. Human Reproduction, 39(1), 43-52.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tình hình sử dụng noãn trữ lạnh ở bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém sau khi trữ noãn chủ động - Ngày đăng: 28-01-2024
Béo phì, mang song thai và vai trò của công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 28-01-2024
Nội mạc tử cung dày liên quan đến rối loạn tăng huyết áp thai kỳ ở những chu kỳ chuyển phôi đông lạnh nhân tạo: một phân tích hồi cứu trên 2.275 ca sinh đơn - Ngày đăng: 27-01-2024
Thời điểm thực hiện ICSI dựa trên trạng thái của thoi vô sắc - Ngày đăng: 27-01-2024
Tác dụng sinh học và lâm sàng của việc bổ sung vitamin tổng hợp gốc resveratrol đối với chu kì tiêm tinh trùng vào bào tương noãn: Một thử nghiệm ngẫu nhiên, có nhóm chứng - Ngày đăng: 15-01-2024
Hình thái phôi và tỷ lệ trẻ sinh sống ở Mỹ - Ngày đăng: 15-01-2024
Sinh thiết lại phôi nang không nguyên bội và phân tích PGT-A các phôi này trên 2 nền tảng khác nhau - Ngày đăng: 09-01-2024
Kết quả thai sau chuyển phôi đông lạnh so với chuyển phôi tươi ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 03-01-2024
Nhiều thao tác trên phôi trong các chu kỳ PGT-A có thể dẫn đến kết quả lâm sàng kém hơn - Ngày đăng: 03-01-2024
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi lệch bội (PGT-A) ở nhóm bệnh nhân ít phôi: lợi hay hại? - Ngày đăng: 03-01-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK