Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 08-05-2024 2:49pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
BS Trần Thiện Khiêm, đơn vị Hỗ trợ sinh sản IVFMD
 
I. Giới thiệu
Hàng năm, hơn 610.000 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang và 1,9 triệu người đang phải sống chung với căn bệnh này. Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ 9 và là nguyên nhân gây tử vong thứ 13 trên toàn cầu. Tuy nhiên, chẩn đoán sớm mang lại kết quả điều trị tốt và cải thiện tiên lượng sống còn cho người bệnh.


2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư bàng quang
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính gây ung thư bàng quang. Thuốc lá có chứa các chất gây ung thư. Khi hút thuốc, những chất này sẽ được hấp thụ vào máu, được thận lọc và sau đó tích tụ trong nước tiểu. Niêm mạc bàng quang tiếp xúc với nồng độ cao các chất này, lâu ngày có thể dẫn đến ung thư.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
  • Giới tính trong đó nam thường gặp hơn nữ
  • Chủng tộc trong đó người da trắng thường gặp hơn người da đen
  • Tuổi tác trong đó càng lớn tuổi, nguy cơ càng tăng.
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư bàng quang, có thể liên quan đến một số gen như HRAS, RB1, PTEN /MMAC1, NAT2 và GSTM1
  • Tiếp xúc với sơn, thuốc nhuộm, kim loại hoặc các sản phẩm dầu mỏ, nước uống nhiễm Asen
  • Điều trị trước đây bằng xạ trị vùng xương chậu hoặc bằng một số loại thuốc chống ung thư, chẳng hạn như cyclophosphamide hoặc ifosfamide
  • Viêm bàng quang do sán máng
  • Sử dụng ống thông niệu đạo trong thời gian dài

3. Triệu chứng ung thư bàng quang
Các triệu chứng của ung thư bàng quang có thể khác nhau ở mỗi người. Triệu chứng phổ biến nhất là tiểu máu. Tiểu máu có thể tái phát nhiều lần, có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc đôi khi tình cờ phát hiện qua tổng phân tích nước tiểu.
Các triệu chứng phổ biến khác của ung thư bàng quang bao gồm:
  • Tiểu nhiều lần
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu
  • Tiểu gấp
  • Tiểu đêm thường xuyên
Khi ung thư đã tiến triển hoặc lan ra ngoài bàng quang đến các bộ phận khác của cơ thể, các triệu chứng có thể bao gồm:
  • Bí tiểu
  • Đau đau hông lưng
  • Đau bụng
  • Đau xương
  • Giảm cân ngoài ý muốn và chán ăn
  • Phù chi dưới

4. Chẩn đoán ung thư bàng quang
Tiếp cận một trường hợp nghi ngờ ung thư bàng quang, cần đánh giá một cách toàn diện, để tránh nhầm lẫn hoặc bỏ xót các bệnh lý khác. Đánh giá bao gồm:
  • Hỏi bệnh sử cá nhân và gia đình để đánh giá các triệu chứng và yếu tố nguy cơ của ung thư bàng quang.
  • Khám tổng quát và khám vùng chậu để kiểm tra các dấu hiệu ung thư.
  • Tổng phân tích nước tiểu để đánh giá mức độ tiểu máu.
Các xét nghiệm khác trong chẩn đoán ung thư bàng quang
  • Siêu âm bụng: đánh giá chung ổ bụng, phát hiện vị trí, kích thước bướu.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) / chụp cộng hưởng từ (MRI): đánh giá chung ổ bụng, vùng chậu, phát hiện vị trí bướu, kích thước, mức độ xâm lấn của bướu, di căn hạch, đánh giá giai đoạn bướu.
  • Nội soi bàng quang + Sinh thiết bướu nếu có.
  • X-quang ngực: trong trường hợp nghi ngờ di căn phổi.
  • Xạ hình xương: nghi ngờ di căn xương.

5. Điều trị
Điều trị ung thư bàng quang phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Điều trị giai đoạn sớm, đúng chỉ định có thể điều trị khỏi hoàn toàn và mang lại chất lượng sống tối ưu cho bệnh nhân.
  • Giai đoạn chưa xâm lấn cơ bàng quang (giai đoạn 0, I): cắt đốt nội soi bướu qua ngã niệu đạo ± hóa trị nội bàng quang.
  • Giai đoạn xâm lấn cơ bàng quang (giai đoạn II, III, IV): cắt bàng quang tận gốc ± hóa – xạ trị tại chỗ hoặc toàn thân.
6. Tiên lượng và tỷ lệ sống còn của ung thư bàng quang
Tiên lượng cho bệnh ung thư bàng quang phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
  • Giai đoạn của bệnh ung thư: xâm lấn cơ hay chưa.
  • Loại ung thư, mức độ biệt hóa.
  • Tuổi của bệnh nhân và tổng trạng chung.
  • Số lượng khối u và kích thước.
  • Ung thư tái phát hay mới phát hiện.
  • Ung thư bàng quang không xâm lấn cơ thường có thể được chữa khỏi.
Tỷ lệ sống còn tương đối 5 năm đối với ung thư bàng quang như sau:
  • 97% chỉ ung thư biểu mô tại chỗ của bàng quang (ung thư bàng quang chưa xâm lấn cơ).
  • 71% đối với ung thư bàng quang khu trú (đã xâm lấn cơ nhưng chưa qua lớp thanh mạc).
  • 39% đối với ung thư bàng quang xâm lấn tại chỗ (ung thư đã lan ra ngoài bàng quang đến các hạch bạch huyết hoặc cơ quan lân cận).
  • 8% đối với ung thư bàng quang di căn xa (ung thư đã lan ra ngoài bàng quang đến các phần xa của cơ thể).

7. Kết luận
Ung thư bàng quang là một ung thư thường gặp, tuy nhiên tiên lượng khá tốt nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, được chẩn đoán và điều trị kịp thời, do đó cần phải đến khám các chuyên gia khi có các triệu chứng gợi ý như tiểu máu, sụt cân không rõ nguyên nhân, triệu chứng đường tiểu dưới, … đặc biệt ở những trường hợp có nguy cơ cao của ung thư bàng quang như lớn tuổi, hút thuốc lá, tiếp xúc hóa chất độc hại…

Nguồn: PDQ Cancer Information Summaries [Internet]. Bethesda (MD): National Cancer Institute (US); 2002-. Bladder Cancer Treatment: Patient Version. 2024 Mar 1 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK66044

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK