Tin tức
on Tuesday 20-02-2024 4:14pm
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Liên Mỹ Dinh - IVFMD SIH - Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn
Giới thiệu
Tại khu vực đô thị Portland, Oregon, vụ cháy rừng vào tháng 9 năm 2020 đã dẫn đến những đám khói lan rộng, gây ra tình trạng khẩn cấp về chất lượng không khí. Chỉ số chất lượng không khí (air quality index – AQI) trung bình tại khu vực này trong 2 tháng trước là 26 (tốt). Tuy nhiên, vào ngày xảy ra thảm hoạ gió chuyển hướng nhanh chóng gây ra chất lượng không khí độc hại nhất thế giới với chỉ số AQI là 486 (nguy hiểm). Sau 10 ngày, khói trong khu vực nhanh chóng tan đi và chất lượng không khí trở lại bình thường.
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa chất lượng không khí kém và các kết quả bất lợi về sinh sản và kết cục trẻ sinh. Nhiều báo cáo đã đồng thuận rằng ở người, sự gia tăng tiếp xúc với các hạt bụi mịn trong không khí có liên quan đến giảm khả năng sinh sản, đặc biệt dẫn đến kết quả bất lợi ở những nhóm bệnh nhân (BN) đang điều trị hỗ trợ sinh sản (HTSS). Chất lượng không khí kém cũng liên quan đến tỷ lệ sẩy thai sớm và các biến chứng sản khoa cao hơn, bao gồm cân nặng bé sinh thấp và sinh non. Có bằng chứng cho thấy các thông số tinh dịch cũng bị ảnh hưởng bởi tiếp xúc với chất lượng không khí không tốt. Vì những lý do trên nên tiêu chuẩn cao về chất lượng không khí luôn được duy trì trong các phòng lab phôi học để bảo vệ khỏi ô nhiễm không khí.
Một nghiên cứu về kết cục IVF ở các cặp vợ chồng tiếp xúc với các hạt bụi mịn mức độ PM2,5 là 9,1µg/m3 vào ngày chuyển phôi cho thấy không có sự khác biệt so với nhóm chứng. Trong khi đó lượng bụi mịn PM2,5 trong thảm hoạ cháy rừng ở Oregon cao hơn rất nhiều là 465 µg/m3. Tác giả nghiên cứu này đưa ra giả thuyết rằng đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng cấp tính này sẽ gây bất lợi cho kết quả IVF, dẫn đến tỷ lệ phôi thấp hơn. Vì thế nghiên cứu được thiết kế để kiểm tra tác động tiềm tàng đến khả năng sinh sản của việc tiếp xúc cấp tính với chất lượng không khí kém trong thời gian 10 ngày do cháy rừng gây ra đối với những BN đang thực hiện IVF. Nghiên cứu này có thể cung cấp thông tin về các thực hành lâm sàng trong tương lai cho các đợt cháy rừng khác.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu bao gồm những BN có ngày chọc hút noãn vào 6 tuần trước thảm hoạ cháy rừng gây ô nhiễm không khí và những BN bắt đầu kích thích buồng trứng (KTBT) vào 4 ngày sau vụ cháy rừng. Dựa trên lý luận rằng có hai điểm mà chất lượng không khí có thể ảnh hưởng đến quá trình IVF là (1) BN hít thở không khí không lành mạnh trong quá trình kích thích buồng trứng và (2) phôi/noãn tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong phòng lab vào những ngày thảm họa. Bài báo đánh giá các rủi ro này một cách riêng biệt vì tác giả dự đoán rằng những rủi ro này có thể tạo ra các hiệu ứng khác nhau.
Nhóm BN tiếp xúc gồm BN có ít nhất 4 ngày KTBT xảy ra trong khoảng thời gian 10 ngày có chất lượng không khí không tốt. Nhóm tiếp xúc trong phòng lab được xác định là BN có noãn và/hoặc phôi được nuôi cấy trong ít nhất 2 ngày trong khoảng thời gian 10 ngày chất lượng không khí không tốt.
Nhóm không tiếp xúc bao gồm (1) BN KTBT và IVF trong vòng 6 tuần trước khi bắt đầu cháy rừng và không có BN nào tiếp xúc với không khí không trong lành và (2) BN không có phôi/noãn được nuôi cấy trong lab hơn 1 ngày sau thảm họa cháy rừng.
Kết quả
69 BN được KTBT và điều trị IVF trong 6 tuần trước khi xảy ra thảm hoạ cháy rừng cho đến 10 ngày sau vụ cháy. Trong đó 15 BN thuộc nhóm tiếp xúc trong phòng lab, 16 BN thuộc nhóm BN tiếp xúc và 44 BN thuộc nhóm không tiếp xúc. 6 BN thuộc cả 2 nhóm BN tiếp xúc và tiếp xúc phòng lab. Mặc dù cả 2 nhóm tiếp xúc đều có tốc độ tạo phôi nang không giảm đáng kể so với nhóm không tiếp xúc nhưng số lượng phôi nang trung bình thu được ở nhóm tiếp xúc trong phòng lab thấp hơn đáng kể so với nhóm không tiếp xúc (2 so với 4,5).
Nhóm tiếp xúc trong phòng lab có nhiều chu kỳ không phôi nang hơn đáng kể (3/15 so với 1/44). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả điều trị IVF giữa nhóm BN tiếp xúc và nhóm không tiếp xúc. Không có sự khác biệt đáng kể về kết quả thai (thai lâm sàng, thai sinh hoá, tỉ lệ sẩy thai, tỉ lệ thai sống) được quan sát thấy sau khi chuyển phôi lần đầu giữa 2 nhóm nghiên cứu và nhóm chứng.
Kết luận
Khi diễn ra cháy rừng, chất lượng không khí bên ngoài tệ nghiêm trọng đến mức mặc dù có nhiều lớp lọc không khí, việc mới thay lớp lọc gần đây hoặc việc sử dụng tạm thời bộ lọc bổ sung nhưng mùi khói vẫn có thể được ngửi thấy khi làm việc trong phòng lab. Để chuẩn bị cho những vụ cháy rừng có thể diễn ra tiếp theo, phòng lab IVF đã phải thay thế toàn bộ lớp lọc và bổ sung thêm tháp lọc không khí lớn.
Nghiên cứu có một số hạn chế như cỡ mẫu nhỏ, tỉ lệ không có phôi để chuyển ở nhóm tiếp xúc trong phòng lab cao dẫn đến tổng thể về kết quả thai là giống nhau giữa 2 nhóm tiếp xúc và không tiếp xúc. Một hạn chế khác là dữ liệu này không được thống kê theo mức độ tiếp xúc ở mỗi BN về chất lượng không khí ở nhà hoặc chỗ làm. Nghiên cứu được thực hiện năm 2020 cũng có thể bị gây nhiễu bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 và tình hình kinh tế - xã hội. Mặc dù có vài hạn chế được nêu trên nhưng kết quả của bài nghiên cứu đã giúp đưa ra các khuyến cáo ở phụ nữ có thai để bảo vệ họ khỏi sự tiếp xúc với môi trường độc hại đặc biệt là không khí ô nhiễm.
Tóm lại, nghiên cứu này nhấn mạnh rằng một giai đoạn tiếp xúc với khói cháy rừng nghiêm trọng bên ngoài trùng lặp với ít nhất 2 ngày thụ tinh và tạo phôi của chu kỳ IVF có liên quan đến việc giảm phôi nang tạo thành và tăng tỷ lệ các chu kỳ không thu được phôi nang. Cần nghiên cứu sâu hơn để hiểu đầy đủ tác động của việc tiếp xúc cấp tính với khói cháy rừng đối với những BN đang được HTSS và các biện pháp can thiệp tiềm năng để giảm thiểu nguy cơ này.
Nguồn: Kornfield M, Rubin E, Parker P, Garg B, O'Leary T, Phillips S, Madding R, Baldwin M, Amato P, Lee D, Wu D, Krieg S. Unhealthy air quality secondary to wildfires is associated with lower blastocyst yield. Fertil Steril. 2024 Jan 19:S0015-0282(23)02097-6. doi: 10.1016/j.fertnstert.2023.12.026. Epub ahead of print. PMID: 38244020.
Giới thiệu
Tại khu vực đô thị Portland, Oregon, vụ cháy rừng vào tháng 9 năm 2020 đã dẫn đến những đám khói lan rộng, gây ra tình trạng khẩn cấp về chất lượng không khí. Chỉ số chất lượng không khí (air quality index – AQI) trung bình tại khu vực này trong 2 tháng trước là 26 (tốt). Tuy nhiên, vào ngày xảy ra thảm hoạ gió chuyển hướng nhanh chóng gây ra chất lượng không khí độc hại nhất thế giới với chỉ số AQI là 486 (nguy hiểm). Sau 10 ngày, khói trong khu vực nhanh chóng tan đi và chất lượng không khí trở lại bình thường.
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa chất lượng không khí kém và các kết quả bất lợi về sinh sản và kết cục trẻ sinh. Nhiều báo cáo đã đồng thuận rằng ở người, sự gia tăng tiếp xúc với các hạt bụi mịn trong không khí có liên quan đến giảm khả năng sinh sản, đặc biệt dẫn đến kết quả bất lợi ở những nhóm bệnh nhân (BN) đang điều trị hỗ trợ sinh sản (HTSS). Chất lượng không khí kém cũng liên quan đến tỷ lệ sẩy thai sớm và các biến chứng sản khoa cao hơn, bao gồm cân nặng bé sinh thấp và sinh non. Có bằng chứng cho thấy các thông số tinh dịch cũng bị ảnh hưởng bởi tiếp xúc với chất lượng không khí không tốt. Vì những lý do trên nên tiêu chuẩn cao về chất lượng không khí luôn được duy trì trong các phòng lab phôi học để bảo vệ khỏi ô nhiễm không khí.
Một nghiên cứu về kết cục IVF ở các cặp vợ chồng tiếp xúc với các hạt bụi mịn mức độ PM2,5 là 9,1µg/m3 vào ngày chuyển phôi cho thấy không có sự khác biệt so với nhóm chứng. Trong khi đó lượng bụi mịn PM2,5 trong thảm hoạ cháy rừng ở Oregon cao hơn rất nhiều là 465 µg/m3. Tác giả nghiên cứu này đưa ra giả thuyết rằng đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng cấp tính này sẽ gây bất lợi cho kết quả IVF, dẫn đến tỷ lệ phôi thấp hơn. Vì thế nghiên cứu được thiết kế để kiểm tra tác động tiềm tàng đến khả năng sinh sản của việc tiếp xúc cấp tính với chất lượng không khí kém trong thời gian 10 ngày do cháy rừng gây ra đối với những BN đang thực hiện IVF. Nghiên cứu này có thể cung cấp thông tin về các thực hành lâm sàng trong tương lai cho các đợt cháy rừng khác.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu bao gồm những BN có ngày chọc hút noãn vào 6 tuần trước thảm hoạ cháy rừng gây ô nhiễm không khí và những BN bắt đầu kích thích buồng trứng (KTBT) vào 4 ngày sau vụ cháy rừng. Dựa trên lý luận rằng có hai điểm mà chất lượng không khí có thể ảnh hưởng đến quá trình IVF là (1) BN hít thở không khí không lành mạnh trong quá trình kích thích buồng trứng và (2) phôi/noãn tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong phòng lab vào những ngày thảm họa. Bài báo đánh giá các rủi ro này một cách riêng biệt vì tác giả dự đoán rằng những rủi ro này có thể tạo ra các hiệu ứng khác nhau.
Nhóm BN tiếp xúc gồm BN có ít nhất 4 ngày KTBT xảy ra trong khoảng thời gian 10 ngày có chất lượng không khí không tốt. Nhóm tiếp xúc trong phòng lab được xác định là BN có noãn và/hoặc phôi được nuôi cấy trong ít nhất 2 ngày trong khoảng thời gian 10 ngày chất lượng không khí không tốt.
Nhóm không tiếp xúc bao gồm (1) BN KTBT và IVF trong vòng 6 tuần trước khi bắt đầu cháy rừng và không có BN nào tiếp xúc với không khí không trong lành và (2) BN không có phôi/noãn được nuôi cấy trong lab hơn 1 ngày sau thảm họa cháy rừng.
Kết quả
69 BN được KTBT và điều trị IVF trong 6 tuần trước khi xảy ra thảm hoạ cháy rừng cho đến 10 ngày sau vụ cháy. Trong đó 15 BN thuộc nhóm tiếp xúc trong phòng lab, 16 BN thuộc nhóm BN tiếp xúc và 44 BN thuộc nhóm không tiếp xúc. 6 BN thuộc cả 2 nhóm BN tiếp xúc và tiếp xúc phòng lab. Mặc dù cả 2 nhóm tiếp xúc đều có tốc độ tạo phôi nang không giảm đáng kể so với nhóm không tiếp xúc nhưng số lượng phôi nang trung bình thu được ở nhóm tiếp xúc trong phòng lab thấp hơn đáng kể so với nhóm không tiếp xúc (2 so với 4,5).
Nhóm tiếp xúc trong phòng lab có nhiều chu kỳ không phôi nang hơn đáng kể (3/15 so với 1/44). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả điều trị IVF giữa nhóm BN tiếp xúc và nhóm không tiếp xúc. Không có sự khác biệt đáng kể về kết quả thai (thai lâm sàng, thai sinh hoá, tỉ lệ sẩy thai, tỉ lệ thai sống) được quan sát thấy sau khi chuyển phôi lần đầu giữa 2 nhóm nghiên cứu và nhóm chứng.
Kết luận
Khi diễn ra cháy rừng, chất lượng không khí bên ngoài tệ nghiêm trọng đến mức mặc dù có nhiều lớp lọc không khí, việc mới thay lớp lọc gần đây hoặc việc sử dụng tạm thời bộ lọc bổ sung nhưng mùi khói vẫn có thể được ngửi thấy khi làm việc trong phòng lab. Để chuẩn bị cho những vụ cháy rừng có thể diễn ra tiếp theo, phòng lab IVF đã phải thay thế toàn bộ lớp lọc và bổ sung thêm tháp lọc không khí lớn.
Nghiên cứu có một số hạn chế như cỡ mẫu nhỏ, tỉ lệ không có phôi để chuyển ở nhóm tiếp xúc trong phòng lab cao dẫn đến tổng thể về kết quả thai là giống nhau giữa 2 nhóm tiếp xúc và không tiếp xúc. Một hạn chế khác là dữ liệu này không được thống kê theo mức độ tiếp xúc ở mỗi BN về chất lượng không khí ở nhà hoặc chỗ làm. Nghiên cứu được thực hiện năm 2020 cũng có thể bị gây nhiễu bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 và tình hình kinh tế - xã hội. Mặc dù có vài hạn chế được nêu trên nhưng kết quả của bài nghiên cứu đã giúp đưa ra các khuyến cáo ở phụ nữ có thai để bảo vệ họ khỏi sự tiếp xúc với môi trường độc hại đặc biệt là không khí ô nhiễm.
Tóm lại, nghiên cứu này nhấn mạnh rằng một giai đoạn tiếp xúc với khói cháy rừng nghiêm trọng bên ngoài trùng lặp với ít nhất 2 ngày thụ tinh và tạo phôi của chu kỳ IVF có liên quan đến việc giảm phôi nang tạo thành và tăng tỷ lệ các chu kỳ không thu được phôi nang. Cần nghiên cứu sâu hơn để hiểu đầy đủ tác động của việc tiếp xúc cấp tính với khói cháy rừng đối với những BN đang được HTSS và các biện pháp can thiệp tiềm năng để giảm thiểu nguy cơ này.
Nguồn: Kornfield M, Rubin E, Parker P, Garg B, O'Leary T, Phillips S, Madding R, Baldwin M, Amato P, Lee D, Wu D, Krieg S. Unhealthy air quality secondary to wildfires is associated with lower blastocyst yield. Fertil Steril. 2024 Jan 19:S0015-0282(23)02097-6. doi: 10.1016/j.fertnstert.2023.12.026. Epub ahead of print. PMID: 38244020.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nghiên cứu so sánh kết quả thai của hai phương pháp chọn lọc tinh trùng trong nhóm bệnh nhân không chọn lọc thực hiện IVF-ICSI - Ngày đăng: 01-02-2024
Ảnh hưởng của nhiễm HBV ở nam giới đến chất lượng tinh trùng, sự phát triển của phôi và kết quả hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 28-01-2024
Tình hình sử dụng noãn trữ lạnh ở bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém sau khi trữ noãn chủ động - Ngày đăng: 28-01-2024
Béo phì, mang song thai và vai trò của công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 28-01-2024
Nội mạc tử cung dày liên quan đến rối loạn tăng huyết áp thai kỳ ở những chu kỳ chuyển phôi đông lạnh nhân tạo: một phân tích hồi cứu trên 2.275 ca sinh đơn - Ngày đăng: 27-01-2024
Thời điểm thực hiện ICSI dựa trên trạng thái của thoi vô sắc - Ngày đăng: 27-01-2024
Tác dụng sinh học và lâm sàng của việc bổ sung vitamin tổng hợp gốc resveratrol đối với chu kì tiêm tinh trùng vào bào tương noãn: Một thử nghiệm ngẫu nhiên, có nhóm chứng - Ngày đăng: 15-01-2024
Hình thái phôi và tỷ lệ trẻ sinh sống ở Mỹ - Ngày đăng: 15-01-2024
Sinh thiết lại phôi nang không nguyên bội và phân tích PGT-A các phôi này trên 2 nền tảng khác nhau - Ngày đăng: 09-01-2024
Kết quả thai sau chuyển phôi đông lạnh so với chuyển phôi tươi ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 03-01-2024
Nhiều thao tác trên phôi trong các chu kỳ PGT-A có thể dẫn đến kết quả lâm sàng kém hơn - Ngày đăng: 03-01-2024
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi lệch bội (PGT-A) ở nhóm bệnh nhân ít phôi: lợi hay hại? - Ngày đăng: 03-01-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK