Tin tức
on Sunday 28-04-2024 3:25pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Minh Phượng, IVFMD Tân Bình
Bệnh u hạt mãn tính (CGD) là bệnh suy giảm miễn dịch di truyền nguyên phát với tỷ lệ tử vong cao, đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng của phức hợp oxidase nicotinamide adenine dinucleotide phosphate (NADPH) trong bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân. CGD dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng, tái phát, viêm mất kiểm soát và bệnh tự miễn. Bệnh có thể chia nhành 2 nhóm chính: CGD lặn liên kết với nhiễm sắc thể X (XR-CGD, OMIM: 306400) và lặn tự phát (AR-CGD). XR-CGD được gây ra bởi các biến thể trong gen CYBB, mã hóa protein gp91phox, trong khi AR-CGD là do các biến thể của CYBA, NCF1, NCF2 hoặc NCF4 mã hóa protein tương ứng p22phox, p47phox, p67phox và p40phox. Biểu hiện lâm sàng chính của nhóm bệnh này là bệnh nhân bị nhiễm trùng trong suốt cuộc đời dẫn đến các bệnh như viêm phổi, viêm hạch bạch huyết, áp-xe,… CGD liên kết X thường phát triển bệnh sớm hơn và có các triệu chứng nghiêm trọng hơn những người mắc AR-CGD. Hiện nay, CGD chủ yếu được điều trị bằng kháng sinh và thuốc chống nấm để ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng. Một số phương pháp tiêm interferon-γ, truyền bạch cầu hạt và ghép tế bào gốc tạo máu (HSCT) cũng được sử dụng điều trị cho nhóm bệnh nhân này. Trong số đó, HSCT là phương pháp điều trị duy nhất có thể chữa khỏi CGD, nhưng rất khó để tìm được một người hiến tặng phù hợp với HLA.
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ đơn gen (PGT-M) là một hướng tiếp cận tiềm năng giúp các gia đình có bệnh di truyền sinh con khoẻ mạnh. Kỹ thuật giúp chọn những phôi không mang bệnh, ngăn chặn di truyền bệnh cho con cái. Bên cạnh đó, PGT còn được kết hợp với xét nghiệm tương hợp HLA, nhờ đó HSC từ những đứa trẻ “cứu tinh” được sử dụng để điều trị cho anh chị em đang bị bệnh. Sự kết hợp này mang lại hi vọng cho trường hợp gia đình có trẻ mắc bệnh CGD
.
Báo cáo này ghi nhận trường hợp một phụ nữ là người lành mang biến thể CYBB bệnh (c.804 + 2T>C, thể cắt nối) đã sinh một bé gái 3 tuổi mắc bệnh CGD. Bé gái được nhập viện khi 1 tuổi với các bệnh lý viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết, chức năng gan bất thường, thiếu máu nặng và suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Gia đình được tư vấn và thực hiện PGT-M kết hợp tương hợp HLA. Sau quá trình nuôi cấy, 7 phôi nang được sinh thiết. Kết quả cho thấy 2 phôi 3 và 4 có kết quả không mang gene bệnh và tương hợp HLA với đứa trẻ bị bệnh. Bệnh nhân có thai và sinh thành công một bé khoẻ mạnh ở lần chuyển phôi thứ hai
.
Tóm lại, PGT đã mang lại một thực hành an toàn, hiệu quả, ngày càng nhiều bệnh nhân được hưởng lợi từ xét nghiệm này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần quan tâm đến một số vấn đến đạo đức liên quan.
Tài liệu tham khảo:
Chen, X., Peng, C., Chen, H., Zhou, F., Keqie, Y., Li, Y., ... & Ren, J. (2024). Preimplantation genetic testing for X-linked chronic granulomatous disease induced by a CYBB gene variant: A case report. Medicine, 103(5), e37198.
Bệnh u hạt mãn tính (CGD) là bệnh suy giảm miễn dịch di truyền nguyên phát với tỷ lệ tử vong cao, đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng của phức hợp oxidase nicotinamide adenine dinucleotide phosphate (NADPH) trong bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân. CGD dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng, tái phát, viêm mất kiểm soát và bệnh tự miễn. Bệnh có thể chia nhành 2 nhóm chính: CGD lặn liên kết với nhiễm sắc thể X (XR-CGD, OMIM: 306400) và lặn tự phát (AR-CGD). XR-CGD được gây ra bởi các biến thể trong gen CYBB, mã hóa protein gp91phox, trong khi AR-CGD là do các biến thể của CYBA, NCF1, NCF2 hoặc NCF4 mã hóa protein tương ứng p22phox, p47phox, p67phox và p40phox. Biểu hiện lâm sàng chính của nhóm bệnh này là bệnh nhân bị nhiễm trùng trong suốt cuộc đời dẫn đến các bệnh như viêm phổi, viêm hạch bạch huyết, áp-xe,… CGD liên kết X thường phát triển bệnh sớm hơn và có các triệu chứng nghiêm trọng hơn những người mắc AR-CGD. Hiện nay, CGD chủ yếu được điều trị bằng kháng sinh và thuốc chống nấm để ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng. Một số phương pháp tiêm interferon-γ, truyền bạch cầu hạt và ghép tế bào gốc tạo máu (HSCT) cũng được sử dụng điều trị cho nhóm bệnh nhân này. Trong số đó, HSCT là phương pháp điều trị duy nhất có thể chữa khỏi CGD, nhưng rất khó để tìm được một người hiến tặng phù hợp với HLA.
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ đơn gen (PGT-M) là một hướng tiếp cận tiềm năng giúp các gia đình có bệnh di truyền sinh con khoẻ mạnh. Kỹ thuật giúp chọn những phôi không mang bệnh, ngăn chặn di truyền bệnh cho con cái. Bên cạnh đó, PGT còn được kết hợp với xét nghiệm tương hợp HLA, nhờ đó HSC từ những đứa trẻ “cứu tinh” được sử dụng để điều trị cho anh chị em đang bị bệnh. Sự kết hợp này mang lại hi vọng cho trường hợp gia đình có trẻ mắc bệnh CGD
.
Báo cáo này ghi nhận trường hợp một phụ nữ là người lành mang biến thể CYBB bệnh (c.804 + 2T>C, thể cắt nối) đã sinh một bé gái 3 tuổi mắc bệnh CGD. Bé gái được nhập viện khi 1 tuổi với các bệnh lý viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết, chức năng gan bất thường, thiếu máu nặng và suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Gia đình được tư vấn và thực hiện PGT-M kết hợp tương hợp HLA. Sau quá trình nuôi cấy, 7 phôi nang được sinh thiết. Kết quả cho thấy 2 phôi 3 và 4 có kết quả không mang gene bệnh và tương hợp HLA với đứa trẻ bị bệnh. Bệnh nhân có thai và sinh thành công một bé khoẻ mạnh ở lần chuyển phôi thứ hai
.
Tóm lại, PGT đã mang lại một thực hành an toàn, hiệu quả, ngày càng nhiều bệnh nhân được hưởng lợi từ xét nghiệm này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần quan tâm đến một số vấn đến đạo đức liên quan.
Tài liệu tham khảo:
Chen, X., Peng, C., Chen, H., Zhou, F., Keqie, Y., Li, Y., ... & Ren, J. (2024). Preimplantation genetic testing for X-linked chronic granulomatous disease induced by a CYBB gene variant: A case report. Medicine, 103(5), e37198.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của tuổi người bố lớn đến kết quả sinh sản trong chu kỳ ivf ở các cặp vợ chồng vô sinh không do yếu tố nam: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 28-04-2024
Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian bảo quản đến tính toàn vẹn DNA sau khi đông khô tinh trùng trên đối tượng có chỉ số tinh dịch đồ bình thường - Ngày đăng: 28-04-2024
So sánh kết quả lâm sàng giữa kỹ thuật IVM với kỹ thuật kích thích buồng trứng thông thường ở những trường hợp được dự đoán có khả năng đáp ứng quá mức - Ngày đăng: 28-04-2024
Rối loạn tình dục nam trong bệnh cảnh hiếm muộn - Ngày đăng: 28-04-2024
Ảnh hưởng của việc hút thuốc lá ở nam giới đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và các thông số động học hình thái phôi - Ngày đăng: 28-04-2024
Lựa chọn tinh trùng ICSI bằng phương pháp gắn lên màng trong suốt giúp cải thiện động học hình thái phôi và kết quả lâm sàng - Ngày đăng: 27-04-2024
Độc tính tích luỹ từ các vật tư tiêu hao dùng một lần sử dụng trong các quy trình IVF thường quy - Ngày đăng: 27-04-2024
Chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng ảnh hưởng đến kết quả mang thai và sự an toàn của con cái trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 27-04-2024
Mối liên quan giữa sự phát triển phôi và kết quả phân tích nhiễm sắc thể từ PGT – A ở phụ nữ lớn tuổi: Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 27-04-2024
Phôi phân chia bất thường đến ngày 3 nhưng phát triển thành phôi nang hoàn chỉnh không ảnh hưởng đến kết quả sinh sống và sơ sinh khi : một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 27-04-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK