Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 22-06-2024 2:46pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Chu Khánh Linh – IVF Vạn Hạnh


Sự hình thành và phát triển của nang noãn rất quan trọng trong việc xác định khả năng sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, việc tiếp xúc ngày càng nhiều với độc tố môi trường (thông qua phơi nhiễm và các hóa chất) trong cuộc sống hàng ngày đang là mối lo ngại. Những độc tố này đã được xác định có nguy cơ đáng kể đối với quá trình sinh noãn ở phụ nữ. Trước mối lo ngại này, bài tổng quan này nhằm mục đích nâng cao hiểu biết về các nguy cơ của độc tố môi trường và một số biện pháp giảm thiểu độc hại.


  1. Kim loại nặng
  • Quá trình sinh noãn đòi hỏi sự tham gia của nhiều loại enzyme và nguyên tố vi lượng; do đó, các kim loại như kẽm (Zn), sắt (Fe) và đồng (Cu) rất cần thiết trong quá trình này. Tuy nhiên, nồng độ cao của chúng lại có tác dụng độc hại đối với noãn và có thể liên quan đến vô sinh nữ. Ngoài ra, các kim loại nặng như cadmium (Cd), chì (Pb), thủy ngân (Hg) và Cu, có thể gây hại cho sức khỏe sinh sản vì là chất độc môi trường khá phổ biến. Chúng ảnh hưởng đến sự phát triển nang noãn, gây bất thường giảm phân hoặc đột biến gen.
  1.  Thuốc lá
  • Tác động độc hại của thuốc lá và các thành phần của nó đối với chức năng sinh sản đã được công nhận rộng rãi. Tiếp xúc với thuốc lá khi mang thai có thể ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng và gan ở thai nhi nữ. 
  1. Chất độc nông nghiệp và công nghiệp
  • Thuốc diệt cỏ: glyphosate là loại phổ biến. Việc tiếp xúc với glyphosate được cho là làm suy giảm chất lượng noãn MII ở chuột.
  • Thuốc trừ sâu: là một loại chất gây rối loạn nội tiết được sử dụng rộng rãi trong sản xuất cây trồng.
  • Thuốc diệt nấm: là chất độc nông nghiệp được sử dụng trong việc trồng nhiều loại cây trồng. Dexamethasone kẽm (MNZ) làm giảm đáng kể số lượng và độ trưởng thành của noãn, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ sinh sống, khả năng sinh sản và sự phát triển của phôi ở chuột con thế hệ F1.
  • Chất hóa dẻo: Di(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) là chất hóa dẻo được sử dụng rộng rãi. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng phơi nhiễm DEHP làm giảm đáng kể số lượng nang noãn nguyên thủy, trì hoãn quá trình methyl hóa gen in dấu và tăng các bất thường ở noãn MII.
  1. Dược phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân
  • Các hạt nano oxit kẽm (NP ZnO) là một trong những vật liệu nano được sử dụng rộng rãi nhất trong các sản phẩm công nghiệp và thương mại. NP ZnO ức chế quá trình phân bào, làm giảm số lượng và chất lượng noãn, đồng thời ngăn chặn sự phát triển phôi sớm bằng cách giải phóng các ion kẽm gây độc tính tế bào.
  • Paraben là một họ alkyl ester, được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm. MePB (methylparaben) chủ yếu được sử dụng trong thực phẩm, chăm sóc cá nhân và chăm sóc em bé. Một nghiên cứu về nuôi cấy in vitro noãn ở lợn phát hiện sự trưởng thành bị giảm khi phơi nhiễm với MePB do ức chế sự phát triển của tế bào cumulus.
  • Ngoài các chất nêu trên, còn có các thành phần trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn đã được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng có hại đối với noãn. Para-phenylenediamine (PPD), một thành phần phổ biến của thuốc nhuộm tóc, có tác dụng độc hại đáng kể đối với sức khỏe ở người. Ở chuột, người ta đã quan sát thấy sự phát triển noãn bất thường và khả năng thụ tinh giảm do sự phân bố không đều hoặc không có protein Juno. Propyl gallate (PG), một chất chống oxy hóa thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, gây tổn thương DNA và stress oxy hóa cũng như ảnh hưởng đến sự tăng sinh và phát triển noãn.
  • Dược phẩm: là thành phần độc hại ngày càng nhận được sự chú ý trong những năm gần đây. Một số nghiên cứu đã phát hiện ảnh hưởng của các loại dược phẩm đối với noãn khi thực hiện kiểm tra ở các phụ nữ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm trong độ tuổi sinh sản. Kết luận là ibuprofen – một thuốc chống viêm, không có ảnh hưởng đến chất lượng noãn hoặc phôi nhưng có tác động tiêu cực lên quá trình sinh noãn. Hay thuốc tránh thai 17α-ethynylestradiol (EE2) có thể làm giảm lượng protein Juno dồi dào và tăng nồng độ ROS để thúc đẩy quá trình apoptosis của noãn.
  1. Thực phẩm
  • Độc tố nấm Fusarium thường được phát hiện trong các mặt hàng nông sản như ngô, lúa mì, yến mạch, lúa mạch, đậu phộng,… Chúng ức chế đáng kể sự trưởng thành của noãn lợn bằng cách giảm mức protein p-MAPK và phá vỡ quá trình phân bào, làm chậm quá trình phát triển của chu kỳ tế bào.
  • Các chất độc thực phẩm như 4-Methylimidazole (4-MI) là một hợp chất dị vòng đơn giản có chứa nitơ. Nó thường được sử dụng để sản xuất đồ nướng, súp, bia và nước giải khát. Nó ảnh hưởng đến khả năng phân bào, rối loạn chức năng ty thể và các bất thường về khung xương tế bào ở giảm phân, từ đó ảnh hưởng đến sự sinh noãn.
  • Fluoride: được sử dụng trên toàn cầu như một chất nhũ hóa trong các sản phẩm tẩy rửa, thuốc trừ sâu, hộp đựng thực phẩm, dầu gội, kem đánh răng,... Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có hàm lượng hợp chất fluoride cao trong dịch nang có tỷ lệ thụ tinh thấp hơn khi tiến hành thụ tinh nhân tạo. Các hợp chất fluoride ảnh hưởng đến khả năng sinh sản đáng kể trong các nghiên cứu trên động vật và đã được xác nhận trong các nghiên cứu quan sát ở người, mặc dù số lượng trường hợp còn ít. Tuy nhiên, bằng chứng này chỉ ra rằng nên tránh các hợp chất chứa fluoride, đặc biệt là trong các sản phẩm dành cho mẹ và bé.
Tóm lại, bài tổng quan cung cấp một cái nhìn tổng quan về tác động của các chất độc môi trường đối với sự sinh noãn và khả năng sinh sản của phụ nữ. Điều này cho thấy rằng việc tiếp xúc với kim loại nặng, khói thuốc lá và hóa chất nông nghiệp có thể có tác động bất lợi đến quá trình trưởng thành của noãn.
Một số biện pháp có thể được sử dụng để giảm thiểu tác động của chất độc môi trường đối với sức khỏe sinh sản:
  • Giảm thiểu hoặc loại bỏ việc tiếp xúc với chất độc.
  • Uống nhiều nước và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Sử dụng các chất chống oxy hóa như glutathione và melatonin, đã được báo cáo là có lợi cho sức khỏe sinh sản.
  • Nhận hướng dẫn từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để có biện pháp phù hợp.
Nguồn: Yao, Xiaoxi, et al. "Fertility loss: negative effects of environmental toxicants on oogenesis." Frontiers in Physiology14 (2023): 1219045.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK