Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 11-06-2024 9:56am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
NHS. Lê Thị Kim Tho – IVFMD Vạn Hạnh
 
Công nghệ bảo quản lạnh phôi đã được áp dụng rộng rãi trong hỗ trợ sinh sản. Các nghiên cứu lâm sàng đã liên tục chứng minh rằng chuyển phôi đông lạnh (FET) mang lại ít rủi ro hơn và mang lại kết quả thai được cải thiện. Bảo quản lạnh phôi cung cấp một giải pháp thay thế khả thi cho những bệnh nhân được coi là không phù hợp để chuyển phôi tươi do các yếu tố như nguy cơ quá kích buồng trứng hoặc các bất thường ở nội mạc trong quá trình kích thích buồng trứng. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân đang trải qua hóa trị liệu cho các tình trạng như ung thư vú hoặc bệnh bạch cầu, v.v... bảo tồn khả năng sinh sản thông qua việc đông lạnh phôi, trứng và thậm chí cả mô buồng trứng đã trở thành một phương pháp không thể thiếu. Mặc dù công nghệ bảo quản lạnh phôi được sử dụng rộng rãi nhưng việc đảm bảo an toàn khi thực hiện kỹ thuật này vẫn là mối quan tâm lớn, điều quan trọng là phải nghiên cứu xem liệu việc tiếp xúc lâu dài với chất bảo vệ lạnh nồng độ cao có ảnh hưởng xấu đến phôi hay không?
 
1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu, những bệnh nhân thực hiện FET tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Tứ Xuyên Jinxin Xinan trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2021 được chia thành 3 nhóm dựa trên thời gian bảo quản lạnh phôi: Nhóm 1 (<1 năm), Nhóm 2 (1–6 năm) và Nhóm 3 (>6 năm).
 
Tiêu chí nhận: bệnh nhân có phôi đông lạnh và sẵn sàng FET. Các phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung bao gồm: sử dụng thuốc nội tiết ngoại sinh, chu kỳ tự nhiên, chu kỳ có kích thích buồng trứng.
 
Tiêu chuẩn loại trừ: tuổi lấy trứng >40 tuổi, xin trứng, bất thường về nhiễm sắc thể ở nam hoặc nữ, tiền sử sẩy thai, bệnh nhân có hơn 3 lần cấy ghép thất bại.
 
2. Chỉ số đo lường
Hai chỉ số đo lường chính bao gồm: tỷ lệ thai lâm sàng (CPR) và tỷ lệ sinh sống (LBR)
Các chỉ số đo lường khác: tỷ lệ giới tính và cân nặng, tỷ lệ sinh non, tỷ lệ thai ngoài tử cung, tỷ lệ đa thai, tỷ lệ sẩy thai.
 
3. Kết quả
Có 47.006 chu kỳ được phân tích, trong đó:
  • Nhóm 1 (<1 năm) bao gồm 40.461 chu kỳ
  • Nhóm 2 (1-6 năm) bao gồm 6.337 chu kỳ
  • Nhóm 3 (>6 năm) bao gồm 208 chu kỳ
Kết quả sau phân tích:
  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 P
Tỷ lệ thai lâm sàng (CPR) 59,95% 52,60% 55,77% P < 0,001
Tỷ lệ sinh sống (LBR) 49,29% 42,05% 43,75% P < 0,001
Tỷ lệ sinh non 16,19% 18,57% 19,72% P < 0,05
 
Tỷ số giới tính khi sinh và cân nặng khi sinh ở 3 nhóm là tương tự nhau, không có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh bé nam cao hơn bé nữ ở tất cả các nhóm.
 
Tỷ lệ thai ngoài tử cung tăng ở nhóm 3 [aOR = 4,141, 95% CI (1,013, 16,921), P = 0,048].
 
Thời gian đông lạnh phôi lâu hơn (> 1 năm) có liên quan đến tỷ lệ đa thai, nguy cơ sẩy thai sớm và sinh non cao hơn.
 
Nhóm 2 có nguy cơ sẩy thai muộn cao nhất [aOR = 1,423, KTC 95% (1,059, 1,910), P = 0,019].
 
4. Kết luận
Tóm lại, nghiên cứu hồi cứu quy mô lớn này chứng minh rằng bảo quản lạnh phôi sau đó là FET trong vòng 1 năm sẽ cải thiện kết quả mang thai. Tuy nhiên, thời gian bảo quản lạnh phôi quá 1 năm sẽ làm giảm tỷ lệ thai lâm sàng, đồng thời làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung và sinh non.
 
Nguồn: Wang X-J, Chen M-X, Ruan L-L, Tan L, Geng L-H, Yang H-J, Fu L-J, Zhong Z-H, Lv X-Y, Ding Y-B, Wan Q. Study on the optimal time limit of frozen embryo transfer and the effect of a long-term frozen embryo on pregnancy outcome. Medicine 2024;103:13(e37542). http://dx.doi.org/10.1097/MD.0000000000037542
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK