Tin tức
on Sunday 28-01-2024 10:13am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH Tăng Lê Thái Ngọc – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu chung
Tỉ lệ sinh đôi trên toàn cầu đã tăng từ 9,1 lên 12,0 trên 1000 ca sinh trong khoảng thời gian từ 1980 đến 1985 và 2010 đến 2015. Phần lớn sự gia tăng này là do sự gia tăng số ca song thai khác hợp tử, vì tỉ lệ song thai cùng hợp tử hầu như không thay đổi trên toàn thế giới và ổn định theo thời gian. Sự gia tăng tạm thời số ca song thai thể hiện mối lo ngại về mặt lâm sàng và sức khỏe cộng đồng, vì mang song thai có liên quan đến nguy cơ cao về các biến chứng của mẹ cũng như thai nhi và trẻ sơ sinh. Một số những nguy cơ phổ biến thường được đề cập trong các thai kỳ đa thai như mẹ bị tăng huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, sinh non, hội chứng truyền máu song sinh, tử vong sơ sinh và nhiều biến chứng khác.
Một trong những lý do chính cho sự gia tăng về tỉ lệ song thai là việc sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology – ART) ngày càng tăng. Tại Hoa Kỳ, theo thống kê có khoảng 10,6% các ca đa thai được sinh ra nhờ vào ART, và 16,8% trẻ sơ sinh được sinh ra từ ART vào năm 2019 thuộc các trường hợp song thai. Các cặp song sinh từ ART hầu hết đều là song thai khác hợp tử, mặc dù có một số bằng chứng cho thấy việc song thai cùng hợp tử cũng tăng lên nhờ ART. Một yếu tố khác góp phần làm tăng tỉ lệ song thai khác hợp tử là do tuổi mẹ tăng theo thời gian. Các yếu tố nguy cơ bổ sung cho việc mang song thai bao gồm số lần sinh, tầm vóc người mẹ, hút thuốc, và chủng tộc.
Tỉ lệ phụ nữ thừa cân và béo phì đã tăng lên ở hầu hết các quốc gia, ảnh hưởng đến 30% đến 50% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Sự thay đổi này đáng lo ngại vì béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất và có thể thay đổi được đối với các kết quả bất lợi khi mang thai. Các nghiên cứu trước đây ở Hoa Kỳ (1959-1966) và Đan Mạch (1998-2001) đã chỉ ra mối liên quan giữa béo phì và tỉ lệ song thai, đặc biệt là đối với các cặp song thai khác hợp tử. Mặc dù cơ chế phía sau mối liên quan này vẫn chưa rõ ràng, có thể tỉ lệ sinh đôi cao hơn ở phụ nữ béo phì có liên quan đến tỉ lệ điều trị ART cao hơn, vì phụ nữ thừa cân và béo phì có nhiều khả năng bị vô sinh hơn so với những người có chỉ số khối cơ thể bình thường ((body mass index – BMI). Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra mối liên quan giữa chỉ số BMI cao trước khi mang thai và mang song thai trong một đoàn hệ gồm những phụ nữ Canada. Ngoài ra, nghiên cứu đã đánh giá mức độ mà mối liên hệ này được điều chỉnh bằng việc sử dụng ART.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu này bao gồm tất cả các ca sinh sống và thai chết lưu có tuổi thai từ 20 tuần trở lên ở British Columbia, Canada, từ năm 2008-2020, sử dụng dữ liệu từ Cơ quan đăng ký cơ sở dữ liệu chu sinh của British Columbia. Phân tích dữ liệu được thực hiện từ tháng 11/2022 đến tháng 06/2023. BMI trước khi mang thai, được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét). Nghiên cứu đánh giá liệu BMI trước khi mang thai có liên quan đến tỉ lệ sinh đôi so với sinh đơn hay không và liệu mối liên quan này có được giải thích bằng sự khác biệt trong việc sử dụng ART ở phụ nữ béo phì hay không.
Kết quả nghiên cứu
Trong nghiên cứu đoàn hệ trên 524 845 ca sinh nở này, những phụ nữ thừa cân và béo phì có tỉ lệ sinh đôi cao hơn. Tuy nhiên, tỉ lệ sinh đôi do BMI trước khi mang thai tăng cao là tương đối thấp. Phụ nữ có BMI cao hơn sử dụng ART với tỉ lệ cao hơn so với những người có BMI bình thường và điều này một phần điều chỉnh mối liên quan giữa BMI cao trước khi mang thai và sinh đôi ở những người thừa cân hoặc thuộc nhóm béo phì loại I hoặc II. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc điều trị ART ở những phụ nữ béo phì độ III, những người có tỉ lệ sinh đôi cao nhất.
Nguồn: Bone, J. N., Joseph, K. S., Magee, L. A., Wang, L. Q., John, S., Bedaiwy, M. A., ... & Lisonkova, S. (2024). Obesity, Twin Pregnancy, and the Role of Assisted Reproductive Technology. JAMA Network Open, 7(1), e2350934-e2350934.
Giới thiệu chung
Tỉ lệ sinh đôi trên toàn cầu đã tăng từ 9,1 lên 12,0 trên 1000 ca sinh trong khoảng thời gian từ 1980 đến 1985 và 2010 đến 2015. Phần lớn sự gia tăng này là do sự gia tăng số ca song thai khác hợp tử, vì tỉ lệ song thai cùng hợp tử hầu như không thay đổi trên toàn thế giới và ổn định theo thời gian. Sự gia tăng tạm thời số ca song thai thể hiện mối lo ngại về mặt lâm sàng và sức khỏe cộng đồng, vì mang song thai có liên quan đến nguy cơ cao về các biến chứng của mẹ cũng như thai nhi và trẻ sơ sinh. Một số những nguy cơ phổ biến thường được đề cập trong các thai kỳ đa thai như mẹ bị tăng huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, sinh non, hội chứng truyền máu song sinh, tử vong sơ sinh và nhiều biến chứng khác.
Một trong những lý do chính cho sự gia tăng về tỉ lệ song thai là việc sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology – ART) ngày càng tăng. Tại Hoa Kỳ, theo thống kê có khoảng 10,6% các ca đa thai được sinh ra nhờ vào ART, và 16,8% trẻ sơ sinh được sinh ra từ ART vào năm 2019 thuộc các trường hợp song thai. Các cặp song sinh từ ART hầu hết đều là song thai khác hợp tử, mặc dù có một số bằng chứng cho thấy việc song thai cùng hợp tử cũng tăng lên nhờ ART. Một yếu tố khác góp phần làm tăng tỉ lệ song thai khác hợp tử là do tuổi mẹ tăng theo thời gian. Các yếu tố nguy cơ bổ sung cho việc mang song thai bao gồm số lần sinh, tầm vóc người mẹ, hút thuốc, và chủng tộc.
Tỉ lệ phụ nữ thừa cân và béo phì đã tăng lên ở hầu hết các quốc gia, ảnh hưởng đến 30% đến 50% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Sự thay đổi này đáng lo ngại vì béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất và có thể thay đổi được đối với các kết quả bất lợi khi mang thai. Các nghiên cứu trước đây ở Hoa Kỳ (1959-1966) và Đan Mạch (1998-2001) đã chỉ ra mối liên quan giữa béo phì và tỉ lệ song thai, đặc biệt là đối với các cặp song thai khác hợp tử. Mặc dù cơ chế phía sau mối liên quan này vẫn chưa rõ ràng, có thể tỉ lệ sinh đôi cao hơn ở phụ nữ béo phì có liên quan đến tỉ lệ điều trị ART cao hơn, vì phụ nữ thừa cân và béo phì có nhiều khả năng bị vô sinh hơn so với những người có chỉ số khối cơ thể bình thường ((body mass index – BMI). Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra mối liên quan giữa chỉ số BMI cao trước khi mang thai và mang song thai trong một đoàn hệ gồm những phụ nữ Canada. Ngoài ra, nghiên cứu đã đánh giá mức độ mà mối liên hệ này được điều chỉnh bằng việc sử dụng ART.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu này bao gồm tất cả các ca sinh sống và thai chết lưu có tuổi thai từ 20 tuần trở lên ở British Columbia, Canada, từ năm 2008-2020, sử dụng dữ liệu từ Cơ quan đăng ký cơ sở dữ liệu chu sinh của British Columbia. Phân tích dữ liệu được thực hiện từ tháng 11/2022 đến tháng 06/2023. BMI trước khi mang thai, được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét). Nghiên cứu đánh giá liệu BMI trước khi mang thai có liên quan đến tỉ lệ sinh đôi so với sinh đơn hay không và liệu mối liên quan này có được giải thích bằng sự khác biệt trong việc sử dụng ART ở phụ nữ béo phì hay không.
Kết quả nghiên cứu
- Tổng cộng có 524 845 ca sinh ở tuần thai thứ 20 trở lên ở British Columbia trong thời gian nghiên cứu và 392 046 phụ nữ có dữ liệu đầy đủ về chỉ số BMI trước khi mang thai. Độ tuổi trung bình là 31,4 (27,7-35,0), với khoảng một nửa là phụ nữ chưa sinh con trước đó (243 443 [46,4%]) và dưới 10% phụ nữ hút thuốc khi mang thai (36 894 [7,1%]).
- Nhìn chung, có 8295 phụ nữ sinh đôi và tỉ lệ trên 1000 ca sinh theo các loại BMI trước khi mang thai là 11,9 (thiếu cân), 15,1 (bình thường), 16,0 (thừa cân), 16,0 (loại béo phì loại I), 16,7 (loại béo phì loại II) và 18,9 (béo phì loại III).
- Sau khi điều chỉnh các biến số khác, phụ nữ thiếu cân có tỉ lệ sinh đôi ít hơn 16% so với phụ nữ có BMI bình thường (aRR 0,84; KTC 95%, 0,74-0,95), trong khi phụ nữ thừa cân, béo phì loại I, loại II và loại III có tỉ lệ cao hơn 14% (aRR 1,14; KTC 95%, 1,07-1,21), 16% (aRR 1,16; KTC 95%, 1,06-1,27), 17% (aRR 1,17; KTC 95%, 1,02-1,34) và 41% (aRR, 1,41; KTC 95%, 1,19-1,66) so với những phụ nữ có BMI bình thường.
- Tỉ lệ phụ nữ mang thai bằng ART tăng lên khi chỉ số BMI tăng và ART có liên quan đến tỉ lệ sinh đôi cao hơn gần 12 lần (aRR, 11,80; KTC 95%, 11,10-12,54). ART giải thích khoảng 1/4 mối liên quan giữa béo phì loại I, loại II và sinh đôi, nhưng không có mối liên hệ nào trong số này qua trung gian ART ở phụ nữ béo phì độ III.
Trong nghiên cứu đoàn hệ trên 524 845 ca sinh nở này, những phụ nữ thừa cân và béo phì có tỉ lệ sinh đôi cao hơn. Tuy nhiên, tỉ lệ sinh đôi do BMI trước khi mang thai tăng cao là tương đối thấp. Phụ nữ có BMI cao hơn sử dụng ART với tỉ lệ cao hơn so với những người có BMI bình thường và điều này một phần điều chỉnh mối liên quan giữa BMI cao trước khi mang thai và sinh đôi ở những người thừa cân hoặc thuộc nhóm béo phì loại I hoặc II. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc điều trị ART ở những phụ nữ béo phì độ III, những người có tỉ lệ sinh đôi cao nhất.
Nguồn: Bone, J. N., Joseph, K. S., Magee, L. A., Wang, L. Q., John, S., Bedaiwy, M. A., ... & Lisonkova, S. (2024). Obesity, Twin Pregnancy, and the Role of Assisted Reproductive Technology. JAMA Network Open, 7(1), e2350934-e2350934.
Từ khóa: béo phì, mang song thai, ART, BMI
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nội mạc tử cung dày liên quan đến rối loạn tăng huyết áp thai kỳ ở những chu kỳ chuyển phôi đông lạnh nhân tạo: một phân tích hồi cứu trên 2.275 ca sinh đơn - Ngày đăng: 27-01-2024
Thời điểm thực hiện ICSI dựa trên trạng thái của thoi vô sắc - Ngày đăng: 27-01-2024
Tác dụng sinh học và lâm sàng của việc bổ sung vitamin tổng hợp gốc resveratrol đối với chu kì tiêm tinh trùng vào bào tương noãn: Một thử nghiệm ngẫu nhiên, có nhóm chứng - Ngày đăng: 15-01-2024
Hình thái phôi và tỷ lệ trẻ sinh sống ở Mỹ - Ngày đăng: 15-01-2024
Sinh thiết lại phôi nang không nguyên bội và phân tích PGT-A các phôi này trên 2 nền tảng khác nhau - Ngày đăng: 09-01-2024
Kết quả thai sau chuyển phôi đông lạnh so với chuyển phôi tươi ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 03-01-2024
Nhiều thao tác trên phôi trong các chu kỳ PGT-A có thể dẫn đến kết quả lâm sàng kém hơn - Ngày đăng: 03-01-2024
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi lệch bội (PGT-A) ở nhóm bệnh nhân ít phôi: lợi hay hại? - Ngày đăng: 03-01-2024
Xét nghiệm di truyền lệch bội tiền làm tổ không xâm lấn (niPGT-A) cho tỷ lệ thất bại khuyếch đại DNA cao và mối tương quan kém với kết quả sinh thiết tế bào lá nuôi phôi - Ngày đăng: 02-01-2024
Ảnh hưởng của hình thái, tốc độ phát triển phôi nang đến tỷ lệ nguyên bội và tỷ lệ trẻ sinh sống sau PGT-A ở các chu kỳ chuyển đơn phôi - Ngày đăng: 02-01-2024
Quan điểm hiện đại về đông lạnh noãn xã hội - Ngày đăng: 31-12-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK