Tin tức
on Monday 27-05-2024 10:08am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
Sự suy giảm tinh trùng người toàn cầu
Hướng dẫn sử dụng của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO) về đánh giá tinh trùng người cung cấp các phương pháp tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm để phân tích tinh dịch và các thông số chính được đánh giá là thể tích tinh dịch, mật độ - di động tiến tới – tổng di động của tinh trùng và hình dạng bất thường. Cuốn sách hướng dẫn đầu tiên chỉ gồm 43 trang, hướng dẫn cách lấy mẫu tinh dịch và đánh giá thông số tinh trùng. Phiên bản thứ 2 giới thiệu các giá trị “bình thường” cho mật độ tinh trùng (>20 triệu/ml) và hình dạng bình thường (>50%). Sau đó, thay đổi chính của phiên bản thứ 3 là chia đánh giá tinh dịch thành 3 phần gồm quy trình chuẩn, xét nghiệm tùy chọn và thử nghiệm nghiên cứu (phản ứng acrosome, phân tích tinh trùng bằng phần mềm máy tính). Năm 1999, cuốn sách thứ 4 phản ánh những tiến bộ trong di truyền gây vô sinh nam (mất đoạn vi thể NST Y), chuẩn bị tinh trùng lọc rửa hoặc đông lạnh tinh trùng cho ICSI từ mẫu xuất tinh, tinh hoàn và mào tinh; cũng như đưa ra tỉ lệ mắc ung thư tinh hoàn ngày càng tăng và số lượng tinh trùng giảm đi. Đến phiên bản thứ 5, lần đầu tiên cung cấp phạm vi tham chiếu dựa trên dữ liệu in vivo thu được từ các nghiên cứu về đàn ông có khả năng sinh sản cao, đã cố gắng thụ thai trong vòng 12 tháng. Năm 2021, WHO đã cập nhật phiên bản thứ 6 mới nhất, ngưỡng tham chiếu để đánh giá tinh trùng bình thường đã giảm đi rất nhiều, cụ thể là mật độ tinh trùng (≥16 triệu/ml) và hình dạng bình thường (≥4%). Dữ liệu ngày càng tăng về mối tương quan giữa khả năng sinh sản ở nam giới và sức khỏe tổng thể. Một nghiên cứu ở Đan Mạch phân tích 4712 nam giới cho thấy việc đánh giá tinh dịch được xem là một dấu hiệu sinh học về tỉ lệ mắc bệnh và tử vong lâu dài, đặc biệt đối với bệnh tim mạch và đái tháo đường. Các báo cáo về tỉ lệ nhập viện cao do một số bệnh ở nam giới như tổng số tinh trùng và độ di động thấp so với người có kết quả tinh dịch đồ bình thường. Trong số những người nhập viện vì lo ngại về sức khỏe nói chung, trung bình, những người đàn ông có mật độ tinh trùng 195-200 triệu/ml lần đầu nhập viện muộn hơn sau 7 năm so với người có số lượng tinh trùng <1 triệu/ml. Từ sự gia tăng bệnh tinh hoàn ẩn và ung thư tinh hoàn cùng với sự suy giảm khả năng sinh sản của nam giới theo thời gian là do tiếp xúc với các chất gây rối loạn nội tiết giống estrogen và xảy ra phổ biến với cả 2 bệnh lý này.
Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc và các yếu tố lối sống khác
Nguyên nhân của sự suy giảm chất lượng tinh trùng vẫn chưa được hiểu rõ. Nhiều nguyên nhân được cho là ảnh hưởng sức khỏe chung và thông số tinh trùng, bao gồm dinh dưỡng, béo phì, hút thuốc, rượu bia, thuốc hướng thần, ô nhiễm và môi trường hóa chất độc hại.
Hút thuốc
Khoảng 40% các nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về sự suy giảm vừa phải ở một hoặc nhiều thông số tinh dịch (số lượng, di động, hình dạng) khi số lượng thuốc lá hút mỗi ngày tăng lên. Các báo cáo gần đây cũng quan sát thấy rằng nam giới hút thuốc làm giảm 44% tỉ lệ mang thai sau khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. 70% kết quả nghiên cứu công bố mức độ tổn hại liên quan đến hút thuốc đối với bộ gene và biểu sinh, làm tăng tỉ lệ sai lệch nhiễm sắc thể (NST). Sự tổn thương DNA trong dòng mầm của nam giới liên quan đến tổn thương tính toàn vẹn di truyền, giảm tỉ lệ thụ tinh, phát triển phôi kém và tăng nguy cơ sẩy thai. Hơn nữa, nghiên cứu của Linschooten và cộng sự (2013) đã đưa ra bằng chứng rằng người cha hút thuốc trong thời gian trước 6 tháng thụ thai có nguy cơ truyền lại các đột biến vệ tinh nhỏ (tandem repeat minisatellite mutations) cho con cái cao gấp 4 lần. Ngoài ra, một trong những cơ chế chính liên quan giữa hút thuốc và suy giảm tinh dịch có liên quan đến tăng ROS vì thuốc lá là nguồn cung cấp chất oxy hóa và chất tạo gốc tự do nên sẽ làm giảm chất thải oxy hóa khử trong máu ngoại vi.
Hầu hết các sản phẩm thuốc lá đều chứa 4000 hóa chất và thành phần khác nhau, bao gồm nicotin và kim loại nặng. Trong đó, Cadmium và chì có liên quan đặc biệt đến chất lượng tinh trùng bị suy giảm và nồng độ của chúng tăng đáng kể ở nhóm nam giới vô sinh. Sự hiện diện của Cadmium còn là chất ức chế của enzyme 8-oxoguanine DNA glycosylase 1 (OGG1) – tham gia quá trình sửa chữa DNA trong tinh trùng người. Tuy nhiên, >1/3 nam giới trưởng thành trên toàn thế giới vẫn tiếp tục sử dụng thuốc lá dù đã có đủ bằng chứng khoa học cho thấy tác hại của thuốc lá lên khả năng sinh sản.
Rượu bia
Tinh trùng dị dạng (teratozoospermia) được quan sát thấy ở 63% nam giới uống rượu bia vừa và 72% ở nam giới nghiện rượu nặng, không ai uống nhiều rượu bia có thông số tinh trùng bình thường. Trên thực tế, 64% trong số đó là thiểu tinh, có số lượng tinh trùng thấp hơn bình thường. Vì vậy, nhiều giả thuyết cho rằng tình trạng suy tinh hoàn gia tăng có liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ rượu hàng ngày. Rượu bia làm tổn thương tuyến yên, gây ra sự thay đổi hai loại hormone cơ bản cho chức năng sinh sản, LH và FSH. Trong tinh hoàn, rượu làm suy giảm chức năng của tế bào Leydig – loại tế bào tạo ra hormone testosterone. Bên cạnh đó, nó còn gây rối loạn chức năng của tế bào Sertoli – loại tế bào đóng vai trò thiết yếu trong sự trưởng thành của tinh trùng. Rõ ràng nhất là nam giới sử dụng nhiều rượu bia bị giảm thể tích tinh dịch và số lượng tinh trùng, đồng thời giảm nồng độ testosterone, LH, FSH và prolactin.
Thuốc hướng thần
Việc sử dụng cần sa (marijuana) có thể gây tổn hại cho tinh trùng về mặt hình thái cũng như giảm số lượng tinh trùng, độ di động và tỉ lệ sống. Trong xã hội hiện nay, việc sử dụng trái phép chất ma túy khá phổ biến đặc biệt ở các nước phương Tây. Những loại thuốc này, bao gồm cocaine, methamphetamine hoặc cần sa, đều gây tác động bất lợi đến khả năng sinh sản của nam giới thông qua suy giảm trục vùng hạ đồi tuyến yên sinh dục (hypothalamic-pituitary-gonadal – HPG) và tổn thương tinh hoàn, dẫn đến thay đổi chức năng và sản xuất tinh trùng.
Căng thẳng và thiếu ngủ
Trong một nghiên cứu của Yuan và cộng sự (2015) ở 9357 đàn ông khỏe mạnh cho thấy mật độ tinh trùng giảm đáng kể khi stress liên tục trong 5 năm. Trên thực tế có mối tương quan giữa căng thẳng công việc cường độ cao với sự giảm mật độ - số lượng tinh trùng. Báo cáo thống kê của Zoe và cộng sự (2019) cũng đã tìm ra được nam giới bị căng thẳng tinh thần nghiêm trọng có lượng testosterone sản xuất giảm đáng kể trong khi FSH và LH tăng so với người có mức độ căng thẳng bình thường; đồng thời, số lượng tinh trùng, di động và hình dạng cũng giảm đi nhiều. Căng thẳng cấp tính (acute stress) có lẽ là dạng căng thẳng tâm lý thường gặp nhất phát sinh do nhu cầu, căng thẳng và áp lực. Một chuỗi các vấn đề gây ra stress lặp đi lặp lại liên tục dễ dẫn đến căng thẳng mãn tính và có tương quan với kết quả thai kỳ thấp sau các chu kỳ điều trị hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology - ART). Mức độ tăng lên của các hormone gây căng thẳng như cortisol tác động tiêu cực đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Hơn nữa, stress còn tạo ROS, tác động đến chức năng tinh trùng, gây ra hiện tượng apoptosis trong tế bào mầm.
Ngoài ra, sự xáo trộn trong thói quen ngủ cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản của nam giới. Khi phân tích mối tương quan giữa sự thay đổi giấc ngủ và chất lượng tinh trùng ở 400 đàn ông Ý thực hiện ART phát hiện có 46,3% người có những thay đổi về giấc ngủ. Thể tích tinh dịch giảm ở nam giới bình thường hoặc bị béo phì khó bắt đầu giấc ngủ và độ di động tinh trùng giảm dần ở những nam giới thức dậy vào sáng sớm. Các nghiên cứu khác đã báo cáo rằng thời gian ngủ hạn chế được xem là nguyên nhân làm giảm mức testosterone và khả năng sinh sản. Chất lượng và thời gian ngủ kém góp phần gây ra hình thái tinh trùng bất thường và mật độ tinh trùng thấp. Đặc biệt, việc tiếp xúc với ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử vào ban đêm đã được chứng minh có tác động đến cả chất lượng giấc ngủ và chất lượng tinh trùng.
Cuối cùng, để giảm mức độ stress hoặc rối loạn giấc ngủ nên thực hiện các hoạt động thể chất và có lối sống lành mạnh, tránh hút thuốc và sử dụng rượu; đồng thời, chất chống oxy hóa như thực phẩm bổ sung có thể có lợi để khắc phục tình trạng suy giảm chất lượng tinh trùng do stress gây ra.
Yếu tố môi trường và chất lượng tinh trùng
Trong những năm gần đây, một số hợp chất hóa học đã được nghiên cứu rộng rãi để thiết lập mối liên hệ với các thông số tinh trùng. Một số hợp chất được khám phá nhiều nhất bao gồm hóa chất gây rối loạn nội tiết (endocrine-disrupting chemicals – EDCs) – thuốc trừ sâu; các chất hóa dẻo như Bisphenol A (BPA) và Phthalates.
-Hóa chất gây rối loạn nội tiết (EDCs)
Tác động tiềm ẩn mà EDC có thể có trong kiểm soát cân bằng nội môi bình thường và đối với hệ thống sinh sản, được tìm thấy trong thực phẩm, môi trường và các sản phẩm tiêu dùng hằng ngày. EDC là những hợp chất có thể can thiệp vào bất kỳ hoạt động bình thường nào của hệ thống nội tiết như tổng hợp hormone, bài tiết, vận chuyển, liên kết, hoạt động và chuyển hóa. Một số EDC có cấu trúc như hormone steroid (androgen, estrogen) nên dễ dàng mô phỏng tác dụng của chúng thông qua liên kết vận hoặc đối kháng với thụ thể của chúng dẫn đến rối loạn chức năng sinh sản. Ví dụ, EDC có thể ức chế các enzyme (5α-reductase và aromatase), cần thiết cho việc chuyển đổi androgen thành testosterone và estrogen, làm gián đoạn quá trình hình thành và chuyển hóa steroid; từ đó, gián đoạn quá trình sản xuất và bài tiết testosterone cũng như quá trình sinh tinh. Một số loại thuốc trừ sâu cụ thể gọi là organochlorine (OC) được dùng rộng rãi trên toàn thế giới và phổ biến trong nông nghiệp – công nghiệp hóa chất dù đã bị cấm ở một số quốc gia. OC hòa tan trong chất béo, tích tụ trong mô mỡ, hoạt tính estrogen, độc tính cao, thoái hóa chậm và tích lũy sinh học. Hơn nữa, một loại thuốc trừ sâu khác bị cấm ở Hoa Kỳ nhưng được xuất khẩu sang các nước kém phát triển hơn, dibromochloropropane (DBCP), làm giảm nồng độ FSH do phản hồi tiêu cực lên trục hạ đồi tuyến yên rồi gây giảm sinh tinh. Một nghiên cứu trên 26.400 nam giới tiếp xúc với DBCP trong thời gian trung bình 3 năm ở 12 quốc gia cho thấy 64,3% trong số họ có biểu hiện vô tinh (Azoospermia) hoặc ẩn tinh (Cryptozoospermia). Ngoài ra, khi thí nghiệm trên mô hình chuột đang mang thai, Sadler-Riggleman cũng đã phát hiện việc tiếp xúc thoáng qua với các loại thuốc trừ sâu như dichlorodiphenyltrichloroethane (DDT) hoặc vinclozolin dẫn đến những thay đổi chuyển hệ trong quá trình methyl hóa DNA của tế bào Sertoli, RNA không mã hóa và biểu hiện gene liên quan đến các bất thường ở tinh hoàn.
Hormones đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và biệt hóa tế bào. Các chất gây rối loạn nội tiết đều ảnh hưởng đến trục hạ đồi – tuyến yên và chức năng tinh trùng, làm thay đổi thông số tinh trùng, ảnh hưởng GnRH, FSH, LH và prolactin. Những tình trạng này bao gồm hội chứng Kallmann (thiếu hụt GnRH đơn độc), tăng prolactin máu và suy tuyến yên. Cụ thể hơn là sự tăng prolactin máu có thể do các bệnh ảnh hưởng đến trục hạ đồi – tuyến yên – sinh dục (hypothalamic–pituitary–gonadal axis – HPG) hoặc thứ phát do các bất thường ở các cơ quan khác như gan, thận và tuyến giáp; gây suy sinh dục, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục, chứng vú to ở nam giới vô sinh. Chẳng những vậy, sự gián đoạn của HPG làm giảm đáng kể việc sản xuất testosterone. Thật vậy, nhiều tài liệu cho thấy mức testosterone cao rất quan trọng cho sự phát triển tinh hoàn ở nam giới trước tuổi dậy thì và duy trì nam tính ở tuổi trưởng thành. So với huyết thanh, nồng độ testosterone trong tinh hoàn cao hơn khoảng 100 lần, cho thấy vai trò thiết yếu của hàng rào máu – tinh hoàn, các mối nối tế bào cụ thể, độ bám dính giữa tế bào Sertoli và tế bào mầm.
-Chất hóa dẻo (Plasticisers)
Một số chất gọi là chất hóa dẻo được thêm vào nhựa để tăng tính linh hoạt, độ trong suốt và độ bền của chúng hoặc chỉ để cải thiện khả năng hoạt động của chúng. Trong đó, BPA (bisphenol A) được sử dụng trong bao bì thực phẩm bằng nhựa polycarbonate và lớp lót hộp, dễ dàng bị rò rỉ ra khỏi hộp đựng thực phẩm. BPA được xem là xenoestrogene cũng là chất gây béo phì do các đặc tính gây rối loạn nội tiết và trao đổi chất khác nhau. Năm 2011, Liên minh Châu Âu đã cấm đưa BPA vào bình sữa trẻ em như một biện pháp phòng ngừa vì nguy cơ tăng độ nhạy cảm giả định của tuyến sinh dục trẻ sơ sinh. Việc tiếp xúc với BPA có tương quan với sự giảm nồng độ tinh trùng, tăng tỉ lệ tinh trùng chưa trưởng thành, giảm nồng độ testosterone. Nồng độ BPA trong nước tiểu tăng cũng cho thấy biểu hiện giảm thông số tinh trùng và tăng tổn thương DNA tinh trùng.
Ngoài ra, Phthalates cũng là mối quan tâm đặc biệt vì chúng liên tục được thải ra môi trường, không liên kết hóa học với nhựa. Chúng được tìm thấy trong các vật liệu như mỹ phẩm, sơn, chất bôi trơn. Việc tiếp xúc với những hóa chất đó xảy ra qua đường tiêu hóa hoặc hít phải, hoặc hấp thụ qua da. Một số báo cáo cho thấy sự tiếp xúc này có liên quan đến suy giảm số lượng và độ di động của tinh trùng cũng như tăng tỉ lệ hình thái bất thường và tổn thương DNA. Do đó, Phthalates hiện diện trong các chất chuyển hóa trong nước tiểu, với mức độ cao hơn đáng kể ở nam giới vô sinh và tương quan đến sự giảm testosterone và yếu tố tương tự Insulin 3 – marker chức năng của tế bào Leydig.
Trong cả 2 trường hợp, bất kỳ sự thay đổi nào về tỉ lệ testosterone/estrogen sẽ gây ra sự bài tiết quá mức testosterone và chức năng tế bào Sertoli thông qua phản hồi tiêu cực của oestradiol đối với sự bài tiết LH và FSH của tuyến yên; do đó, dẫn đến giảm sinh tinh.
Ô nhiễm không khí
Nhiều công bố đã cung cấp đầy đủ bằng chứng về tác động bất lợi của ô nhiễm không khí đối với các thông số tinh trùng, cũng như dung môi hữu cơ dễ bay hơi, silicone, bụi hóa học và thuốc trừ sâu đối với khả năng sinh sản của nam giới và các biến chứng sau đó. Các nghiên cứu thực nghiệm đã xác định sự hiện diện của một số chất gây ô nhiễm hóa học trong nước tiểu hoặc máu, có tác động bất lợi đến các thông số tinh dịch. Ô nhiễm không khí gồm sự gia tăng NO2, SO2, CO, CO2, ozone và chì. Chất dạng hạt (particulate matter – PM) trong phạm vi có thể hô hấp (PM 2,5µm; 5,0µm và 10µm) đặc biệt có hại vì đưa vào máu nhiều nguyên tố vi lượng và hydrocarbon thơm đa vòng, một nhóm hợp chất gây rối loạn nội tiết. Thậm chí ô nhiễm không khí còn được phát hiện là có liên quan đến sự gia tăng phân mảnh DNA trong tinh trùng người. Kết quả này cũng đã xác nhận bằng chứng trước đây về những bất thường trong hình dạng tinh trùng ở nam giới cư trú ở vùng ngoại ô có mức độ ô nhiễm không khí cao ở Cộng hòa Séc.
Chế độ ăn uống, lối sống thụ động, tăng thân nhiệt (hyperthermia)
Chế độ ăn kiêng kiểu Địa Trung hải (Mediterranean diet) gồm nhiều trái cây, đậu, rau, ngũ cốc, cá và sử dụng dầu ô liu nguyên chất, kết hợp với hoạt động thể chất hợp lý, có mối tương quan đến chất lượng tinh dịch tốt. Lợi ích của chế độ này là giảm nguy cơ rối loạn tim mạch do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của nó. Đối với tinh trùng sẽ giúp làm tăng số lượng, tổng độ di động và cải thiện hình dạng tinh trùng tốt hơn. Trái lại, lối sống thụ động (sedentary lifestyle) là ngồi hơn 4h mỗi ngày có liên quan đáng kể đến tỉ lệ tinh trùng bất động cao hơn. Thêm vào đó, nam giới thường xuyên tiêu thụ quá nhiều thịt chế biến sẵn, các sản phẩm từ sữa béo và đồ uống ngọt có thể dẫn đến chất lượng tinh trùng kém. Các vấn đề sức khỏe quan trọng liên quan bao gồm ung thư tinh hoàn, khối u ác tính tiết niệu, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa và bệnh tim mạch. Ngoài ra, những nhóm tiếp xúc với căng thẳng nhiệt sinh dục cho thấy sự sản xuất anion superoxide tăng lên rõ rệt trong ty thể. Điều này có thể kết luận rằng việc tinh hoàn tiếp xúc với tình trạng tăng thân nhiệt trong các tình huống cụ thể cũng đủ để gây ra sự suy giảm các thông số tinh trùng do tác hại gây ra bởi stress oxy hóa (reactive oxidative species – ROS) trong tinh trùng xuất tinh, ảnh hưởng tính lưu động của màng huyết tương, cân bằng nội môi của ty thể và tinh trùng cũng như tính toàn vẹn DNA.
-Béo phì
Thừa cân và béo phì là một trong những yếu tố tương quan với sự giảm số lượng, mật độ tinh trùng. Cơ chế chủ yếu bao gồm suy sinh dục do aromat hóa testosterone thành estrogen, suy giảm chức năng tế bào Sertoli do giảm tỉ lệ Inhibin B/FSH, nhiệt độ bìu tăng do béo bụng dưới và tích tụ độc tố trong mô mỡ. Sự dư thừa của tế bào mỡ và mô mỡ trắng kéo dài quá trình chuyển đổi cholesterol thành testosterone, tác động đến HPG và giảm giải phóng GnRH cùng với tác động tiêu cực đến việc sản xuất tinh trùng. Chẳng những vậy, béo phì còn dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh nội tiết do giải phóng leptin tác động đến tế bào thần kinh Kisspeptin, tương tác trực tiếp với thụ thể LH và GnRH. Điều đáng báo động là các nghiên cứu đã phát hiện rằng béo phì ở người cha có liên quan đến thai nhi lớn hơn so với tuổi thai, sự tăng lượng mỡ trong cơ thể ở trẻ trước tuổi dậy thì và ảnh hưởng chức năng methyl hóa của các locus cụ thể trong gene in dấu ở trẻ. Một nghiên cứu của Lin và các đồng nghiệp thực hiện ở Trung Quốc trên khoảng 30.000 nam giới đã cho thấy tỉ lệ rối loạn tăng huyết áp tăng lên khi mang thai/sinh mổ và tăng cân khi mang thai cũng như béo phì ở những thanh thiếu niên được sinh ra từ tinh trùng người cha béo phì tại thời điểm mang thai. Thậm chí một báo cáo khác còn tiết lộ sự thay đổi trong chức năng methyl hóa, cụ thể là giảm methyl hóa các gene MEST, PEG3 và NNAT ở những trẻ được thụ thai từ những người đàn ông này.
-Viêm nhiễm
Các tế bào mỡ màu trắng tạo một số phân tử như interleukin (IL-1, IL-6 và IL-18) hoặc yếu tố hoại tử khối u (tumor necrosis factor-α (TNF-α)), là các cytokine tiền viêm, chất trung gian của quá trình viêm và thu hút các đại thực bào. Trong mô hình động vật, cytokine tiền viêm khiến các mô thay đổi cân bằng nội môi glucose và kháng insulin thường liên quan đến béo phì. Ngoài các tế bào mỡ, các cytokine tiền viêm này như TNF-α và IL-6, cũng tăng lên trong huyết thanh, mô tinh hoàn và huyết tương tinh dịch của chuột. Các bệnh viêm nhiễm toàn thân như viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm sản xuất testosterone. Cytokine TNF-α tiền viêm ức chế trực tiếp chức năng LH dẫn đến nồng độ testosterone thấp, giảm sản xuất Androgen ở các mức độ khác nhau của tế bào Leydig, gây suy yếu biểu mô tinh hoàn. Hơn nữa, các tế bào Sertoli phản ứng với nhiều cytokine tiền viêm (IL-1, TNF-α và interferon), ảnh hưởng đến sự biểu hiện và lắp ráp các protein nối, zonulin/zonula constludens-1 (ZO-1), occludin, claudins và protein khung xương tế bào actin-myosin; từ đó, làm mở các mối nối tế bào lân cận, gây suy yếu biểu mô tinh và không thể sản xuất tinh trùng. Biểu mô tinh hoàn vận chuyển protein và lipid qua mào tinh đến màng tinh trùng, cần thiết cho sự trưởng thành của tinh trùng. Do đó, tình trạng viêm làm tổn hại chức năng của biểu mô tinh, thay đổi môi trường và hàm lượng mào tinh, tăng dòng bạch cầu trung tính và đại thực bào đến lòng mào tinh, dẫn đến biểu hiện cytokine cao hơn và tăng quá trình apoptosis của biểu mô, gây cản trở sự trưởng thành của tinh trùng và khả năng thụ tinh.
-Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa (Metabolic syndrome) được chẩn đoán khi có 3 trong các đặc điểm như là tăng chu vi vòng eo, huyết áp động mạch hoặc đường huyết lúc đói, tăng huyết áp, chất béo trung bình cao và giảm cholesterol lipoprotein mật độ cao. Đàn ông có số lượng yếu tố hội chứng chuyển hóa cao hơn có nguy cơ sản xuất tinh trùng có hình dạng bất thường cao và tỉ lệ di động giảm. Bên cạnh đó, protein biểu hiện trong tinh dịch của họ ít phong phú hơn. Chức năng sinh học của các protein này gồm tổ chức Actin, sắp xếp tiên mao (flagella), túi vận chuyển, thoái hóa protein và kháng stress, tham gia vào quá trình sinh học acrosome, tái định hình hạt nhân và hình thành tiên mao trong quá trình sinh tinh; từ đó trực tiếp tác động xấu đến chức năng của tinh trùng.
Ảnh hưởng của tần số bức xạ vô tuyến đến các thông số tinh trùng
Việc sử dụng và ứng dụng điện thoại di động đã tăng mạnh trong 20 năm qua, chúng đều góp phần gây ô nhiễm môi trường do bức xạ điện từ tần số vô tuyến (radiofrequency electromagnetic radiation – RF-EMR). Mức độ RF-EMR đã tăng lên ở các khu vực công cộng, trường học và tại nhà, làm tăng mối lo ngại trong cộng đồng khoa học về những bất lợi xảy ra với sức khỏe con người, đặc biệt là hệ thống sinh sản nam giới. Tinh hoàn là cơ quan rất nhạy cảm và việc tiếp xúc với các loại bức xạ này làm suy yếu cả tế bào tiền thân của tinh trùng và tinh trùng trưởng thành. Tác hại tiềm ẩn của căng thẳng nhiệt cũng đã được báo cáo trên các tế bào mầm do tạo ra stress oxy hóa – apoptosis - thực bào, hoạt động phân bào cao, trên các tế bào sinh tinh và tinh trùng tròn sớm, dễ bị thay đổi nhiệt độ. Bằng chứng rõ ràng được thấy ở mô hình động vật với sự ảnh hưởng trực tiếp đến biểu mô ống sinh tinh, thay đổi mô học và gây ra các bất thường về tinh dịch với số lượng và hình dạng tinh trùng giảm. Mặc dù vậy, các tài liệu công bố vẫn chưa rõ ràng về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động lên các thông số tinh trùng và cần nghiên cứu bổ sung để làm rõ khía cạnh này.
Stress oxy hóa và chất lượng tinh trùng
Các nghiên cứu gần đây dường như chỉ ra rằng tác hại chính đối với tinh hoàn có thể liên quan sự tăng sản xuất ROS, dẫn đến những thay đổi về cấu trúc protein và gây tổn thương DNA. ROS tăng là trạng thái cân bằng tự nhiên giữa chất oxy hóa và chất chống oxy hóa bị xáo trộn nên các gốc tự do được tạo ra có chứa số lượng electron không đồng đều, phản ứng với các phân tử khác gây ra một loạt các phản ứng hóa học gây độc cho tế bào, mô và cơ quan cũng như giao tử và phôi. Sự tăng sản xuất ROS trong tinh dịch làm giảm các enzyme chống oxy hóa, bất thường về NST, hình thành vi nhân và thay đổi tiềm năng màng tinh trùng, tăng apoptosis và phân mảnh DNA. ROS làm cho huyết tương tinh trùng dễ bị peroxide hóa lipid do hàm lượng acid béo không bão hòa cao và tạo ra các sản phẩm độc hại như 4-hydroxynonenal (4-HNE), malodiadehyd (MDA) và acrolein. Các sản phẩm phụ của chúng phá vỡ protein huyết tương và ty thể của tinh trùng nên làm giảm độ di động của tinh trùng.
Kết luận
Tóm lại, câu hỏi về khả năng sinh sản của nam giới giảm vẫn còn là một cuộc tranh luận mở và chưa có kết luận. Theo WHO, kết quả của tất cả các xét nghiệm được thực hiện trên cả 2 đối tác nên được xem xét trong việc điều trị toàn diện cho cặp đôi. Tuy nhiên, tính toàn vẹn trong bộ gene tinh trùng được chỉ ra là dấu ấn sinh học đáng tin cậy nhất về nguyên nhân gây vô sinh nam. Tổng quan này đã đưa ra một số đặc điểm có thể liên quan đến sự suy giảm các thông số tinh trùng như chế độ ăn uống, béo phì, viêm nhiễm và tiếp xúc với chất độc môi trường. Rất nhiều lý do dẫn đến suy giảm chất lượng tinh trùng; nhưng nhiều nghiên cứu được tiến hành trên mô hình động vật do những hạn chế về mặt đạo đức khi thực hiện trên người. Vì vậy, các nghiên cứu sâu hơn trên người là rất cấp thiết để trả lời chắc chắn cho chủ đề này.
Nguồn: Sciorio R, tramontano L, Adel M và Felming S. Decrease in sperm parameters in the 21st century: Obesity, lifestyle, or environmental factors? An updated narrative Review. 2024 Feb 11.
Sự suy giảm tinh trùng người toàn cầu
Hướng dẫn sử dụng của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO) về đánh giá tinh trùng người cung cấp các phương pháp tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm để phân tích tinh dịch và các thông số chính được đánh giá là thể tích tinh dịch, mật độ - di động tiến tới – tổng di động của tinh trùng và hình dạng bất thường. Cuốn sách hướng dẫn đầu tiên chỉ gồm 43 trang, hướng dẫn cách lấy mẫu tinh dịch và đánh giá thông số tinh trùng. Phiên bản thứ 2 giới thiệu các giá trị “bình thường” cho mật độ tinh trùng (>20 triệu/ml) và hình dạng bình thường (>50%). Sau đó, thay đổi chính của phiên bản thứ 3 là chia đánh giá tinh dịch thành 3 phần gồm quy trình chuẩn, xét nghiệm tùy chọn và thử nghiệm nghiên cứu (phản ứng acrosome, phân tích tinh trùng bằng phần mềm máy tính). Năm 1999, cuốn sách thứ 4 phản ánh những tiến bộ trong di truyền gây vô sinh nam (mất đoạn vi thể NST Y), chuẩn bị tinh trùng lọc rửa hoặc đông lạnh tinh trùng cho ICSI từ mẫu xuất tinh, tinh hoàn và mào tinh; cũng như đưa ra tỉ lệ mắc ung thư tinh hoàn ngày càng tăng và số lượng tinh trùng giảm đi. Đến phiên bản thứ 5, lần đầu tiên cung cấp phạm vi tham chiếu dựa trên dữ liệu in vivo thu được từ các nghiên cứu về đàn ông có khả năng sinh sản cao, đã cố gắng thụ thai trong vòng 12 tháng. Năm 2021, WHO đã cập nhật phiên bản thứ 6 mới nhất, ngưỡng tham chiếu để đánh giá tinh trùng bình thường đã giảm đi rất nhiều, cụ thể là mật độ tinh trùng (≥16 triệu/ml) và hình dạng bình thường (≥4%). Dữ liệu ngày càng tăng về mối tương quan giữa khả năng sinh sản ở nam giới và sức khỏe tổng thể. Một nghiên cứu ở Đan Mạch phân tích 4712 nam giới cho thấy việc đánh giá tinh dịch được xem là một dấu hiệu sinh học về tỉ lệ mắc bệnh và tử vong lâu dài, đặc biệt đối với bệnh tim mạch và đái tháo đường. Các báo cáo về tỉ lệ nhập viện cao do một số bệnh ở nam giới như tổng số tinh trùng và độ di động thấp so với người có kết quả tinh dịch đồ bình thường. Trong số những người nhập viện vì lo ngại về sức khỏe nói chung, trung bình, những người đàn ông có mật độ tinh trùng 195-200 triệu/ml lần đầu nhập viện muộn hơn sau 7 năm so với người có số lượng tinh trùng <1 triệu/ml. Từ sự gia tăng bệnh tinh hoàn ẩn và ung thư tinh hoàn cùng với sự suy giảm khả năng sinh sản của nam giới theo thời gian là do tiếp xúc với các chất gây rối loạn nội tiết giống estrogen và xảy ra phổ biến với cả 2 bệnh lý này.
Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc và các yếu tố lối sống khác
Nguyên nhân của sự suy giảm chất lượng tinh trùng vẫn chưa được hiểu rõ. Nhiều nguyên nhân được cho là ảnh hưởng sức khỏe chung và thông số tinh trùng, bao gồm dinh dưỡng, béo phì, hút thuốc, rượu bia, thuốc hướng thần, ô nhiễm và môi trường hóa chất độc hại.
Hút thuốc
Khoảng 40% các nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về sự suy giảm vừa phải ở một hoặc nhiều thông số tinh dịch (số lượng, di động, hình dạng) khi số lượng thuốc lá hút mỗi ngày tăng lên. Các báo cáo gần đây cũng quan sát thấy rằng nam giới hút thuốc làm giảm 44% tỉ lệ mang thai sau khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. 70% kết quả nghiên cứu công bố mức độ tổn hại liên quan đến hút thuốc đối với bộ gene và biểu sinh, làm tăng tỉ lệ sai lệch nhiễm sắc thể (NST). Sự tổn thương DNA trong dòng mầm của nam giới liên quan đến tổn thương tính toàn vẹn di truyền, giảm tỉ lệ thụ tinh, phát triển phôi kém và tăng nguy cơ sẩy thai. Hơn nữa, nghiên cứu của Linschooten và cộng sự (2013) đã đưa ra bằng chứng rằng người cha hút thuốc trong thời gian trước 6 tháng thụ thai có nguy cơ truyền lại các đột biến vệ tinh nhỏ (tandem repeat minisatellite mutations) cho con cái cao gấp 4 lần. Ngoài ra, một trong những cơ chế chính liên quan giữa hút thuốc và suy giảm tinh dịch có liên quan đến tăng ROS vì thuốc lá là nguồn cung cấp chất oxy hóa và chất tạo gốc tự do nên sẽ làm giảm chất thải oxy hóa khử trong máu ngoại vi.
Hầu hết các sản phẩm thuốc lá đều chứa 4000 hóa chất và thành phần khác nhau, bao gồm nicotin và kim loại nặng. Trong đó, Cadmium và chì có liên quan đặc biệt đến chất lượng tinh trùng bị suy giảm và nồng độ của chúng tăng đáng kể ở nhóm nam giới vô sinh. Sự hiện diện của Cadmium còn là chất ức chế của enzyme 8-oxoguanine DNA glycosylase 1 (OGG1) – tham gia quá trình sửa chữa DNA trong tinh trùng người. Tuy nhiên, >1/3 nam giới trưởng thành trên toàn thế giới vẫn tiếp tục sử dụng thuốc lá dù đã có đủ bằng chứng khoa học cho thấy tác hại của thuốc lá lên khả năng sinh sản.
Rượu bia
Tinh trùng dị dạng (teratozoospermia) được quan sát thấy ở 63% nam giới uống rượu bia vừa và 72% ở nam giới nghiện rượu nặng, không ai uống nhiều rượu bia có thông số tinh trùng bình thường. Trên thực tế, 64% trong số đó là thiểu tinh, có số lượng tinh trùng thấp hơn bình thường. Vì vậy, nhiều giả thuyết cho rằng tình trạng suy tinh hoàn gia tăng có liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ rượu hàng ngày. Rượu bia làm tổn thương tuyến yên, gây ra sự thay đổi hai loại hormone cơ bản cho chức năng sinh sản, LH và FSH. Trong tinh hoàn, rượu làm suy giảm chức năng của tế bào Leydig – loại tế bào tạo ra hormone testosterone. Bên cạnh đó, nó còn gây rối loạn chức năng của tế bào Sertoli – loại tế bào đóng vai trò thiết yếu trong sự trưởng thành của tinh trùng. Rõ ràng nhất là nam giới sử dụng nhiều rượu bia bị giảm thể tích tinh dịch và số lượng tinh trùng, đồng thời giảm nồng độ testosterone, LH, FSH và prolactin.
Thuốc hướng thần
Việc sử dụng cần sa (marijuana) có thể gây tổn hại cho tinh trùng về mặt hình thái cũng như giảm số lượng tinh trùng, độ di động và tỉ lệ sống. Trong xã hội hiện nay, việc sử dụng trái phép chất ma túy khá phổ biến đặc biệt ở các nước phương Tây. Những loại thuốc này, bao gồm cocaine, methamphetamine hoặc cần sa, đều gây tác động bất lợi đến khả năng sinh sản của nam giới thông qua suy giảm trục vùng hạ đồi tuyến yên sinh dục (hypothalamic-pituitary-gonadal – HPG) và tổn thương tinh hoàn, dẫn đến thay đổi chức năng và sản xuất tinh trùng.
Căng thẳng và thiếu ngủ
Trong một nghiên cứu của Yuan và cộng sự (2015) ở 9357 đàn ông khỏe mạnh cho thấy mật độ tinh trùng giảm đáng kể khi stress liên tục trong 5 năm. Trên thực tế có mối tương quan giữa căng thẳng công việc cường độ cao với sự giảm mật độ - số lượng tinh trùng. Báo cáo thống kê của Zoe và cộng sự (2019) cũng đã tìm ra được nam giới bị căng thẳng tinh thần nghiêm trọng có lượng testosterone sản xuất giảm đáng kể trong khi FSH và LH tăng so với người có mức độ căng thẳng bình thường; đồng thời, số lượng tinh trùng, di động và hình dạng cũng giảm đi nhiều. Căng thẳng cấp tính (acute stress) có lẽ là dạng căng thẳng tâm lý thường gặp nhất phát sinh do nhu cầu, căng thẳng và áp lực. Một chuỗi các vấn đề gây ra stress lặp đi lặp lại liên tục dễ dẫn đến căng thẳng mãn tính và có tương quan với kết quả thai kỳ thấp sau các chu kỳ điều trị hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology - ART). Mức độ tăng lên của các hormone gây căng thẳng như cortisol tác động tiêu cực đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Hơn nữa, stress còn tạo ROS, tác động đến chức năng tinh trùng, gây ra hiện tượng apoptosis trong tế bào mầm.
Ngoài ra, sự xáo trộn trong thói quen ngủ cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản của nam giới. Khi phân tích mối tương quan giữa sự thay đổi giấc ngủ và chất lượng tinh trùng ở 400 đàn ông Ý thực hiện ART phát hiện có 46,3% người có những thay đổi về giấc ngủ. Thể tích tinh dịch giảm ở nam giới bình thường hoặc bị béo phì khó bắt đầu giấc ngủ và độ di động tinh trùng giảm dần ở những nam giới thức dậy vào sáng sớm. Các nghiên cứu khác đã báo cáo rằng thời gian ngủ hạn chế được xem là nguyên nhân làm giảm mức testosterone và khả năng sinh sản. Chất lượng và thời gian ngủ kém góp phần gây ra hình thái tinh trùng bất thường và mật độ tinh trùng thấp. Đặc biệt, việc tiếp xúc với ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử vào ban đêm đã được chứng minh có tác động đến cả chất lượng giấc ngủ và chất lượng tinh trùng.
Cuối cùng, để giảm mức độ stress hoặc rối loạn giấc ngủ nên thực hiện các hoạt động thể chất và có lối sống lành mạnh, tránh hút thuốc và sử dụng rượu; đồng thời, chất chống oxy hóa như thực phẩm bổ sung có thể có lợi để khắc phục tình trạng suy giảm chất lượng tinh trùng do stress gây ra.
Yếu tố môi trường và chất lượng tinh trùng
Trong những năm gần đây, một số hợp chất hóa học đã được nghiên cứu rộng rãi để thiết lập mối liên hệ với các thông số tinh trùng. Một số hợp chất được khám phá nhiều nhất bao gồm hóa chất gây rối loạn nội tiết (endocrine-disrupting chemicals – EDCs) – thuốc trừ sâu; các chất hóa dẻo như Bisphenol A (BPA) và Phthalates.
-Hóa chất gây rối loạn nội tiết (EDCs)
Tác động tiềm ẩn mà EDC có thể có trong kiểm soát cân bằng nội môi bình thường và đối với hệ thống sinh sản, được tìm thấy trong thực phẩm, môi trường và các sản phẩm tiêu dùng hằng ngày. EDC là những hợp chất có thể can thiệp vào bất kỳ hoạt động bình thường nào của hệ thống nội tiết như tổng hợp hormone, bài tiết, vận chuyển, liên kết, hoạt động và chuyển hóa. Một số EDC có cấu trúc như hormone steroid (androgen, estrogen) nên dễ dàng mô phỏng tác dụng của chúng thông qua liên kết vận hoặc đối kháng với thụ thể của chúng dẫn đến rối loạn chức năng sinh sản. Ví dụ, EDC có thể ức chế các enzyme (5α-reductase và aromatase), cần thiết cho việc chuyển đổi androgen thành testosterone và estrogen, làm gián đoạn quá trình hình thành và chuyển hóa steroid; từ đó, gián đoạn quá trình sản xuất và bài tiết testosterone cũng như quá trình sinh tinh. Một số loại thuốc trừ sâu cụ thể gọi là organochlorine (OC) được dùng rộng rãi trên toàn thế giới và phổ biến trong nông nghiệp – công nghiệp hóa chất dù đã bị cấm ở một số quốc gia. OC hòa tan trong chất béo, tích tụ trong mô mỡ, hoạt tính estrogen, độc tính cao, thoái hóa chậm và tích lũy sinh học. Hơn nữa, một loại thuốc trừ sâu khác bị cấm ở Hoa Kỳ nhưng được xuất khẩu sang các nước kém phát triển hơn, dibromochloropropane (DBCP), làm giảm nồng độ FSH do phản hồi tiêu cực lên trục hạ đồi tuyến yên rồi gây giảm sinh tinh. Một nghiên cứu trên 26.400 nam giới tiếp xúc với DBCP trong thời gian trung bình 3 năm ở 12 quốc gia cho thấy 64,3% trong số họ có biểu hiện vô tinh (Azoospermia) hoặc ẩn tinh (Cryptozoospermia). Ngoài ra, khi thí nghiệm trên mô hình chuột đang mang thai, Sadler-Riggleman cũng đã phát hiện việc tiếp xúc thoáng qua với các loại thuốc trừ sâu như dichlorodiphenyltrichloroethane (DDT) hoặc vinclozolin dẫn đến những thay đổi chuyển hệ trong quá trình methyl hóa DNA của tế bào Sertoli, RNA không mã hóa và biểu hiện gene liên quan đến các bất thường ở tinh hoàn.
Hormones đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và biệt hóa tế bào. Các chất gây rối loạn nội tiết đều ảnh hưởng đến trục hạ đồi – tuyến yên và chức năng tinh trùng, làm thay đổi thông số tinh trùng, ảnh hưởng GnRH, FSH, LH và prolactin. Những tình trạng này bao gồm hội chứng Kallmann (thiếu hụt GnRH đơn độc), tăng prolactin máu và suy tuyến yên. Cụ thể hơn là sự tăng prolactin máu có thể do các bệnh ảnh hưởng đến trục hạ đồi – tuyến yên – sinh dục (hypothalamic–pituitary–gonadal axis – HPG) hoặc thứ phát do các bất thường ở các cơ quan khác như gan, thận và tuyến giáp; gây suy sinh dục, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục, chứng vú to ở nam giới vô sinh. Chẳng những vậy, sự gián đoạn của HPG làm giảm đáng kể việc sản xuất testosterone. Thật vậy, nhiều tài liệu cho thấy mức testosterone cao rất quan trọng cho sự phát triển tinh hoàn ở nam giới trước tuổi dậy thì và duy trì nam tính ở tuổi trưởng thành. So với huyết thanh, nồng độ testosterone trong tinh hoàn cao hơn khoảng 100 lần, cho thấy vai trò thiết yếu của hàng rào máu – tinh hoàn, các mối nối tế bào cụ thể, độ bám dính giữa tế bào Sertoli và tế bào mầm.
-Chất hóa dẻo (Plasticisers)
Một số chất gọi là chất hóa dẻo được thêm vào nhựa để tăng tính linh hoạt, độ trong suốt và độ bền của chúng hoặc chỉ để cải thiện khả năng hoạt động của chúng. Trong đó, BPA (bisphenol A) được sử dụng trong bao bì thực phẩm bằng nhựa polycarbonate và lớp lót hộp, dễ dàng bị rò rỉ ra khỏi hộp đựng thực phẩm. BPA được xem là xenoestrogene cũng là chất gây béo phì do các đặc tính gây rối loạn nội tiết và trao đổi chất khác nhau. Năm 2011, Liên minh Châu Âu đã cấm đưa BPA vào bình sữa trẻ em như một biện pháp phòng ngừa vì nguy cơ tăng độ nhạy cảm giả định của tuyến sinh dục trẻ sơ sinh. Việc tiếp xúc với BPA có tương quan với sự giảm nồng độ tinh trùng, tăng tỉ lệ tinh trùng chưa trưởng thành, giảm nồng độ testosterone. Nồng độ BPA trong nước tiểu tăng cũng cho thấy biểu hiện giảm thông số tinh trùng và tăng tổn thương DNA tinh trùng.
Ngoài ra, Phthalates cũng là mối quan tâm đặc biệt vì chúng liên tục được thải ra môi trường, không liên kết hóa học với nhựa. Chúng được tìm thấy trong các vật liệu như mỹ phẩm, sơn, chất bôi trơn. Việc tiếp xúc với những hóa chất đó xảy ra qua đường tiêu hóa hoặc hít phải, hoặc hấp thụ qua da. Một số báo cáo cho thấy sự tiếp xúc này có liên quan đến suy giảm số lượng và độ di động của tinh trùng cũng như tăng tỉ lệ hình thái bất thường và tổn thương DNA. Do đó, Phthalates hiện diện trong các chất chuyển hóa trong nước tiểu, với mức độ cao hơn đáng kể ở nam giới vô sinh và tương quan đến sự giảm testosterone và yếu tố tương tự Insulin 3 – marker chức năng của tế bào Leydig.
Trong cả 2 trường hợp, bất kỳ sự thay đổi nào về tỉ lệ testosterone/estrogen sẽ gây ra sự bài tiết quá mức testosterone và chức năng tế bào Sertoli thông qua phản hồi tiêu cực của oestradiol đối với sự bài tiết LH và FSH của tuyến yên; do đó, dẫn đến giảm sinh tinh.
Ô nhiễm không khí
Nhiều công bố đã cung cấp đầy đủ bằng chứng về tác động bất lợi của ô nhiễm không khí đối với các thông số tinh trùng, cũng như dung môi hữu cơ dễ bay hơi, silicone, bụi hóa học và thuốc trừ sâu đối với khả năng sinh sản của nam giới và các biến chứng sau đó. Các nghiên cứu thực nghiệm đã xác định sự hiện diện của một số chất gây ô nhiễm hóa học trong nước tiểu hoặc máu, có tác động bất lợi đến các thông số tinh dịch. Ô nhiễm không khí gồm sự gia tăng NO2, SO2, CO, CO2, ozone và chì. Chất dạng hạt (particulate matter – PM) trong phạm vi có thể hô hấp (PM 2,5µm; 5,0µm và 10µm) đặc biệt có hại vì đưa vào máu nhiều nguyên tố vi lượng và hydrocarbon thơm đa vòng, một nhóm hợp chất gây rối loạn nội tiết. Thậm chí ô nhiễm không khí còn được phát hiện là có liên quan đến sự gia tăng phân mảnh DNA trong tinh trùng người. Kết quả này cũng đã xác nhận bằng chứng trước đây về những bất thường trong hình dạng tinh trùng ở nam giới cư trú ở vùng ngoại ô có mức độ ô nhiễm không khí cao ở Cộng hòa Séc.
Chế độ ăn uống, lối sống thụ động, tăng thân nhiệt (hyperthermia)
Chế độ ăn kiêng kiểu Địa Trung hải (Mediterranean diet) gồm nhiều trái cây, đậu, rau, ngũ cốc, cá và sử dụng dầu ô liu nguyên chất, kết hợp với hoạt động thể chất hợp lý, có mối tương quan đến chất lượng tinh dịch tốt. Lợi ích của chế độ này là giảm nguy cơ rối loạn tim mạch do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của nó. Đối với tinh trùng sẽ giúp làm tăng số lượng, tổng độ di động và cải thiện hình dạng tinh trùng tốt hơn. Trái lại, lối sống thụ động (sedentary lifestyle) là ngồi hơn 4h mỗi ngày có liên quan đáng kể đến tỉ lệ tinh trùng bất động cao hơn. Thêm vào đó, nam giới thường xuyên tiêu thụ quá nhiều thịt chế biến sẵn, các sản phẩm từ sữa béo và đồ uống ngọt có thể dẫn đến chất lượng tinh trùng kém. Các vấn đề sức khỏe quan trọng liên quan bao gồm ung thư tinh hoàn, khối u ác tính tiết niệu, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa và bệnh tim mạch. Ngoài ra, những nhóm tiếp xúc với căng thẳng nhiệt sinh dục cho thấy sự sản xuất anion superoxide tăng lên rõ rệt trong ty thể. Điều này có thể kết luận rằng việc tinh hoàn tiếp xúc với tình trạng tăng thân nhiệt trong các tình huống cụ thể cũng đủ để gây ra sự suy giảm các thông số tinh trùng do tác hại gây ra bởi stress oxy hóa (reactive oxidative species – ROS) trong tinh trùng xuất tinh, ảnh hưởng tính lưu động của màng huyết tương, cân bằng nội môi của ty thể và tinh trùng cũng như tính toàn vẹn DNA.
-Béo phì
Thừa cân và béo phì là một trong những yếu tố tương quan với sự giảm số lượng, mật độ tinh trùng. Cơ chế chủ yếu bao gồm suy sinh dục do aromat hóa testosterone thành estrogen, suy giảm chức năng tế bào Sertoli do giảm tỉ lệ Inhibin B/FSH, nhiệt độ bìu tăng do béo bụng dưới và tích tụ độc tố trong mô mỡ. Sự dư thừa của tế bào mỡ và mô mỡ trắng kéo dài quá trình chuyển đổi cholesterol thành testosterone, tác động đến HPG và giảm giải phóng GnRH cùng với tác động tiêu cực đến việc sản xuất tinh trùng. Chẳng những vậy, béo phì còn dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh nội tiết do giải phóng leptin tác động đến tế bào thần kinh Kisspeptin, tương tác trực tiếp với thụ thể LH và GnRH. Điều đáng báo động là các nghiên cứu đã phát hiện rằng béo phì ở người cha có liên quan đến thai nhi lớn hơn so với tuổi thai, sự tăng lượng mỡ trong cơ thể ở trẻ trước tuổi dậy thì và ảnh hưởng chức năng methyl hóa của các locus cụ thể trong gene in dấu ở trẻ. Một nghiên cứu của Lin và các đồng nghiệp thực hiện ở Trung Quốc trên khoảng 30.000 nam giới đã cho thấy tỉ lệ rối loạn tăng huyết áp tăng lên khi mang thai/sinh mổ và tăng cân khi mang thai cũng như béo phì ở những thanh thiếu niên được sinh ra từ tinh trùng người cha béo phì tại thời điểm mang thai. Thậm chí một báo cáo khác còn tiết lộ sự thay đổi trong chức năng methyl hóa, cụ thể là giảm methyl hóa các gene MEST, PEG3 và NNAT ở những trẻ được thụ thai từ những người đàn ông này.
-Viêm nhiễm
Các tế bào mỡ màu trắng tạo một số phân tử như interleukin (IL-1, IL-6 và IL-18) hoặc yếu tố hoại tử khối u (tumor necrosis factor-α (TNF-α)), là các cytokine tiền viêm, chất trung gian của quá trình viêm và thu hút các đại thực bào. Trong mô hình động vật, cytokine tiền viêm khiến các mô thay đổi cân bằng nội môi glucose và kháng insulin thường liên quan đến béo phì. Ngoài các tế bào mỡ, các cytokine tiền viêm này như TNF-α và IL-6, cũng tăng lên trong huyết thanh, mô tinh hoàn và huyết tương tinh dịch của chuột. Các bệnh viêm nhiễm toàn thân như viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm sản xuất testosterone. Cytokine TNF-α tiền viêm ức chế trực tiếp chức năng LH dẫn đến nồng độ testosterone thấp, giảm sản xuất Androgen ở các mức độ khác nhau của tế bào Leydig, gây suy yếu biểu mô tinh hoàn. Hơn nữa, các tế bào Sertoli phản ứng với nhiều cytokine tiền viêm (IL-1, TNF-α và interferon), ảnh hưởng đến sự biểu hiện và lắp ráp các protein nối, zonulin/zonula constludens-1 (ZO-1), occludin, claudins và protein khung xương tế bào actin-myosin; từ đó, làm mở các mối nối tế bào lân cận, gây suy yếu biểu mô tinh và không thể sản xuất tinh trùng. Biểu mô tinh hoàn vận chuyển protein và lipid qua mào tinh đến màng tinh trùng, cần thiết cho sự trưởng thành của tinh trùng. Do đó, tình trạng viêm làm tổn hại chức năng của biểu mô tinh, thay đổi môi trường và hàm lượng mào tinh, tăng dòng bạch cầu trung tính và đại thực bào đến lòng mào tinh, dẫn đến biểu hiện cytokine cao hơn và tăng quá trình apoptosis của biểu mô, gây cản trở sự trưởng thành của tinh trùng và khả năng thụ tinh.
-Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa (Metabolic syndrome) được chẩn đoán khi có 3 trong các đặc điểm như là tăng chu vi vòng eo, huyết áp động mạch hoặc đường huyết lúc đói, tăng huyết áp, chất béo trung bình cao và giảm cholesterol lipoprotein mật độ cao. Đàn ông có số lượng yếu tố hội chứng chuyển hóa cao hơn có nguy cơ sản xuất tinh trùng có hình dạng bất thường cao và tỉ lệ di động giảm. Bên cạnh đó, protein biểu hiện trong tinh dịch của họ ít phong phú hơn. Chức năng sinh học của các protein này gồm tổ chức Actin, sắp xếp tiên mao (flagella), túi vận chuyển, thoái hóa protein và kháng stress, tham gia vào quá trình sinh học acrosome, tái định hình hạt nhân và hình thành tiên mao trong quá trình sinh tinh; từ đó trực tiếp tác động xấu đến chức năng của tinh trùng.
Ảnh hưởng của tần số bức xạ vô tuyến đến các thông số tinh trùng
Việc sử dụng và ứng dụng điện thoại di động đã tăng mạnh trong 20 năm qua, chúng đều góp phần gây ô nhiễm môi trường do bức xạ điện từ tần số vô tuyến (radiofrequency electromagnetic radiation – RF-EMR). Mức độ RF-EMR đã tăng lên ở các khu vực công cộng, trường học và tại nhà, làm tăng mối lo ngại trong cộng đồng khoa học về những bất lợi xảy ra với sức khỏe con người, đặc biệt là hệ thống sinh sản nam giới. Tinh hoàn là cơ quan rất nhạy cảm và việc tiếp xúc với các loại bức xạ này làm suy yếu cả tế bào tiền thân của tinh trùng và tinh trùng trưởng thành. Tác hại tiềm ẩn của căng thẳng nhiệt cũng đã được báo cáo trên các tế bào mầm do tạo ra stress oxy hóa – apoptosis - thực bào, hoạt động phân bào cao, trên các tế bào sinh tinh và tinh trùng tròn sớm, dễ bị thay đổi nhiệt độ. Bằng chứng rõ ràng được thấy ở mô hình động vật với sự ảnh hưởng trực tiếp đến biểu mô ống sinh tinh, thay đổi mô học và gây ra các bất thường về tinh dịch với số lượng và hình dạng tinh trùng giảm. Mặc dù vậy, các tài liệu công bố vẫn chưa rõ ràng về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động lên các thông số tinh trùng và cần nghiên cứu bổ sung để làm rõ khía cạnh này.
Stress oxy hóa và chất lượng tinh trùng
Các nghiên cứu gần đây dường như chỉ ra rằng tác hại chính đối với tinh hoàn có thể liên quan sự tăng sản xuất ROS, dẫn đến những thay đổi về cấu trúc protein và gây tổn thương DNA. ROS tăng là trạng thái cân bằng tự nhiên giữa chất oxy hóa và chất chống oxy hóa bị xáo trộn nên các gốc tự do được tạo ra có chứa số lượng electron không đồng đều, phản ứng với các phân tử khác gây ra một loạt các phản ứng hóa học gây độc cho tế bào, mô và cơ quan cũng như giao tử và phôi. Sự tăng sản xuất ROS trong tinh dịch làm giảm các enzyme chống oxy hóa, bất thường về NST, hình thành vi nhân và thay đổi tiềm năng màng tinh trùng, tăng apoptosis và phân mảnh DNA. ROS làm cho huyết tương tinh trùng dễ bị peroxide hóa lipid do hàm lượng acid béo không bão hòa cao và tạo ra các sản phẩm độc hại như 4-hydroxynonenal (4-HNE), malodiadehyd (MDA) và acrolein. Các sản phẩm phụ của chúng phá vỡ protein huyết tương và ty thể của tinh trùng nên làm giảm độ di động của tinh trùng.
Kết luận
Tóm lại, câu hỏi về khả năng sinh sản của nam giới giảm vẫn còn là một cuộc tranh luận mở và chưa có kết luận. Theo WHO, kết quả của tất cả các xét nghiệm được thực hiện trên cả 2 đối tác nên được xem xét trong việc điều trị toàn diện cho cặp đôi. Tuy nhiên, tính toàn vẹn trong bộ gene tinh trùng được chỉ ra là dấu ấn sinh học đáng tin cậy nhất về nguyên nhân gây vô sinh nam. Tổng quan này đã đưa ra một số đặc điểm có thể liên quan đến sự suy giảm các thông số tinh trùng như chế độ ăn uống, béo phì, viêm nhiễm và tiếp xúc với chất độc môi trường. Rất nhiều lý do dẫn đến suy giảm chất lượng tinh trùng; nhưng nhiều nghiên cứu được tiến hành trên mô hình động vật do những hạn chế về mặt đạo đức khi thực hiện trên người. Vì vậy, các nghiên cứu sâu hơn trên người là rất cấp thiết để trả lời chắc chắn cho chủ đề này.
Nguồn: Sciorio R, tramontano L, Adel M và Felming S. Decrease in sperm parameters in the 21st century: Obesity, lifestyle, or environmental factors? An updated narrative Review. 2024 Feb 11.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hiệu quả của việc giảm cân trước khi thụ tinh trong ống nghiệm ở phụ nữ béo phì hoặc thừa cân và vô sinh: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 27-05-2024
Béo phì có cân nặng bình thường có liên quan đến AFC thấp hơn và kết quả IVF bất lợi - Ngày đăng: 27-05-2024
Khảo sát sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống ở thanh thiếu niên ra đời bằng phương pháp ICSI - Ngày đăng: 27-05-2024
Khảo sát sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống ở thanh thiếu niên ra đời bằng phương pháp ICSI - Ngày đăng: 27-05-2024
Tổng quan hệ thống về biểu hiện mRNA trong tế bào noãn người: tìm hiểu các cơ chế phân tử quyết định cho chất lượng noãn - Ngày đăng: 24-05-2024
Tổn thương phôi do nứt gãy cơ học khi dụng cụ đông lạnh bị uốn cong trong quá trình thủy tinh hóa - Ngày đăng: 24-05-2024
Phospholipase C Zeta rất quan trọng cho sự phân chia phôi sớm và có thai ở người và chuột - Ngày đăng: 21-05-2024
Mối liên hệ giữa việc biểu hiện gen RBX1 và BAMBI với sự trưởng thành của noãn ở bệnh nhân PCOS - Ngày đăng: 21-05-2024
Mối tương quan giữa giảm dự trữ buồng trứng và chất lượng noãn kém - Ngày đăng: 19-05-2024
Giang mai trong thai kỳ - Ngày đăng: 19-05-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK