Tin tức
on Sunday 28-01-2024 10:15am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH Tăng Lê Thái Ngọc – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu chung
Trữ lạnh noãn là phương pháp nhằm bảo tồn khả năng sinh sản của con người để sử dụng trong tương lai. Với sự cải tiến các phương pháp đông lạnh như sự ra đời của phương pháp thuỷ tinh hoá dần thay thế phương pháp đông lạnh chậm trước đây, đông lạnh noãn đã có những bước tiến lớn trong việc cải thiện tỉ lệ noãn sống sau rã và tỉ lệ thai lâm sàng. Năm 2013, Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ (ASRM) đã gỡ nhãn thử nghiệm cho phương pháp đông lạnh noãn. Trong giai đoạn này, chỉ định đông lạnh noãn hầu hết dành cho các bệnh nhân chuẩn bị hoá trị và xạ trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc bệnh nhân mắc các hội chứng di truyền khiến họ bị suy buồng trứng nguyên phát.
Trong 2 thập kỷ qua, xã hội đã có sự thay đổi dần dần theo hướng trì hoãn sinh con. Điều này cùng với những tiến bộ trong công nghệ, đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể việc trữ lạnh noãn (oocyte cryopreservation – OC) ở những bệnh nhân trong độ tuổi sinh sản. Quá trình này, mang lại khả năng giảm thiểu nguy cơ giảm chất lượng noãn và số lượng noãn do độ tuổi. Tuy nhiên, việc thiếu dữ liệu theo dõi và thông tin hạn chế về kết quả mang thai đã cản trở khả năng đưa ra kết luận chắc chắn về hiệu quả của chiến lược trên.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện OC theo kế hoạch, không phải tất cả mọi phụ nữ đều đáp ứng tốt với kích thích buồng trứng. Điều này cho thấy một số người có thể không đạt được số lượng và chất lượng noãn cần thiết cho nguyện vọng xây dựng gia đình theo kế hoạch ban đầu của họ. Những cá nhân này thường được xếp vào nhóm đáp ứng kém với kích thích buồng trứng. Hầu hết các nghiên cứu hiện có về bệnh nhân có đáp ứng buồng trứng kém (Poor ovarian response – POR) tập trung vào những người có chẩn đoán vô sinh đồng thời.
ựa trên sự khác biệt và thiếu hụt dữ liệu lâm sàng so sánh giữa những bệnh nhân mắc POR đã trải qua OC theo kế hoạch so với bệnh nhân vô sinh mắc POR đang điều trị hỗ trợ sinh sản thông thường, việc tư vấn cho các phụ nữ có dự định thực hiện OC đang là một vấn đề khó khăn cho các bác sỹ lâm sàng. Điều này phần lớn là do tỉ lệ bệnh nhân quay lại sử dụng noãn trữ của họ tương đối thấp. Việc tăng số lượng chu kỳ OC theo kế hoạch có thể cải thiện tỉ lệ sinh thô nhưng đối với những bệnh nhân có khả năng sinh sản cao, sự can thiệp này có thể tốn thời gian và tốn kém.
Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra mối liên quan giữa đáp ứng buồng trứng trong quá trình kích thích, được phản ánh qua số lượng noãn được trữ lạnh, với khả năng và thời gian bệnh nhân chọn sử dụng noãn trữ từ chiến lược OC theo kế hoạch. Nhóm tác giả đặc biệt quan tâm đến điều tra mối liên quan giữa POR và tỉ lệ bệnh nhân quay lại sử dụng noãn trữ.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa số lượng tế bào noãn được trữ lạnh trên tỉ lệ quay trở lại để sử dụng những noãn này và thời gian từ khi thủy tinh hóa đến khi rã noãn. Nghiên cứu đoàn hệ này đã sử dụng dữ liệu trong Hệ thống báo cáo kết quả lâm sàng SART cho bệnh nhân tại các phòng khám sinh sản ở Hoa Kỳ và dữ liệu được sử dụng cho những bệnh nhân đủ điều kiện đã thực hiện OC theo kế hoạch từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2020. Dữ liệu được phân tích từ tháng 11/2022 đến tháng 6/2023. Để đảm bảo nghiên cứu chỉ bao gồm các cá nhân đang trải qua OC theo kế hoạch vì những lý do không liên quan đến bệnh lý, không liên quan đến vô sinh, nhóm tác giả đã áp dụng các tiêu chí để loại trừ bệnh nhân có bất kỳ chỉ định nào khác về trữ lạnh noãn.
Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ này cho thấy một xu hướng khác biệt trong việc sử dụng noãn trữ lạnh ở những bệnh nhân trải qua OC theo kế hoạch ở Mỹ. Bất chấp sự gia tăng số bệnh nhân thực hiện OC, tỉ lệ quay trở lại sử dụng noãn đã trữ lạnh là khá thấp. Đáng chú ý, bệnh nhân mắc POR có nhiều khả năng quay trở lại hơn, mặc dù thời gian quay lại tương tự như những người có đáp ứng buồng trứng bình thường. Dữ liệu của nghiên cứu này đã cung cấp thêm thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng noãn trữ lạnh trong OC theo kế hoạch. Từ đó, các bác sỹ lâm sàng có thêm dữ liệu để tư vấn phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân có đáp ứng với kích thích buồng trứng khác nhau.
Nguồn: Fouks, Y., Sakkas, D., Bortoletto, P. E., Penzias, A. S., Seidler, E. A., & Vaughan, D. A. (2024). Utilization of Cryopreserved Oocytes in Patients With Poor Ovarian Response After Planned Oocyte Cryopreservation. JAMA Network Open, 7(1), e2349722-e2349722.
Giới thiệu chung
Trữ lạnh noãn là phương pháp nhằm bảo tồn khả năng sinh sản của con người để sử dụng trong tương lai. Với sự cải tiến các phương pháp đông lạnh như sự ra đời của phương pháp thuỷ tinh hoá dần thay thế phương pháp đông lạnh chậm trước đây, đông lạnh noãn đã có những bước tiến lớn trong việc cải thiện tỉ lệ noãn sống sau rã và tỉ lệ thai lâm sàng. Năm 2013, Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ (ASRM) đã gỡ nhãn thử nghiệm cho phương pháp đông lạnh noãn. Trong giai đoạn này, chỉ định đông lạnh noãn hầu hết dành cho các bệnh nhân chuẩn bị hoá trị và xạ trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc bệnh nhân mắc các hội chứng di truyền khiến họ bị suy buồng trứng nguyên phát.
Trong 2 thập kỷ qua, xã hội đã có sự thay đổi dần dần theo hướng trì hoãn sinh con. Điều này cùng với những tiến bộ trong công nghệ, đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể việc trữ lạnh noãn (oocyte cryopreservation – OC) ở những bệnh nhân trong độ tuổi sinh sản. Quá trình này, mang lại khả năng giảm thiểu nguy cơ giảm chất lượng noãn và số lượng noãn do độ tuổi. Tuy nhiên, việc thiếu dữ liệu theo dõi và thông tin hạn chế về kết quả mang thai đã cản trở khả năng đưa ra kết luận chắc chắn về hiệu quả của chiến lược trên.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện OC theo kế hoạch, không phải tất cả mọi phụ nữ đều đáp ứng tốt với kích thích buồng trứng. Điều này cho thấy một số người có thể không đạt được số lượng và chất lượng noãn cần thiết cho nguyện vọng xây dựng gia đình theo kế hoạch ban đầu của họ. Những cá nhân này thường được xếp vào nhóm đáp ứng kém với kích thích buồng trứng. Hầu hết các nghiên cứu hiện có về bệnh nhân có đáp ứng buồng trứng kém (Poor ovarian response – POR) tập trung vào những người có chẩn đoán vô sinh đồng thời.
ựa trên sự khác biệt và thiếu hụt dữ liệu lâm sàng so sánh giữa những bệnh nhân mắc POR đã trải qua OC theo kế hoạch so với bệnh nhân vô sinh mắc POR đang điều trị hỗ trợ sinh sản thông thường, việc tư vấn cho các phụ nữ có dự định thực hiện OC đang là một vấn đề khó khăn cho các bác sỹ lâm sàng. Điều này phần lớn là do tỉ lệ bệnh nhân quay lại sử dụng noãn trữ của họ tương đối thấp. Việc tăng số lượng chu kỳ OC theo kế hoạch có thể cải thiện tỉ lệ sinh thô nhưng đối với những bệnh nhân có khả năng sinh sản cao, sự can thiệp này có thể tốn thời gian và tốn kém.
Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra mối liên quan giữa đáp ứng buồng trứng trong quá trình kích thích, được phản ánh qua số lượng noãn được trữ lạnh, với khả năng và thời gian bệnh nhân chọn sử dụng noãn trữ từ chiến lược OC theo kế hoạch. Nhóm tác giả đặc biệt quan tâm đến điều tra mối liên quan giữa POR và tỉ lệ bệnh nhân quay lại sử dụng noãn trữ.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa số lượng tế bào noãn được trữ lạnh trên tỉ lệ quay trở lại để sử dụng những noãn này và thời gian từ khi thủy tinh hóa đến khi rã noãn. Nghiên cứu đoàn hệ này đã sử dụng dữ liệu trong Hệ thống báo cáo kết quả lâm sàng SART cho bệnh nhân tại các phòng khám sinh sản ở Hoa Kỳ và dữ liệu được sử dụng cho những bệnh nhân đủ điều kiện đã thực hiện OC theo kế hoạch từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2020. Dữ liệu được phân tích từ tháng 11/2022 đến tháng 6/2023. Để đảm bảo nghiên cứu chỉ bao gồm các cá nhân đang trải qua OC theo kế hoạch vì những lý do không liên quan đến bệnh lý, không liên quan đến vô sinh, nhóm tác giả đã áp dụng các tiêu chí để loại trừ bệnh nhân có bất kỳ chỉ định nào khác về trữ lạnh noãn.
Kết quả nghiên cứu
- Tổng cộng có 67.893 chu kỳ đông lạnh noãn tự thân đã được thực hiện ở Hoa Kỳ từ năm 2014 đến năm 2020 trên 47.363 bệnh nhân (tuổi [SD] trung bình, 34,5 [4,7] tuổi). Trong số này, 6421 (13,5%) được phân loại là bệnh nhân mắc POR, với ít hơn 5 noãn được thủy tinh hóa trong tất cả các chu kỳ kích thích buồng trứng.
- Tổng cộng có 1203 bệnh nhân (2,5%) quay trở lại sử dụng noãn trữ lạnh. Tỉ lệ quay trở lại cao hơn đáng kể ở nhóm POR, với 260 (4,0%) lượt quay trở lại so với 943 (2,3%) ở nhóm đáp ứng bình thường (P < 0,001). Xu hướng này được thể hiện rõ nhất ở nhóm 30 đến 34 tuổi (chu kỳ rã noãn, 46 trên 275 [16,7%] so với không có chu kỳ rã noãn, 982 trên 11.743 [8,4%]; P < 0,001) và nhóm từ 35 đến 39 tuổi (chu kỳ rã noãn, 124 trên 587 [21,1%] so với không có chu kỳ rã noãn, 3433 trên 23.012 [14,9%]; P < 0,001).
- Thời gian từ khi thủy tinh hóa đến khi rã noãn tương đương giữa những bệnh nhân mắc POR (trung bình [SD], 716,1 [156,1] ngày) và những người đáp ứng bình thường (803,8 [160,7] ngày).
- Một phân tích đa biến được điều chỉnh theo độ tuổi, khu vực phòng khám ở Hoa Kỳ, chỉ số khối cơ thể và tiền sử lạc nội mạc tử cung đã được tiến hành để xác định các yếu tố liên quan đến việc sử dụng noãn trữ theo kế hoạch. Phân tích cho thấy rằng việc có ít hơn 5 noãn được thủy tinh hóa có liên quan đến tỉ lệ sử dụng noãn trữ cao hơn (OR, 1,52; KTC 95%, 1,32-1,76).
Nghiên cứu đoàn hệ này cho thấy một xu hướng khác biệt trong việc sử dụng noãn trữ lạnh ở những bệnh nhân trải qua OC theo kế hoạch ở Mỹ. Bất chấp sự gia tăng số bệnh nhân thực hiện OC, tỉ lệ quay trở lại sử dụng noãn đã trữ lạnh là khá thấp. Đáng chú ý, bệnh nhân mắc POR có nhiều khả năng quay trở lại hơn, mặc dù thời gian quay lại tương tự như những người có đáp ứng buồng trứng bình thường. Dữ liệu của nghiên cứu này đã cung cấp thêm thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng noãn trữ lạnh trong OC theo kế hoạch. Từ đó, các bác sỹ lâm sàng có thêm dữ liệu để tư vấn phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân có đáp ứng với kích thích buồng trứng khác nhau.
Nguồn: Fouks, Y., Sakkas, D., Bortoletto, P. E., Penzias, A. S., Seidler, E. A., & Vaughan, D. A. (2024). Utilization of Cryopreserved Oocytes in Patients With Poor Ovarian Response After Planned Oocyte Cryopreservation. JAMA Network Open, 7(1), e2349722-e2349722.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Béo phì, mang song thai và vai trò của công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 28-01-2024
Nội mạc tử cung dày liên quan đến rối loạn tăng huyết áp thai kỳ ở những chu kỳ chuyển phôi đông lạnh nhân tạo: một phân tích hồi cứu trên 2.275 ca sinh đơn - Ngày đăng: 27-01-2024
Thời điểm thực hiện ICSI dựa trên trạng thái của thoi vô sắc - Ngày đăng: 27-01-2024
Tác dụng sinh học và lâm sàng của việc bổ sung vitamin tổng hợp gốc resveratrol đối với chu kì tiêm tinh trùng vào bào tương noãn: Một thử nghiệm ngẫu nhiên, có nhóm chứng - Ngày đăng: 15-01-2024
Hình thái phôi và tỷ lệ trẻ sinh sống ở Mỹ - Ngày đăng: 15-01-2024
Sinh thiết lại phôi nang không nguyên bội và phân tích PGT-A các phôi này trên 2 nền tảng khác nhau - Ngày đăng: 09-01-2024
Kết quả thai sau chuyển phôi đông lạnh so với chuyển phôi tươi ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 03-01-2024
Nhiều thao tác trên phôi trong các chu kỳ PGT-A có thể dẫn đến kết quả lâm sàng kém hơn - Ngày đăng: 03-01-2024
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi lệch bội (PGT-A) ở nhóm bệnh nhân ít phôi: lợi hay hại? - Ngày đăng: 03-01-2024
Xét nghiệm di truyền lệch bội tiền làm tổ không xâm lấn (niPGT-A) cho tỷ lệ thất bại khuyếch đại DNA cao và mối tương quan kém với kết quả sinh thiết tế bào lá nuôi phôi - Ngày đăng: 02-01-2024
Ảnh hưởng của hình thái, tốc độ phát triển phôi nang đến tỷ lệ nguyên bội và tỷ lệ trẻ sinh sống sau PGT-A ở các chu kỳ chuyển đơn phôi - Ngày đăng: 02-01-2024
Quan điểm hiện đại về đông lạnh noãn xã hội - Ngày đăng: 31-12-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK