Tin tức
on Sunday 19-05-2024 12:26pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phan Bảo Ngọc – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu
Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một bệnh phụ khoa phổ biến, được đặc trưng bởi sự hiện diện của các mô giống nội mạc tử cung, nằm bên ngoài khoang tử cung gây phản ứng viêm mãn tính. Bệnh ảnh hưởng 5-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và 50% phụ nữ vô sinh. Lạc nội mạc tử cung buồng trứng thường gặp ở 17-44% bệnh nhân LNMTC. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác động tiêu cực của LNMTC buồng trứng lên khả năng sinh sản của phụ nữ. Mặc dù cho đến nay cơ chế gây vô sinh do LNMTC buồng trứng vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng một số yếu tố có thể liên quan đến vấn đề này đã được đề cập như sự tồn tại của u LNMTC gây phản ứng viêm mãn tính, sự căng cứng về mặt cơ học, biến dạng cấu trúc giải phẫu vùng chậu, môi trường phúc mạc bị thay đổi gây giảm chất lượng noãn bào, giảm khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung đối với phôi thai và giảm chất lượng phôi thai.
Chất lượng noãn và phôi đóng vai trò quan trọng đến tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Hiện nay, các tiêu chí đánh giá chất lượng noãn và phôi chủ yếu dựa trên đặc điểm hình thái. Nghiên cứu về tác động của LNMTC buồng trứng đến chất lượng noãn và phôi còn nhiều tranh cãi. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân LNMTC buồng trứng. Tuy nhiên, hiệu quả của việc điều trị bằng phẫu thuật vẫn chưa rõ ràng, bao gồm việc phẫu thuật có ảnh hưởng đến khả năng dự trữ buồng trứng hay cải thiện chất lượng noãn và phôi hay không. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá sự ảnh hưởng của LNMTC buồng trứng đối với chất lượng noãn bào và phôi, và làm sáng tỏ liệu phẫu thuật có thể góp phần cải thiện chất lượng noãn bào và phôi hay không.
Phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2019, trên tổng cộng 664 chu kỳ IVF của nhóm bệnh nhân LNMTC buồng trứng (trong đó có 538 chu kỳ trải qua phẫu thuật) và 3133 chu kỳ IVF của nhóm hiếm muộn do tắc ống dẫn trứng làm đối chứng. Tất cả những phụ nữ tham gia nghiên cứu đều có độ tuổi ≤ 40, không có nang buồng trứng khác ngoài u nang nội mạc tử cung ở nhóm nghiên cứu và không có tiền sử phẫu thuật trước đó ở nhóm đối chứng. Kết quả tinh trùng bình thường theo tiêu chuẩn của WHO.
Kết quả
Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ noãn trưởng thành (noãn MII) ở nhóm LNMTC buồng trứng thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (85,0% và 87,8%; p < 0,001). Tỷ lệ phôi tốt ở nhóm LNMTC buồng trứng thấp hơn so với nhóm đối chứng, mặc dù sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tỷ lệ phôi tốt ở nhóm LNMTC có phẫu thuật cao hơn so với nhóm đối chứng, tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. So với nhóm đối chứng, tỷ lệ noãn MII thấp hơn đáng kể (84,9% so với 87,6%; p = 0,001). Điều này cho thấy việc phẫu thuật LNMTC buồng trứng có thể ảnh hưởng đến chất lượng noãn bào. Tuy nhiên, các yếu tố khác liên quan đến phôi và tỷ lệ thành công của IVF (tỉ lệ thai lâm sàng, sẩy thai, sinh con) giữa hai nhóm không có sự khác biệt đáng kể. So sánh giữa nhóm LNMTC buồng trứng có phẫu thuật và nhóm không phẫu thuật, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ noãn MII ở nhóm có thực hiện phẫu thuật thấp hơn đáng kể (79,9% và 87,7%; p < 0,001), trong khi tỷ lệ phôi tốt tương đương giữa các nhóm. Phẫu thuật lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến tỷ lệ thụ tinh bình thường thấp hơn (55,2% và 66,2%; p< 0,001). Tuy nhiên, khi so sánh tỷ lệ hình thành phôi nang và tỷ lệ hình thành phôi tốt, nhóm bệnh nhân LNMTC có thực hiện phẫu thuật cho kết quả cao hơn so với nhóm LNMTC không thực hiện phẫu thuật (67,1% và 60,2%, p = 0,013; 40,7% và 35,2%, p = 0,049). Đối với các kết quả khác bao gồm kết quả thai lâm sàng, không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm.
Thảo luận
Tác động của u lạc nội mạc tử cung buồng trứng đến chất lượng phôi trong IVF còn nhiều tranh cãi. Có nhiều nghiên cứu hồi cứu đã đánh giá tác động của u lạc nội mạc tử cung đến chất lượng noãn bào và chất lượng phôi trong IVF/ICSI, nhưng kết quả giữa các nghiên cứu này còn nhiều tranh cãi. Một số nghiên cứu trước đó cho thấy tỷ lệ phôi tốt tương đương nhưng số lượng noãn MII thấp hơn ở nhóm LNMTC buồng trứng. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ hình thành phôi nang và tỷ lệ phôi tốt thấp hơn ở nhóm LNMTC buồng trứng. Sự khác biệt giữa các nghiên cứu có thể do thiết kế nghiên cứu (cỡ mẫu, nhóm đối chứng) và sử dụng phương pháp đánh giá khác nhau. Mặc dù nghiên cứu chưa đi sâu vào cơ chế, nhưng một số giả thuyết cho rằng: Môi trường phúc mạc bị thay đổi do sự xuất hiện của u nội mạc tử cung với nồng độ cao các cytokine gây viêm, tăng sản sinh các gốc tự do có thể ảnh hưởng đến chất lượng noãn bào. Về ảnh hưởng của phẫu thuật điều trị LNMTC buồng trứng với kết quả thực hiện thụ tinh ống nghiệm vẫn còn chưa rõ ràng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy phẫu thuật cắt bỏ nang có thể làm giảm khả năng dự trữ buồng trứng. Nguyên nhân có thể do mô buồng trứng bình thường bị loại bỏ do đốt điện lưỡng cực trong quá trình phẫu thuật. Kết quả của nghiên cứu này phát hiện ra tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt ở nhóm phẫu thuật lại cao hơn. Kết quả này có thể hỗ trợ trong việc tư vấn bệnh nhân và thực hành lâm sàng. Theo hướng dẫn mới nhất về bệnh LNMTC buồng trứng do Hiệp hội Sinh sản và Phôi học Châu Âu (ESHRE) đưa ra, không nên thực hiện phẫu thuật u nang nội mạc tử cung trước IVF/ICSI một cách thường quy do tác động tiêu cực đến dự trữ buồng trứng. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể được cân nhắc để cải thiện khả năng tiếp cận các nang noãn tại thời điểm chọc hút.
Kết luận
Bệnh nhân LNMTC buồng trứng có được phẫu thuật hay không đều ảnh hưởng noãn bào, nhưng không làm ảnh hướng đến chất lượng phôi. Phẫu thuật cắt bỏ LNMTC không ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai và có thể cải thiện sự phát triển của phôi nang. Nghiên cứu trong tương lai cần tập trung vào việc đánh giá tác động của LNMTC buồng trứng và điều trị phẫu thuật lên khả năng phát triển của phôi.
Nguồn: Dongye, H.; Tian, Y.; Qi, D.; Du, Y.; Yan, L. The Impact of Endometrioma on Embryo Quality in In Vitro Fertilization: A Retrospective Cohort Study. J. Clin. Med. 2023, 12, 2416. https://doi.org/10.3390/jcm12062416
Giới thiệu
Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một bệnh phụ khoa phổ biến, được đặc trưng bởi sự hiện diện của các mô giống nội mạc tử cung, nằm bên ngoài khoang tử cung gây phản ứng viêm mãn tính. Bệnh ảnh hưởng 5-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và 50% phụ nữ vô sinh. Lạc nội mạc tử cung buồng trứng thường gặp ở 17-44% bệnh nhân LNMTC. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác động tiêu cực của LNMTC buồng trứng lên khả năng sinh sản của phụ nữ. Mặc dù cho đến nay cơ chế gây vô sinh do LNMTC buồng trứng vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng một số yếu tố có thể liên quan đến vấn đề này đã được đề cập như sự tồn tại của u LNMTC gây phản ứng viêm mãn tính, sự căng cứng về mặt cơ học, biến dạng cấu trúc giải phẫu vùng chậu, môi trường phúc mạc bị thay đổi gây giảm chất lượng noãn bào, giảm khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung đối với phôi thai và giảm chất lượng phôi thai.
Chất lượng noãn và phôi đóng vai trò quan trọng đến tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Hiện nay, các tiêu chí đánh giá chất lượng noãn và phôi chủ yếu dựa trên đặc điểm hình thái. Nghiên cứu về tác động của LNMTC buồng trứng đến chất lượng noãn và phôi còn nhiều tranh cãi. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân LNMTC buồng trứng. Tuy nhiên, hiệu quả của việc điều trị bằng phẫu thuật vẫn chưa rõ ràng, bao gồm việc phẫu thuật có ảnh hưởng đến khả năng dự trữ buồng trứng hay cải thiện chất lượng noãn và phôi hay không. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá sự ảnh hưởng của LNMTC buồng trứng đối với chất lượng noãn bào và phôi, và làm sáng tỏ liệu phẫu thuật có thể góp phần cải thiện chất lượng noãn bào và phôi hay không.
Phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2019, trên tổng cộng 664 chu kỳ IVF của nhóm bệnh nhân LNMTC buồng trứng (trong đó có 538 chu kỳ trải qua phẫu thuật) và 3133 chu kỳ IVF của nhóm hiếm muộn do tắc ống dẫn trứng làm đối chứng. Tất cả những phụ nữ tham gia nghiên cứu đều có độ tuổi ≤ 40, không có nang buồng trứng khác ngoài u nang nội mạc tử cung ở nhóm nghiên cứu và không có tiền sử phẫu thuật trước đó ở nhóm đối chứng. Kết quả tinh trùng bình thường theo tiêu chuẩn của WHO.
Kết quả
Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ noãn trưởng thành (noãn MII) ở nhóm LNMTC buồng trứng thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (85,0% và 87,8%; p < 0,001). Tỷ lệ phôi tốt ở nhóm LNMTC buồng trứng thấp hơn so với nhóm đối chứng, mặc dù sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tỷ lệ phôi tốt ở nhóm LNMTC có phẫu thuật cao hơn so với nhóm đối chứng, tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. So với nhóm đối chứng, tỷ lệ noãn MII thấp hơn đáng kể (84,9% so với 87,6%; p = 0,001). Điều này cho thấy việc phẫu thuật LNMTC buồng trứng có thể ảnh hưởng đến chất lượng noãn bào. Tuy nhiên, các yếu tố khác liên quan đến phôi và tỷ lệ thành công của IVF (tỉ lệ thai lâm sàng, sẩy thai, sinh con) giữa hai nhóm không có sự khác biệt đáng kể. So sánh giữa nhóm LNMTC buồng trứng có phẫu thuật và nhóm không phẫu thuật, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ noãn MII ở nhóm có thực hiện phẫu thuật thấp hơn đáng kể (79,9% và 87,7%; p < 0,001), trong khi tỷ lệ phôi tốt tương đương giữa các nhóm. Phẫu thuật lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến tỷ lệ thụ tinh bình thường thấp hơn (55,2% và 66,2%; p< 0,001). Tuy nhiên, khi so sánh tỷ lệ hình thành phôi nang và tỷ lệ hình thành phôi tốt, nhóm bệnh nhân LNMTC có thực hiện phẫu thuật cho kết quả cao hơn so với nhóm LNMTC không thực hiện phẫu thuật (67,1% và 60,2%, p = 0,013; 40,7% và 35,2%, p = 0,049). Đối với các kết quả khác bao gồm kết quả thai lâm sàng, không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm.
Thảo luận
Tác động của u lạc nội mạc tử cung buồng trứng đến chất lượng phôi trong IVF còn nhiều tranh cãi. Có nhiều nghiên cứu hồi cứu đã đánh giá tác động của u lạc nội mạc tử cung đến chất lượng noãn bào và chất lượng phôi trong IVF/ICSI, nhưng kết quả giữa các nghiên cứu này còn nhiều tranh cãi. Một số nghiên cứu trước đó cho thấy tỷ lệ phôi tốt tương đương nhưng số lượng noãn MII thấp hơn ở nhóm LNMTC buồng trứng. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ hình thành phôi nang và tỷ lệ phôi tốt thấp hơn ở nhóm LNMTC buồng trứng. Sự khác biệt giữa các nghiên cứu có thể do thiết kế nghiên cứu (cỡ mẫu, nhóm đối chứng) và sử dụng phương pháp đánh giá khác nhau. Mặc dù nghiên cứu chưa đi sâu vào cơ chế, nhưng một số giả thuyết cho rằng: Môi trường phúc mạc bị thay đổi do sự xuất hiện của u nội mạc tử cung với nồng độ cao các cytokine gây viêm, tăng sản sinh các gốc tự do có thể ảnh hưởng đến chất lượng noãn bào. Về ảnh hưởng của phẫu thuật điều trị LNMTC buồng trứng với kết quả thực hiện thụ tinh ống nghiệm vẫn còn chưa rõ ràng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy phẫu thuật cắt bỏ nang có thể làm giảm khả năng dự trữ buồng trứng. Nguyên nhân có thể do mô buồng trứng bình thường bị loại bỏ do đốt điện lưỡng cực trong quá trình phẫu thuật. Kết quả của nghiên cứu này phát hiện ra tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt ở nhóm phẫu thuật lại cao hơn. Kết quả này có thể hỗ trợ trong việc tư vấn bệnh nhân và thực hành lâm sàng. Theo hướng dẫn mới nhất về bệnh LNMTC buồng trứng do Hiệp hội Sinh sản và Phôi học Châu Âu (ESHRE) đưa ra, không nên thực hiện phẫu thuật u nang nội mạc tử cung trước IVF/ICSI một cách thường quy do tác động tiêu cực đến dự trữ buồng trứng. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể được cân nhắc để cải thiện khả năng tiếp cận các nang noãn tại thời điểm chọc hút.
Kết luận
Bệnh nhân LNMTC buồng trứng có được phẫu thuật hay không đều ảnh hưởng noãn bào, nhưng không làm ảnh hướng đến chất lượng phôi. Phẫu thuật cắt bỏ LNMTC không ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai và có thể cải thiện sự phát triển của phôi nang. Nghiên cứu trong tương lai cần tập trung vào việc đánh giá tác động của LNMTC buồng trứng và điều trị phẫu thuật lên khả năng phát triển của phôi.
Nguồn: Dongye, H.; Tian, Y.; Qi, D.; Du, Y.; Yan, L. The Impact of Endometrioma on Embryo Quality in In Vitro Fertilization: A Retrospective Cohort Study. J. Clin. Med. 2023, 12, 2416. https://doi.org/10.3390/jcm12062416
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tổng quan: các cơ chế di truyền trong thất bại thụ tinh và ngừng phát triển phôi sớm (phần II) - Ngày đăng: 17-05-2024
Tổng quan: các cơ chế di truyền trong thất bại thụ tinh và ngừng phát triển phôi sớm (phần I) - Ngày đăng: 17-05-2024
Tác động của thời gian kiêng xuất tinh đến khả năng thụ tinh và kết quả lâm sàng trong chu kỳ ICSI: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 17-05-2024
Độ tin cậy của thử nghiệm HOS trên mẫu tinh trùng bất động tươi và trữ được thu nhận từ xuất tinh hoặc tinh hoàn: một nghiên cứu chia noãn - Ngày đăng: 17-05-2024
Nuôi cấy phôi time-lapse – Động học hình thái phôi và độ ổn định môi trường có thể không đủ: Kết quả từ một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 20-08-2024
Dấu hiệu động học hình thái phôi ở phôi khảm và kết cục lâm sàng khi chuyển phôi khảm mức độ thấp - Ngày đăng: 17-05-2024
Tiềm năng phát triển của hợp tử 0PN, 1PN và kết quả lâm sàng trong chu kỳ IVF - Ngày đăng: 16-05-2024
Lạc nội mạc tử cung và chất lượng noãn: một phân tích trên 13.614 chu kỳ IVF noãn tự thân và xin cho noãn - Ngày đăng: 16-05-2024
Nhiễm SARS-CoV-2 ảnh hưởng đến kết quả thai sau khi chuyển phôi từ IVF/ICSI: Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 16-05-2024
Thừa cân và béo phì ảnh hưởng đến hiệu quả của progesterone đặt âm đạo so với tiêm bắp trong việc hỗ trợ giai đoạn hoàng thể trong chuyển phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 15-05-2024
Ảnh hưởng của các yếu tố điều hòa phiên mã lên sự tạo giao tử người - Ngày đăng: 15-05-2024
Ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung đến chức năng buồng trứng - Ngày đăng: 15-05-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK