Tin tức
on Monday 18-03-2024 10:19am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Đỗ Lê Đình Thiện – IVFMD Phú Nhuận
Công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted reproduction technology – ART) là phương pháp chính để điều trị vô sinh. Mặc dù tuổi tác thường được coi là yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị ART nhưng kết quả mang thai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân vô sinh và phác đồ điều trị ART cụ thể được sử dụng. Việc lựa chọn phác đồ kích thích buồng trứng có kiểm soát hiệu quả để cải thiện đáp ứng buồng trứng, chất lượng phôi, giảm tỷ lệ hủy chu kỳ và tăng tỷ lệ mang thai ở bệnh nhân có dự trữ buồng trứng thấp vẫn là một thách thức đáng kể vì chưa xác định được phác đồ tối ưu.
Kích thích buồng trứng thường quy để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilisation – IVF) hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection – ICSI) ở những người có dự trữ buồng trứng thấp có liên quan đến tỷ lệ hủy chu kỳ cao do đáp ứng kém, không có noãn, thất bại thụ tinh và chất lượng phôi kém. Điều này tạo ra gánh nặng tài chính và áp lực tinh thần cho những bệnh nhân có dự trữ buồng trứng thấp. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều sự quan tâm đến IVF/ICSI chu kỳ tự nhiên (natural cycle – NC-IVF/ICSI) do những ưu điểm của nó, chẳng hạn như phôi chất lượng tốt, hạn chế nguy cơ đa thai, không mắc hội chứng quá kích buồng trứng và thân thiện với bệnh nhân. Hơn nữa, NC-IVF/ICSI có chi phí thực hiện thấp hơn và có thể được làm hàng tháng, mặc dù có kết quả khác nhau giữa các chu kỳ được kích thích và không được kích thích ở các nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, do thiếu các thử nghiệm quy mô lớn nên chưa có kết luận nào được khẳng định. Nghiên cứu này nhằm mục đích so sánh chu kỳ tự nhiên và chu kỳ kích thích nhẹ ở phụ nữ vô sinh do dự trữ buồng trứng thấp, đặc biệt tập trung vào chất lượng noãn và phôi, kết quả mang thai và thời điểm chọc hút trong chu kỳ tự nhiên. Những phát hiện từ nghiên cứu này có thể góp phần xác định vai trò của NC-IVF/ICSI trong việc cải thiện vô sinh do dự trữ buồng trứng thấp.
Phương pháp:
Đây là nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu ghi nhận liên tiếp các bệnh nhân có khả năng dự trữ buồng trứng thấp (AFC≤ 5–7 hoặc AMH≤1,1 ng/ml) đang thực hiện IVF/ICSI tại Trung tâm Y học Sinh sản Bệnh viện tỉnh Quảng Đông từ Tháng 1 năm 2017 đến tháng 4 năm 2021.
Tiêu chuẩn loại bao gồm những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính, rối loạn bản thể (somatic organic disorders), bất thường nhiễm sắc thể, rối loạn tâm thần hoặc có khối u.
Bệnh nhân với các chu kỳ thất bại liên tiếp được xác định khi có tiền sử chọc hút thất bại, thất bại thụ tinh, hoặc thiếu phôi để chuyển sau khi trải qua hơn hai chu kỳ kích thích ở các bệnh viện khác.
Đối với phác đồ kích thích nhẹ, letrozole với liều 2,5 mg/ngày được dùng từ ngày 2 đến ngày 6 của chu kỳ, và gonadotrophin (r-FSH) với liều 75–150 IU với 0,08–0,25 mg/ngày GnRH-A được dùng khi nồng độ hormone tạo hoàng thể (luteinizing hormone - LH) trong huyết thanh vượt quá mức cơ bản và tiếp tục cho đến ngày dùng hCG. Nếu nồng độ LH huyết thanh cao hơn mức cơ bản trước khi dùng hCG sẽ bổ sung một liều 0,08–0,25 mg/ngày GnRH-A, nếu không sẽ không sử dụng GnRH-A. Việc chọc hút noãn được thực hiện 36 giờ sau khi tiêm hCG khi các nang trứng đạt đường kính 16–20 mm.
Trong phác đồ tự nhiên, việc theo dõi sự phát triển của nang trứng và nồng độ estradiol, progesterone và LH trong huyết thanh được tiến hành khi xuất hiện nang noãn đầu tiên và lặp lại sau hai hoặc ba ngày. Việc theo dõi hàng ngày sự phát triển của nang noãn được thực hiện khi nang noãn đầu tiên đạt đường kính 16 mm. Nồng độ E2, P và LH trong huyết thanh được đo hàng ngày trong khoảng thời gian từ 08:00 đến 09:00 cho đến khi quan sát thấy nồng độ E2 giảm trong khi nồng độ LH tiếp tục tăng. Mẫu máu sau đó được thu thập hai hoặc ba lần mỗi ngày để phát hiện sự khởi phát tăng LH cho đến khi mức LH bắt đầu giảm. Việc chọc hút noãn diễn ra 6-10 giờ sau khi LH tăng. Không có loại thuốc bổ sung nào, chẳng hạn như gonadotrophin hoặc GnRH-a, được sử dụng trong phác đồ tự nhiên.
Kết cục chính của nghiên cứu này là tỷ lệ mang thai. Các kết cục phụ bao gồm tỷ lệ tạo phôi và phôi chất lượng tốt, tỷ lệ rụng trứng trước khi chọc hút, tỷ lệ chu kỳ có noãn, số lượng noãn trung bình, tỷ lệ noãn MII, tỷ lệ noãn sử dụng được, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ thụ tinh bình thường, tỷ lệ phân chia bình thường, số lượng tế bào của phôi, điểm đối xứng phôi bào, chỉ số phân mảnh, tỷ lệ sẩy thai sớm, tỷ lệ thai sinh hóa và thời gian chọc hút của chu kỳ tự nhiên.
Kết quả:
+ Phân tích dữ liệu thời gian chọc hút, khoảng thời gian từ khi chọc hút đến khi thụ tinh của 223 chu kỳ tự nhiên có phôi chất lượng tốt cho thấy 96,4% (215 chu kỳ) được chọc hút trong khoảng thời gian từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối có phôi chất lượng tốt. Chỉ có 3,6% số ca được tiến hành sau 7 giờ. Do đó, người ta nhận thấy rằng chu kỳ tự nhiên chọc hút trứng trong khoảng 7 giờ sáng đến 7 giờ tối có phôi chất lượng tốt hơn.
Kết luận:
Chu kỳ tự nhiên với thời gian chọc hút thích hợp, phôi có chất lượng tốt, và tỷ lệ mang thai thuận lợi có thể là một lựa chọn phù hợp cho các bệnh nhân có tiên lượng dự trữ buồng trứng thấp.
Nguồn: Rui-Ying Yuan, Sen Li, Xie Feng, Xiao-Long Li, Xiao-ting Lin, Fu-min Gao, Hai-Jing Zhu, Yong-shi Li, Yan-chu Li & Xiang-Hong Ou (2024) Comparison of embryo quality and pregnancy outcomes for patients with low ovarian reserve in natural cycles and mildly stimulated cycles: a cohort study, Journal of Obstetrics and Gynaecology, 44:1
Công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted reproduction technology – ART) là phương pháp chính để điều trị vô sinh. Mặc dù tuổi tác thường được coi là yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị ART nhưng kết quả mang thai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân vô sinh và phác đồ điều trị ART cụ thể được sử dụng. Việc lựa chọn phác đồ kích thích buồng trứng có kiểm soát hiệu quả để cải thiện đáp ứng buồng trứng, chất lượng phôi, giảm tỷ lệ hủy chu kỳ và tăng tỷ lệ mang thai ở bệnh nhân có dự trữ buồng trứng thấp vẫn là một thách thức đáng kể vì chưa xác định được phác đồ tối ưu.
Kích thích buồng trứng thường quy để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilisation – IVF) hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection – ICSI) ở những người có dự trữ buồng trứng thấp có liên quan đến tỷ lệ hủy chu kỳ cao do đáp ứng kém, không có noãn, thất bại thụ tinh và chất lượng phôi kém. Điều này tạo ra gánh nặng tài chính và áp lực tinh thần cho những bệnh nhân có dự trữ buồng trứng thấp. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều sự quan tâm đến IVF/ICSI chu kỳ tự nhiên (natural cycle – NC-IVF/ICSI) do những ưu điểm của nó, chẳng hạn như phôi chất lượng tốt, hạn chế nguy cơ đa thai, không mắc hội chứng quá kích buồng trứng và thân thiện với bệnh nhân. Hơn nữa, NC-IVF/ICSI có chi phí thực hiện thấp hơn và có thể được làm hàng tháng, mặc dù có kết quả khác nhau giữa các chu kỳ được kích thích và không được kích thích ở các nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, do thiếu các thử nghiệm quy mô lớn nên chưa có kết luận nào được khẳng định. Nghiên cứu này nhằm mục đích so sánh chu kỳ tự nhiên và chu kỳ kích thích nhẹ ở phụ nữ vô sinh do dự trữ buồng trứng thấp, đặc biệt tập trung vào chất lượng noãn và phôi, kết quả mang thai và thời điểm chọc hút trong chu kỳ tự nhiên. Những phát hiện từ nghiên cứu này có thể góp phần xác định vai trò của NC-IVF/ICSI trong việc cải thiện vô sinh do dự trữ buồng trứng thấp.
Phương pháp:
Đây là nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu ghi nhận liên tiếp các bệnh nhân có khả năng dự trữ buồng trứng thấp (AFC≤ 5–7 hoặc AMH≤1,1 ng/ml) đang thực hiện IVF/ICSI tại Trung tâm Y học Sinh sản Bệnh viện tỉnh Quảng Đông từ Tháng 1 năm 2017 đến tháng 4 năm 2021.
Tiêu chuẩn loại bao gồm những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính, rối loạn bản thể (somatic organic disorders), bất thường nhiễm sắc thể, rối loạn tâm thần hoặc có khối u.
Bệnh nhân với các chu kỳ thất bại liên tiếp được xác định khi có tiền sử chọc hút thất bại, thất bại thụ tinh, hoặc thiếu phôi để chuyển sau khi trải qua hơn hai chu kỳ kích thích ở các bệnh viện khác.
Đối với phác đồ kích thích nhẹ, letrozole với liều 2,5 mg/ngày được dùng từ ngày 2 đến ngày 6 của chu kỳ, và gonadotrophin (r-FSH) với liều 75–150 IU với 0,08–0,25 mg/ngày GnRH-A được dùng khi nồng độ hormone tạo hoàng thể (luteinizing hormone - LH) trong huyết thanh vượt quá mức cơ bản và tiếp tục cho đến ngày dùng hCG. Nếu nồng độ LH huyết thanh cao hơn mức cơ bản trước khi dùng hCG sẽ bổ sung một liều 0,08–0,25 mg/ngày GnRH-A, nếu không sẽ không sử dụng GnRH-A. Việc chọc hút noãn được thực hiện 36 giờ sau khi tiêm hCG khi các nang trứng đạt đường kính 16–20 mm.
Trong phác đồ tự nhiên, việc theo dõi sự phát triển của nang trứng và nồng độ estradiol, progesterone và LH trong huyết thanh được tiến hành khi xuất hiện nang noãn đầu tiên và lặp lại sau hai hoặc ba ngày. Việc theo dõi hàng ngày sự phát triển của nang noãn được thực hiện khi nang noãn đầu tiên đạt đường kính 16 mm. Nồng độ E2, P và LH trong huyết thanh được đo hàng ngày trong khoảng thời gian từ 08:00 đến 09:00 cho đến khi quan sát thấy nồng độ E2 giảm trong khi nồng độ LH tiếp tục tăng. Mẫu máu sau đó được thu thập hai hoặc ba lần mỗi ngày để phát hiện sự khởi phát tăng LH cho đến khi mức LH bắt đầu giảm. Việc chọc hút noãn diễn ra 6-10 giờ sau khi LH tăng. Không có loại thuốc bổ sung nào, chẳng hạn như gonadotrophin hoặc GnRH-a, được sử dụng trong phác đồ tự nhiên.
Kết cục chính của nghiên cứu này là tỷ lệ mang thai. Các kết cục phụ bao gồm tỷ lệ tạo phôi và phôi chất lượng tốt, tỷ lệ rụng trứng trước khi chọc hút, tỷ lệ chu kỳ có noãn, số lượng noãn trung bình, tỷ lệ noãn MII, tỷ lệ noãn sử dụng được, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ thụ tinh bình thường, tỷ lệ phân chia bình thường, số lượng tế bào của phôi, điểm đối xứng phôi bào, chỉ số phân mảnh, tỷ lệ sẩy thai sớm, tỷ lệ thai sinh hóa và thời gian chọc hút của chu kỳ tự nhiên.
Kết quả:
- Kết quả mang thai và chất lượng phôi trong chu kỳ tự nhiên và chu kỳ kích thích nhẹ
- Nhóm chu kỳ tự nhiên không sử dụng gonadotrophin trong khi nhóm chu kỳ kích thích nhẹ cho thấy tổng liều gonadotrophin trung bình cao và thời gian kích thích dài (0 so với 1693,64 ± 897,74 IU, p<0,001; 0 so với 8,78 ± 3,52 ngày, p<0,001)
- Trong số 478 chu kỳ tự nhiên, có 28 chu kỳ (5,8%) rụng trứng trước khi chọc hút và 31 chu kỳ (6,5%) chọc hút không có noãn. Ngược lại, không có chu kỳ nào trong 448 chu kỳ được kích thích nhẹ (0%) có hiện tượng rụng trứng trước khi chọc hút và 8 chu kỳ (1,8%) chọc hút không có noãn.
- Chọc hút trên 419 chu kỳ tự nhiên (88%) và 440 chu kỳ kích thích nhẹ (98%) thu được lần lượt 472 và 872 noãn. Mặc dù số lượng noãn chọc hút được trung bình trong chu kỳ tự nhiên thấp hơn so với chu kỳ kích thích nhẹ (1,1±0,5 so với 1,9±0,8, p<0,01) nhưng tỷ lệ noãn MII cao hơn (92,6% so với 87,5%, p<0,01).
- Nhóm chu kỳ tự nhiên có tỷ lệ tạo phôi cao hơn đáng kể (84,1% so với 78,6%, p=0,04), phôi chất lượng tốt (61,8% so với 53,2%, p=0,008) và noãn có thể sử dụng (73,3% so với 64,6%, p=0,001) so với nhóm chu kỳ kích thích nhẹ. Ngoài ra, nhóm chu kỳ tự nhiên có số lượng phôi bào đối xứng thấp hơn so với nhóm chu kỳ kích thích nhẹ (1,5±0,6 so với 1,7±0,7 p<0,01). Tỷ lệ có thai lâm sàng ở nhóm chu kỳ tự nhiên cao hơn đáng kể so với nhóm chu kỳ kích thích nhẹ (51,8% so với 40,1%, p=0,046)
- Kết quả mang thai và chất lượng phôi của chu kỳ tự nhiên ở bệnh nhân có chu kỳ thất bại liên tiếp so với chu kỳ đầu tiên
- Trong nghiên cứu này, tổng cộng 478 chu kỳ NC-IVF/ICSI đã được phân tích, tập trung cụ thể vào việc so sánh kết quả của những bệnh nhân có chu kỳ thất bại liên tiếp với kết quả của nhóm đối chứng. Những bệnh nhân có chu kỳ thất bại nhiều lần có tỷ lệ phôi phân chia (96% so với 99%, p=0,045) và noãn có khả năng sử dụng (64,6% so với 77,2%, p=0,004) thấp hơn so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm về số lượng noãn trung bình thu được, tỷ lệ noãn MII, tỷ lệ thụ tinh tổng thể, tỷ lệ thụ tinh bình thường, tỷ lệ phôi có sẵn, phôi ở giai đoạn phân chia, điểm đối xứng phôi nang, chỉ số phân mảnh, tỷ lệ mang thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai sớm và tỷ lệ thai sinh hóa.
- Thời gian chọc hút noãn:
+ Phân tích dữ liệu thời gian chọc hút, khoảng thời gian từ khi chọc hút đến khi thụ tinh của 223 chu kỳ tự nhiên có phôi chất lượng tốt cho thấy 96,4% (215 chu kỳ) được chọc hút trong khoảng thời gian từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối có phôi chất lượng tốt. Chỉ có 3,6% số ca được tiến hành sau 7 giờ. Do đó, người ta nhận thấy rằng chu kỳ tự nhiên chọc hút trứng trong khoảng 7 giờ sáng đến 7 giờ tối có phôi chất lượng tốt hơn.
Kết luận:
Chu kỳ tự nhiên với thời gian chọc hút thích hợp, phôi có chất lượng tốt, và tỷ lệ mang thai thuận lợi có thể là một lựa chọn phù hợp cho các bệnh nhân có tiên lượng dự trữ buồng trứng thấp.
Nguồn: Rui-Ying Yuan, Sen Li, Xie Feng, Xiao-Long Li, Xiao-ting Lin, Fu-min Gao, Hai-Jing Zhu, Yong-shi Li, Yan-chu Li & Xiang-Hong Ou (2024) Comparison of embryo quality and pregnancy outcomes for patients with low ovarian reserve in natural cycles and mildly stimulated cycles: a cohort study, Journal of Obstetrics and Gynaecology, 44:1
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của lạc nội mạc tử cung giai đoạn trung bình và nặng đến tỷ lệ sinh sống tích lũy ivf: nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu có đối chứng - Ngày đăng: 17-03-2024
Canxi ionophore cải thiện sự phát triển của phôi và kết quả mang thai ở những bệnh nhân gặp vấn đề về sự phát triển của phôi ở chu kỳ ICSI trước đó - Ngày đăng: 14-03-2024
Kết quả sinh lý của thế hệ con được sinh ra bằng phương pháp IVF, IVM và ICSI: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp các nghiên cứu trên động vật - Ngày đăng: 13-03-2024
Bơm tinh tương vào âm đạo sau chọc hút không làm tăng tỷ lệ trẻ sinh sống sau IVF hoặc ICSI: Nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi có nhóm chứng. - Ngày đăng: 12-03-2024
Mối liên quan giữa chuyển phôi và tỷ lệ đa thai/tỷ lệ sinh sống trong các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 07-03-2024
Đánh giá kết quả dự trữ tinh trùng ở nhóm bệnh nhân có bệnh lý ác tính - Ngày đăng: 07-03-2024
Độ dày nội mạc tử cung tối ưu trong các chu kỳ chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ thụ tinh trong ống nghiệm: Một phân tích tỷ lệ trẻ sinh sinh sống từ 96.000 chu kỳ chuyển phôi tự thân - Ngày đăng: 07-03-2024
Báo cáo đầu tiên về in 3D sinh học tế bào tinh hoàn người in vitro - Ngày đăng: 05-03-2024
Lạc nội mạc tử cung, chất lượng noãn và phôi - Ngày đăng: 05-03-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK