Tin tức
on Friday 22-03-2024 12:54pm
Danh mục: Tin quốc tế
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu về sự ảnh hưởng của số lần điều trị IVF đến chất lượng cuộc sống và trạng thái cảm xúc của phụ nữ
CNSH. Trần Như Uyên - IVFVH
1. Giới thiệu
Ước tính trên thế giới có khoảng 8-12% cặp vợ chồng bị vô sinh. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp hỗ trợ điều trị vô sinh đem lại hiệu quả cao. Mặc dù đã đem lại thành công nhưng lại có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống (QoL) của bệnh nhân.
Vô sinh là một trong những yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống và dẫn đến nhiều hậu quả về sinh lý, tâm lý khác nhau và có thể tác động đến chất lượng cuộc sống liên quan đến khả năng sinh sản của bệnh nhân (FertiQoL). Theo WHO định nghĩa QoL là “nhận thức của một cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống liên quan đến bối cảnh văn hóa và giá trị cuộc sống. Do đó, FertiQoL đề cập đến chất lượng cuộc sống của các cá nhân liên quan đến cảm xúc, thể chất, tâm lý, hôn nhân, xã hội, môi trường và khả năng chịu đựng các vấn đề phản ảnh rõ tình trạng cuộc sống của bệnh nhân vô sinh.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng FertiQoL của phụ nữ trong thời kỳ vô sinh kém hơn. Phụ nữ cũng cần phải thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng so với nam giới. Vì vậy, phụ nữ càng phải chịu nhiều áp lực hơn và FertiQoL của họ giảm đáng kể khi đối mặt với cuộc sống khủng hoảng khi điều trị vô sinh.
Các phương pháp điều trị vô sinh bao gồm phác đồ phức tạp và đòi hỏi tuân thủ khắt khe. Tỷ lệ có thai lâm sàng trong mỗi chu kỳ điều trị trong khoảng từ 28,8% đến 33,2%. Do đó, để có thai bệnh nhân cần phải điều trị nhiều lần và có khoảng 25% bệnh nhân trải qua hơn 5 chu kỳ. Ngoài ra, các chu kỳ IVF lặp đi lặp lại có thể làm tăng nguy cơ quá kích buồng trứng.
Bằng chứng cho thấy những bệnh nhân thất bại IVF nhiều lần có xu hướng có QoL kém hơn, một phần do thời gian trì hoãn thụ tinh kéo dài hơn dẫn đến cảm xúc không ổn định và gánh nặng tài chính. Nghiên cứu trước đây của nhóm tác giả cho thấy những bệnh nhân thất bại trong việc chuyển phôi nhiều lần có mức FertiQoL thấp hơn đáng kể. Ngoài ra, còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe dẫn dến suy giảm sức khỏe tinh thần, lo âu và trầm cảm. Những tác động này vẫn sẽ kéo dài vài tháng mặc dù chu kỳ điều trị đã kết thúc. Một nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ báo cáo rằng giữa các cặp vợ chồng vô sinh có và không có tiền sử thất bại IVF từ trước không có sự khác biệt về FertiQoL giữa hai nhóm. Điều này có thể liên quan đến cỡ mẫu hạn chế của nghiên cứu. Do đó, cần có các nghiên cứu trong tương lai với bối cảnh văn hóa khác nhau và cỡ mẫu lớn hơn.
Hỗ trợ xã hội có thể là một thành phần quan trọng giúp phụ nữ đương đầu với nỗi đau liên quan đến vô sinh và thất bại trong điều trị. Hỗ trợ xã hội được định nghĩa là “sự an ủi, chăm sóc, giúp đỡ mà một người nhận được từ người khác khi một cá nhân đang bị căng thẳng”. Một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng phụ nữ có xu hướng tiết lộ tình trạng của mình và có xu hướng tìm kiếm đối thoại với người thân và bạn bè nhiều hơn nam giới. Do đó, hỗ trợ xã hội nên là điều cần được quan tâm nhiều hơn. Cần có những nghiên cứu cụ thể hơn để tìm hiểu về trạng thái cảm xúc và QoL ở những phụ nữ trải qua chu kỳ IVF lần đầu và lặp lại. Mục đích của nghiên cứu này là cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về những khác biệt có thể có về mức độ chất lượng cuộc sống và trạng thái cảm xúc liên quan đến khả năng sinh sản của những phụ nữ trải qua số chu kỳ điều trị IVF khác nhau.
2. Phương pháp
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Y tế Sinh sản của Bệnh viện Ruijin ở Trung Quốc. Tất cả bệnh nhân đang điều trị từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2021.Những bệnh nhân tham gia được chia thành bốn nhóm dựa trên số chu kỳ IVF: G1 (chu kỳ đầu tiên), G2 (chu kỳ thứ hai), G3 (chu kỳ thứ ba) và G4 (chu kỳ thứ tư trở lên). Quá trình đánh giá được thực hiện ở bước cuối cùng trước khi chuyển phôi trong chu kỳ điều trị.
Chất lượng cuộc sống liên quan đến khả năng sinh sản được xác định bằng thang đo FertiQoL bao gồm: kết quả chính (cảm xúc, tinh thần/cơ thể, mối quan hệ và xã hội); kết quả phụ (tác động từ môi trường, sức chịu đựng).
Hỗ trợ xã hội được xác định bằng Thang đo Hỗ trợ xã hội (PSSS) với 7 mức điểm từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 7 (hoàn toàn đồng ý). Thang đo lo âu tự đánh giá (SAS) và thang đo trầm cảm tự đánh giá (SDS) được sử dụng để đánh giá mức độ lo lắng và trầm cảm của bệnh nhân. Điểm càng cao cho thấy mức độ lo lắng hoặc trầm cảm càng nghiêm trọng.
3. Kết quả
Tổng cộng có 432 bệnh nhân được đưa vào và phân thành bốn nhóm sau: bệnh nhân trải qua chu kỳ IVF lần đầu (G1; n=192), bệnh nhân trải qua chu kỳ thứ hai (G2; n=80), trải qua chu kỳ thứ ba (G3; n=88) và trải qua chu kỳ thứ tư trở lên (G4; n=72). Số chu kỳ IVF trung bình ở nhóm G4 là 4,65, SD=0,87.
- Không có sự khác biệt đáng kể được phát hiện giữa các nhóm (p>0,05), ngoại trừ tuổi tác và thời gian vô sinh (p < 0,01), bệnh nhân ở nhóm G4 cho thấy thời gian vô lớn nhất so với 3 nhóm còn lại.
- Điểm PSSS với sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè trong nhóm G3 cao hơn đáng kể so với điểm PSSS của bất kỳ nhóm nào khác (p<0,05).
- Số lần điều trị lặp lại càng nhiều cho thấy điểm FertiQoL càng thấp. Ở những bệnh nhân thực hiện các chu kỳ IVF lặp lại thấp hơn đáng kể so với nhóm thực hiện lần đầu. (G4= 59,15 so với G1= 68,93). Điểm SAS và SDS đều tăng khi số chu kỳ điều trị IVF ngày càng tăng.
- Khả năng chịu đựng của bệnh nhân ở nhóm G2 (66,81) cao nhất và thấp dần ở các nhóm còn lại. Có thể giải thích là do những bệnh nhân trải qua hai lần IVF đã quen thuộc hơn với quá trình điều trị cũng như mong muốn có con của họ mãnh liệt hơn nên từ đó khả năng chịu đựng của họ tốt lên. Không có sự khác biệt đáng kể về số liệu thống kê từ sự hỗ trợ xã hội giữa bốn nhóm.
4. Kết luận
Tóm lại, bệnh nhân trải qua điều trị IVF lặp lại nhiều lần dường như có mức độ giảm dần về chất lượng cuộc sống và có nguy cơ lo lắng và trầm cảm ngày càng tăng. Vì vậy, thực hành lâm sàng nên phát triển các chương trình can thiệp và phòng ngừa hỗ trợ cho bệnh nhân. Sự thất bại của IVF đối với trải nghiệm cảm xúc của bệnh nhân trong các chu kỳ điều trị IVF trong tương lai sẽ được tính đến, để giúp bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn từ đó thực hiện được vai trò làm mẹ.
Nguồn: Ying Ni, Hao Shen, Haihui Yao et al, Differences in Fertility- Related Quality of Life and Emotional Status Among Women Undergoing Different IVF Treatment Cycles; 21 May 2023.
Từ khóa: Thụ tinh, chất lượng cuộc sống, trạng thái cuộc sống, thất bại điều trị.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Liệu pháp Gonadotropin tái tổ hợp giúp cải thiện sự sinh tinh trùng ở bệnh nhân vô tinh không do tắc nghẽn - Ngày đăng: 22-03-2024
Phát hiện gen ZEB1 trong các tế bào hạt ở phụ nữ đang điều trị IVF - Ngày đăng: 18-03-2024
Tác động của tuổi cha đến kết quả hỗ trợ sinh sản và sức khỏe con cái: một nghiên cứu tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 18-03-2024
Tác động của sinh thiết tế bào lá nuôi phôi trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ đến kết quả sản khoa và sơ sinh: một phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 18-03-2024
So sánh chất lượng phôi và kết cục mang thai của bệnh nhân có dự trữ buồng trứng thấp trong các chu kỳ tự nhiên và chu kỳ kích thích nhẹ: Một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 18-03-2024
Tác động của lạc nội mạc tử cung giai đoạn trung bình và nặng đến tỷ lệ sinh sống tích lũy ivf: nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu có đối chứng - Ngày đăng: 17-03-2024
Canxi ionophore cải thiện sự phát triển của phôi và kết quả mang thai ở những bệnh nhân gặp vấn đề về sự phát triển của phôi ở chu kỳ ICSI trước đó - Ngày đăng: 14-03-2024
Kết quả sinh lý của thế hệ con được sinh ra bằng phương pháp IVF, IVM và ICSI: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp các nghiên cứu trên động vật - Ngày đăng: 13-03-2024
Bơm tinh tương vào âm đạo sau chọc hút không làm tăng tỷ lệ trẻ sinh sống sau IVF hoặc ICSI: Nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi có nhóm chứng. - Ngày đăng: 12-03-2024
Mối liên quan giữa chuyển phôi và tỷ lệ đa thai/tỷ lệ sinh sống trong các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 07-03-2024
Đánh giá kết quả dự trữ tinh trùng ở nhóm bệnh nhân có bệnh lý ác tính - Ngày đăng: 07-03-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK