Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 22-06-2024 2:44pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Cẩm Nhung – IVFMD. Tân Bình
 
Với sự phát triển của xã hội hiện đại, phụ nữ ngày càng có xu hướng trì hoãn việc sinh con, điều này làm tỉ lệ phôi lệch bội tăng lên, dẫn đến thất bại làm tổ hoặc sẩy thai. Xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ (Preimplantation genetic testing – PGT) là một kỹ thuật quan trọng của công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology – ART), là công cụ hiểu quả giúp chọn lọc các phôi có nhiễm sắc thể bình thường. Kỹ thuật này giúp tăng cơ hội mang thai khỏe mạnh, giảm nguy cơ sảy thai cũng như giảm nguy cơ sinh con mắc các bệnh lý di truyền.
 
Hiện nay, có ba kỹ thuật chính để sinh thiết phôi: sinh thiết thể cực, sinh thiết phôi phân chia, và sinh thiết phôi nang. Sinh thiết thể cực bao gồm việc lấy thể cực thứ nhất từ tế bào noãn trưởng thành hoặc thể cực thứ hai từ noãn đã thụ tinh. Phương pháp này giúp chẩn đoán các khiếm khuyết di truyền từ mẹ, nhưng không thể đánh giá yếu tố di truyền từ cha. Sinh thiết phôi phân chia là kỹ thuật lấy 1-2 phôi bào từ phôi chứa ít nhất 6 tế bào vào ngày thứ ba sau khi thụ tinh. Trong khi đó, sinh thiết phôi nang, là phương pháp lấy tế bào lá nuôi (trophectoderm – TE) từ phôi, thường thực hiện vào ngày thứ 5 hoặc thứ 6 sau thụ tinh. Gần đây, các kỹ thuật sinh thiết không xâm lấn như phân tích DNA tự do từ dịch khoang phôi hoặc từ môi trường nuôi cấy cũng đã được thử nghiệm. Tuy nhiên, dữ liệu nghiên cứu về các phương pháp này vẫn chưa đủ để đưa vào thực hành lâm sàng thường quy.Top of FormBottom of Form
 
Nhiều nghiên cứu đã đánh giá ảnh hưởng của phương pháp sinh thiết đến sự an toàn của phôi và hiệu quả lâm sàng. Kalma và cộng sự (2018) đã chứng minh rằng, sinh thiết phôi tại thời điểm 15-20 giờ sau khi phôi phát triển thành 8 tế bào ít gây hại cho phôi hơn. Chen Linjun và cộng sự (2022) cũng chỉ ra rằng, sinh thiết phôi nang vào ngày thứ 5 sau khi thụ tinh có tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ sinh sống cao hơn so với phôi nang ngày thứ 6. Nhiều nghiên cứu so sánh sinh thiết giai đoạn phân chia và sinh thiết giai đoạn phôi nang cho thấy, sinh thiết phôi phân chia làm giảm đáng kể khả năng làm tổ và sức sống của phôi, trong khi sinh thiết phôi nang tương đối an toàn và mang lại kết quả lâm sàng tốt hơn. Do đó, ngày càng nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản áp dụng phương pháp sinh thiết phôi nang.
 
Có hai cách để sinh thiết phôi nang. Phương pháp thứ nhất là mở màng ZP bằng laser ở giai đoạn phôi phân chia, sau đó tiến hành sinh thiết TE vào ngày thứ 5 (Nhóm A). Phương pháp thứ hai là nuôi cấy phôi liên tục đến giai đoạn phôi nang, sau đó sinh thiết lớp TE ở những phôi có chất lượng AA, AB, BA hoặc BB (Nhóm B). Mục đích của nghiên cứu này là so sánh sự phát triển của phôi, kết quả NGS và kết quả thai  lâm sàng giữa hai phương pháp sinh thiết này
 
Thiết kế nghiên cứu: Tổng cộng có 323 chu kỳ xét nghiệm di truyền tiền làm tổ từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 5 năm 2020, bao gồm 178 chu kỳ với Chiến lược A và 145 chu kỳ với Chiến lược B. Trong nghiên cứu này, sự phát triển của phôi, kết quả giải trình tự NGS, kết quả thai lâm sàng và sức khỏe của trẻ sơ sinh được so sánh và phân tích.
 
Kết quả: Không có sự khác biệt thống kê giữa hai nhóm về tỷ lệ thụ tinh, phôi nang và sẩy thai. Tỷ lệ phôi phân chia hữu dụng ở nhóm A cao hơn so với nhóm B, nhưng tỷ lệ phôi phân chia chất lượng tốt lại thấp hơn. Ngược lại tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt ở nhóm A cao hơn nhóm B. Tỷ lệ phôi nang không có kết quả của nhóm A thấp hơn đáng kể so với nhóm B. Đặc biệt, tỷ lệ thai sinh hóa, thai lâm sàng và sinh sống của nhóm A đều thấp hơn so với Nhóm B. Điểm Apgar trung bình của trẻ sơ sinh là ≥8 ở cả hai nhóm và có không có sự khác biệt đáng kể về chiều cao và cân nặng trung bình. Trong Chiến lược A, một em bé được sinh ra với bàn tay bị dính ngón tay cái và Chiến lược B không có trường hợp trẻ bị khuyết tật bẩm sinh.
 
Thảo luận:
Theo nhóm nghiên cứu, việc tạo lỗ trên màng ZP vào ngày 3 có thể làm phôi thoát màng một cách bị động. Điều này làm cho những phôi có độ nở rộng chưa tới 5, được đánh giá ở độ 5 do phôi bị “ép” thoát ra ngoài qua lỗ có sẵn trên màng ZP, việc đánh giá phôi thông qua hình thái lúc này không còn đúng với chất lượng thật sự của phôi. Làm nhóm A mặc dù tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt cao hơn nhóm B  nhưng kết thai lâm sàng lại không đạt yêu cầu.
 
Về tỷ lệ mang thai sinh hóa, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống của nhóm A thấp hơn nhiều so với nhóm B, có thể được giải thích như sau. Việc kích hoạt bộ gen phôi (EGA-Embryonic genome activation) chủ yếu xảy ra ở giai đoạn phôi phân chia từ 4 đến 8 tế bào. Vào ngày thứ 3, quá trình tạo lỗ trên ZP bằng laser, có thể làm kéo dài thời gian phôi ở bên ngoài khiến môi trường nuôi cấy không ổn định, làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình EGA và gây bất lợi cho sự phát triển của phôi. Hơn nữa, việc tạo lỗ ZP bằng các xung laser vào ngày thứ 3 làm thúc đẩy quá trình thoát màng của phôi nang sớm, nhưng hiện tượng giãn nở hoàn toàn khoang phôi và làm mỏng ZP sẽ không xảy ra điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi nang. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn ghi nhận, nhóm A có số lượng tế bào TE đạt khoảng 60-80 tế bào, ít hơn nhiều so với nhóm B (60-100 tế bào). Số lượng tế bào TE ít có thể  tác động tiêu cực đến kết quả chuyển phôi. Một lý do quan trọng khác có thể liên quan đến ICM (inner cell mass). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vị trí thoát màng tự nhiên của phôi là gần ICM để làm tổ dễ dàng hơn. Trong khi, vị trí lỗ trên ZP là vị trí ngẫu nhiên, nên có thể cách xa ICM, do đó làm giảm khả năng làm tổ của phôi sau chuyển phôi. Bên cạnh đó, trong trường hợp vị trí lỗ nhân tạo ngay ICM, các chuyên viên phôi học phải mở một lỗ ZP khác đối diện ICM để sinh thiết nhầm tránh làm tổn thương ICM, việc tác động laser nhiều lần chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến phôi, từ đó làm giảm chất lượng phôi và ảnh hưởng đến khả năng phát triển của phôi trong quá trình nuôi cấy. Ngược lại, phôi ở nhóm B không bị tác động ở giai đoạn phân chia, điều này có thể tránh được nguy cơ tiềm ẩn do nhiệt lượng của tia laser và hạn chế tối đa khoảng thời gian thao tác phôi bên ngoài tủ cấy. Ngoài ra, ZP còn nguyên vẹn sẽ hạn chế phôi thoát màng sớm khi số lượng tế bào ít, đảm bảo phôi phát triển bình thường.
 
Dữ liệu NGS cho thấy nhóm A có tỷ lệ phôi nguyên bội cao hơn, trong khi tỷ lệ lệch bội, khảm và không có kết quả thấp hơn nhóm B. Nhóm nghiên cứu giải thích rằng là quá trình TE bị co lại khi sinh thiết phôi ở nhóm B gây khó khăn cho hoạt động sinh thiết, do đó số lượng tế bào TE được sinh thiết theo nhóm B thường ít hơn so với nhóm A. Vì vậy, kết quả phân tích NGS của nhóm B thường thấp hơn nhóm A. Tuy nhiên, kết quả thai lâm sàng của nhóm B vẫn lý tưởng hơn nhóm A, phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Điều này chứng minh rằng nhóm B hạn chế những tổn thương đến phôi. 
 
Kết luận: Kỹ thuật sinh thiết phôi nang mà không cần mở màng ZP bằng laser vào ngày thứ 3 sau thụ tinh sẽ đạt được hiệu quả điều trị lâm sàng tốt hơn. Vì vậy, kỹ thuật B vẫn là kỹ thuật tối ưu cho PGT.
 
Nguồn: Yang, H., Yang, D., Zhu, Q., Wang, K., Zhang, C., Chen, B., ... & Zhang, Z. (2022). Application of two blastocyst biopsy strategies in preimplantation genetic testing treatment and assessment of their effects. Frontiers in Endocrinology, 13, 852620.
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK