Tin tức
on Monday 25-03-2024 2:32pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Đào Hữu Nghị - IVFMD Phú Nhuận, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Sự lệch bội của phôi là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả IVF/ICSI. Trong giai đoạn đầu phát triển của phôi thai, tỷ lệ phôi lệch bội cao dẫn đến sẩy thai sớm và thất bại trong điều trị IVF. Hơn nữa, khoảng hơn 80% sự lệch bội có liên quan đến tuổi mẹ hoặc số phôi lệch bội cao hơn ở những bệnh nhân trên 40 tuổi. Hầu hết những sai lệch nhiễm sắc thể (NST) sẽ gây ra hiện tượng phôi ngừng phát triển, thất bại làm tổ hoặc sẩy thai sớm. Trong đó, những sai lệch về NST giới tính hoặc Trisomy 13, 18, 21 có liên quan đến khả năng sống của phôi và sự phát triển của thai nhi, dẫn đến những trẻ được sinh ra bị mắc các bệnh về NST. Do đó, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (preimplantation genetic testing for aneuploidy – PGT-A) cho phép phát hiện các sai lệch về số lượng NST của phôi để giúp cải thiện tỷ lệ làm tổ, giảm tỷ lệ sẩy thai và giảm tỷ lệ trẻ sinh ra bị bất thường NST. Trước đây, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ được thực hiện lần đầu tiên vào cuối những năm 80 bằng việc sử dụng kỹ thuật PCR để lựa chọn giới tính ở phôi ngày ba trên các cặp vợ chồng có nguy cơ mắc bệnh di truyền liên quan các rối loạn lặn liên kết NST X. Kể từ đó, một số phương pháp được sử dụng để sàng lọc phôi lệch bội, bao gồm: lai huỳnh quang (fluorescence in situ hybridization - FISH), PCR định lượng (quantitative PCR – qPCR), lai bộ gen so sánh (comparative genomic hybridization array – aCGH), đa hình đơn nucleotide (single nucleotide polymorphism array – aSNP). Hiện nay, giải trình tự gene thế hệ mới (next-generation sequencing – NGS) được xem là tiêu chuẩn vàng cho PGT-A do độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với các kỹ thuật được sử dụng trước đây.
Nhờ vào sự tiến bộ của kỹ thuật sàng lọc phôi lệch bội và sinh thiết nhiều tế bào lá nuôi (trophectoderm – TE) của phôi nang, không chỉ giúp phân biệt giữa phôi nguyên bội và phôi lệch bội mà còn có thể phát hiện được phôi khảm. Phôi khảm được định nghĩa là khi hai hoặc nhiều phôi bào với các kiểu gen khác nhau có mặt trong cùng một phôi. Mặc dù, kết quả khảm không phải là kết quả bình thường nhưng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng một số phôi này vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ khảm như phương pháp được sử dụng để sàng lọc lệch bội, điều kiện nuôi cấy in vitro, kỹ thuật sinh thiết, vị trí lấy mẫu phôi,… Tuy nhiên, một trong những yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi khảm và kết quả PGT-A là thiếu tiêu chuẩn hóa trong báo cáo và phân loại phôi khảm giữa các phòng thí nghiệm PGT. Năm 2019, Hiệp hội Quốc tế Chẩn đoán Di truyền Tiền làm tổ (Preimplantation Genetic Diagnosis International Society – PGDIS) đã đề xuất các phôi có tỷ lệ khảm từ 20% đến 80% nên được chẩn đoán là phôi khảm. Mặt khác, một số ý kiến cho rằng phân tích tin sinh học được sử dụng trong NGS không có khả năng phân biệt mức độ khảm thấp với các tạo tác kỹ thuật và nhiễu thực nghiệm. Do đó, một số nghiên cứu đã áp dụng phạm vi tiêu chí ít nghiêm ngặt hơn (30% – 70%) để chẩn đoán phôi khảm để tránh được kết quả dương tính giả. Tuy nhiên, cũng có một nhóm tác giả cho rằng giá trị số lượng bản sao NST (copy number value – CNV) do NGS cung cấp là không đủ để dự đoán phôi khảm thực sự, vì vậy, họ đề cập rằng các phòng thí nghiệm PGT-A nên giới hạn kết quả mức độ thể khảm được phát hiện <30% và thể lệch bội khi >30%. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào so sánh các tiêu chí khác nhau của phân loại phôi theo tỷ lệ khảm trong chẩn đoán phôi PGT-A. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích so sánh kết quả PGT-A theo 3 tiêu chí thường được sử dụng nhất tại các trung tâm hiện nay và đánh giá tác động của nó lên số phôi nguyên bội có sẵn để chuyển.
Đây là nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ 01/2018 đến 12/2020 trên 509 chu kỳ PGT-A với 2079 phôi nang được sinh thiết và phân tích bằng kỹ thuật NGS. Nghiên cứu chia làm 3 nhóm tương ứng với 3 tiêu chí phân loại phôi theo tỷ lệ khảm (Hình 1):
Hình 1. Các ngưỡng phân loại theo 3 tiêu chí khảo sát trong chẩn đoán phôi PGT-A. Xanh – nguyên bội; Xám – khảm; Đỏ - lệch bội
Kết quả chính của nghiên cứu là số lượng phôi nang nguyên bội có sẵn để chuyển. Kết quả phụ là tỷ lệ các chu kỳ PGT-A giữa các tiêu chí khác nhau.
Từ 2079 phôi nang được phân tích, gồm: 1554 phôi được sinh thiết ngày 5 (74,7%), 489 phôi ngày 6 (23,5%) và 36 phôi ngày 7 (1,7%). Số lượng phôi nang trung bình được phân tích trong mỗi chu kỳ là 4,1±2,5. Tỷ lệ chung của phôi nguyên bội, lệch bội và khảm áp dụng các tiêu chí Strict lần lượt là 37,7% (783); 54,5% (1134) và 7,8% (162); tiêu chí Standard lần lượt là 42,1% (875); 51,4% (1069) và 6,5% (135); tiêu chí Excluding là 42,1% (875) phôi đơn bội và 57,9% (1204) phôi lệch bội. Trong đó, tiêu chí Standard và Excluding có thêm 92 phôi nguyên bội so với tiêu chí Strict.
Kết quả PGT-A trên mỗi chu kỳ được thực hiện cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ phôi nguyên bội, phôi lệch bội và phôi khảm theo các tiêu chí Strict, Standard và Excluding lần lượt là: 34,0%; 38,4% và 38,4% (p < 0,001); 59,0%; 55,8% và 61,6% (p < 0,001); 7,0% và 5,8% (p <0,047). Áp dụng thử nghiệm Bonferroni để hiệu chỉnh so sánh nhiều lần, vẫn có sự khác biệt ngoại trừ tỷ lệ phôi nguyên bội là tương đương giữa nhóm Standard và Excluding. Số lượng phôi nang nguyên bội có sẵn để chuyển ở tiêu chí Strict là 1,54 ± 1,67 thấp hơn so với hai tiêu chí còn lại 1,72 ± 1,78 (p<0,001). Bên cạnh đó, nghiên cứu ghi nhận được 32,4% (165/509) số chu kỳ có sự khác biệt về kết quả PGT-A khi áp dụng 3 tiêu chí khác nhau.
Hiện tại, CNV do phần mềm NGS cung cấp là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để dự đoán thể khảm. Nếu CNV từ một NST cụ thể hoặc các NST trong phạm vi khảm (từ 20 – 80% hoặc 30 – 70%, tùy thuộc vào tiêu chí được sử dụng), phôi sẽ được phân loại là khảm (hoặc thậm chí là lệch bội) và được cho rằng là bất thường về nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ các lỗi sau thụ tinh. Tuy nhiên, CNV không phản ánh được hoàn toàn thể khảm vì có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến độ bội phôi và CNV NST, gồm: số lượng xung laser, số lượng tế bào được sinh thiết (quá ít hoặc quá nhiều), điều kiện nuôi cấy phôi, tổn thương cơ học đối với tế bào hoặc việc đưa các mảnh tế bào vào ống PCR,… Bên cạnh đó, ngưỡng sử dụng để chẩn đoán phôi khảm được các phòng thí nghiệm PGT sử dụng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ khảm, nhưng yếu tố này dễ dàng chuẩn hóa hơn nhiều so với các yếu tố khác. Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng khoảng một phần ba chu kỳ PGT-A (32,4%) có thể có ít nhất một phôi với kết quả khác nếu sử dụng các tiêu chí khác nhau. Do đó, chúng ta có thể giả định rằng một trong những thông số chính ảnh hưởng đến tỷ lệ khảm biến đổi cao được báo cáo là tiêu chí chẩn đoán được sử dụng. Vì vậy, việc thiếu tiêu chuẩn hóa các tiêu chí trong việc chuẩn đoán thể khảm khiến việc so sánh giữa các tỷ lệ trở nên không có ý nghĩa.
Tóm lại, nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêu chuẩn hóa các tiêu chí được sử dụng trong chẩn đoán phôi PGT-A, bởi vì kết quả PGT-A có thể bị ảnh hưởng bởi các tiêu chí đánh giá mà các trung tâm đang sử dụng.
Nguồn: BAGÓ, Anna Calull, et al. The importance of standardizing criteria for PGT-A interpretation of blastocysts analyzed by next-generation sequencing. JBRA Assisted Reproduction, 2023, 27.3: 453.
Link bài báo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10712803/
Sự lệch bội của phôi là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả IVF/ICSI. Trong giai đoạn đầu phát triển của phôi thai, tỷ lệ phôi lệch bội cao dẫn đến sẩy thai sớm và thất bại trong điều trị IVF. Hơn nữa, khoảng hơn 80% sự lệch bội có liên quan đến tuổi mẹ hoặc số phôi lệch bội cao hơn ở những bệnh nhân trên 40 tuổi. Hầu hết những sai lệch nhiễm sắc thể (NST) sẽ gây ra hiện tượng phôi ngừng phát triển, thất bại làm tổ hoặc sẩy thai sớm. Trong đó, những sai lệch về NST giới tính hoặc Trisomy 13, 18, 21 có liên quan đến khả năng sống của phôi và sự phát triển của thai nhi, dẫn đến những trẻ được sinh ra bị mắc các bệnh về NST. Do đó, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (preimplantation genetic testing for aneuploidy – PGT-A) cho phép phát hiện các sai lệch về số lượng NST của phôi để giúp cải thiện tỷ lệ làm tổ, giảm tỷ lệ sẩy thai và giảm tỷ lệ trẻ sinh ra bị bất thường NST. Trước đây, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ được thực hiện lần đầu tiên vào cuối những năm 80 bằng việc sử dụng kỹ thuật PCR để lựa chọn giới tính ở phôi ngày ba trên các cặp vợ chồng có nguy cơ mắc bệnh di truyền liên quan các rối loạn lặn liên kết NST X. Kể từ đó, một số phương pháp được sử dụng để sàng lọc phôi lệch bội, bao gồm: lai huỳnh quang (fluorescence in situ hybridization - FISH), PCR định lượng (quantitative PCR – qPCR), lai bộ gen so sánh (comparative genomic hybridization array – aCGH), đa hình đơn nucleotide (single nucleotide polymorphism array – aSNP). Hiện nay, giải trình tự gene thế hệ mới (next-generation sequencing – NGS) được xem là tiêu chuẩn vàng cho PGT-A do độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với các kỹ thuật được sử dụng trước đây.
Nhờ vào sự tiến bộ của kỹ thuật sàng lọc phôi lệch bội và sinh thiết nhiều tế bào lá nuôi (trophectoderm – TE) của phôi nang, không chỉ giúp phân biệt giữa phôi nguyên bội và phôi lệch bội mà còn có thể phát hiện được phôi khảm. Phôi khảm được định nghĩa là khi hai hoặc nhiều phôi bào với các kiểu gen khác nhau có mặt trong cùng một phôi. Mặc dù, kết quả khảm không phải là kết quả bình thường nhưng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng một số phôi này vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ khảm như phương pháp được sử dụng để sàng lọc lệch bội, điều kiện nuôi cấy in vitro, kỹ thuật sinh thiết, vị trí lấy mẫu phôi,… Tuy nhiên, một trong những yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi khảm và kết quả PGT-A là thiếu tiêu chuẩn hóa trong báo cáo và phân loại phôi khảm giữa các phòng thí nghiệm PGT. Năm 2019, Hiệp hội Quốc tế Chẩn đoán Di truyền Tiền làm tổ (Preimplantation Genetic Diagnosis International Society – PGDIS) đã đề xuất các phôi có tỷ lệ khảm từ 20% đến 80% nên được chẩn đoán là phôi khảm. Mặt khác, một số ý kiến cho rằng phân tích tin sinh học được sử dụng trong NGS không có khả năng phân biệt mức độ khảm thấp với các tạo tác kỹ thuật và nhiễu thực nghiệm. Do đó, một số nghiên cứu đã áp dụng phạm vi tiêu chí ít nghiêm ngặt hơn (30% – 70%) để chẩn đoán phôi khảm để tránh được kết quả dương tính giả. Tuy nhiên, cũng có một nhóm tác giả cho rằng giá trị số lượng bản sao NST (copy number value – CNV) do NGS cung cấp là không đủ để dự đoán phôi khảm thực sự, vì vậy, họ đề cập rằng các phòng thí nghiệm PGT-A nên giới hạn kết quả mức độ thể khảm được phát hiện <30% và thể lệch bội khi >30%. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào so sánh các tiêu chí khác nhau của phân loại phôi theo tỷ lệ khảm trong chẩn đoán phôi PGT-A. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích so sánh kết quả PGT-A theo 3 tiêu chí thường được sử dụng nhất tại các trung tâm hiện nay và đánh giá tác động của nó lên số phôi nguyên bội có sẵn để chuyển.
Đây là nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ 01/2018 đến 12/2020 trên 509 chu kỳ PGT-A với 2079 phôi nang được sinh thiết và phân tích bằng kỹ thuật NGS. Nghiên cứu chia làm 3 nhóm tương ứng với 3 tiêu chí phân loại phôi theo tỷ lệ khảm (Hình 1):
-
Strict (khảm từ 20 – 80%):
- CNV trong khoảng [1,8 – 2,2] : phôi nguyên bội.
- CNV <1,2 hoặc >2,8 : phôi lệch bội.
- CNV trong khoảng [1,2 – 1,8] và [2,2 – 2,8]: phôi khảm.
-
Standard (khảm từ 30 – 70%):
- CNV [1,7 – 2,3] : phôi nguyên bội.
- CNV <1,3 hoặc >2,7: phôi lệch bội.
- CNV [1,3 – 1,7] và [2,3 – 2,7]: phôi khảm.
-
Excluding (không có khảm):
- CNV [1,7 – 2,3] : phôi nguyên bội
- Còn lại: phôi lệch bội.
Hình 1. Các ngưỡng phân loại theo 3 tiêu chí khảo sát trong chẩn đoán phôi PGT-A. Xanh – nguyên bội; Xám – khảm; Đỏ - lệch bội
Kết quả chính của nghiên cứu là số lượng phôi nang nguyên bội có sẵn để chuyển. Kết quả phụ là tỷ lệ các chu kỳ PGT-A giữa các tiêu chí khác nhau.
Từ 2079 phôi nang được phân tích, gồm: 1554 phôi được sinh thiết ngày 5 (74,7%), 489 phôi ngày 6 (23,5%) và 36 phôi ngày 7 (1,7%). Số lượng phôi nang trung bình được phân tích trong mỗi chu kỳ là 4,1±2,5. Tỷ lệ chung của phôi nguyên bội, lệch bội và khảm áp dụng các tiêu chí Strict lần lượt là 37,7% (783); 54,5% (1134) và 7,8% (162); tiêu chí Standard lần lượt là 42,1% (875); 51,4% (1069) và 6,5% (135); tiêu chí Excluding là 42,1% (875) phôi đơn bội và 57,9% (1204) phôi lệch bội. Trong đó, tiêu chí Standard và Excluding có thêm 92 phôi nguyên bội so với tiêu chí Strict.
Kết quả PGT-A trên mỗi chu kỳ được thực hiện cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ phôi nguyên bội, phôi lệch bội và phôi khảm theo các tiêu chí Strict, Standard và Excluding lần lượt là: 34,0%; 38,4% và 38,4% (p < 0,001); 59,0%; 55,8% và 61,6% (p < 0,001); 7,0% và 5,8% (p <0,047). Áp dụng thử nghiệm Bonferroni để hiệu chỉnh so sánh nhiều lần, vẫn có sự khác biệt ngoại trừ tỷ lệ phôi nguyên bội là tương đương giữa nhóm Standard và Excluding. Số lượng phôi nang nguyên bội có sẵn để chuyển ở tiêu chí Strict là 1,54 ± 1,67 thấp hơn so với hai tiêu chí còn lại 1,72 ± 1,78 (p<0,001). Bên cạnh đó, nghiên cứu ghi nhận được 32,4% (165/509) số chu kỳ có sự khác biệt về kết quả PGT-A khi áp dụng 3 tiêu chí khác nhau.
Hiện tại, CNV do phần mềm NGS cung cấp là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để dự đoán thể khảm. Nếu CNV từ một NST cụ thể hoặc các NST trong phạm vi khảm (từ 20 – 80% hoặc 30 – 70%, tùy thuộc vào tiêu chí được sử dụng), phôi sẽ được phân loại là khảm (hoặc thậm chí là lệch bội) và được cho rằng là bất thường về nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ các lỗi sau thụ tinh. Tuy nhiên, CNV không phản ánh được hoàn toàn thể khảm vì có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến độ bội phôi và CNV NST, gồm: số lượng xung laser, số lượng tế bào được sinh thiết (quá ít hoặc quá nhiều), điều kiện nuôi cấy phôi, tổn thương cơ học đối với tế bào hoặc việc đưa các mảnh tế bào vào ống PCR,… Bên cạnh đó, ngưỡng sử dụng để chẩn đoán phôi khảm được các phòng thí nghiệm PGT sử dụng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ khảm, nhưng yếu tố này dễ dàng chuẩn hóa hơn nhiều so với các yếu tố khác. Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng khoảng một phần ba chu kỳ PGT-A (32,4%) có thể có ít nhất một phôi với kết quả khác nếu sử dụng các tiêu chí khác nhau. Do đó, chúng ta có thể giả định rằng một trong những thông số chính ảnh hưởng đến tỷ lệ khảm biến đổi cao được báo cáo là tiêu chí chẩn đoán được sử dụng. Vì vậy, việc thiếu tiêu chuẩn hóa các tiêu chí trong việc chuẩn đoán thể khảm khiến việc so sánh giữa các tỷ lệ trở nên không có ý nghĩa.
Tóm lại, nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêu chuẩn hóa các tiêu chí được sử dụng trong chẩn đoán phôi PGT-A, bởi vì kết quả PGT-A có thể bị ảnh hưởng bởi các tiêu chí đánh giá mà các trung tâm đang sử dụng.
Nguồn: BAGÓ, Anna Calull, et al. The importance of standardizing criteria for PGT-A interpretation of blastocysts analyzed by next-generation sequencing. JBRA Assisted Reproduction, 2023, 27.3: 453.
Link bài báo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10712803/
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đông lạnh noãn ở những bệnh nhân lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng - Ngày đăng: 24-03-2024
Xuất tinh lần hai mang lại chất lượng tinh trùng và chất lượng phôi nang tốt, cũng như giảm tỉ lệ chu kỳ ICSI không mong muốn: một phân tích so sánh điểm xu hướng - Ngày đăng: 24-03-2024
Ảnh hưởng của lối sống lên sức khỏe sinh sản nam giới - Ngày đăng: 22-03-2024
Ảnh hưởng của hội chứng lo âu/ trầm cảm ở nam giới đến kết quả IVF - Ngày đăng: 22-03-2024
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu về sự ảnh hưởng của số lần điều trị IVF đến chất lượng cuộc sống và trạng thái cảm xúc của phụ nữ - Ngày đăng: 22-03-2024
Liệu pháp Gonadotropin tái tổ hợp giúp cải thiện sự sinh tinh trùng ở bệnh nhân vô tinh không do tắc nghẽn - Ngày đăng: 22-03-2024
Phát hiện gen ZEB1 trong các tế bào hạt ở phụ nữ đang điều trị IVF - Ngày đăng: 18-03-2024
Tác động của tuổi cha đến kết quả hỗ trợ sinh sản và sức khỏe con cái: một nghiên cứu tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 18-03-2024
Tác động của sinh thiết tế bào lá nuôi phôi trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ đến kết quả sản khoa và sơ sinh: một phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 18-03-2024
So sánh chất lượng phôi và kết cục mang thai của bệnh nhân có dự trữ buồng trứng thấp trong các chu kỳ tự nhiên và chu kỳ kích thích nhẹ: Một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 18-03-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK