Tin tức
on Friday 10-05-2024 9:40am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Ngọc Thu Phương – IVFMĐ Tân Bình
Hội chứng nang trống (Empty follicle syndrome - EFS) là tình trạng trong đó không có noãn được thu nhận từ các nang noãn trưởng thành sau khi kích thích buồng trứng. Hội chứng nang trống được chia thành 2 loại thật (genuine) và giả (false) dựa trên việc ước tính mức trưởng thành của nang noãn thông qua nồng độ β-hCG vào ngày chọc hút thu nhận noãn (OPU). Nguyên nhân được cho là sự rối loạn trong quá trình phát triển nang noãn, chủ yếu do tuổi tác, tuy nhiên, cơ chế gây ra EFS vẫn chưa được hiểu rõ.
Nghiên cứu phân tích các bệnh nhân thực hiện OPU để tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và đánh giá tỷ lệ phát sinh hội chứng nang trống cho từng số lượng nang noãn ngay trước khi thực hiện OPU. Mục tiêu của nghiên cứu là phát hiện các yếu tố dự đoán EFS thông qua phân tích đa biến trong nghiên cứu theo dõi hồi cứu với 2342 chu kỳ từ 1148 bệnh nhân đã thực hiện OPU.
Thiết kế nghiên cứu
Từ T1/2015 đến T11/2020, tổng cộng 1148 bệnh nhân thực hiện OPU. Kết quả thu nhận noãn được chia thành hai nhóm: nhóm không thu nhận được noãn (EFS) và nhóm thu nhận được noãn (non-EFS). Nghiên cứu này đã loại trừ các trường hợp hoàng thể hoá sớm (premature luteinzation) được định nghĩa là tăng hormone LH kèm theo tăng progesterone ≥1 ng/mL trước khi tiêm hCG hoặc gonadotropin-releasing hormone (GnRH) cũng như rụng trứng sớm trước OPU.
Quá trình kích thích buồng trứng chủ yếu được thực hiện bằng phác đồ đối kháng GnRH (GnRH antagonist). Từ ngày thứ hai hoặc thứ ba của chu kỳ kinh, kích thích được khởi đầu bằng cách tiêm HMG (human menopausal gonadotropin) mỗi ngày hoặc FSH tái tổ hợp kết hợp với clomifene citrate hai lần/ ngày trong 5 ngày. Chất đối kháng GnRH được tiêm dưới da vào ngày thứ năm khi nang noãn đạt đường kính 15 mm. Kích thích rụng trứng được thực hiện chủ yếu bằng hCG kết hợp với một chất chủ vận GnRH (GnRH agonist) như kích hoạt kép. OPU được thực hiện khoảng 35 giờ sau khi kích thích rụng trứng.
Các chuyên viên phôi học quan sát tế bào chất trong khối phức hợp noãn – tế bào cumulus và xác định noãn chứa tế bào chất có khả năng sống là noãn được nuôi cấy. Sau đó, noãn được nuôi cấy được đánh giá dựa trên các tế bào corona bao quanh và chia thành ba nhóm: noãn non, noãn trưởng thành và noãn quá trưởng thành. Noãn không chứa tế bào chất hay tế bào chất bị thoái hoá được xác định là noãn không thể nuôi cấy và bị loại bỏ.
Kết quả
Có 91 trường hợp EFS (chiếm 3.9%) và 2251 trường hợp không EFS (chiếm 96.1%). Ngoại trừ chỉ số BMI, độ tuổi thấp hơn và giá trị AMH, AFC (số nang thứ cấp quan sát bằng hình ảnh siêu âm) cao hơn, đồng thời số lượng nang noãn cao hơn trong nhóm không EFS.
Tỷ lệ chênh lệch (odds ratio) về tác động của từng tham số đối với nhóm non-EFS được hiển thị với 95% KTC. Tỷ lệ chênh lệch về giá trị AFC và số lượng nang noãn đối với nhóm non-EFS lần lượt là 1,301 và 1,832 cho thấy AFC cao hơn hoặc số lượng nang noãn nhiều hơn có thể biểu hiện cho khả năng thu nhận noãn có thể nuôi cấy được cao hơn. Tỷ lệ chênh lệch về độ tuổi, BMI và AMH là không đáng kể.
Khi so sánh giữa nhóm EFS và non-EFS, nhóm EFS có độ tuổi lớn hơn và AMH, AFC, số lượng nang thấp hơn. Khi xem xét tỷ lệ phụ nữ mắc hội chứng nang trống thì tỷ lệ giảm dần 21,2%, 7,8%, 2,7% và 1,2%, tương ứng với số lượng nang noãn được đếm lần lượt là 1, 2, 3 và 4 nang. Sau đó, tỷ lệ mắc hội chứng giảm dần, nhưng không có trường hợp nào trong số 410 trường hợp có 10 nang noãn trở lên mắc EFS. Nói cách khác, việc đảm bảo số lượng nang noãn cao, cho dù ở bất kỳ độ tuổi nào, đều có thể giảm EFS.
Cả giá trị AFC và số lượng nang noãn, khi loại trừ trường hợp giảm dự trữ buồng trứng (DOR – diminished ovarian reserve) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm EFS và non-EFS (p < 0.001) trong phân tích một biến. Phân tích đa biến cho thấy tuổi, AFC và số lượng nang noãn là các biến quan trọng đối với EFS (p = 0,04110; 0,01660 và 0,00746 tương ứng), với tỷ lệ chênh lệch lần lượt là 1,15; 1,45 và 1,53.
Bàn luận
EFS được định nghĩa là sự thất bại trong việc thu nhận noãn từ các nang trưởng thành sau khi kích thích rụng trứng. Tuy nhiên, cơ chế bệnh lý vẫn chưa rõ ràng. Trong trường hợp của các cặp chị em gái mắc bệnh EFS bẩm sinh, nghiên cứu toàn bộ chuỗi gen của gia đình đã phát hiện ra các đột biến liên quan đến thụ thể gonadotropin, dẫn đến ức chế sự phát triển của nang noãn. Ngoài ra, còn có một trường hợp EFS với đột biến đồng hợp tử khác của thụ thể gonadotropin hoặc đảo đoạn trên nhiễm sắc thể 2, 46, XX, inv (2) (p11q21). Tuy nhiên, những trường hợp này rất hiếm, và nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính là do tuổi tác của bệnh nhân.
Trong nghiên cứu này, so sánh giữa nhóm EFS và nhóm non-EFS, bệnh nhân trong nhóm EFS có độ tuổi lớn hơn và AMH, AFC và số lượng nang noãn thấp hơn. Đảm bảo được số lượng nang noãn cho dù ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể giảm hội chứng nang trống. Do đó, AFC cao và số lượng nang lớn hơn 13 mm vào ngày OPU cho thấy khả năng cao thu nhận được noãn. Vì vậy, ngay cả khi AFC thấp ở đầu chu kỳ kinh, khả năng thu nhận noãn có thể được cải thiện thông qua kích thích buồng trứng.
Một số báo cáo về mối liên hệ giữa EFS và AMH, trong đó AFC có ý nghĩa hơn AMH trong việc dự đoán khả năng đáp ứng buồng trứng. Trong nghiên cứu này, phân tích đơn biến đã chỉ ra sự khác biệt đáng kể về AMH giữa hai nhóm, cũng như về tuổi tác. Tuy nhiên, phân tích đa biến không cho thấy sự khác biệt đáng kể. Điều này không ủng hộ ý kiến rằng AMH là một yếu tố nguy cơ cho EFS vì nó đại diện cho sự giảm dự trữ buồng trứng. Ngược lại, phân tích đa biến cho một phân nhóm trong đó các trường hợp DOR đã được loại bỏ để khẳng định DOR không phải là nguyên nhân của EFS. Kết quả cho thấy AFC và số lượng nang noãn là các yếu tố dự đoán cho dù có hay không có DOR, mặc dù tuổi được thêm vào như một yếu tố dự đoán. Do đó, các phân tích trong nghiên cứu này dẫn đến kết luận rằng giảm dự trữ buồng trứng không thể được xem là nguyên nhân của hội chứng nang trống. Đây là nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu các yếu tố nguy cơ cho EFS thông qua phân tích một cỡ mẫu lớn, bao gồm cả các yếu tố gây nhầm lẫn.
EFS là hội chứng mà nguyên nhân vẫn chưa rõ. Đây là một rào cản đối với việc điều trị cho bệnh nhân. Hơn nữa, EFS gây căng thẳng cho bệnh nhân về mặt tâm lý, thể chất và tài chính. EFS được định nghĩa là không thể thu nhận noãn; tuy nhiên, trong nghiên cứu này, EFS được định nghĩa là không thể thu nhận noãn có thể dùng để nuôi cấy. Trong lâm sàng, mối quan hệ giữa AFC và số lượng noãn có thể nuôi cấy là rất quan trọng.
Kết luận
Bác sĩ và bệnh nhân lo ngại hội chứng nang trống liên quan đến OPU và việc hiểu biết trước về tỷ lệ của hội chứng này cực kỳ quan trọng để đánh giá rủi ro. EFS nên được tránh trong các chu kỳ điều trị hỗ trợ sinh sản. Để lựa chọn phác đồ kích thích buồng trứng phù hợp, AFC hoặc số lượng nang noãn tại thời điểm OPU nên được ưu tiên xem xét hơn độ tuổi.
TLTK: Mitsui, J., Ota, K., Yamashita, H., Sujino, T., Hiraoka, K., Katsumata, S., Takayanagi, Y., Nako, Y., Tajima, M., Ohuchi, K., Hayashi, M., Ishikawa, T., & Kawai, K. (2023). Predictive Factors for Empty Follicle Syndrome in Infertile Patients Undergoing Assisted Reproductive Technology Treatment: A Retrospective Cohort Study and Brief Literature Review. Clinical and Experimental Obstetrics & Gynecology, 50(4), 80. https://doi.org/10.31083/j.ceog5004080
Hội chứng nang trống (Empty follicle syndrome - EFS) là tình trạng trong đó không có noãn được thu nhận từ các nang noãn trưởng thành sau khi kích thích buồng trứng. Hội chứng nang trống được chia thành 2 loại thật (genuine) và giả (false) dựa trên việc ước tính mức trưởng thành của nang noãn thông qua nồng độ β-hCG vào ngày chọc hút thu nhận noãn (OPU). Nguyên nhân được cho là sự rối loạn trong quá trình phát triển nang noãn, chủ yếu do tuổi tác, tuy nhiên, cơ chế gây ra EFS vẫn chưa được hiểu rõ.
Nghiên cứu phân tích các bệnh nhân thực hiện OPU để tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và đánh giá tỷ lệ phát sinh hội chứng nang trống cho từng số lượng nang noãn ngay trước khi thực hiện OPU. Mục tiêu của nghiên cứu là phát hiện các yếu tố dự đoán EFS thông qua phân tích đa biến trong nghiên cứu theo dõi hồi cứu với 2342 chu kỳ từ 1148 bệnh nhân đã thực hiện OPU.
Thiết kế nghiên cứu
Từ T1/2015 đến T11/2020, tổng cộng 1148 bệnh nhân thực hiện OPU. Kết quả thu nhận noãn được chia thành hai nhóm: nhóm không thu nhận được noãn (EFS) và nhóm thu nhận được noãn (non-EFS). Nghiên cứu này đã loại trừ các trường hợp hoàng thể hoá sớm (premature luteinzation) được định nghĩa là tăng hormone LH kèm theo tăng progesterone ≥1 ng/mL trước khi tiêm hCG hoặc gonadotropin-releasing hormone (GnRH) cũng như rụng trứng sớm trước OPU.
Quá trình kích thích buồng trứng chủ yếu được thực hiện bằng phác đồ đối kháng GnRH (GnRH antagonist). Từ ngày thứ hai hoặc thứ ba của chu kỳ kinh, kích thích được khởi đầu bằng cách tiêm HMG (human menopausal gonadotropin) mỗi ngày hoặc FSH tái tổ hợp kết hợp với clomifene citrate hai lần/ ngày trong 5 ngày. Chất đối kháng GnRH được tiêm dưới da vào ngày thứ năm khi nang noãn đạt đường kính 15 mm. Kích thích rụng trứng được thực hiện chủ yếu bằng hCG kết hợp với một chất chủ vận GnRH (GnRH agonist) như kích hoạt kép. OPU được thực hiện khoảng 35 giờ sau khi kích thích rụng trứng.
Các chuyên viên phôi học quan sát tế bào chất trong khối phức hợp noãn – tế bào cumulus và xác định noãn chứa tế bào chất có khả năng sống là noãn được nuôi cấy. Sau đó, noãn được nuôi cấy được đánh giá dựa trên các tế bào corona bao quanh và chia thành ba nhóm: noãn non, noãn trưởng thành và noãn quá trưởng thành. Noãn không chứa tế bào chất hay tế bào chất bị thoái hoá được xác định là noãn không thể nuôi cấy và bị loại bỏ.
Kết quả
Có 91 trường hợp EFS (chiếm 3.9%) và 2251 trường hợp không EFS (chiếm 96.1%). Ngoại trừ chỉ số BMI, độ tuổi thấp hơn và giá trị AMH, AFC (số nang thứ cấp quan sát bằng hình ảnh siêu âm) cao hơn, đồng thời số lượng nang noãn cao hơn trong nhóm không EFS.
Tỷ lệ chênh lệch (odds ratio) về tác động của từng tham số đối với nhóm non-EFS được hiển thị với 95% KTC. Tỷ lệ chênh lệch về giá trị AFC và số lượng nang noãn đối với nhóm non-EFS lần lượt là 1,301 và 1,832 cho thấy AFC cao hơn hoặc số lượng nang noãn nhiều hơn có thể biểu hiện cho khả năng thu nhận noãn có thể nuôi cấy được cao hơn. Tỷ lệ chênh lệch về độ tuổi, BMI và AMH là không đáng kể.
Khi so sánh giữa nhóm EFS và non-EFS, nhóm EFS có độ tuổi lớn hơn và AMH, AFC, số lượng nang thấp hơn. Khi xem xét tỷ lệ phụ nữ mắc hội chứng nang trống thì tỷ lệ giảm dần 21,2%, 7,8%, 2,7% và 1,2%, tương ứng với số lượng nang noãn được đếm lần lượt là 1, 2, 3 và 4 nang. Sau đó, tỷ lệ mắc hội chứng giảm dần, nhưng không có trường hợp nào trong số 410 trường hợp có 10 nang noãn trở lên mắc EFS. Nói cách khác, việc đảm bảo số lượng nang noãn cao, cho dù ở bất kỳ độ tuổi nào, đều có thể giảm EFS.
Cả giá trị AFC và số lượng nang noãn, khi loại trừ trường hợp giảm dự trữ buồng trứng (DOR – diminished ovarian reserve) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm EFS và non-EFS (p < 0.001) trong phân tích một biến. Phân tích đa biến cho thấy tuổi, AFC và số lượng nang noãn là các biến quan trọng đối với EFS (p = 0,04110; 0,01660 và 0,00746 tương ứng), với tỷ lệ chênh lệch lần lượt là 1,15; 1,45 và 1,53.
Bàn luận
EFS được định nghĩa là sự thất bại trong việc thu nhận noãn từ các nang trưởng thành sau khi kích thích rụng trứng. Tuy nhiên, cơ chế bệnh lý vẫn chưa rõ ràng. Trong trường hợp của các cặp chị em gái mắc bệnh EFS bẩm sinh, nghiên cứu toàn bộ chuỗi gen của gia đình đã phát hiện ra các đột biến liên quan đến thụ thể gonadotropin, dẫn đến ức chế sự phát triển của nang noãn. Ngoài ra, còn có một trường hợp EFS với đột biến đồng hợp tử khác của thụ thể gonadotropin hoặc đảo đoạn trên nhiễm sắc thể 2, 46, XX, inv (2) (p11q21). Tuy nhiên, những trường hợp này rất hiếm, và nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính là do tuổi tác của bệnh nhân.
Trong nghiên cứu này, so sánh giữa nhóm EFS và nhóm non-EFS, bệnh nhân trong nhóm EFS có độ tuổi lớn hơn và AMH, AFC và số lượng nang noãn thấp hơn. Đảm bảo được số lượng nang noãn cho dù ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể giảm hội chứng nang trống. Do đó, AFC cao và số lượng nang lớn hơn 13 mm vào ngày OPU cho thấy khả năng cao thu nhận được noãn. Vì vậy, ngay cả khi AFC thấp ở đầu chu kỳ kinh, khả năng thu nhận noãn có thể được cải thiện thông qua kích thích buồng trứng.
Một số báo cáo về mối liên hệ giữa EFS và AMH, trong đó AFC có ý nghĩa hơn AMH trong việc dự đoán khả năng đáp ứng buồng trứng. Trong nghiên cứu này, phân tích đơn biến đã chỉ ra sự khác biệt đáng kể về AMH giữa hai nhóm, cũng như về tuổi tác. Tuy nhiên, phân tích đa biến không cho thấy sự khác biệt đáng kể. Điều này không ủng hộ ý kiến rằng AMH là một yếu tố nguy cơ cho EFS vì nó đại diện cho sự giảm dự trữ buồng trứng. Ngược lại, phân tích đa biến cho một phân nhóm trong đó các trường hợp DOR đã được loại bỏ để khẳng định DOR không phải là nguyên nhân của EFS. Kết quả cho thấy AFC và số lượng nang noãn là các yếu tố dự đoán cho dù có hay không có DOR, mặc dù tuổi được thêm vào như một yếu tố dự đoán. Do đó, các phân tích trong nghiên cứu này dẫn đến kết luận rằng giảm dự trữ buồng trứng không thể được xem là nguyên nhân của hội chứng nang trống. Đây là nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu các yếu tố nguy cơ cho EFS thông qua phân tích một cỡ mẫu lớn, bao gồm cả các yếu tố gây nhầm lẫn.
EFS là hội chứng mà nguyên nhân vẫn chưa rõ. Đây là một rào cản đối với việc điều trị cho bệnh nhân. Hơn nữa, EFS gây căng thẳng cho bệnh nhân về mặt tâm lý, thể chất và tài chính. EFS được định nghĩa là không thể thu nhận noãn; tuy nhiên, trong nghiên cứu này, EFS được định nghĩa là không thể thu nhận noãn có thể dùng để nuôi cấy. Trong lâm sàng, mối quan hệ giữa AFC và số lượng noãn có thể nuôi cấy là rất quan trọng.
Kết luận
Bác sĩ và bệnh nhân lo ngại hội chứng nang trống liên quan đến OPU và việc hiểu biết trước về tỷ lệ của hội chứng này cực kỳ quan trọng để đánh giá rủi ro. EFS nên được tránh trong các chu kỳ điều trị hỗ trợ sinh sản. Để lựa chọn phác đồ kích thích buồng trứng phù hợp, AFC hoặc số lượng nang noãn tại thời điểm OPU nên được ưu tiên xem xét hơn độ tuổi.
TLTK: Mitsui, J., Ota, K., Yamashita, H., Sujino, T., Hiraoka, K., Katsumata, S., Takayanagi, Y., Nako, Y., Tajima, M., Ohuchi, K., Hayashi, M., Ishikawa, T., & Kawai, K. (2023). Predictive Factors for Empty Follicle Syndrome in Infertile Patients Undergoing Assisted Reproductive Technology Treatment: A Retrospective Cohort Study and Brief Literature Review. Clinical and Experimental Obstetrics & Gynecology, 50(4), 80. https://doi.org/10.31083/j.ceog5004080
Từ khóa: Hội chứng nang trống, số lượng nang thứ cấp (AFC), kích thích buồng trứng, dự trữ buồng trứng
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nên sử dụng phương pháp thủ thuật MESA thay vì TESE trong trường hợp vô tinh do tắc nghẽn - Ngày đăng: 10-05-2024
Mối quan hệ giữa thời gian vô sinh và kết quả lâm sàng của kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở phụ nữ trẻ tuổi - Ngày đăng: 10-05-2024
So sánh kết cục IVF và IVM trên cùng bệnh nhân điều trị bằng IVM hCG bổ sung melatonin: nghiên cứu pilot - Ngày đăng: 10-05-2024
Mối tương quan giữa số lượng noãn thu được và tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy ở các nhóm tuổi phụ nữ khác nhau - Ngày đăng: 09-05-2024
Ung thư bàng quang: những điều cần biết - Ngày đăng: 08-05-2024
Tổng quan tài liệu về tiến trình điều trị Cryptozoospermia bằng Tây Y và y học cổ truyền Trung Quốc - Ngày đăng: 08-05-2024
Chăm sóc sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ và các khuyết tật phát triển khác - Ngày đăng: 08-05-2024
Homocysteine nang noãn – marker đánh giá chất lượng noãn ở bệnh nhân PCOS - Ngày đăng: 06-05-2024
Sự phát triển của trẻ sinh đơn từ chuyển phôi đông lạnh cho đến tuổi dậy thì: Một nghiên cứu trên dân số Phần Lan - Ngày đăng: 06-05-2024
Đánh giá mô hình trí tuệ nhân tạo và hệ thống chú thích động học hình thái thủ công như là phương pháp phân loại phôi để dự đoán khả năng sinh sống thành công: một nghiên cứu hồi cứu đơn trung tâm - Ngày đăng: 06-05-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK