Tin tức
on Wednesday 24-04-2024 10:26am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Minh Anh _ IVFMD Tân Bình
Theo báo cáo thường niên của tổ chức SEER năm 2020, tỷ lệ mắc các loại ung thư ở phụ nữ trẻ tuổi ngày càng tăng. Tuy nhiên với những tiến bộ về y học, tỷ lệ sống sót sau điều trị của những bệnh nhân này cũng tăng lên do đó nhu cầu về bảo tồn khả năng sinh sản ngày càng được chú trọng. Các phương pháp để bảo tồn khả năng sinh sản có thể kể đến như kích thích buồng trứng (KTBT) thu nhận noãn trưởng thành (Ovarian Stimulation - OS), trữ mô buồng trứng (Ovarian Tissue Cryopreservation - OTC) hoặc có thể kết hợp 2 phương pháp trên. Tuy nhiên với một số bệnh nhân không đủ điều kiện sức khoẻ để KTBT thì việc chọc hút thu nhận noãn để nuôi trưởng thành trong ống nghiệm (OPU-IVM) hoặc thu nhận noãn trực tiếp từ mô buồng trứng (OTO-IVM) có thể được thay thế. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tổng hợp kết quả bảo tồn khả năng sinh sản ở những bệnh nhân ung thư với 3 phương pháp: OPU-IVM, OTO-IVM và OS.
Dữ liệu được thu nhận từ 122 bệnh nhân ung thư có thực hiện trữ đông noãn để bảo tồn khả năng sinh sản tại trung tâm IVF Fertilité —Toulouse của Pháp từ tháng 1/2014 cho đến tháng 12/2019. Các kỹ thuật được thực hiện để thu nhận noãn bao gồm OS, OTO-IVM và OPU-IVM. Chọc hút IVM được chỉ định cho những bệnh nhân dưới 40 tuổi cần phải điều trị ung thư gấp và chống chỉ định KTBT. Sau khi tiêm trigger GnRH-Agonist từ 36-38 giờ bệnh nhân được chọc hút và thu nhận noãn. Trong khi đó, OTO-IVM được chỉ định cho những bệnh nhân <35 tuổi phải phẫu thuật cắt bỏ 1 bên hoặc 2 buồng trứng. Buồng trứng sau khi thu nhận sẽ được vận chuyển lạnh ở nhiệt độ 4°C. Tiến hành loại bỏ vùng vỏ chỉ thu nhận vùng tuỷ để trữ mô buồng trứng (OTC). Các nang noãn trong môi trường xử lý mẫu cho OTC sẽ được thu nhận lại nuôi cấy trong môi trường IVM có bổ sung 75 mIU/mL recFSH, 100 mIU/mL recLH và 10% huyết thanh bệnh nhân trong tối đa 48 giờ. Sau khi nuôi cấy IVM, tất cả noãn trưởng thành được thuỷ tinh hoá. Đã có 8/122 bệnh nhân quay lại để sử dụng noãn với mong muốn có con.
Nghiên cứu thu được một số kết quả như sau:
Tóm lại, nhờ vào các tiến bộ y học mà tuổi thọ của những bệnh nhân ung thư ngày càng cao do đó các chiến lược bảo tồn khả năng sinh sản nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ngày càng được quan tâm. Trong đó, IVM là một kỹ thuật đầy hứa hẹn cho những trường hợp không thể KTBT. Tuy nhiên, dữ liệu về IVM cũng như trữ mô buồng trứng kết hợp IVM vẫn còn ít, đồng thời tính an toàn và hiệu quả vẫn cần được chứng minh.
Nguồn: Nogueira, D., Fajau-Prevot, C., Clouet, M., Assouline, P., Deslandres, M., & Montagut, M. (2023). Outcomes of Different In Vitro Maturation Procedures for Oocyte Cryopreservation for Fertility Preservation and yet Another Live Birth in a Cancer Patient. Life, 13(6), 1355. Doi: https://doi.org/ 10.3390/life13061355.
Theo báo cáo thường niên của tổ chức SEER năm 2020, tỷ lệ mắc các loại ung thư ở phụ nữ trẻ tuổi ngày càng tăng. Tuy nhiên với những tiến bộ về y học, tỷ lệ sống sót sau điều trị của những bệnh nhân này cũng tăng lên do đó nhu cầu về bảo tồn khả năng sinh sản ngày càng được chú trọng. Các phương pháp để bảo tồn khả năng sinh sản có thể kể đến như kích thích buồng trứng (KTBT) thu nhận noãn trưởng thành (Ovarian Stimulation - OS), trữ mô buồng trứng (Ovarian Tissue Cryopreservation - OTC) hoặc có thể kết hợp 2 phương pháp trên. Tuy nhiên với một số bệnh nhân không đủ điều kiện sức khoẻ để KTBT thì việc chọc hút thu nhận noãn để nuôi trưởng thành trong ống nghiệm (OPU-IVM) hoặc thu nhận noãn trực tiếp từ mô buồng trứng (OTO-IVM) có thể được thay thế. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tổng hợp kết quả bảo tồn khả năng sinh sản ở những bệnh nhân ung thư với 3 phương pháp: OPU-IVM, OTO-IVM và OS.
Dữ liệu được thu nhận từ 122 bệnh nhân ung thư có thực hiện trữ đông noãn để bảo tồn khả năng sinh sản tại trung tâm IVF Fertilité —Toulouse của Pháp từ tháng 1/2014 cho đến tháng 12/2019. Các kỹ thuật được thực hiện để thu nhận noãn bao gồm OS, OTO-IVM và OPU-IVM. Chọc hút IVM được chỉ định cho những bệnh nhân dưới 40 tuổi cần phải điều trị ung thư gấp và chống chỉ định KTBT. Sau khi tiêm trigger GnRH-Agonist từ 36-38 giờ bệnh nhân được chọc hút và thu nhận noãn. Trong khi đó, OTO-IVM được chỉ định cho những bệnh nhân <35 tuổi phải phẫu thuật cắt bỏ 1 bên hoặc 2 buồng trứng. Buồng trứng sau khi thu nhận sẽ được vận chuyển lạnh ở nhiệt độ 4°C. Tiến hành loại bỏ vùng vỏ chỉ thu nhận vùng tuỷ để trữ mô buồng trứng (OTC). Các nang noãn trong môi trường xử lý mẫu cho OTC sẽ được thu nhận lại nuôi cấy trong môi trường IVM có bổ sung 75 mIU/mL recFSH, 100 mIU/mL recLH và 10% huyết thanh bệnh nhân trong tối đa 48 giờ. Sau khi nuôi cấy IVM, tất cả noãn trưởng thành được thuỷ tinh hoá. Đã có 8/122 bệnh nhân quay lại để sử dụng noãn với mong muốn có con.
Nghiên cứu thu được một số kết quả như sau:
- Có 73 bệnh nhân thực hiện OPU-IVM, 16 bệnh nhân thực hiện OTO-IVM và 27 bệnh nhân OS.
- Số lượng noãn thu nhận được ở nhóm OTO-IVM và OS cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm OPU-IVM. Nhóm OTO-IVM tất cả noãn thu được ở giai đoạn GV, trong khi đó nhóm OPU-IVM có 19% noãn ở giai đoạn MII, 2% ở giai đoạn MI còn lại là GV. Nhóm OS có 86% noãn là MII. Sau IVM, tỷ lệ trưởng thành noãn ở nhóm OPU là 82% so với nhóm OTO đạt 70%. Tuy nhiên tổng số noãn trưởng thành được trữ ở nhóm OTO cao hơn so với nhóm OPU và OS.
- Có 8 bệnh nhân quay lại để sử dụng noãn. Tỷ lệ sống sau rã của noãn tương đối thấp (<60%), tỷ lệ tạo phôi là 35% ở nhóm IVM và 50% ở nhóm OS. 2/8 bệnh nhân chuyển phôi có ghi nhận thai lâm sàng ở tuần thứ 6 và sinh được 2 em bé khoẻ mạnh trong đó 1 em bé từ nhóm OPU-IVM (đây là trường hợp thứ 3 trên thế giới ghi nhận trẻ sinh sống phát triển từ noãn đông lạnh sau IVM của 1 bệnh nhân ung thư bảo tồn khả năng sinh sản) và 1 em bé từ nhóm OS.
Tóm lại, nhờ vào các tiến bộ y học mà tuổi thọ của những bệnh nhân ung thư ngày càng cao do đó các chiến lược bảo tồn khả năng sinh sản nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ngày càng được quan tâm. Trong đó, IVM là một kỹ thuật đầy hứa hẹn cho những trường hợp không thể KTBT. Tuy nhiên, dữ liệu về IVM cũng như trữ mô buồng trứng kết hợp IVM vẫn còn ít, đồng thời tính an toàn và hiệu quả vẫn cần được chứng minh.
Nguồn: Nogueira, D., Fajau-Prevot, C., Clouet, M., Assouline, P., Deslandres, M., & Montagut, M. (2023). Outcomes of Different In Vitro Maturation Procedures for Oocyte Cryopreservation for Fertility Preservation and yet Another Live Birth in a Cancer Patient. Life, 13(6), 1355. Doi: https://doi.org/ 10.3390/life13061355.
Từ khóa: IVM, OPU-IVM, OTO-IVM, bảo tồn khả năng sinh sản, trữ mô buồng trứng, đông lạnh noãn, thuỷ tinh hoá
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tổng quan hệ thống về kết quả mang thai lần kế tiếp ở các cặp vợ chồng có karyotypes bất thường và sảy thai liên tiếp - Ngày đăng: 15-04-2024
Ảnh hưởng của tình trạng thừa cân/béo phì ở nam và nữ đến kết quả IVF - Ngày đăng: 15-04-2024
Tác động của độ tuổi người cha đến sức khoẻ con cái - Ngày đăng: 15-04-2024
Hệ thống thủy tinh hóa phôi bán tự động nhỏ gọn, công suất cao dựa trên hydrogel - Ngày đăng: 15-04-2024
Điều hòa chất lượng tinh trùng bằng acid béo: từ khẩu phần ăn đến chất bảo quản và tinh dịch - Ngày đăng: 15-04-2024
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào buồng trứng và kết quả IVF ở những bệnh nhân có đáp ứng kém - Ngày đăng: 09-04-2024
Các yếu tố tiên lượng mới về tỷ lệ trẻ sinh sống ở bệnh nhân vô tinh không do tắc nghẽn không rõ nguyên nhân dựa trên mô hình dự đoán lâm sàng - Ngày đăng: 07-04-2024
Thủy tinh hóa noãn từ kích thích buồng trứng để bảo tồn sinh sản không làm trì hoãn việc bắt đầu hóa trị tân bổ trợ cho bệnh nhân ung thư vú so với IVM - Ngày đăng: 07-04-2024
Tỷ lệ trẻ sinh sống khi chuyển phôi nang nguyên bội không bị ảnh hưởng bởi đông lạnh và rã đông 2 lần ở giai đoạn phôi phân chia hoặc phôi nang - Ngày đăng: 05-04-2024
Phương pháp swim-up vượt trội hơn so với ly tâm thang nồng độ để bảo tồn tính toàn vẹn DNA của tinh trùng trong quá trình xử lý tinh trùng - Ngày đăng: 05-04-2024
Tác dụng của Melatonin, GM-CSF, IGF-1 và LIF trong môi trường nuôi cấy đối với sự phát triển của phôi: Lợi ích tiềm năng của việc cá thể hóa - Ngày đăng: 01-04-2024
Khả năng tiết sHLA-G của phôi có ảnh hưởng đến khả năng làm tổ và sự thành công của thai kỳ? - Ngày đăng: 01-04-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK