Tin tức
on Friday 26-04-2024 2:20am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trương Trần Minh Anh, ThS. Nguyễn Huyền Minh Thụy – IVF Tâm Anh
Hiện nay, bảo tồn khả năng sinh sản (Fertility Preservation – FP) đã trở thành một vấn đề sức khoẻ cộng đồng để chăm sóc cho phụ nữ mắc các bệnh lý ung thư, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống trong độ tuổi sinh sản. Có 3 kỹ thuật được thực hiện để bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ là trữ đông phôi, trữ đông noãn và trữ đông mô buồng trứng (Ovarian tissue cryopreservation – OTC). Theo hướng dẫn thực hành của Hiệp hội Sinh sản và Phôi học châu Âu (ESHRE) năm 2020 thì chỉ có kỹ thuật trữ đông noãn và phôi được công nhận là phương pháp bảo tồn sinh sản cho phụ nữ sau tuổi dậy thì. Trữ đông mô buồng trứng chỉ được xem là một kỹ thuật mới đang thử nghiệm và thực hiện trong các trường hợp không thể trữ đông noãn hoặc phôi. Tuy nhiên đối với hướng dẫn thực hành của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM) năm 2019 thì OTC là một kỹ thuật bảo tồn khả năng sinh sản cho bé gái trước tuổi dậy thì. Kỹ thuật OTC không chỉ có thể phục hồi khả năng sinh sản tự nhiên mà còn phục hồi các chức năng nội tiết của mô buồng trứng. Có nhiều báo cáo về trẻ sinh sống từ 3 kỹ thuật bảo tồn sinh sản trên nhưng dữ liệu về kết quả sau đó vẫn rất ít và thường báo cáo chung về kỹ thuật bảo tồn sinh sản. Việc tư vấn bảo tồn sinh sản cho phụ nữ cần được cung cấp thông tin về tỉ lệ trẻ sinh sống dự kiến. Tuy nhiên trên thế giới có rất ít nghiên cứu về điều này. Vì thế việc tư vấn bảo tồn sinh sản cho phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn. Mục đích của bài phân tích này là cung cấp một đánh giá có hệ thống và phân tích gộp về hiệu quả của ba kỹ thuật FP là trữ đông phôi, thuỷ tinh hoá noãn và OTC ở những phụ nữ sau điều trị ung thư.
Phương pháp
Đây là một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp trên các bài nghiên cứu được tìm kiếm trên trang PubMed, Embase và Cochrane Library từ 01 tháng 01 năm 2004 đến 30 tháng 06 năm 2021 có liên quan đến phụ nữ bị ung thư hoặc đã trải qua cấy ghép tế bào gốc (ở mọi lứa tuổi) đã thực hiện bảo tồn sinh sản. Có 1927 bài báo cáo liên quan, 73 nghiên cứu được xem xét và 34 nghiên cứu được đưa vào phân tích.
Kết quả nghiên cứu chính là tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi lần đầu bệnh nhân quay trở lại chuyển phôi hoặc cấy ghép buồng trứng sau điều trị ung thư để có con. Kết quả nghiên cứu phụ là tỉ lệ phụ nữ có ít nhất một lần sinh con sống, tỉ lệ sảy thai và tỉ lệ phục hồi chức năng buồng trứng.
Kết quả
Phân tích trên 34 bài báo cho các kết quả sau:
Nhóm trữ phôi có tỉ lệ trẻ sinh sống khi trữ đông và rã phôi chuyển là 41% (95% KTC: 34-48, I2: 0%), tỉ lệ phụ nữ có ít nhất một trẻ sinh sống sau chuyển phôi đông lạnh là 43% (95% KTC: 36-50, I2: 0%), tỉ lệ sảy thai là 22% (95% KTC: 14-30, I2: 0%).
Nhóm thuỷ tinh hoá noãn có tỉ lệ trẻ sinh sống là 32% (95% KTC: 26-39, I2: 0%), tỉ lệ phụ nữ có ít nhất một trẻ sinh sống ở nhóm thuỷ tinh hoá noãn là 32% (95% KTC: 25-39, I2: 0%), tỉ lệ sảy thai là 11% (95% KTC: 6-19, I2: 0%).
Nhóm trữ lạnh mô buồng trứng sau cấy ghép và làm IVF có tỉ lệ trẻ sinh sống là 19% (95% KTC:15-24, I2: 18,5%), tỉ lệ trẻ sinh sống tự nhiên sau cấy ghép mô buồng trứng là 33% (95% KTC: 25-42, I2: 46,1%), tỉ lệ phụ nữ có ít nhất một trẻ sinh sống ở nhóm trữ mô buồng trứng thực hiện IVF là 17% (95% KTC: 13-22, I2: 0%), tỉ lệ phụ nữ có ít nhất một trẻ sinh sống ở nhóm thai kỳ tự nhiên sau cấy ghép là 32% (95% KTC: 23-41, I2: 51%), tỉ lệ sảy thai là 14% (95% KTC: 9-21, I2: 33%) và tỉ lệ không phục hồi chức năng buồng trứng là 6% (95% KTC: 3-12%, I2: 40%).
Bàn luận
Kết quả nghiên cứu này cho thấy đông lạnh phôi mang lại cơ hội trẻ sinh sống cao nhất (41%). Tuy nhiên nhược điểm của việc đông lạnh phôi là người phụ nữ không thể toàn quyền quyết định mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản của mình do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như khả năng ly hôn của các cặp vợ chồng, người chồng qua đời,… tạo nên mối lo ngại về mặt đạo đức và pháp lý đối với những phôi còn lại. Do đó, nên tư vấn cho phụ nữ thực hiện cả đông lạnh phôi và noãn. Đông lạnh noãn là kỹ thuật bảo tồn sinh sản được thực hiện gần đây sau đông lạnh phôi và đã phát triển thành kỹ thuật bảo tồn sinh sản chính được sử dụng sau tuổi dậy thì. Dữ liệu về bảo tồn sinh sản bằng kỹ thuật thuỷ tinh hoá noãn để điều trị ung thư vẫn còn khan hiếm. Đối với kỹ thuật trữ mô buồng trứng cho thấy tỉ lệ có thai tự nhiên sau cấy ghép mô cao hơn khi thực hiện IVF. Ưu điểm chính của cấy ghép mô buồng trứng là phục hồi chức năng nội tiết buồng trứng và có khả năng mang thai nhiều hơn.
Đây là bài phân tích tổng hợp đầu tiên về ba kỹ thuật sử dụng để bảo tồn khả năng sinh sản. Chất lượng của nghiên cứu được đánh giá là có nguy cơ sai lệch thấp. Các nghiên cứu sử dụng trong phân tích chỉ là nghiên cứu quan sát, cỡ mẫu nhỏ nên chất lượng của chứng cứ thấp. Các quy trình kỹ thuật cần được đồng nhất đặc biệt là quy trình cấy ghép mô buồng trứng và thuỷ tinh hoá noãn.
Kết luận
Kết quả từ bài nghiên cứu này này có thể được sử dụng để tư vấn về các kỹ thuật bảo tồn sinh sản cho phụ nữ. Việc kết hợp nhiều kỹ thuật bảo tồn sinh sản có thể tối ưu hơn, đặc biệt ở phụ nữ có nguy cơ cao bị suy buồng trứng sớm, đây có thể là lựa chọn tốt trong tương lai nhưng cần được tìm hiểu sâu hơn.
Nguồn: Fraison, E., Huberlant, S., Labrune, E., Cavalieri, M., Montagut, M., Brugnon, F., & Courbiere, B. (2023). Live birth rate after female fertility preservation for cancer or haematopoietic stem cell transplantation: a systematic review and meta-analysis of the three main techniques; embryo, oocyte and ovarian tissue cryopreservation. Human reproduction (Oxford, England), 38(3), 489–502. https://doi.org/10.1093/humrep/deac249
Hiện nay, bảo tồn khả năng sinh sản (Fertility Preservation – FP) đã trở thành một vấn đề sức khoẻ cộng đồng để chăm sóc cho phụ nữ mắc các bệnh lý ung thư, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống trong độ tuổi sinh sản. Có 3 kỹ thuật được thực hiện để bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ là trữ đông phôi, trữ đông noãn và trữ đông mô buồng trứng (Ovarian tissue cryopreservation – OTC). Theo hướng dẫn thực hành của Hiệp hội Sinh sản và Phôi học châu Âu (ESHRE) năm 2020 thì chỉ có kỹ thuật trữ đông noãn và phôi được công nhận là phương pháp bảo tồn sinh sản cho phụ nữ sau tuổi dậy thì. Trữ đông mô buồng trứng chỉ được xem là một kỹ thuật mới đang thử nghiệm và thực hiện trong các trường hợp không thể trữ đông noãn hoặc phôi. Tuy nhiên đối với hướng dẫn thực hành của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM) năm 2019 thì OTC là một kỹ thuật bảo tồn khả năng sinh sản cho bé gái trước tuổi dậy thì. Kỹ thuật OTC không chỉ có thể phục hồi khả năng sinh sản tự nhiên mà còn phục hồi các chức năng nội tiết của mô buồng trứng. Có nhiều báo cáo về trẻ sinh sống từ 3 kỹ thuật bảo tồn sinh sản trên nhưng dữ liệu về kết quả sau đó vẫn rất ít và thường báo cáo chung về kỹ thuật bảo tồn sinh sản. Việc tư vấn bảo tồn sinh sản cho phụ nữ cần được cung cấp thông tin về tỉ lệ trẻ sinh sống dự kiến. Tuy nhiên trên thế giới có rất ít nghiên cứu về điều này. Vì thế việc tư vấn bảo tồn sinh sản cho phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn. Mục đích của bài phân tích này là cung cấp một đánh giá có hệ thống và phân tích gộp về hiệu quả của ba kỹ thuật FP là trữ đông phôi, thuỷ tinh hoá noãn và OTC ở những phụ nữ sau điều trị ung thư.
Phương pháp
Đây là một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp trên các bài nghiên cứu được tìm kiếm trên trang PubMed, Embase và Cochrane Library từ 01 tháng 01 năm 2004 đến 30 tháng 06 năm 2021 có liên quan đến phụ nữ bị ung thư hoặc đã trải qua cấy ghép tế bào gốc (ở mọi lứa tuổi) đã thực hiện bảo tồn sinh sản. Có 1927 bài báo cáo liên quan, 73 nghiên cứu được xem xét và 34 nghiên cứu được đưa vào phân tích.
Kết quả nghiên cứu chính là tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi lần đầu bệnh nhân quay trở lại chuyển phôi hoặc cấy ghép buồng trứng sau điều trị ung thư để có con. Kết quả nghiên cứu phụ là tỉ lệ phụ nữ có ít nhất một lần sinh con sống, tỉ lệ sảy thai và tỉ lệ phục hồi chức năng buồng trứng.
Kết quả
Phân tích trên 34 bài báo cho các kết quả sau:
Nhóm trữ phôi có tỉ lệ trẻ sinh sống khi trữ đông và rã phôi chuyển là 41% (95% KTC: 34-48, I2: 0%), tỉ lệ phụ nữ có ít nhất một trẻ sinh sống sau chuyển phôi đông lạnh là 43% (95% KTC: 36-50, I2: 0%), tỉ lệ sảy thai là 22% (95% KTC: 14-30, I2: 0%).
Nhóm thuỷ tinh hoá noãn có tỉ lệ trẻ sinh sống là 32% (95% KTC: 26-39, I2: 0%), tỉ lệ phụ nữ có ít nhất một trẻ sinh sống ở nhóm thuỷ tinh hoá noãn là 32% (95% KTC: 25-39, I2: 0%), tỉ lệ sảy thai là 11% (95% KTC: 6-19, I2: 0%).
Nhóm trữ lạnh mô buồng trứng sau cấy ghép và làm IVF có tỉ lệ trẻ sinh sống là 19% (95% KTC:15-24, I2: 18,5%), tỉ lệ trẻ sinh sống tự nhiên sau cấy ghép mô buồng trứng là 33% (95% KTC: 25-42, I2: 46,1%), tỉ lệ phụ nữ có ít nhất một trẻ sinh sống ở nhóm trữ mô buồng trứng thực hiện IVF là 17% (95% KTC: 13-22, I2: 0%), tỉ lệ phụ nữ có ít nhất một trẻ sinh sống ở nhóm thai kỳ tự nhiên sau cấy ghép là 32% (95% KTC: 23-41, I2: 51%), tỉ lệ sảy thai là 14% (95% KTC: 9-21, I2: 33%) và tỉ lệ không phục hồi chức năng buồng trứng là 6% (95% KTC: 3-12%, I2: 40%).
Bàn luận
Kết quả nghiên cứu này cho thấy đông lạnh phôi mang lại cơ hội trẻ sinh sống cao nhất (41%). Tuy nhiên nhược điểm của việc đông lạnh phôi là người phụ nữ không thể toàn quyền quyết định mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản của mình do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như khả năng ly hôn của các cặp vợ chồng, người chồng qua đời,… tạo nên mối lo ngại về mặt đạo đức và pháp lý đối với những phôi còn lại. Do đó, nên tư vấn cho phụ nữ thực hiện cả đông lạnh phôi và noãn. Đông lạnh noãn là kỹ thuật bảo tồn sinh sản được thực hiện gần đây sau đông lạnh phôi và đã phát triển thành kỹ thuật bảo tồn sinh sản chính được sử dụng sau tuổi dậy thì. Dữ liệu về bảo tồn sinh sản bằng kỹ thuật thuỷ tinh hoá noãn để điều trị ung thư vẫn còn khan hiếm. Đối với kỹ thuật trữ mô buồng trứng cho thấy tỉ lệ có thai tự nhiên sau cấy ghép mô cao hơn khi thực hiện IVF. Ưu điểm chính của cấy ghép mô buồng trứng là phục hồi chức năng nội tiết buồng trứng và có khả năng mang thai nhiều hơn.
Đây là bài phân tích tổng hợp đầu tiên về ba kỹ thuật sử dụng để bảo tồn khả năng sinh sản. Chất lượng của nghiên cứu được đánh giá là có nguy cơ sai lệch thấp. Các nghiên cứu sử dụng trong phân tích chỉ là nghiên cứu quan sát, cỡ mẫu nhỏ nên chất lượng của chứng cứ thấp. Các quy trình kỹ thuật cần được đồng nhất đặc biệt là quy trình cấy ghép mô buồng trứng và thuỷ tinh hoá noãn.
Kết luận
Kết quả từ bài nghiên cứu này này có thể được sử dụng để tư vấn về các kỹ thuật bảo tồn sinh sản cho phụ nữ. Việc kết hợp nhiều kỹ thuật bảo tồn sinh sản có thể tối ưu hơn, đặc biệt ở phụ nữ có nguy cơ cao bị suy buồng trứng sớm, đây có thể là lựa chọn tốt trong tương lai nhưng cần được tìm hiểu sâu hơn.
Nguồn: Fraison, E., Huberlant, S., Labrune, E., Cavalieri, M., Montagut, M., Brugnon, F., & Courbiere, B. (2023). Live birth rate after female fertility preservation for cancer or haematopoietic stem cell transplantation: a systematic review and meta-analysis of the three main techniques; embryo, oocyte and ovarian tissue cryopreservation. Human reproduction (Oxford, England), 38(3), 489–502. https://doi.org/10.1093/humrep/deac249
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cải thiện mức độ phân mảnh DNA của tinh trùng ở nam giới vô sinh sau thời gian kiêng xuất tinh ngắn từ 3–4 giờ - Ngày đăng: 26-04-2024
Xử lý mô bằng enzyme sau khi sinh thiết tinh hoàn trong trường hợp vô tinh không tắc nghẽn giúp tăng khả năng thu nhận tinh trùng - Ngày đăng: 26-04-2024
Chuẩn bị tinh trùng bằng phương pháp vi dòng chảy có thể cải thiện kết quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn so với phương pháp ly tâm thang nồng độ - Ngày đăng: 26-04-2024
Tác động của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ đến kết quả sản khoa và sơ sinh: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 26-04-2024
Ảnh hưởng của việc chuyển hai phôi chất lượng kém và chất lượng tốt đến kết quả thai kỳ và chu sinh trong chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 24-04-2024
miR-6881-3p góp phần làm giảm dự trữ buồng trứng bằng cách điều chỉnh quá trình apoptosis của tế bào hạt thông qua việc nhắm trúng đích gene SMAD4 - Ngày đăng: 22-04-2024
Phác đồ kích thích buồng trứng sử dụng mồi Progestin (PPOS) mang lại tỷ lệ phôi nguyên bội thấp hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi đang điều trị IVF - Ngày đăng: 22-04-2024
Mối liên quan giữa sự lệch bội của phôi và tổn thương DNA tinh trùng ở bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần không rõ nguyên nhân theo thực hiện PGT-A dựa trên NGS - Ngày đăng: 22-04-2024
Tác động của thể lệch bội giảm phân có nguồn gốc từ mẹ đến sự phát triển phôi sớm trong ống nghiệm - Ngày đăng: 22-04-2024
Diện tích noãn người có liên quan đến sự phát triển phôi sớm và phôi tiền làm tổ hữu dụng: Đoàn hệ tiến cứu Rotterdam - Ngày đăng: 22-04-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK