Tin tức
on Monday 24-06-2024 8:04am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Đỗ Lê Đình Thiện - IVFMD Phú Nhuận
Số ca được chẩn đoán và tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ đã giảm dần trong hai thập kỷ qua, một phần nhờ hiệu quả của việc phát hiện sớm và những tiến bộ của các phương pháp điều trị hiện đại. Theo dữ liệu của Viện Ung thư Quốc gia, ung thư được chẩn đoán ở cả hai giới trong độ tuổi sinh sản chiếm khoảng 8% tổng tỷ lệ mắc ung thư từ năm 2011 đến năm 2015. Mặc dù nam giới <45 tuổi chiếm thiểu số trong đoàn hệ này, nhưng họ có tỷ lệ sống sót sau 5 năm cao hơn lên tới 78%. Ngoài các kết quả về ung thư, khả năng sinh sản cũng rất quan trọng cần được xem xét ở nam giới trẻ tuổi, đặc biệt là những người mong muốn có con. Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp các phương pháp kể trên thường được sử dụng để điều trị ung thư nhưng không phải không có tác dụng phụ. Tác động xấu đối với tuyến sinh dục của bệnh ung thư kết hợp với hóa trị và xạ trị có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng và khiến bệnh nhân bị vô sinh tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Việc tiếp xúc với các tác nhân hóa trị gây nguy hiểm đáng kể cho các tế bào đang phân chia nhanh chóng. Các tế bào có hoạt động phân bào cao, chẳng hạn như tế bào mầm, về mặt lý thuyết dễ bị nhiễm độc hơn từ hóa trị. Như được mô tả trên nhiều nghiên cứu ở động vật, các tác nhân alkyl hóa phá vỡ cơ chế sao chép và sửa chữa axit deoxyribonucleic bằng cách thêm một nhóm alkyl vào guanine của axit deoxyribonucleic, dẫn đến tăng đáng kể nguy cơ sai lệch nhiễm sắc thể ở tinh trùng. Tuy nhiên, việc gây đột biến này ít rõ rệt hơn ở tế bào gốc, có thể là do các tế bào này có hoạt động phân bào thấp. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh tác dụng có hại của các tác nhân hóa trị alkyl hóa đối với quá trình sinh tinh, mặc dù có sự khác biệt về độ nhạy của từng cá nhân đối với các tác nhân hóa trị. Những khác biệt cá nhân này khiến cho việc tiên lượng khả năng sinh sản của bệnh nhân sau khi điều trị trở nên khó khăn. Liều tương đương cyclophosphamide (CED), một thuật toán được sử dụng để tính toán liều lượng tích lũy của các tác nhân alkyl hóa nhân với độc tính tương đối của chúng so với cyclophosphamide, có mối tương quan cao với các thông số tinh dịch sau điều trị. Tỷ lệ vô tinh tăng đáng kể khi bệnh nhân nhận được CED > 4.000 mg/m2. Nếu tình trạng vô tinh vẫn tồn tại sau khi hóa trị, phẫu thuật thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn bằng vi phẫu (mTESE) là phương pháp được sử dụng để thu nhận tinh trùng cho thụ tinh trong ống nghiệm hoặc đông lạnh.
Xác định CED có thể là một nhiệm vụ khó khăn đối với các bác sĩ nam học nhưng lại có tầm quan trọng hàng đầu trong việc xác định khả năng sinh sản của bệnh nhân. Thông thường, phác đồ hóa trị của bệnh nhân được thực hiện nhiều năm trước khi điều trị sinh sản và thường ở một nơi khác, khiến việc xác định CED của họ trở nên vô cùng khó khăn.
Để giải quyết những thách thức này, nhóm nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để xác định mức độ phơi nhiễm với tác nhân alkyl hóa của bệnh nhân, được gọi là ''liều tương đương cyclophosphamide tối thiểu'' (mCED). Phương pháp tiếp cận mới này ước tính mức phơi nhiễm tác nhân alkyl hóa tối thiểu của bệnh nhân và được thiết kế để đóng vai trò là yếu tố dễ dàng cho việc tiên lượng tỷ lệ thu hồi tinh trùng thông qua mTESE ở những bệnh nhân vô tinh sống sót sau quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị.
Phương pháp nghiên cứu:
Sau khi xem xét 437 bệnh nhân trải qua mTESE từ tháng 1 năm 2002 đến tháng 10 năm 2017, nhóm nghiên cứu xác định được 36 bệnh nhân vô tinh có tiền sử ung thư; trong số đó, 28 người đã được hóa trị trước mTESE.
Bệnh nhân được chẩn đoán vô tinh khi không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch sau khi ly tâm.
Đặc điểm nền:
Đặc điểm nền bao gồm kích thước tinh hoàn, tuổi tại thời điểm hóa trị, tuổi tại thời điểm điều trị mTESE, chẩn đoán ung thư, liều lượng bức xạ và nồng độ hormone trong huyết thanh của hormone kích thích nang trứng (FSH), Luteinizing hormone (LH), testosterone, prolactin và estradiol được ghi nhận ở bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm nền của bệnh nhân vô tinh sau điều trị hóa trị
Đánh giá liều tích lũy và rủi ro sinh sản khi dùng CED được tính toán bằng phương trình được mô tả bởi Green và cộng sự.
Kết cục chính của nghiên cứu là mối liên hệ giữa mCED và tỷ lệ tinh trùng thu được khi sử dụng mTESE.
Kết quả nghiên cứu:
Tinh trùng được phục hồi thành công ở 11 (39,3%) trong tổng số 28 bệnh nhân. Độ tuổi tại thời điểm tiếp nhận hóa trị và mCED có liên quan đến tinh trùng thu nhận (p<0,05). Đối với bệnh nhân có mCED bằng 0, tỷ lệ tinh trùng thu nhận được là 69,2% (9/13). Những bệnh nhân có mCED <4000mg/m2 có tỷ lệ thu nhận tinh trùng cao hơn (10/14, 71,4%) so với bệnh nhân có mCED >4000 mg/m2 (0/8, 0%). Chỉ có một bệnh nhân được dùng tác nhân alkyl hóa (phác đồ CALGB 8811), mắc bệnh bạch cầu lympho cấp tính (Acute Lymphoblastic Leukemia - ALL) và mCED là 3200 mg/m2, thu nhận tinh trùng thành công.
Những bệnh nhân thu nhận tinh trùng thành công có nồng độ testosterone cơ bản cao hơn so với những người thu nhận tinh trùng không thành công (lần lượt là 294,9 ± 121,7 so với 218,4 ± 132,3 mg/dL; p<0,05). Các thông số hormone khác, FSH, hormone hoàng thể, prolactin và estradiol không cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa bệnh nhân có và không thu nhận được tinh trùng.
U tinh bào, u tế bào mầm không tinh và ALL có tỉ lệ thu nhận được tinh trùng cao hơn lần lượt là 100% (2/2), 66,7% (2/3) và 66,7% (2/3) - mặc dù số lượng bệnh nhân ở mỗi nhóm đều nhỏ.
Kết luận:
Có rất ít bằng chứng để khuyến cáo cho bệnh nhân vô tinh sau điều trị hóa trị. Nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng mCED là một biện pháp bổ trợ, những bệnh nhân có mCED <4.000 mg/m2 cho thấy có cơ hội thu nhận tinh trùng thành công cao hơn đáng kể so với những người có mCED >4.000 mg/m2. Những phát hiện này cho phép xác định bệnh nhân lý tưởng cho mTESE và giúp tiên lượng chính xác hơn khả năng thu nhận tinh trùng thành công.
Nguồn: Huang, I. S., Fantus, R. J., Halpern, J. A., Wren, J., Bennett, N. E., Pham, M. N., Stanisic, A., Huang, W. J., & Brannigan, R. E. (2023). Association of the minimal cyclophosphamide equivalent dose and outcome of microdissection testicular sperm extraction in patients with persistent azoospermia after chemotherapy. F&S reports, 5(1), 95–101.
Số ca được chẩn đoán và tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ đã giảm dần trong hai thập kỷ qua, một phần nhờ hiệu quả của việc phát hiện sớm và những tiến bộ của các phương pháp điều trị hiện đại. Theo dữ liệu của Viện Ung thư Quốc gia, ung thư được chẩn đoán ở cả hai giới trong độ tuổi sinh sản chiếm khoảng 8% tổng tỷ lệ mắc ung thư từ năm 2011 đến năm 2015. Mặc dù nam giới <45 tuổi chiếm thiểu số trong đoàn hệ này, nhưng họ có tỷ lệ sống sót sau 5 năm cao hơn lên tới 78%. Ngoài các kết quả về ung thư, khả năng sinh sản cũng rất quan trọng cần được xem xét ở nam giới trẻ tuổi, đặc biệt là những người mong muốn có con. Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp các phương pháp kể trên thường được sử dụng để điều trị ung thư nhưng không phải không có tác dụng phụ. Tác động xấu đối với tuyến sinh dục của bệnh ung thư kết hợp với hóa trị và xạ trị có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng và khiến bệnh nhân bị vô sinh tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Việc tiếp xúc với các tác nhân hóa trị gây nguy hiểm đáng kể cho các tế bào đang phân chia nhanh chóng. Các tế bào có hoạt động phân bào cao, chẳng hạn như tế bào mầm, về mặt lý thuyết dễ bị nhiễm độc hơn từ hóa trị. Như được mô tả trên nhiều nghiên cứu ở động vật, các tác nhân alkyl hóa phá vỡ cơ chế sao chép và sửa chữa axit deoxyribonucleic bằng cách thêm một nhóm alkyl vào guanine của axit deoxyribonucleic, dẫn đến tăng đáng kể nguy cơ sai lệch nhiễm sắc thể ở tinh trùng. Tuy nhiên, việc gây đột biến này ít rõ rệt hơn ở tế bào gốc, có thể là do các tế bào này có hoạt động phân bào thấp. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh tác dụng có hại của các tác nhân hóa trị alkyl hóa đối với quá trình sinh tinh, mặc dù có sự khác biệt về độ nhạy của từng cá nhân đối với các tác nhân hóa trị. Những khác biệt cá nhân này khiến cho việc tiên lượng khả năng sinh sản của bệnh nhân sau khi điều trị trở nên khó khăn. Liều tương đương cyclophosphamide (CED), một thuật toán được sử dụng để tính toán liều lượng tích lũy của các tác nhân alkyl hóa nhân với độc tính tương đối của chúng so với cyclophosphamide, có mối tương quan cao với các thông số tinh dịch sau điều trị. Tỷ lệ vô tinh tăng đáng kể khi bệnh nhân nhận được CED > 4.000 mg/m2. Nếu tình trạng vô tinh vẫn tồn tại sau khi hóa trị, phẫu thuật thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn bằng vi phẫu (mTESE) là phương pháp được sử dụng để thu nhận tinh trùng cho thụ tinh trong ống nghiệm hoặc đông lạnh.
Xác định CED có thể là một nhiệm vụ khó khăn đối với các bác sĩ nam học nhưng lại có tầm quan trọng hàng đầu trong việc xác định khả năng sinh sản của bệnh nhân. Thông thường, phác đồ hóa trị của bệnh nhân được thực hiện nhiều năm trước khi điều trị sinh sản và thường ở một nơi khác, khiến việc xác định CED của họ trở nên vô cùng khó khăn.
Để giải quyết những thách thức này, nhóm nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để xác định mức độ phơi nhiễm với tác nhân alkyl hóa của bệnh nhân, được gọi là ''liều tương đương cyclophosphamide tối thiểu'' (mCED). Phương pháp tiếp cận mới này ước tính mức phơi nhiễm tác nhân alkyl hóa tối thiểu của bệnh nhân và được thiết kế để đóng vai trò là yếu tố dễ dàng cho việc tiên lượng tỷ lệ thu hồi tinh trùng thông qua mTESE ở những bệnh nhân vô tinh sống sót sau quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị.
Phương pháp nghiên cứu:
Sau khi xem xét 437 bệnh nhân trải qua mTESE từ tháng 1 năm 2002 đến tháng 10 năm 2017, nhóm nghiên cứu xác định được 36 bệnh nhân vô tinh có tiền sử ung thư; trong số đó, 28 người đã được hóa trị trước mTESE.
Bệnh nhân được chẩn đoán vô tinh khi không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch sau khi ly tâm.
Đặc điểm nền:
Đặc điểm nền bao gồm kích thước tinh hoàn, tuổi tại thời điểm hóa trị, tuổi tại thời điểm điều trị mTESE, chẩn đoán ung thư, liều lượng bức xạ và nồng độ hormone trong huyết thanh của hormone kích thích nang trứng (FSH), Luteinizing hormone (LH), testosterone, prolactin và estradiol được ghi nhận ở bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm nền của bệnh nhân vô tinh sau điều trị hóa trị
Đánh giá liều tích lũy và rủi ro sinh sản khi dùng CED được tính toán bằng phương trình được mô tả bởi Green và cộng sự.
Kết cục chính của nghiên cứu là mối liên hệ giữa mCED và tỷ lệ tinh trùng thu được khi sử dụng mTESE.
Kết quả nghiên cứu:
Tinh trùng được phục hồi thành công ở 11 (39,3%) trong tổng số 28 bệnh nhân. Độ tuổi tại thời điểm tiếp nhận hóa trị và mCED có liên quan đến tinh trùng thu nhận (p<0,05). Đối với bệnh nhân có mCED bằng 0, tỷ lệ tinh trùng thu nhận được là 69,2% (9/13). Những bệnh nhân có mCED <4000mg/m2 có tỷ lệ thu nhận tinh trùng cao hơn (10/14, 71,4%) so với bệnh nhân có mCED >4000 mg/m2 (0/8, 0%). Chỉ có một bệnh nhân được dùng tác nhân alkyl hóa (phác đồ CALGB 8811), mắc bệnh bạch cầu lympho cấp tính (Acute Lymphoblastic Leukemia - ALL) và mCED là 3200 mg/m2, thu nhận tinh trùng thành công.
Những bệnh nhân thu nhận tinh trùng thành công có nồng độ testosterone cơ bản cao hơn so với những người thu nhận tinh trùng không thành công (lần lượt là 294,9 ± 121,7 so với 218,4 ± 132,3 mg/dL; p<0,05). Các thông số hormone khác, FSH, hormone hoàng thể, prolactin và estradiol không cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa bệnh nhân có và không thu nhận được tinh trùng.
U tinh bào, u tế bào mầm không tinh và ALL có tỉ lệ thu nhận được tinh trùng cao hơn lần lượt là 100% (2/2), 66,7% (2/3) và 66,7% (2/3) - mặc dù số lượng bệnh nhân ở mỗi nhóm đều nhỏ.
Kết luận:
Có rất ít bằng chứng để khuyến cáo cho bệnh nhân vô tinh sau điều trị hóa trị. Nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng mCED là một biện pháp bổ trợ, những bệnh nhân có mCED <4.000 mg/m2 cho thấy có cơ hội thu nhận tinh trùng thành công cao hơn đáng kể so với những người có mCED >4.000 mg/m2. Những phát hiện này cho phép xác định bệnh nhân lý tưởng cho mTESE và giúp tiên lượng chính xác hơn khả năng thu nhận tinh trùng thành công.
Nguồn: Huang, I. S., Fantus, R. J., Halpern, J. A., Wren, J., Bennett, N. E., Pham, M. N., Stanisic, A., Huang, W. J., & Brannigan, R. E. (2023). Association of the minimal cyclophosphamide equivalent dose and outcome of microdissection testicular sperm extraction in patients with persistent azoospermia after chemotherapy. F&S reports, 5(1), 95–101.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh noãn - Ngày đăng: 22-06-2024
Hiệu quả của hai phương pháp sinh thiết phôi nang trong xét nghiệm di truyển phôi tiền làm tổ - Ngày đăng: 22-06-2024
Hiệu quả ICSI ở bệnh nhân thu nhận tinh trùng từ vi phẫu thuật (MicroTESE), chọc hút tinh trùng tinh hoàn (TESA) và tinh trùng từ tinh dịch - Ngày đăng: 22-06-2024
Kết cục thai kỳ TTTON - xin noãn ở những phụ nữ Adenomyosis chẩn đoán bằng siêu âm MUSA - Ngày đăng: 22-06-2024
Ảnh hưởng của stress đến từng giai đoạn của quy trình IVF: Một nghiên cứu tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 22-06-2024
Các yếu tố liên quan đến hiện tượng khảm của phôi: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 20-06-2024
Ảnh hưởng của độ hẹp khoảng không quanh noãn lên khả năng thụ tinh, tiềm năng phát triển và làm tổ của phôi - Ngày đăng: 20-06-2024
Đồng hồ biểu sinh / sinh học và PCOS - Ngày đăng: 15-06-2024
Chế độ ăn uống của bố ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và sức khỏe của con trai - Ngày đăng: 15-06-2024
Hiệu quả Follitropin delta kết hợp với menotropin trên những bệnh nhân có nguy cơ đáp ứng buồng trứng kém trong thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 15-06-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK