Tin tức
on Monday 27-05-2024 10:01am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trần Nhật Ánh Dương – Bệnh viện Mỹ Đức
Giới thiệu
Ngày nay, khoảng 70% các chu kỳ điều trị vô sinh hiếm muộn được thực hiện bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Hơn 330.000 ca sinh nở là kết quả của việc điều trị ART vào năm 2017 tại các quốc gia thuộc Cơ quan đăng ký thế giới ART và 310.000 ca khác ở Trung Quốc. Ở Đức, số ca sinh hàng năm sau ICSI đã ổn định trong 5 năm qua (khoảng 12.500 ca sinh mỗi năm, tương ứng với 1,9% tổng số trẻ sinh ra).
Tương tự như IVF cổ điển, việc ứng dụng ICSI vào thực hành lâm sàng đã đặt ra vô vàn câu hỏi về sự an toàn của trẻ được ra đời bằng phương pháp này. Hiện tại đã có nhiều bằng chứng xác đáng về sức khỏe chu sinh của trẻ ra đời bằng kỹ thuật ICSI, nhưng các nghiên cứu về sức khỏe ở tuổi vị thành niên vẫn còn khá khan hiếm và chỉ chủ yếu đề cập đến sức khỏe thể chất. Sức khỏe tâm lý xã hội, bao gồm các khía cạnh tinh thần, cảm xúc, xã hội và tinh thần cũng không kém phần quan trọng để có một cuộc sống trọn vẹn. Với số lượng trẻ em ra đời từ ICSI đến tuổi thiếu niên ngày càng tăng, việc triển khai các nghiên cứu này là điều cần thiết. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tiến hành đánh giá và so sánh sức khoẻ tâm thần xã hội (Psychosocial health - PH) và chất lượng cuộc sống (quality of life - QoL) giữa thanh thiếu niên ra đời bằng phương pháp ICSI so với những thanh thiếu niên được thụ thai tự nhiên.
Thiết kế nghiên cứu
Tham gia nghiên cứu bao gồm 545 thanh thiếu niên được thụ thai bằng phương pháp ICSI và 427 thanh thiếu niên được thụ thai tự nhiên ở nhóm đối chứng có độ tuổi 14–18. Người tham gia nghiên cứu sẽ được đánh giá dựa trên thang điểm PH thông qua việc thực hiện khảo sát bằng “bảng câu hỏi về điểm mạnh và khó khăn (Strengths and Difficulties Questionnaire - SDQ)” và thang điểm QoL thông qua bảng câu hỏi “Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (Health-Related Quality of Life – KINDL)”. Đối với bảng câu hỏi SDQ điểm càng cao cho thấy mức độ khó khăn về hành vi, xã hội hoặc dễ bị tác động bởi những khó khăn trong cuộc sống. Ngược lại, đối với bảng câu hỏi KINDL thì giá trị càng cao chứng tỏ chất lượng cuộc sống càng tốt. Ngoài ra, các thông số dữ liệu về tuổi, giới tính, sinh đôi hoặc sinh ba, loại trường học, hành vi lối sống (tập thể dục, hút thuốc, uống rượu) và sức khỏe (BMI, sự tồn tại của bất kỳ vấn đề thể chất hoặc bệnh tâm thần), tình trạng kinh tế xã hội và các yếu tố của cha mẹ (độ tuổi khi sinh, trình độ học vấn, độc thân hoặc có gia đình, thu nhập,…) cũng được ghi nhận.
Kết quả
Thang điểm PH ở nhóm ICSI thấp hơn so với nhóm đối chứng (8,6 so với 9,2), nhưng không có khác biệt đáng kể, nghĩa là mức độ khó khăn về hành vi thấp hơn. Điểm QoL ở nhóm ICSI cao hơn không đáng kể so với nhóm đối chứng (75,7 so với 74,3). Nhìn chung, khi so sánh giữa nhóm ICSI và nhóm đối chứng, sự khác biệt về tổng điểm trung bình và điểm phụ không đáng kể, nhưng cho thấy có xu hướng cao hơn ở nhóm ICSI.
Ngoài ra, nghiên cứu còn ghi nhận có sự khác biệt đáng kể về “tác động của các vấn đề hành vi (impact of behavioural problems)”. Đối với thông số “tổng điểm KINDL” và các khía cạnh “sức khỏe thể chất (physical wellbeing)” và “trường học” đều có sự khác biệt nhưng vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với giá trị quan trọng tối thiểu (Minimal important difference-MID). Khoảng 80% thanh thiếu niên ra đời bằng ICSI đã được cho biết về phương thức thụ thai của họ. PH và QoL cao hơn một chút ở thanh thiếu niên được cho biết, những khó khăn về hành vi thấp hơn, “behavioural strengths” và " physical QoL" có xu hướng cao hơn, nhưng sự khác biệt vẫn ở dưới mức MID.
Kết luận
Nhìn chung, không có dấu hiệu nào cho thấy thanh thiếu niên được thụ thai bằng ICSI có nguy cơ bị giảm sức khoẻ tâm thần xã hội hoặc chất lượng cuộc sống. Thanh thiếu niên ra đời bằng ICSI được thông báo về phương thức thụ thai có điểm PH trung bình cao hơn đáng kể so với những thanh thiếu niên không được biết, nhưng sự khác biệt nằm dưới mức giới hạn MID. Với số lượng trẻ em ra đời bằng kỹ thuật ICSI đến tuổi vị thành niên ngày càng tăng, những phát hiện này có thể giúp các bậc cha mẹ từng thực hiện ICSI và con cái của họ yên tâm phần nào về tính an toàn của phương pháp này.
Nguồn: Eisemann, N., Schnoor, M., Rakusa, E., Braren-von Stülpnagel, C. C., Katalinic, A., Ludwig, M., ... & Elsner, S. A. (2023). Psychosocial health and quality of life in ICSI and naturally conceived adolescents: a cross-sectional comparison. Quality of Life Research, 1-12.
Giới thiệu
Ngày nay, khoảng 70% các chu kỳ điều trị vô sinh hiếm muộn được thực hiện bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Hơn 330.000 ca sinh nở là kết quả của việc điều trị ART vào năm 2017 tại các quốc gia thuộc Cơ quan đăng ký thế giới ART và 310.000 ca khác ở Trung Quốc. Ở Đức, số ca sinh hàng năm sau ICSI đã ổn định trong 5 năm qua (khoảng 12.500 ca sinh mỗi năm, tương ứng với 1,9% tổng số trẻ sinh ra).
Tương tự như IVF cổ điển, việc ứng dụng ICSI vào thực hành lâm sàng đã đặt ra vô vàn câu hỏi về sự an toàn của trẻ được ra đời bằng phương pháp này. Hiện tại đã có nhiều bằng chứng xác đáng về sức khỏe chu sinh của trẻ ra đời bằng kỹ thuật ICSI, nhưng các nghiên cứu về sức khỏe ở tuổi vị thành niên vẫn còn khá khan hiếm và chỉ chủ yếu đề cập đến sức khỏe thể chất. Sức khỏe tâm lý xã hội, bao gồm các khía cạnh tinh thần, cảm xúc, xã hội và tinh thần cũng không kém phần quan trọng để có một cuộc sống trọn vẹn. Với số lượng trẻ em ra đời từ ICSI đến tuổi thiếu niên ngày càng tăng, việc triển khai các nghiên cứu này là điều cần thiết. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tiến hành đánh giá và so sánh sức khoẻ tâm thần xã hội (Psychosocial health - PH) và chất lượng cuộc sống (quality of life - QoL) giữa thanh thiếu niên ra đời bằng phương pháp ICSI so với những thanh thiếu niên được thụ thai tự nhiên.
Thiết kế nghiên cứu
Tham gia nghiên cứu bao gồm 545 thanh thiếu niên được thụ thai bằng phương pháp ICSI và 427 thanh thiếu niên được thụ thai tự nhiên ở nhóm đối chứng có độ tuổi 14–18. Người tham gia nghiên cứu sẽ được đánh giá dựa trên thang điểm PH thông qua việc thực hiện khảo sát bằng “bảng câu hỏi về điểm mạnh và khó khăn (Strengths and Difficulties Questionnaire - SDQ)” và thang điểm QoL thông qua bảng câu hỏi “Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (Health-Related Quality of Life – KINDL)”. Đối với bảng câu hỏi SDQ điểm càng cao cho thấy mức độ khó khăn về hành vi, xã hội hoặc dễ bị tác động bởi những khó khăn trong cuộc sống. Ngược lại, đối với bảng câu hỏi KINDL thì giá trị càng cao chứng tỏ chất lượng cuộc sống càng tốt. Ngoài ra, các thông số dữ liệu về tuổi, giới tính, sinh đôi hoặc sinh ba, loại trường học, hành vi lối sống (tập thể dục, hút thuốc, uống rượu) và sức khỏe (BMI, sự tồn tại của bất kỳ vấn đề thể chất hoặc bệnh tâm thần), tình trạng kinh tế xã hội và các yếu tố của cha mẹ (độ tuổi khi sinh, trình độ học vấn, độc thân hoặc có gia đình, thu nhập,…) cũng được ghi nhận.
Kết quả
Thang điểm PH ở nhóm ICSI thấp hơn so với nhóm đối chứng (8,6 so với 9,2), nhưng không có khác biệt đáng kể, nghĩa là mức độ khó khăn về hành vi thấp hơn. Điểm QoL ở nhóm ICSI cao hơn không đáng kể so với nhóm đối chứng (75,7 so với 74,3). Nhìn chung, khi so sánh giữa nhóm ICSI và nhóm đối chứng, sự khác biệt về tổng điểm trung bình và điểm phụ không đáng kể, nhưng cho thấy có xu hướng cao hơn ở nhóm ICSI.
Ngoài ra, nghiên cứu còn ghi nhận có sự khác biệt đáng kể về “tác động của các vấn đề hành vi (impact of behavioural problems)”. Đối với thông số “tổng điểm KINDL” và các khía cạnh “sức khỏe thể chất (physical wellbeing)” và “trường học” đều có sự khác biệt nhưng vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với giá trị quan trọng tối thiểu (Minimal important difference-MID). Khoảng 80% thanh thiếu niên ra đời bằng ICSI đã được cho biết về phương thức thụ thai của họ. PH và QoL cao hơn một chút ở thanh thiếu niên được cho biết, những khó khăn về hành vi thấp hơn, “behavioural strengths” và " physical QoL" có xu hướng cao hơn, nhưng sự khác biệt vẫn ở dưới mức MID.
Kết luận
Nhìn chung, không có dấu hiệu nào cho thấy thanh thiếu niên được thụ thai bằng ICSI có nguy cơ bị giảm sức khoẻ tâm thần xã hội hoặc chất lượng cuộc sống. Thanh thiếu niên ra đời bằng ICSI được thông báo về phương thức thụ thai có điểm PH trung bình cao hơn đáng kể so với những thanh thiếu niên không được biết, nhưng sự khác biệt nằm dưới mức giới hạn MID. Với số lượng trẻ em ra đời bằng kỹ thuật ICSI đến tuổi vị thành niên ngày càng tăng, những phát hiện này có thể giúp các bậc cha mẹ từng thực hiện ICSI và con cái của họ yên tâm phần nào về tính an toàn của phương pháp này.
Nguồn: Eisemann, N., Schnoor, M., Rakusa, E., Braren-von Stülpnagel, C. C., Katalinic, A., Ludwig, M., ... & Elsner, S. A. (2023). Psychosocial health and quality of life in ICSI and naturally conceived adolescents: a cross-sectional comparison. Quality of Life Research, 1-12.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Khảo sát sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống ở thanh thiếu niên ra đời bằng phương pháp ICSI - Ngày đăng: 27-05-2024
Tổng quan hệ thống về biểu hiện mRNA trong tế bào noãn người: tìm hiểu các cơ chế phân tử quyết định cho chất lượng noãn - Ngày đăng: 24-05-2024
Tổn thương phôi do nứt gãy cơ học khi dụng cụ đông lạnh bị uốn cong trong quá trình thủy tinh hóa - Ngày đăng: 24-05-2024
Phospholipase C Zeta rất quan trọng cho sự phân chia phôi sớm và có thai ở người và chuột - Ngày đăng: 21-05-2024
Mối liên hệ giữa việc biểu hiện gen RBX1 và BAMBI với sự trưởng thành của noãn ở bệnh nhân PCOS - Ngày đăng: 21-05-2024
Mối tương quan giữa giảm dự trữ buồng trứng và chất lượng noãn kém - Ngày đăng: 19-05-2024
Giang mai trong thai kỳ - Ngày đăng: 19-05-2024
Nồng độ progesterone huyết thanh trong pha nang noãn thấp hơn khi kích thích buồng trứng bằng HMG có độ tinh khiết cao (hp-hMG) so với FSH tái tổ hợp (rFSH) - Ngày đăng: 19-05-2024
Kết quả lâm sàng từ hệ thống nuôi cấy phôi liên tục, có kết hợp hoặc không kết hợp với thuật toán lựa chọn phôi so với hệ thống nuôi cấy phôi truyền thống: Nghiên cứu thiết kế đa trung tâm, mù đôi và RCT - Ngày đăng: 19-05-2024
Di truyền học của các khiếm khuyết trưởng thành noãn và sự ngừng phát triển phôi sớm - Ngày đăng: 19-05-2024
Ảnh hưởng của béo phì lên chu kỳ kinh nguyệt - Ngày đăng: 19-05-2024
Sự hiện diện của adenomyosis trên siêu âm tác động tiêu cực đến kết quả chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 19-05-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK