Tin tức
on Sunday 19-05-2024 12:30pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS Lê Khắc Tiến
Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Nhóm Nghiên cứu Lạc nội mạc tử cung và Bệnh tuyến – cơ tử cung Mỹ Đức (SEAMD)
Bệnh tuyến – cơ tử cung (Adenomyosis) là bệnh lý phụ khoa phức tạp, với biểu hiện lâm sàng đa dạng, từ không triệu chứng cho đến xuất huyết tử cung bất thường, thống kinh, hiếm muộn. Tác động của Adenomyosis trên kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản vẫn đang là một chủ đề có nhiều kết quả trái chiều và còn nhiều tranh cãi. Các kết quả trái chiều này xuất phát từ tiêu chuẩn chẩn đoán adenomyosis không đồng nhất trong các nghiên cứu.
Từ năm 2015, nhóm MUSA đã đưa ra các định nghĩa và thuật ngữ mô tả các đặc điểm bất thường trong cơ và nội mạc tử cung, trong đó có các đặc điểm nghĩ đến adenomyosis trên siêu âm. Năm 2019 và 2022, nhóm này đã tiếp tục cập nhật các định nghĩa và mô tả này, phân loại các đặc điểm thành trực tiếp và gián tiếp, trong đó, đặc điểm trực tiếp là các đặc điểm của nội mạc tử cung lạc chỗ trên siêu âm, còn đặc điểm gián tiếp là các đặc điểm thứ phát do sự hiện diện của nội mạc tử cung lạc chỗ. Sự xuất hiện của tiêu chuẩn MUSA giúp việc chẩn đoán adenomyosis được đồng bộ và cải thiện độ chính xác của chẩn đoán hơn, tránh sự sai lệch do chủ quan của người thực hiện.
Nhằm đánh giá tác động của adenomyosis lên kết cục chuyển phôi trữ ở phụ nữ thực hiện chuyển phôi trữ lần đầu với phôi nang, bên cạnh đó đánh giá hiệu quả của việc down regulation bằng GnRH agonist trước chuyển phôi trên nhóm bệnh nhân có adenomyosis, nhóm tác giả Noémie Sachs-Guedj và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 3503 phụ nữ thực hiện chuyển phôi trữ lần đầu tiên. Trong số này, có 140 phụ nữ được chẩn đoán có adenomyosis dựa trên tiêu chuẩn MUSA. Kết cục chính của nghiên cứu là tỷ lệ trẻ sinh sống. Kết cục phụ của nghiên cứu bao gồm tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai, có tiêm GnRH agonist trước khi chuẩn bị nội mạc tử cung.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc điểm nền giữa nhóm có adenomyosis và không có adenomyosis là tương tự nhau, ngoại trừ tuổi tại thời điểm chuyển phôi ở nhóm có adenomyosis lớn hơn so với nhóm không có adenomyosis (39,84 ± 5,23 so với 40,75 ± 4,71, p = 0,028). Nhóm có adenomyosis có tỷ lệ trữ phôi toàn bộ cao hơn (76,43% so với 63,60%, p = 0,002) và tỷ lệ sử dụng GnRH agonist trước chuyển phôi cao hơn (20% so với 9,69%, p = <0,001) so với nhóm không có adenomyosis. Sau khi hiệu chỉnh các yếu tố gây nhiễu bằng hồi quy đa biến, kết quả cho thấy chiến lược trữ phôi toàn bộ và số lượng phôi chuyển có tương quan thuận với tỷ lệ thai lâm sàng (aOR 1,53, KTC 95% [1,24;1.88] và aOR 2,36, KTC 95% [1,72; 3,28], trong khi đó sự hiện diện của adenomyosis tương quan nghịch với tỷ lệ thai lâm sàng (aOR 0,62, KTC 95% [0,39; 0,98]). Sự hiện diện của adenomyosis cũng liên quan với tỷ lệ trẻ sinh sống thấp hơn (aOR 0,46, KTC 95% [0,27; 0,75]). Phân tích dưới nhóm adenomyosis cho thấy sử dụng GnRH agonist 2 tháng trước chuyển phôi không giúp cải thiện tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ trẻ sinh sống hay tỷ lệ sẩy thai.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy đối với phụ nữ có adenomyosis chuẩn bị điều trị thụ tinh trong ống nghiệm, bác sĩ cần tư vấn các tác động tiêu cực của bệnh lý tới kết quả điều trị: giảm tỷ lệ thai lâm sàng, giảm tỷ lệ trẻ sinh sống, tăng nguy cơ sẩy thai. Đồng thời, việc tiêm GnRH agonist trước chuyển phôi 2 tháng chưa hẳn sẽ cải thiện các kết cục trên, có thể do thời gian điều trị 2 tháng là chưa đủ, hoặc do sử dụng GnRH agonist đơn thuần (mà không kết hợp thêm với các thuốc ức chế men chuyển giúp giảm hoạt động của hệ men P450 trên nội mạc tử cung) không đem lại hiệu quả.
Nhìn chung, nghiên cứu này có điểm mạnh là kết quả nghiên cứu đồng nhất với các kết quả trước đó từ phân tích gộp của tác giả Cozzolino và cộng sự, cho thấy adenomyosis có tác động tiêu cực đến kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản, siêu âm chẩn đoán adenomyosis cũng được thực hiện bởi các chuyên gia siêu âm theo một tiêu chuẩn đồng nhất (MUSA), giúp cải thiện giá trị chẩn đoán. Cuối cùng, nghiên cứu đã phân tích đa biến để loại trừ các yếu tố gây nhiễu như tuổi, nguồn noãn (xin noãn hoặc tự thân), PGT-A, chỉ định trữ phôi toàn bộ, nồng độ progesterone, sử dụng GnRH agonist trước chuyển phôi và số lượng phôi chuyển. Tuy vậy, thiết kế hồi cứu cũng là một điểm yếu của nghiên cứu vì những sai lệch tiềm năng ảnh hưởng đến kết quả. Nghiên cứu cũng chưa phân tích các đặc điểm của adenomyosis như dạng nang hay không nang, thể khu trú, lan toả hay hỗn hợp, vị trí adenomyosis có ảnh hưởng đến kết cục chính và phụ không. Đồng thời, cỡ mẫu nhóm adenomyosis nhỏ cũng là một điểm bất lợi khi đưa vào phân tích dưới nhóm.
Nguồn: Sachs-Guedj, N., Coroleu, B., Pascual, M. Á., Rodríguez, I., & Polyzos, N. P. (2023). Presence of Adenomyosis Impairs Clinical Outcomes in Women Undergoing Frozen Embryo Transfer: A Retrospective Cohort Study. Journal of clinical medicine, 12(18), 6058. https://doi.org/10.3390/jcm12186058
Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Nhóm Nghiên cứu Lạc nội mạc tử cung và Bệnh tuyến – cơ tử cung Mỹ Đức (SEAMD)
Bệnh tuyến – cơ tử cung (Adenomyosis) là bệnh lý phụ khoa phức tạp, với biểu hiện lâm sàng đa dạng, từ không triệu chứng cho đến xuất huyết tử cung bất thường, thống kinh, hiếm muộn. Tác động của Adenomyosis trên kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản vẫn đang là một chủ đề có nhiều kết quả trái chiều và còn nhiều tranh cãi. Các kết quả trái chiều này xuất phát từ tiêu chuẩn chẩn đoán adenomyosis không đồng nhất trong các nghiên cứu.
Từ năm 2015, nhóm MUSA đã đưa ra các định nghĩa và thuật ngữ mô tả các đặc điểm bất thường trong cơ và nội mạc tử cung, trong đó có các đặc điểm nghĩ đến adenomyosis trên siêu âm. Năm 2019 và 2022, nhóm này đã tiếp tục cập nhật các định nghĩa và mô tả này, phân loại các đặc điểm thành trực tiếp và gián tiếp, trong đó, đặc điểm trực tiếp là các đặc điểm của nội mạc tử cung lạc chỗ trên siêu âm, còn đặc điểm gián tiếp là các đặc điểm thứ phát do sự hiện diện của nội mạc tử cung lạc chỗ. Sự xuất hiện của tiêu chuẩn MUSA giúp việc chẩn đoán adenomyosis được đồng bộ và cải thiện độ chính xác của chẩn đoán hơn, tránh sự sai lệch do chủ quan của người thực hiện.
Nhằm đánh giá tác động của adenomyosis lên kết cục chuyển phôi trữ ở phụ nữ thực hiện chuyển phôi trữ lần đầu với phôi nang, bên cạnh đó đánh giá hiệu quả của việc down regulation bằng GnRH agonist trước chuyển phôi trên nhóm bệnh nhân có adenomyosis, nhóm tác giả Noémie Sachs-Guedj và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 3503 phụ nữ thực hiện chuyển phôi trữ lần đầu tiên. Trong số này, có 140 phụ nữ được chẩn đoán có adenomyosis dựa trên tiêu chuẩn MUSA. Kết cục chính của nghiên cứu là tỷ lệ trẻ sinh sống. Kết cục phụ của nghiên cứu bao gồm tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai, có tiêm GnRH agonist trước khi chuẩn bị nội mạc tử cung.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc điểm nền giữa nhóm có adenomyosis và không có adenomyosis là tương tự nhau, ngoại trừ tuổi tại thời điểm chuyển phôi ở nhóm có adenomyosis lớn hơn so với nhóm không có adenomyosis (39,84 ± 5,23 so với 40,75 ± 4,71, p = 0,028). Nhóm có adenomyosis có tỷ lệ trữ phôi toàn bộ cao hơn (76,43% so với 63,60%, p = 0,002) và tỷ lệ sử dụng GnRH agonist trước chuyển phôi cao hơn (20% so với 9,69%, p = <0,001) so với nhóm không có adenomyosis. Sau khi hiệu chỉnh các yếu tố gây nhiễu bằng hồi quy đa biến, kết quả cho thấy chiến lược trữ phôi toàn bộ và số lượng phôi chuyển có tương quan thuận với tỷ lệ thai lâm sàng (aOR 1,53, KTC 95% [1,24;1.88] và aOR 2,36, KTC 95% [1,72; 3,28], trong khi đó sự hiện diện của adenomyosis tương quan nghịch với tỷ lệ thai lâm sàng (aOR 0,62, KTC 95% [0,39; 0,98]). Sự hiện diện của adenomyosis cũng liên quan với tỷ lệ trẻ sinh sống thấp hơn (aOR 0,46, KTC 95% [0,27; 0,75]). Phân tích dưới nhóm adenomyosis cho thấy sử dụng GnRH agonist 2 tháng trước chuyển phôi không giúp cải thiện tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ trẻ sinh sống hay tỷ lệ sẩy thai.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy đối với phụ nữ có adenomyosis chuẩn bị điều trị thụ tinh trong ống nghiệm, bác sĩ cần tư vấn các tác động tiêu cực của bệnh lý tới kết quả điều trị: giảm tỷ lệ thai lâm sàng, giảm tỷ lệ trẻ sinh sống, tăng nguy cơ sẩy thai. Đồng thời, việc tiêm GnRH agonist trước chuyển phôi 2 tháng chưa hẳn sẽ cải thiện các kết cục trên, có thể do thời gian điều trị 2 tháng là chưa đủ, hoặc do sử dụng GnRH agonist đơn thuần (mà không kết hợp thêm với các thuốc ức chế men chuyển giúp giảm hoạt động của hệ men P450 trên nội mạc tử cung) không đem lại hiệu quả.
Nhìn chung, nghiên cứu này có điểm mạnh là kết quả nghiên cứu đồng nhất với các kết quả trước đó từ phân tích gộp của tác giả Cozzolino và cộng sự, cho thấy adenomyosis có tác động tiêu cực đến kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản, siêu âm chẩn đoán adenomyosis cũng được thực hiện bởi các chuyên gia siêu âm theo một tiêu chuẩn đồng nhất (MUSA), giúp cải thiện giá trị chẩn đoán. Cuối cùng, nghiên cứu đã phân tích đa biến để loại trừ các yếu tố gây nhiễu như tuổi, nguồn noãn (xin noãn hoặc tự thân), PGT-A, chỉ định trữ phôi toàn bộ, nồng độ progesterone, sử dụng GnRH agonist trước chuyển phôi và số lượng phôi chuyển. Tuy vậy, thiết kế hồi cứu cũng là một điểm yếu của nghiên cứu vì những sai lệch tiềm năng ảnh hưởng đến kết quả. Nghiên cứu cũng chưa phân tích các đặc điểm của adenomyosis như dạng nang hay không nang, thể khu trú, lan toả hay hỗn hợp, vị trí adenomyosis có ảnh hưởng đến kết cục chính và phụ không. Đồng thời, cỡ mẫu nhóm adenomyosis nhỏ cũng là một điểm bất lợi khi đưa vào phân tích dưới nhóm.
Nguồn: Sachs-Guedj, N., Coroleu, B., Pascual, M. Á., Rodríguez, I., & Polyzos, N. P. (2023). Presence of Adenomyosis Impairs Clinical Outcomes in Women Undergoing Frozen Embryo Transfer: A Retrospective Cohort Study. Journal of clinical medicine, 12(18), 6058. https://doi.org/10.3390/jcm12186058
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của LNMTC buồng trứng đối với chất lượng phôi trong thụ tinh ống nghiệm: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 19-05-2024
Tổng quan: các cơ chế di truyền trong thất bại thụ tinh và ngừng phát triển phôi sớm (phần II) - Ngày đăng: 17-05-2024
Tổng quan: các cơ chế di truyền trong thất bại thụ tinh và ngừng phát triển phôi sớm (phần I) - Ngày đăng: 17-05-2024
Tác động của thời gian kiêng xuất tinh đến khả năng thụ tinh và kết quả lâm sàng trong chu kỳ ICSI: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 17-05-2024
Độ tin cậy của thử nghiệm HOS trên mẫu tinh trùng bất động tươi và trữ được thu nhận từ xuất tinh hoặc tinh hoàn: một nghiên cứu chia noãn - Ngày đăng: 17-05-2024
Nuôi cấy phôi time-lapse – Động học hình thái phôi và độ ổn định môi trường có thể không đủ: Kết quả từ một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 20-08-2024
Dấu hiệu động học hình thái phôi ở phôi khảm và kết cục lâm sàng khi chuyển phôi khảm mức độ thấp - Ngày đăng: 17-05-2024
Tiềm năng phát triển của hợp tử 0PN, 1PN và kết quả lâm sàng trong chu kỳ IVF - Ngày đăng: 16-05-2024
Lạc nội mạc tử cung và chất lượng noãn: một phân tích trên 13.614 chu kỳ IVF noãn tự thân và xin cho noãn - Ngày đăng: 16-05-2024
Nhiễm SARS-CoV-2 ảnh hưởng đến kết quả thai sau khi chuyển phôi từ IVF/ICSI: Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 16-05-2024
Thừa cân và béo phì ảnh hưởng đến hiệu quả của progesterone đặt âm đạo so với tiêm bắp trong việc hỗ trợ giai đoạn hoàng thể trong chuyển phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 15-05-2024
Ảnh hưởng của các yếu tố điều hòa phiên mã lên sự tạo giao tử người - Ngày đăng: 15-05-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK