Tin tức
on Friday 26-04-2024 2:22am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Đoàn Thị Thùy Dương, ThS. Nguyễn Huyền Minh Thụy – IVF Tâm Anh
Mặc dù tỉ lệ thụ tinh sau tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection - ICSI) đạt 70-80%, nhưng vẫn có 1-5% số chu kỳ ICSI có noãn hoàn toàn không thụ tinh. Trong đó, sự thất bại trong quá trình hoạt hóa noãn (Oocyte activation deficiency - OAD) được xem là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại thụ tinh hoàn toàn hoặc thụ tinh kém (tỉ lệ thụ tinh <30%). Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng phospholipase C zeta (PLCζ) của tinh trùng có liên quan đến quá trình hoạt hóa noãn tự nhiên. Sau khi thụ tinh, chúng sẽ được phóng thích vào tế bào chất của noãn và thúc đẩy giải phóng Ca2+ trong mạng lưới nội chất, tạo ra các dao động Ca2+ để kích hoạt noãn, giúp noãn hoàn thành quá trình giảm phân II, hình thành thể cực thứ 2 và hình thành 2 tiền nhân. Do đó, sự thiếu hụt PLCζ có thể xem là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại thụ tinh. Ngoài ra, các nguyên nhân gây ra OAD có thể đến từ noãn như cấu trúc noãn bất thường, noãn chưa trưởng thành về tế bào chất hoặc bất thường thoi vô sắc. Để giải quyết vấn đề trên, kỹ thuật hoạt hóa noãn nhân tạo (Artificial oocyte activation - AOA) được nghiên cứu và thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp điện, cơ học và hóa học (sử dụng Ca2+ ionophore, Stronti clorua (SrCl2), …). Mặc dù AOA là giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề về thất bại thụ tinh hoặc thụ tinh kém, tuy nhiên sự an toàn của AOA vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi. Do đó, bài nghiên cứu này sẽ đánh giá tính hiệu quả và an toàn của Ca2+ ionophore đối với tỉ lệ thụ tinh và sự phát triển phôi.
Phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020 trên 114 cặp vợ chồng có tiền sử thất bại thụ tinh hoặc phôi phát triển kém trong chu kỳ ICSI trước đó (phôi ngưng phát triển hoàn toàn, tỉ lệ hình thành phôi nang ngày 5 (<15%)) được chỉ định thực hiện ICSI-AOA. Dựa trên các trường hợp được chỉ định AOA được chia thành 3 loại: (1) thất bại thụ tinh hoàn toàn (Total fertilization failure - TFF), (2) tỉ lệ thụ tinh thấp (Low fertilization rate - LFR, <30%) và (3) phôi phát triển kém (Poor embryo development - PED). Các chu kỳ ICSI trước được xem là nhóm đối chứng và khoảng thời gian giữa 2 chu kỳ ICSI không quá 6 tháng.
Kết quả
Trong 114 chu kỳ ICSI-AOA, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ phôi chất lượng tốt, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống được cải thiện đáng kể so với các chu kỳ ICSI trước đó (p<0,05 đến p<0,001). Tỉ lệ sảy thai ở nhóm AOA thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (p<0,001). Nếu xét về nguyên nhân vô sinh, thì tỉ lệ thụ tinh được cải thiện đáng kể so với các chu kỳ đối chứng trước đó, ngoại trừ phân nhóm vô sinh do yếu tố hỗn hợp (p<0,05 đến p<0,001). Nếu xét về lý do AOA, tỉ lệ thụ tinh của từng phân nhóm tăng đáng kể so với tỉ lệ thụ tinh trong chu kỳ ICSI trước đó không có AOA (p<0,001); tuy nhiên, tỉ lệ phôi chất lượng tốt thì không khác biệt.
Về kết quả lâm sàng, tỉ lệ chuyển phôi tươi và phôi trữ tương tự giữa hai nhóm. Tỉ lệ thai thai lâm sàng trên mỗi lần chuyển phôi (41,67% so với 8,33%, p < 0,001), tỉ lệ thai lâm sàng trên mỗi bệnh nhân (30,7% so với 4,39%, p < 0,001), tỉ lệ làm tổ (34,59% so với 6,02%, p < 0,001), tỉ lệ trẻ sinh sống tăng đáng kể và tỉ lệ sẩy thai (17,14% so với 100%, p<0,001) thấp hơn ở nhóm ICSI-AOA so với nhóm không AOA.
Trong 114 chu kỳ AOA, có 35 trẻ sơ sinh khỏe mạnh (21 sinh đơn và 7 sinh đôi) được sinh ra mà không bị dị tật bẩm sinh hoặc dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
Bàn luận
Thiết kế nghiên cứu hồi cứu là hạn chế của nghiên cứu. Nhóm đối chứng là chu kỳ trước không thực hiện AOA nên sẽ có nhiều yếu tố gây nhiễu làm 2 nhóm không tương đồng về phát đồ điều trị, số lượng cũng như chất lượng noãn thu được. Và ở lần điều trị thứ hai có thể tốt hơn lần thứ nhất về mặt yếu tố lâm sàng như sử dụng phác đồ điều trị tốt hơn, sử dụng thuốc kích thích buồng trứng tốt hơn,… và điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả chung của nghiên cứu.
Kết luận
Nghiên cứu này cho thấy ICSI-AOA sử dụng Ca2+ ionophore có thể cải thiện kết quả sinh sản của những bệnh nhân thất bại thụ tinh hoặc phôi phát triển kém ở chu kỳ ICSI trước đó. Tuy nhiên, cần nghiên cứu sâu hơn với một thiết kế đa trung tâm, cỡ mẫu lớn hơn và kiểm soát tốt hơn để có thể đưa ra kết luận rõ ràng hơn.
Nguồn: Ruan, J. L., Liang, S. S., Pan, J. P., Chen, Z. Q., & Teng, X. M. (2023). Artificial oocyte activation with Ca2+ ionophore improves reproductive outcomes in patients with fertilization failure and poor embryo development in previous ICSI cycles. Frontiers in Endocrinology, 14, 1244507.
Mặc dù tỉ lệ thụ tinh sau tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection - ICSI) đạt 70-80%, nhưng vẫn có 1-5% số chu kỳ ICSI có noãn hoàn toàn không thụ tinh. Trong đó, sự thất bại trong quá trình hoạt hóa noãn (Oocyte activation deficiency - OAD) được xem là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại thụ tinh hoàn toàn hoặc thụ tinh kém (tỉ lệ thụ tinh <30%). Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng phospholipase C zeta (PLCζ) của tinh trùng có liên quan đến quá trình hoạt hóa noãn tự nhiên. Sau khi thụ tinh, chúng sẽ được phóng thích vào tế bào chất của noãn và thúc đẩy giải phóng Ca2+ trong mạng lưới nội chất, tạo ra các dao động Ca2+ để kích hoạt noãn, giúp noãn hoàn thành quá trình giảm phân II, hình thành thể cực thứ 2 và hình thành 2 tiền nhân. Do đó, sự thiếu hụt PLCζ có thể xem là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại thụ tinh. Ngoài ra, các nguyên nhân gây ra OAD có thể đến từ noãn như cấu trúc noãn bất thường, noãn chưa trưởng thành về tế bào chất hoặc bất thường thoi vô sắc. Để giải quyết vấn đề trên, kỹ thuật hoạt hóa noãn nhân tạo (Artificial oocyte activation - AOA) được nghiên cứu và thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp điện, cơ học và hóa học (sử dụng Ca2+ ionophore, Stronti clorua (SrCl2), …). Mặc dù AOA là giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề về thất bại thụ tinh hoặc thụ tinh kém, tuy nhiên sự an toàn của AOA vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi. Do đó, bài nghiên cứu này sẽ đánh giá tính hiệu quả và an toàn của Ca2+ ionophore đối với tỉ lệ thụ tinh và sự phát triển phôi.
Phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020 trên 114 cặp vợ chồng có tiền sử thất bại thụ tinh hoặc phôi phát triển kém trong chu kỳ ICSI trước đó (phôi ngưng phát triển hoàn toàn, tỉ lệ hình thành phôi nang ngày 5 (<15%)) được chỉ định thực hiện ICSI-AOA. Dựa trên các trường hợp được chỉ định AOA được chia thành 3 loại: (1) thất bại thụ tinh hoàn toàn (Total fertilization failure - TFF), (2) tỉ lệ thụ tinh thấp (Low fertilization rate - LFR, <30%) và (3) phôi phát triển kém (Poor embryo development - PED). Các chu kỳ ICSI trước được xem là nhóm đối chứng và khoảng thời gian giữa 2 chu kỳ ICSI không quá 6 tháng.
Kết quả
Trong 114 chu kỳ ICSI-AOA, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ phôi chất lượng tốt, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống được cải thiện đáng kể so với các chu kỳ ICSI trước đó (p<0,05 đến p<0,001). Tỉ lệ sảy thai ở nhóm AOA thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (p<0,001). Nếu xét về nguyên nhân vô sinh, thì tỉ lệ thụ tinh được cải thiện đáng kể so với các chu kỳ đối chứng trước đó, ngoại trừ phân nhóm vô sinh do yếu tố hỗn hợp (p<0,05 đến p<0,001). Nếu xét về lý do AOA, tỉ lệ thụ tinh của từng phân nhóm tăng đáng kể so với tỉ lệ thụ tinh trong chu kỳ ICSI trước đó không có AOA (p<0,001); tuy nhiên, tỉ lệ phôi chất lượng tốt thì không khác biệt.
Về kết quả lâm sàng, tỉ lệ chuyển phôi tươi và phôi trữ tương tự giữa hai nhóm. Tỉ lệ thai thai lâm sàng trên mỗi lần chuyển phôi (41,67% so với 8,33%, p < 0,001), tỉ lệ thai lâm sàng trên mỗi bệnh nhân (30,7% so với 4,39%, p < 0,001), tỉ lệ làm tổ (34,59% so với 6,02%, p < 0,001), tỉ lệ trẻ sinh sống tăng đáng kể và tỉ lệ sẩy thai (17,14% so với 100%, p<0,001) thấp hơn ở nhóm ICSI-AOA so với nhóm không AOA.
Trong 114 chu kỳ AOA, có 35 trẻ sơ sinh khỏe mạnh (21 sinh đơn và 7 sinh đôi) được sinh ra mà không bị dị tật bẩm sinh hoặc dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
Bàn luận
Thiết kế nghiên cứu hồi cứu là hạn chế của nghiên cứu. Nhóm đối chứng là chu kỳ trước không thực hiện AOA nên sẽ có nhiều yếu tố gây nhiễu làm 2 nhóm không tương đồng về phát đồ điều trị, số lượng cũng như chất lượng noãn thu được. Và ở lần điều trị thứ hai có thể tốt hơn lần thứ nhất về mặt yếu tố lâm sàng như sử dụng phác đồ điều trị tốt hơn, sử dụng thuốc kích thích buồng trứng tốt hơn,… và điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả chung của nghiên cứu.
Kết luận
Nghiên cứu này cho thấy ICSI-AOA sử dụng Ca2+ ionophore có thể cải thiện kết quả sinh sản của những bệnh nhân thất bại thụ tinh hoặc phôi phát triển kém ở chu kỳ ICSI trước đó. Tuy nhiên, cần nghiên cứu sâu hơn với một thiết kế đa trung tâm, cỡ mẫu lớn hơn và kiểm soát tốt hơn để có thể đưa ra kết luận rõ ràng hơn.
Nguồn: Ruan, J. L., Liang, S. S., Pan, J. P., Chen, Z. Q., & Teng, X. M. (2023). Artificial oocyte activation with Ca2+ ionophore improves reproductive outcomes in patients with fertilization failure and poor embryo development in previous ICSI cycles. Frontiers in Endocrinology, 14, 1244507.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cải thiện mức độ phân mảnh DNA của tinh trùng ở nam giới vô sinh sau thời gian kiêng xuất tinh ngắn từ 3–4 giờ - Ngày đăng: 26-04-2024
Xử lý mô bằng enzyme sau khi sinh thiết tinh hoàn trong trường hợp vô tinh không tắc nghẽn giúp tăng khả năng thu nhận tinh trùng - Ngày đăng: 26-04-2024
Chuẩn bị tinh trùng bằng phương pháp vi dòng chảy có thể cải thiện kết quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn so với phương pháp ly tâm thang nồng độ - Ngày đăng: 26-04-2024
Tác động của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ đến kết quả sản khoa và sơ sinh: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 26-04-2024
Ảnh hưởng của việc chuyển hai phôi chất lượng kém và chất lượng tốt đến kết quả thai kỳ và chu sinh trong chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 24-04-2024
miR-6881-3p góp phần làm giảm dự trữ buồng trứng bằng cách điều chỉnh quá trình apoptosis của tế bào hạt thông qua việc nhắm trúng đích gene SMAD4 - Ngày đăng: 22-04-2024
Phác đồ kích thích buồng trứng sử dụng mồi Progestin (PPOS) mang lại tỷ lệ phôi nguyên bội thấp hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi đang điều trị IVF - Ngày đăng: 22-04-2024
Mối liên quan giữa sự lệch bội của phôi và tổn thương DNA tinh trùng ở bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần không rõ nguyên nhân theo thực hiện PGT-A dựa trên NGS - Ngày đăng: 22-04-2024
Tác động của thể lệch bội giảm phân có nguồn gốc từ mẹ đến sự phát triển phôi sớm trong ống nghiệm - Ngày đăng: 22-04-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK