Tin tức
on Friday 05-04-2024 1:43pm
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Lê Thị Vân – IVF Vạn Hạnh
Ngày nay, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ để xác định phôi lệch bội (preimplantation genetic testing for aneuploidy – PGT-A) ngày càng được áp dụng cho những phụ nữ lớn tuổi và có tiền sử sẩy thai tái phát hoặc thất bại nhiều chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm. Để tiến hành quy trình PGT-A, hầu hết phụ nữ đều phải trải qua quá trình kích thích buồng trứng, thu nhận noãn, thụ tinh với tinh trùng và nuôi cấy phôi đến giai đoạn phôi nang. Sau đó phôi nang đủ chất lượng sẽ được tiến hành sinh thiết, trữ lạnh chờ kết quả di truyền trước khi chuyển phôi. Tuy nhiên, một số ít cặp vợ chồng do hoàn cảnh cá nhân mà họ cân nhắc trữ lạnh phôi trước rồi sau đó quyết định PGT-A trước lần chuyển phôi tiếp theo. Ngoài ra, ở nhóm bệnh nhân có dự trữ buồng trứng thấp hoặc đáp ứng kém có thể có nhiều chu kỳ trữ phôi toàn bộ ngày 3, nếu muốn thực hiện PGT-A thì phải rã đông để nuôi cấy lên ngày 5 hoặc ngày 6. Theo tất cả các trường hợp này, phôi sẽ phải trải qua hai lần đông lạnh. Chính vì vậy, vấn đề ở đây là liên quan đến sự gia tăng thao tác vi mô phôi với nhiều tác động có thể gây tổn hại. Nên vấn đề đặt ra là tầm quan trọng của việc xem xét kết quả lâm sàng để có thể tư vấn phù hợp cho bệnh nhân khi có quyết định PGT-A trước hay sau đông lạnh. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích là để so sánh các kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi nguyên bội giữa những phôi PGT-A được thủy tinh hóa một lần và những phôi được thủy tinh hóa hai lần ở cả giai đoạn phôi phân chia và phôi nang.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên tất cả những phụ nữ bắt đầu chuyển phôi đông lạnh với phôi nguyên bội trong khoảng thời gian từ 1/1/2015 đến 30/6/2020 tại trung tâm Sức khỏe Sinh sản và Di truyền ở London. Chỉ định PGT-A bao gồm tuổi mẹ cao, tiền sử thất bại làm tổ hoặc sẩy thai. Các chu kỳ sử dụng noãn trữ hoặc phôi có kết quả di truyền thất bại cần phải sinh thiết lần hai đều bị loại trừ khỏi nghiên cứu. Tổng cộng có 694 chu kỳ chuyển phôi đông lạnh nguyên bội sau xét nghiệm di truyền tiền làm tổ để phát hiện lệch bội được đưa vào phân tích và chia thành ba nhóm:
Kết quả: Tỷ lệ mang thai, thai lâm sàng và sinh sống ở cả 3 nhóm tương tự nhau khi có điều chỉnh các đặc điểm cơ bản như tuổi mẹ lúc lấy noãn, chất lượng phôi và ngày sinh thiết (bảng 1). Sử dụng nhóm 1 làm nhóm tham chiếu, ở nhóm 2 không khác biệt về mặt thống kê so với nhóm 1 với tỷ lệ mang thai (aOR 1,09; 95%; KTC 0,62–1,91), tỷ lệ thai lâm sàng (aOR 0,89; 95%; KTC 0,58-1,37), tỷ lệ trẻ sinh sống (aOR 0,85; 95%; KTC 0,56-1,28). Mặt khác, không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm 3 và nhóm 1 với tỷ lệ mang thai tương tự (aOR 1,22; 95%; KTC 0,74-1,99), tỷ lệ thai lâm sàng (aOR 1,21; 95%; KTC 0,75-1,96) và tỷ lệ trẻ sinh sống (aOR 1,15; 95%, KTC 0,73-1,80). Ngoài ra, tỷ lệ sẩy thai giữa cả ba nhóm cũng không có sự khác biệt đáng kể lần lượt là 7,8%, 11% và 9,8%.
Bảng1: Tỷ lệ mang thai, thai lâm sàng, tỷ lệ trẻ sinh sống, tỷ lệ sẩy thai ở cả 3 nhóm
Kết luận: Tóm lại, nghiên cứu này chỉ ra rằng tỷ lệ mang thai, thai lâm sàng, tỷ lệ trẻ sinh sống và sẩy thai là tương tự nhau đối với phôi nguyên bội được đông lạnh một hoặc hai lần. Mặc dù việc thao tác lên phôi nhiều lần không được ủng hộ nhưng kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng vô cùng quan trọng, nó cung cấp thông tin cần thiết và yên tâm cho những phụ nữ mong muốn xét nghiệm di truyền PGT-A trên phôi đã được đông lạnh.
Nguồn: Theodorou, Efstathios, et al. "Live birth rate following a euploid blastocyst transfer is not affected by double vitrification and warming at cleavage or blastocyst stage." Journal of Assisted Reproduction and Genetics 39.4 (2022): 987-993.
Ngày nay, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ để xác định phôi lệch bội (preimplantation genetic testing for aneuploidy – PGT-A) ngày càng được áp dụng cho những phụ nữ lớn tuổi và có tiền sử sẩy thai tái phát hoặc thất bại nhiều chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm. Để tiến hành quy trình PGT-A, hầu hết phụ nữ đều phải trải qua quá trình kích thích buồng trứng, thu nhận noãn, thụ tinh với tinh trùng và nuôi cấy phôi đến giai đoạn phôi nang. Sau đó phôi nang đủ chất lượng sẽ được tiến hành sinh thiết, trữ lạnh chờ kết quả di truyền trước khi chuyển phôi. Tuy nhiên, một số ít cặp vợ chồng do hoàn cảnh cá nhân mà họ cân nhắc trữ lạnh phôi trước rồi sau đó quyết định PGT-A trước lần chuyển phôi tiếp theo. Ngoài ra, ở nhóm bệnh nhân có dự trữ buồng trứng thấp hoặc đáp ứng kém có thể có nhiều chu kỳ trữ phôi toàn bộ ngày 3, nếu muốn thực hiện PGT-A thì phải rã đông để nuôi cấy lên ngày 5 hoặc ngày 6. Theo tất cả các trường hợp này, phôi sẽ phải trải qua hai lần đông lạnh. Chính vì vậy, vấn đề ở đây là liên quan đến sự gia tăng thao tác vi mô phôi với nhiều tác động có thể gây tổn hại. Nên vấn đề đặt ra là tầm quan trọng của việc xem xét kết quả lâm sàng để có thể tư vấn phù hợp cho bệnh nhân khi có quyết định PGT-A trước hay sau đông lạnh. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích là để so sánh các kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi nguyên bội giữa những phôi PGT-A được thủy tinh hóa một lần và những phôi được thủy tinh hóa hai lần ở cả giai đoạn phôi phân chia và phôi nang.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên tất cả những phụ nữ bắt đầu chuyển phôi đông lạnh với phôi nguyên bội trong khoảng thời gian từ 1/1/2015 đến 30/6/2020 tại trung tâm Sức khỏe Sinh sản và Di truyền ở London. Chỉ định PGT-A bao gồm tuổi mẹ cao, tiền sử thất bại làm tổ hoặc sẩy thai. Các chu kỳ sử dụng noãn trữ hoặc phôi có kết quả di truyền thất bại cần phải sinh thiết lần hai đều bị loại trừ khỏi nghiên cứu. Tổng cộng có 694 chu kỳ chuyển phôi đông lạnh nguyên bội sau xét nghiệm di truyền tiền làm tổ để phát hiện lệch bội được đưa vào phân tích và chia thành ba nhóm:
- Nhóm 1 (n = 451), phôi được sinh thiết để xét nghiệm di truyền PGT-A ở giai đoạn phôi nang và được thủy tinh hóa 1 lần duy nhất (nhóm đối chứng).
- Nhóm 2 (n = 146), phôi được thủy tinh hóa ở giai đoạn phôi nang, sau đó được rã đông và sinh thiết để xét nghiệm di truyền PGT-A và được thủy tinh hóa lại (nhóm nghiên cứu).
- Nhóm 3 (n = 97), phôi được thủy tinh hóa vào ngày thứ 3, sau đó rã đông và nuôi cấy đến ngày thứ 5 và tiến hành sinh thiết để xét nghiệm di truyền PGT-A và được thủy tinh hóa lại (nhóm nghiên cứu).
Kết quả: Tỷ lệ mang thai, thai lâm sàng và sinh sống ở cả 3 nhóm tương tự nhau khi có điều chỉnh các đặc điểm cơ bản như tuổi mẹ lúc lấy noãn, chất lượng phôi và ngày sinh thiết (bảng 1). Sử dụng nhóm 1 làm nhóm tham chiếu, ở nhóm 2 không khác biệt về mặt thống kê so với nhóm 1 với tỷ lệ mang thai (aOR 1,09; 95%; KTC 0,62–1,91), tỷ lệ thai lâm sàng (aOR 0,89; 95%; KTC 0,58-1,37), tỷ lệ trẻ sinh sống (aOR 0,85; 95%; KTC 0,56-1,28). Mặt khác, không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm 3 và nhóm 1 với tỷ lệ mang thai tương tự (aOR 1,22; 95%; KTC 0,74-1,99), tỷ lệ thai lâm sàng (aOR 1,21; 95%; KTC 0,75-1,96) và tỷ lệ trẻ sinh sống (aOR 1,15; 95%, KTC 0,73-1,80). Ngoài ra, tỷ lệ sẩy thai giữa cả ba nhóm cũng không có sự khác biệt đáng kể lần lượt là 7,8%, 11% và 9,8%.
Bảng1: Tỷ lệ mang thai, thai lâm sàng, tỷ lệ trẻ sinh sống, tỷ lệ sẩy thai ở cả 3 nhóm
Nhóm 1 (n = 451) | Nhóm 2 (n = 146) | Nhóm 3 (n = 97) | |
Tỷ lệ mang thai | 65,2% | 67,8% (p = 0,78) | 66% (p = 0,44) |
Tỷ lệ thai lâm sàng | 62,3% | 62,3% (p = 0,6) | 62,9% (p = 0,44) |
Tỷ lệ trẻ sinh sống | 56,8% | 54,8% (p = 0,43) | 56,7% (p = 0,54) |
Tỷ lệ sẩy thai | 7,8% | 11% (p = 0,47) | 9,8% (p = 0,64) |
Kết luận: Tóm lại, nghiên cứu này chỉ ra rằng tỷ lệ mang thai, thai lâm sàng, tỷ lệ trẻ sinh sống và sẩy thai là tương tự nhau đối với phôi nguyên bội được đông lạnh một hoặc hai lần. Mặc dù việc thao tác lên phôi nhiều lần không được ủng hộ nhưng kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng vô cùng quan trọng, nó cung cấp thông tin cần thiết và yên tâm cho những phụ nữ mong muốn xét nghiệm di truyền PGT-A trên phôi đã được đông lạnh.
Nguồn: Theodorou, Efstathios, et al. "Live birth rate following a euploid blastocyst transfer is not affected by double vitrification and warming at cleavage or blastocyst stage." Journal of Assisted Reproduction and Genetics 39.4 (2022): 987-993.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phương pháp swim-up vượt trội hơn so với ly tâm thang nồng độ để bảo tồn tính toàn vẹn DNA của tinh trùng trong quá trình xử lý tinh trùng - Ngày đăng: 05-04-2024
Tác dụng của Melatonin, GM-CSF, IGF-1 và LIF trong môi trường nuôi cấy đối với sự phát triển của phôi: Lợi ích tiềm năng của việc cá thể hóa - Ngày đăng: 01-04-2024
Khả năng tiết sHLA-G của phôi có ảnh hưởng đến khả năng làm tổ và sự thành công của thai kỳ? - Ngày đăng: 01-04-2024
So sánh hiệu quả của hai loại ionophore được sử dụng phổ biến trong hoạt hoá noãn nhân tạo (AOA) - Ngày đăng: 01-04-2024
Sinh thiết phôi giai đoạn phôi phân chia và phôi nang không ảnh hưởng tới sự phát triển và sức khoẻ của trẻ lúc mới sinh cho đến 2 tuổi - Ngày đăng: 01-04-2024
Liệu pháp gonadotropin cho nam giới suy giảm hormone sinh dục bẩm sinh một phần tại trung quốc - Ngày đăng: 30-03-2024
Giả thuyết mới về hình thành Lạc nội mạc tử cung: do không thích nghi tốt với tiến hoá? - Ngày đăng: 30-03-2024
Hoạt hóa noãn sớm tại thời điểm 5 giờ sau ICSI là một chiến lược hữu ích để tránh thất bại thụ tinh và thụ tinh thấp ngoài dự kiến trong chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 25-03-2024
Tầm quan trọng của việc chuẩn hóa các tiêu chí để giải thích các kết quả PGT-A phôi nang được phân tích bằng kỹ thuật giải trình tự gene thế hệ mới - Ngày đăng: 25-03-2024
Đông lạnh noãn ở những bệnh nhân lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng - Ngày đăng: 24-03-2024
Xuất tinh lần hai mang lại chất lượng tinh trùng và chất lượng phôi nang tốt, cũng như giảm tỉ lệ chu kỳ ICSI không mong muốn: một phân tích so sánh điểm xu hướng - Ngày đăng: 24-03-2024
Ảnh hưởng của lối sống lên sức khỏe sinh sản nam giới - Ngày đăng: 22-03-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK