Tin tức
on Friday 05-04-2024 1:39pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trần Hồ Khánh Duyên
Bệnh viện Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột
Rối loạn chức năng sinh tinh là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh ở nam giới, bao gồm giảm số lượng tinh trùng và khả năng vận động. Những rối loạn chức năng này có thể được đánh giá tương đối dễ dàng; tuy nhiên, gần đây, những bất thường ở cấp độ phân tử, chẳng hạn như phân mảnh DNA tinh trùng, đang được coi là quan trọng đối với vô sinh nam. Sự phân mảnh DNA của tinh trùng có thể được gây ra bởi một số yếu tố, bao gồm stress oxy hóa và ly tâm khi dùng các phương pháp chuẩn bị tinh trùng. Do đó, việc đánh giá hiệu quả của các phương pháp chuẩn bị tinh trùng khác nhau đối với sự phân mảnh DNA của tinh trùng để tối ưu hóa việc chuẩn bị tinh trùng cho IVF là rất quan trọng. Hai phương pháp chuẩn bị tinh trùng hiện nay là swim-up và ly tâm thang nồng độ là những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để chuẩn bị tinh trùng. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của hai phương pháp swim-up và ly tâm thang nồng độ đối với sự phân mảnh DNA của tinh trùng.
Mẫu tinh trùng người được lấy từ 19 nam giới thực hiện tinh dịch đồ tại trung tâm y tế của Nhật Bản trong khoảng thời gian từ tháng 11/2021 đến tháng 9/2022. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 36 tuổi (khoảng 28–53 tuổi). Sự phân mảnh DNA của tinh trùng, số lượng tinh trùng di động tiến tới được đo trước và sau khi thực hiện hai phương pháp swim-up và ly tâm thang nồng độ, kết quả này được đánh giá bằng xét nghiệm TUNEL và máy đếm dòng chảy tế bào (Flow cytometry).
Tỷ lệ phân mảnh DNA là 19,2 ± 1,9% (5,3% -37,9%) trong các mẫu tinh dịch chưa qua xử lý, không khác biệt đáng kể so với các mẫu swim-up [14,4 ± 2,1% (3,5% –37,1%), p = 0,32] và các mẫu ly tâm thang nồng độ [25,0 ± 3,0% (3,1% –51,1%), p = 0,20]. Tuy nhiên, tỷ lệ phân mảnh DNA thấp hơn đáng kể trong các mẫu swim-up so với các mẫu ly tâm thang nồng độ (p < 0,05). Tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới ở mẫu tinh trùng lọc bằng phương pháp swim-up (92,9 ± 1,0%) và ly tâm thang nồng độ (81,3 ± 2,0%) cao hơn so với các mẫu tinh dịch chưa qua xử lý (53,1 ± 3,7%). Hơn nữa, tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới ở mẫu tinh trùng lọc bằng phương pháp swim-up cao hơn đáng kể so với mẫu ly tâm thang nồng độ (p < 0,05). Tỷ lệ thu hồi của tinh trùng di động tiến tới khi sử dụng phương pháp swim-up thấp hơn đáng kể (9,7 ± 1,4%) so với phương pháp ly tâm thang nồng độ (17,2 ± 1,8%, p < 0,05).
Kết quả của nghiên cứu cho thấy tính ưu việt của phương pháp swim-up so với phương pháp ly tâm thang nồng độ về sự phân mảnh DNA của tinh trùng và khả năng di động tiến tới của tinh trùng.
Nguồn: Amano K, Oigawa S, Ichizawa K, Tokuda Y, Unagami M, Sekiguchi M, Furui M, Nakaoka K, Ito A, Hayashi R, Tamaki Y, Hayashi Y, Fukuda Y, Katagiri Y, Nakata M, Nagao K. Swim-up method is superior to density gradient centrifugation for preserving sperm DNA integrity during sperm processing. Reprod Med Biol. 2024 Jan 29;23(1):e12562. doi: 10.1002/rmb2.12562. PMID: 38288089; PMCID: PMC10823384.
Bệnh viện Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột
Rối loạn chức năng sinh tinh là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh ở nam giới, bao gồm giảm số lượng tinh trùng và khả năng vận động. Những rối loạn chức năng này có thể được đánh giá tương đối dễ dàng; tuy nhiên, gần đây, những bất thường ở cấp độ phân tử, chẳng hạn như phân mảnh DNA tinh trùng, đang được coi là quan trọng đối với vô sinh nam. Sự phân mảnh DNA của tinh trùng có thể được gây ra bởi một số yếu tố, bao gồm stress oxy hóa và ly tâm khi dùng các phương pháp chuẩn bị tinh trùng. Do đó, việc đánh giá hiệu quả của các phương pháp chuẩn bị tinh trùng khác nhau đối với sự phân mảnh DNA của tinh trùng để tối ưu hóa việc chuẩn bị tinh trùng cho IVF là rất quan trọng. Hai phương pháp chuẩn bị tinh trùng hiện nay là swim-up và ly tâm thang nồng độ là những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để chuẩn bị tinh trùng. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của hai phương pháp swim-up và ly tâm thang nồng độ đối với sự phân mảnh DNA của tinh trùng.
Mẫu tinh trùng người được lấy từ 19 nam giới thực hiện tinh dịch đồ tại trung tâm y tế của Nhật Bản trong khoảng thời gian từ tháng 11/2021 đến tháng 9/2022. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 36 tuổi (khoảng 28–53 tuổi). Sự phân mảnh DNA của tinh trùng, số lượng tinh trùng di động tiến tới được đo trước và sau khi thực hiện hai phương pháp swim-up và ly tâm thang nồng độ, kết quả này được đánh giá bằng xét nghiệm TUNEL và máy đếm dòng chảy tế bào (Flow cytometry).
Tỷ lệ phân mảnh DNA là 19,2 ± 1,9% (5,3% -37,9%) trong các mẫu tinh dịch chưa qua xử lý, không khác biệt đáng kể so với các mẫu swim-up [14,4 ± 2,1% (3,5% –37,1%), p = 0,32] và các mẫu ly tâm thang nồng độ [25,0 ± 3,0% (3,1% –51,1%), p = 0,20]. Tuy nhiên, tỷ lệ phân mảnh DNA thấp hơn đáng kể trong các mẫu swim-up so với các mẫu ly tâm thang nồng độ (p < 0,05). Tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới ở mẫu tinh trùng lọc bằng phương pháp swim-up (92,9 ± 1,0%) và ly tâm thang nồng độ (81,3 ± 2,0%) cao hơn so với các mẫu tinh dịch chưa qua xử lý (53,1 ± 3,7%). Hơn nữa, tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới ở mẫu tinh trùng lọc bằng phương pháp swim-up cao hơn đáng kể so với mẫu ly tâm thang nồng độ (p < 0,05). Tỷ lệ thu hồi của tinh trùng di động tiến tới khi sử dụng phương pháp swim-up thấp hơn đáng kể (9,7 ± 1,4%) so với phương pháp ly tâm thang nồng độ (17,2 ± 1,8%, p < 0,05).
Kết quả của nghiên cứu cho thấy tính ưu việt của phương pháp swim-up so với phương pháp ly tâm thang nồng độ về sự phân mảnh DNA của tinh trùng và khả năng di động tiến tới của tinh trùng.
Nguồn: Amano K, Oigawa S, Ichizawa K, Tokuda Y, Unagami M, Sekiguchi M, Furui M, Nakaoka K, Ito A, Hayashi R, Tamaki Y, Hayashi Y, Fukuda Y, Katagiri Y, Nakata M, Nagao K. Swim-up method is superior to density gradient centrifugation for preserving sperm DNA integrity during sperm processing. Reprod Med Biol. 2024 Jan 29;23(1):e12562. doi: 10.1002/rmb2.12562. PMID: 38288089; PMCID: PMC10823384.
Từ khóa: ly tâm thang nồng độ; phân mảnh DNA tinh trùng; khả năng di động tiến tới của tinh trùng; swim-up
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác dụng của Melatonin, GM-CSF, IGF-1 và LIF trong môi trường nuôi cấy đối với sự phát triển của phôi: Lợi ích tiềm năng của việc cá thể hóa - Ngày đăng: 01-04-2024
Khả năng tiết sHLA-G của phôi có ảnh hưởng đến khả năng làm tổ và sự thành công của thai kỳ? - Ngày đăng: 01-04-2024
So sánh hiệu quả của hai loại ionophore được sử dụng phổ biến trong hoạt hoá noãn nhân tạo (AOA) - Ngày đăng: 01-04-2024
Sinh thiết phôi giai đoạn phôi phân chia và phôi nang không ảnh hưởng tới sự phát triển và sức khoẻ của trẻ lúc mới sinh cho đến 2 tuổi - Ngày đăng: 01-04-2024
Liệu pháp gonadotropin cho nam giới suy giảm hormone sinh dục bẩm sinh một phần tại trung quốc - Ngày đăng: 30-03-2024
Giả thuyết mới về hình thành Lạc nội mạc tử cung: do không thích nghi tốt với tiến hoá? - Ngày đăng: 30-03-2024
Hoạt hóa noãn sớm tại thời điểm 5 giờ sau ICSI là một chiến lược hữu ích để tránh thất bại thụ tinh và thụ tinh thấp ngoài dự kiến trong chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 25-03-2024
Tầm quan trọng của việc chuẩn hóa các tiêu chí để giải thích các kết quả PGT-A phôi nang được phân tích bằng kỹ thuật giải trình tự gene thế hệ mới - Ngày đăng: 25-03-2024
Đông lạnh noãn ở những bệnh nhân lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng - Ngày đăng: 24-03-2024
Xuất tinh lần hai mang lại chất lượng tinh trùng và chất lượng phôi nang tốt, cũng như giảm tỉ lệ chu kỳ ICSI không mong muốn: một phân tích so sánh điểm xu hướng - Ngày đăng: 24-03-2024
Ảnh hưởng của lối sống lên sức khỏe sinh sản nam giới - Ngày đăng: 22-03-2024
Ảnh hưởng của hội chứng lo âu/ trầm cảm ở nam giới đến kết quả IVF - Ngày đăng: 22-03-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK