Tin tức
on Thursday 16-05-2024 1:08pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Đoàn Thị Thùy Dương, ThS. Nguyễn Huyền Minh Thụy - IVF Tâm Anh
Giới thiệu
Virus SARS-CoV-2 không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trên toàn thế giới mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, SARS-CoV-2 có thể gây hại cho khả năng sinh sản của nữ giới thông qua các thụ thể ACE2 (Angiotensin-converting enzyme 2) và TMPRSS2 (Transmembrane Serine Protease 2) hiện diện trong nội mạc tử cung và buồng trứng. Bên cạnh đó, việc tìm thấy nồng độ thấp virus SARS-CoV-2 trong dịch tiết âm đạo (5,7-12,5%) và dịch tiết cổ tử cung (10,53%) cũng được xem là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Các tài liệu trước đây đã báo cáo rằng việc nhiễm SARS-CoV-2 trong quá trình kích thích buồng trứng ảnh hưởng đến chất lượng phôi. Ngoài ra, việc nhiễm SARS-CoV-2 trong thai kì có thể làm tăng tỉ lệ tử vong ở mẹ cũng như các biến chứng ở trẻ sơ sinh. Mặc dù có các bằng chứng về việc hồi phục sau khi nhiễm SARS-CoV-2 không ảnh hưởng đến kết quả mang thai trong chu kì mới và việc tiêm vaccine SARS-CoV-2 không ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, tuy nhiên hiện nay vẫn thiếu bằng chứng về việc nhiễm SARS-CoV-2 sau chuyển phôi bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản có ảnh hưởng đến kết quả thai lâm sàng hay không. Do đó, mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm hiểu xem việc mới nhiễm SARS-CoV-2 sau khi chuyển phôi có gây bất lợi cho kết quả mang thai hay không. Từ đó có thể tư vấn và hỗ trợ thai kì cho người phụ nữ trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Phương pháp
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu được thực hiện trên 1330 bệnh nhân thực hiện chuyển phôi trữ trong chu kì IVF/ ICSI từ ngày 1 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022. Các bệnh nhân có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 trước khi chuyển phôi đã bị loại khỏi nghiên cứu. Tất cả các bệnh nhân được chia thành 3 nhóm: (1) Nhóm nhiễm SARS-CoV-2, là nhóm có kết quả PCR dương tính với SARS-CoV-2, (2) nhóm nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2, là nhóm có các triệu chứng rõ ràng hoặc có tiếp xúc với người nhà được chẩn đoán nhiễm bệnh và (3) nhóm không nhiễm SARS-CoV-2, không có các triệu chứng và được chẩn đoán âm tính.
Kết quả
Trong số 1330 bệnh nhân có 687 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 (51,6%), 219 bệnh nhân thuộc nhóm nghi ngờ nhiễm (16,4%) và 424 bệnh nhân được chẩn đoán không nhiễm SARS-CoV-2 (32%). Tỉ lệ thai lâm sàng là 68% ở nhóm nhiễm SARS-CoV-2, 63% ở nhóm không nhiễm bệnh và 51% ở nhóm nghi ngờ nhiễm (P <0,001). Tỉ lệ thai diễn tiến là 58% ở nhóm nhiễm SARS-CoV-2, 53% ở nhóm không nhiễm bệnh và 45% ở nhóm nghi ngờ nhiễm (P <0,001). Không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ thai sinh hóa, tỉ lệ sẩy thai sớm hoặc tỉ lệ thai ngoài tử cung giữa 3 nhóm.
Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thai lâm sàng, yếu tố nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 làm ảnh hưởng đến tỉ lệ thai (0,618; 95% CI 0,444–0,862, P = 0,005). Bên cạnh đó, khoảng thời gian nhiễm SARS-CoV-2 sau khi chuyển phôi (>22 ngày) làm tăng tỉ lệ có thai (3,76; 95% CI 1,92–8,24; P < 0,001). Ngoài ra, sự xuất hiện đồng thời của các triệu chứng khi nhiễm SARS-CoV-2 như sốt, chóng mặt/ đau đầu đã làm giảm tỉ lệ thai lâm sàng (0,715; 95% CI 0,526–0,972; P = 0,032). Tuy nhiên, sau khi tiêm vaccine hai đến ba lần có thể cải thiện tỉ lệ thai (1,804; 95% 1,332–2,444; P < 0,001).
Bàn luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm dương tính với SARS-CoV-2 không ảnh hưởng đến kết quả thai lâm sàng, trong khi nhóm nghi ngờ nhiễm lại giảm kết quả thai. Sự khác biệt chính của 2 nhóm này là các triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2. Các tài liệu trước đây cho rằng việc thất bại làm tổ có liên quan đến sự thay đổi kiểu hình của tế bào miễn dịch, đặc biệt là tế bào T, tế bào uNK hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém, đại thực bào M1 và tế bào đuôi gai. Bên cạnh đó, việc nhiễm SARS-CoV-2 cũng liên quan đến phản ứng tế bào T gây độc. Do đó, cơ chế lây nhiễm SARS-CoV-2 có thể xảy ra trong thời gian ngắn (<22 ngày) sau khi chuyển phôi có thể liên quan đến sự thay đổi trạng thái miễn dịch. Bên cạnh đó, việc tiêm vacxin từ hai đến ba lần có thể cải thiện tình trạng mang thai càng làm củng cố thêm cho giả định trên.
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nhiễm SARS-CoV-2 trong một thời gian ngắn sau khi chuyển phôi ảnh hưởng đến tỉ lệ thai lâm sàng. Bệnh nhân tránh bị nhiễm SARS-CoV-2 sau khi chuyển phôi và tiêm hai đến ba liều vaccine trước khi mang thai có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Nguồn: Li, Y., Zhao, Q., Ma, S., Tang, S., Lu, G., Lin, G., & Gong, F. (2024). SARS-CoV-2 infection is detrimental to pregnancy outcomes after embryo transfer in IVF/ICSI: a prospective cohort study. BMC medicine, 22(1), 124.
Giới thiệu
Virus SARS-CoV-2 không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trên toàn thế giới mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, SARS-CoV-2 có thể gây hại cho khả năng sinh sản của nữ giới thông qua các thụ thể ACE2 (Angiotensin-converting enzyme 2) và TMPRSS2 (Transmembrane Serine Protease 2) hiện diện trong nội mạc tử cung và buồng trứng. Bên cạnh đó, việc tìm thấy nồng độ thấp virus SARS-CoV-2 trong dịch tiết âm đạo (5,7-12,5%) và dịch tiết cổ tử cung (10,53%) cũng được xem là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Các tài liệu trước đây đã báo cáo rằng việc nhiễm SARS-CoV-2 trong quá trình kích thích buồng trứng ảnh hưởng đến chất lượng phôi. Ngoài ra, việc nhiễm SARS-CoV-2 trong thai kì có thể làm tăng tỉ lệ tử vong ở mẹ cũng như các biến chứng ở trẻ sơ sinh. Mặc dù có các bằng chứng về việc hồi phục sau khi nhiễm SARS-CoV-2 không ảnh hưởng đến kết quả mang thai trong chu kì mới và việc tiêm vaccine SARS-CoV-2 không ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, tuy nhiên hiện nay vẫn thiếu bằng chứng về việc nhiễm SARS-CoV-2 sau chuyển phôi bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản có ảnh hưởng đến kết quả thai lâm sàng hay không. Do đó, mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm hiểu xem việc mới nhiễm SARS-CoV-2 sau khi chuyển phôi có gây bất lợi cho kết quả mang thai hay không. Từ đó có thể tư vấn và hỗ trợ thai kì cho người phụ nữ trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Phương pháp
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu được thực hiện trên 1330 bệnh nhân thực hiện chuyển phôi trữ trong chu kì IVF/ ICSI từ ngày 1 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022. Các bệnh nhân có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 trước khi chuyển phôi đã bị loại khỏi nghiên cứu. Tất cả các bệnh nhân được chia thành 3 nhóm: (1) Nhóm nhiễm SARS-CoV-2, là nhóm có kết quả PCR dương tính với SARS-CoV-2, (2) nhóm nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2, là nhóm có các triệu chứng rõ ràng hoặc có tiếp xúc với người nhà được chẩn đoán nhiễm bệnh và (3) nhóm không nhiễm SARS-CoV-2, không có các triệu chứng và được chẩn đoán âm tính.
Kết quả
Trong số 1330 bệnh nhân có 687 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 (51,6%), 219 bệnh nhân thuộc nhóm nghi ngờ nhiễm (16,4%) và 424 bệnh nhân được chẩn đoán không nhiễm SARS-CoV-2 (32%). Tỉ lệ thai lâm sàng là 68% ở nhóm nhiễm SARS-CoV-2, 63% ở nhóm không nhiễm bệnh và 51% ở nhóm nghi ngờ nhiễm (P <0,001). Tỉ lệ thai diễn tiến là 58% ở nhóm nhiễm SARS-CoV-2, 53% ở nhóm không nhiễm bệnh và 45% ở nhóm nghi ngờ nhiễm (P <0,001). Không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ thai sinh hóa, tỉ lệ sẩy thai sớm hoặc tỉ lệ thai ngoài tử cung giữa 3 nhóm.
Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thai lâm sàng, yếu tố nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 làm ảnh hưởng đến tỉ lệ thai (0,618; 95% CI 0,444–0,862, P = 0,005). Bên cạnh đó, khoảng thời gian nhiễm SARS-CoV-2 sau khi chuyển phôi (>22 ngày) làm tăng tỉ lệ có thai (3,76; 95% CI 1,92–8,24; P < 0,001). Ngoài ra, sự xuất hiện đồng thời của các triệu chứng khi nhiễm SARS-CoV-2 như sốt, chóng mặt/ đau đầu đã làm giảm tỉ lệ thai lâm sàng (0,715; 95% CI 0,526–0,972; P = 0,032). Tuy nhiên, sau khi tiêm vaccine hai đến ba lần có thể cải thiện tỉ lệ thai (1,804; 95% 1,332–2,444; P < 0,001).
Bàn luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm dương tính với SARS-CoV-2 không ảnh hưởng đến kết quả thai lâm sàng, trong khi nhóm nghi ngờ nhiễm lại giảm kết quả thai. Sự khác biệt chính của 2 nhóm này là các triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2. Các tài liệu trước đây cho rằng việc thất bại làm tổ có liên quan đến sự thay đổi kiểu hình của tế bào miễn dịch, đặc biệt là tế bào T, tế bào uNK hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém, đại thực bào M1 và tế bào đuôi gai. Bên cạnh đó, việc nhiễm SARS-CoV-2 cũng liên quan đến phản ứng tế bào T gây độc. Do đó, cơ chế lây nhiễm SARS-CoV-2 có thể xảy ra trong thời gian ngắn (<22 ngày) sau khi chuyển phôi có thể liên quan đến sự thay đổi trạng thái miễn dịch. Bên cạnh đó, việc tiêm vacxin từ hai đến ba lần có thể cải thiện tình trạng mang thai càng làm củng cố thêm cho giả định trên.
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nhiễm SARS-CoV-2 trong một thời gian ngắn sau khi chuyển phôi ảnh hưởng đến tỉ lệ thai lâm sàng. Bệnh nhân tránh bị nhiễm SARS-CoV-2 sau khi chuyển phôi và tiêm hai đến ba liều vaccine trước khi mang thai có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Nguồn: Li, Y., Zhao, Q., Ma, S., Tang, S., Lu, G., Lin, G., & Gong, F. (2024). SARS-CoV-2 infection is detrimental to pregnancy outcomes after embryo transfer in IVF/ICSI: a prospective cohort study. BMC medicine, 22(1), 124.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thừa cân và béo phì ảnh hưởng đến hiệu quả của progesterone đặt âm đạo so với tiêm bắp trong việc hỗ trợ giai đoạn hoàng thể trong chuyển phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 15-05-2024
Ảnh hưởng của các yếu tố điều hòa phiên mã lên sự tạo giao tử người - Ngày đăng: 15-05-2024
Ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung đến chức năng buồng trứng - Ngày đăng: 15-05-2024
Chỉ số AMH tối ưu ở người cho noãn: một phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia - Ngày đăng: 10-05-2024
Đánh giá kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi chất lượng kém và các thông số tiên lượng - Ngày đăng: 10-05-2024
Hiệu quả của các chất chống oxi hóa lên chất lượng tinh trùng và tỉ lệ thai ở đối tượng vô sinh nam chưa rõ nguyên nhân – Một phân tích tổng hợp hệ thống trên các RCT - Ngày đăng: 10-05-2024
Phác đồ kép (dual trigger) hỗ trợ giai đoạn trưởng thành noãn cuối cùng ở bệnh nhân có tỷ lệ thu nhận noãn non cao: một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 10-05-2024
Các yếu tố dự đoán hội chứng nang trống ở bệnh nhân vô sinh đang tiến hành điều trị công nghệ hỗ trợ sinh sản: Một nghiên cứu hồi cứu và báo cáo tổng quan lý thuyết - Ngày đăng: 10-05-2024
Nên sử dụng phương pháp thủ thuật MESA thay vì TESE trong trường hợp vô tinh do tắc nghẽn - Ngày đăng: 10-05-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK