Tin tức
on Tuesday 20-08-2024 3:36am
Danh mục: Tin quốc tế
CNXN. Nguyễn Thị Thanh Huệ
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Việc tối ưu hóa tỷ lệ thành công của công nghệ hỗ trợ sinh sản liên quan đến sự kết hợp đồng thời của nhiều yếu tố, trong đó môi trường phòng labo và điều kiện nuôi cấy là trung tâm. Điều kiện nuôi cấy phôi và phương pháp đánh giá phôi đã phát triển và cải thiện đáng kể theo thời gian. Đánh giá hình thái phôi tại từng thời điểm dưới kính hiển vi dựa trên hình thái và cấu trúc của phôi là nền tảng của đánh giá chất lượng phôi truyền thống. Một trong những chức năng chính của tủ nuôi cấy trong labo là tạo ra một môi trường tối ưu và ổn định cho sự phát triển của phôi, hạn chế sự thay đổi về các yếu tố như: nhiệt độ, nồng độ khí, độ ẩm,...Sự ra đời của tủ nuôi cấy time-lapse với một hệ thống hình ảnh kỹ thuật số tích hợp cho phép chụp ảnh phôi thường xuyên trong quá trình nuôi cấy, mà không làm thay đổi môi trường nuôi cấy thông qua thao tác.
Đánh giá động học hình thái phôi là sự kết hợp đánh giá cấu trúc và hình thái phôi, cũng như tốc độ phát triển tại các thời điểm cụ thể. Hình ảnh được chụp lại thường xuyên và đánh giá phôi liên tục trong nuôi cấy hứa hẹn dự đoán phát triển phôi, chất lượng phôi và tiềm năng làm tổ. Nuôi cấy time-lapse đã làm tăng đáng kể khả năng phát hiện các mốc phát triển sớm như thụ tinh, quá trình phân bào, xác định các phân chia bất thường. Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn còn nhiều nghiên cứu mâu thuẫn liên quan đến việc sử dụng time-lapse có cải thiện kết quả lâm sàng hay không. Do đó, nghiên cứu này đã được thực hiện để giải quyết câu hỏi trên. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá kết quả lâm sàng trên những trường hợp hỗ trợ sinh sản kết hợp kỹ thuật nuôi cấy time-lapse. Kết quả chính là tỷ lệ trẻ sinh sống và kết quả phụ là tỷ lệ mang thai lâm sàng và tỷ lệ mang thai tích lũy.
Một nghiên cứu mù đôi ngẫu nhiên có đối chứng được thực hiện từ 11/2016 đến 7/2020. Nghiên cứu này được chia làm 3 nhóm: nhóm 1 – nuôi cấy thường (không time–lapse) chỉ đánh giá hình thái (n=34), nhóm 2 – nuôi cấy time-lapse và đánh giá động học hình thái phôi (n=32) và nhóm 3 – nuôi cấy time-lapse và chỉ đánh giá hình thái phôi (n=36).
Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ phôi chất lượng tốt ngày 2, ngày 3, phôi nang chất lượng tốt và số lượng phôi chuyển và trữ lạnh là tương tự nhau giữa các nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, tỷ lệ đa nhân thấp hơn ở nhóm 1 (3,8 ± 1,6% so với 14,7 ± 3,3% so với 14,2 ± 3%, p = 0,003 đối với nhóm 1, 2 và 3). Về tỷ lệ trẻ sinh sống, không ghi nhận sự khác biệt giữa các nhóm kể cả chu kỳ chuyển đơn phôi (35% so với 31,6% so với 24%, p = 0,708 lần lượt là nhóm 1,2,3) và chuyển phôi đôi (lần lượt nhóm 1, 2, 3, là 41,7% so với 38,5% so với 36,4%, p = 0,966). Ngoài ra, không có sự khác biệt về tỷ lệ mang thai, tỷ lệ mang thai lâm sàng và tỷ lệ mang thai tích lũy. Bên cạnh đó, không có sự khác biệt đáng kể về động học hình thái phôi giữa nhóm 2 và nhóm 3 (kiểm tra giá trị hồi cứu).
Những phát hiện trong nghiên cứu này không chứng minh được lợi thế trong sự phát triển phôi nuôi cấy time-lapse. Đáng chú ý, nhóm 1 (không time-lapse) có tỷ lệ đa nhân thấp nhất so với nhóm 2 và 3, thuộc hệ thống time-lapse. Sự khác biệt này có thể là do thời gian đánh giá phôi bên ngoài tủ cấy bị hạn chế, dẫn đến thiếu điều kiện chẩn đoán.
Tóm lại, nghiên cứu này nhằm đánh giá riêng biệt giá trị tiềm năng của hai thành phần hệ thống time-lapse: nuôi cấy không bị gián đoạn và hệ thống phân loại động học hình thái phôi. Kết quả cho thấy rằng nuôi cấy time-lapse không mang lại giá trị đáng kể. Tuy nhiên, kích thước mẫu của nghiên cứu còn hạn chế, cần có những nghiên cứu sâu với quy mô lớn hơn.
TLTK: Sacks GC, Mozes H, Ronn R, Elder-Geva T, Schonberger O, Ben-Ami I, Srebnik N. Time-Lapse Incubation for Embryo Culture-Morphokinetics and Environmental Stability May Not Be Enough: Results from a Pilot Randomized Controlled Trial. Journal of Clinical Medicine. 2024; 13(6):1701. https://doi.org/10.3390/jcm13061701
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Việc tối ưu hóa tỷ lệ thành công của công nghệ hỗ trợ sinh sản liên quan đến sự kết hợp đồng thời của nhiều yếu tố, trong đó môi trường phòng labo và điều kiện nuôi cấy là trung tâm. Điều kiện nuôi cấy phôi và phương pháp đánh giá phôi đã phát triển và cải thiện đáng kể theo thời gian. Đánh giá hình thái phôi tại từng thời điểm dưới kính hiển vi dựa trên hình thái và cấu trúc của phôi là nền tảng của đánh giá chất lượng phôi truyền thống. Một trong những chức năng chính của tủ nuôi cấy trong labo là tạo ra một môi trường tối ưu và ổn định cho sự phát triển của phôi, hạn chế sự thay đổi về các yếu tố như: nhiệt độ, nồng độ khí, độ ẩm,...Sự ra đời của tủ nuôi cấy time-lapse với một hệ thống hình ảnh kỹ thuật số tích hợp cho phép chụp ảnh phôi thường xuyên trong quá trình nuôi cấy, mà không làm thay đổi môi trường nuôi cấy thông qua thao tác.
Đánh giá động học hình thái phôi là sự kết hợp đánh giá cấu trúc và hình thái phôi, cũng như tốc độ phát triển tại các thời điểm cụ thể. Hình ảnh được chụp lại thường xuyên và đánh giá phôi liên tục trong nuôi cấy hứa hẹn dự đoán phát triển phôi, chất lượng phôi và tiềm năng làm tổ. Nuôi cấy time-lapse đã làm tăng đáng kể khả năng phát hiện các mốc phát triển sớm như thụ tinh, quá trình phân bào, xác định các phân chia bất thường. Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn còn nhiều nghiên cứu mâu thuẫn liên quan đến việc sử dụng time-lapse có cải thiện kết quả lâm sàng hay không. Do đó, nghiên cứu này đã được thực hiện để giải quyết câu hỏi trên. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá kết quả lâm sàng trên những trường hợp hỗ trợ sinh sản kết hợp kỹ thuật nuôi cấy time-lapse. Kết quả chính là tỷ lệ trẻ sinh sống và kết quả phụ là tỷ lệ mang thai lâm sàng và tỷ lệ mang thai tích lũy.
Một nghiên cứu mù đôi ngẫu nhiên có đối chứng được thực hiện từ 11/2016 đến 7/2020. Nghiên cứu này được chia làm 3 nhóm: nhóm 1 – nuôi cấy thường (không time–lapse) chỉ đánh giá hình thái (n=34), nhóm 2 – nuôi cấy time-lapse và đánh giá động học hình thái phôi (n=32) và nhóm 3 – nuôi cấy time-lapse và chỉ đánh giá hình thái phôi (n=36).
Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ phôi chất lượng tốt ngày 2, ngày 3, phôi nang chất lượng tốt và số lượng phôi chuyển và trữ lạnh là tương tự nhau giữa các nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, tỷ lệ đa nhân thấp hơn ở nhóm 1 (3,8 ± 1,6% so với 14,7 ± 3,3% so với 14,2 ± 3%, p = 0,003 đối với nhóm 1, 2 và 3). Về tỷ lệ trẻ sinh sống, không ghi nhận sự khác biệt giữa các nhóm kể cả chu kỳ chuyển đơn phôi (35% so với 31,6% so với 24%, p = 0,708 lần lượt là nhóm 1,2,3) và chuyển phôi đôi (lần lượt nhóm 1, 2, 3, là 41,7% so với 38,5% so với 36,4%, p = 0,966). Ngoài ra, không có sự khác biệt về tỷ lệ mang thai, tỷ lệ mang thai lâm sàng và tỷ lệ mang thai tích lũy. Bên cạnh đó, không có sự khác biệt đáng kể về động học hình thái phôi giữa nhóm 2 và nhóm 3 (kiểm tra giá trị hồi cứu).
Những phát hiện trong nghiên cứu này không chứng minh được lợi thế trong sự phát triển phôi nuôi cấy time-lapse. Đáng chú ý, nhóm 1 (không time-lapse) có tỷ lệ đa nhân thấp nhất so với nhóm 2 và 3, thuộc hệ thống time-lapse. Sự khác biệt này có thể là do thời gian đánh giá phôi bên ngoài tủ cấy bị hạn chế, dẫn đến thiếu điều kiện chẩn đoán.
Tóm lại, nghiên cứu này nhằm đánh giá riêng biệt giá trị tiềm năng của hai thành phần hệ thống time-lapse: nuôi cấy không bị gián đoạn và hệ thống phân loại động học hình thái phôi. Kết quả cho thấy rằng nuôi cấy time-lapse không mang lại giá trị đáng kể. Tuy nhiên, kích thước mẫu của nghiên cứu còn hạn chế, cần có những nghiên cứu sâu với quy mô lớn hơn.
TLTK: Sacks GC, Mozes H, Ronn R, Elder-Geva T, Schonberger O, Ben-Ami I, Srebnik N. Time-Lapse Incubation for Embryo Culture-Morphokinetics and Environmental Stability May Not Be Enough: Results from a Pilot Randomized Controlled Trial. Journal of Clinical Medicine. 2024; 13(6):1701. https://doi.org/10.3390/jcm13061701
Các tin khác cùng chuyên mục:
Dấu hiệu động học hình thái phôi ở phôi khảm và kết cục lâm sàng khi chuyển phôi khảm mức độ thấp - Ngày đăng: 17-05-2024
Tiềm năng phát triển của hợp tử 0PN, 1PN và kết quả lâm sàng trong chu kỳ IVF - Ngày đăng: 16-05-2024
Lạc nội mạc tử cung và chất lượng noãn: một phân tích trên 13.614 chu kỳ IVF noãn tự thân và xin cho noãn - Ngày đăng: 16-05-2024
Nhiễm SARS-CoV-2 ảnh hưởng đến kết quả thai sau khi chuyển phôi từ IVF/ICSI: Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 16-05-2024
Thừa cân và béo phì ảnh hưởng đến hiệu quả của progesterone đặt âm đạo so với tiêm bắp trong việc hỗ trợ giai đoạn hoàng thể trong chuyển phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 15-05-2024
Ảnh hưởng của các yếu tố điều hòa phiên mã lên sự tạo giao tử người - Ngày đăng: 15-05-2024
Ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung đến chức năng buồng trứng - Ngày đăng: 15-05-2024
Chỉ số AMH tối ưu ở người cho noãn: một phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia - Ngày đăng: 10-05-2024
Đánh giá kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi chất lượng kém và các thông số tiên lượng - Ngày đăng: 10-05-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK