Tin tức
on Thursday 04-07-2024 6:24am
Danh mục: Tin quốc tế
KS CNSH. Nông Thị Hoài
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Trữ lạnh noãn cho phép lưu trữ vật liệu di truyền, đặc biệt là trong các trường hợp chức năng buồng trứng bị tổn thương, và là một lựa chọn đối với những phụ nữ muốn trì hoãn việc mang thai. Trước năm 2012, trữ lạnh noãn vẫn còn đang được thử nghiệm và mức độ thành công thấp, tuy nhiên đây là cơ hội duy nhất để phụ nữ bảo tồn khả năng sinh sản. Hiện nay, việc sử dụng phương pháp trữ lạnh noãn đã tăng 25% từ năm 2015 đến năm 2016 (Hiệp hội Hỗ trợ Sinh sản, 2021) tỷ lệ thụ tinh và cơ hội mang thai tương tự như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) với noãn tươi (Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ, 2013).
Những bệnh nhân trước đây đã trữ noãn bằng phương pháp đông lạnh chậm vẫn chưa có kết quả rõ ràng gây khó khăn cho việc thực hiện số liệu thống kê về tỷ lệ rã noãn, thụ tinh và mang thai. Do đó, bài viết này nhằm mục đích báo cáo trường hợp thực hiện ICSI sử dụng noãn được trữ lạnh bằng phương pháp đông lạnh chậm trong 13 năm, bao gồm tỷ lệ sống sau rã, tỷ lệ thụ tinh, khả năng mang thai và kết quả của thai kỳ.
Vào năm 2008, một bệnh nhân 36 tuổi đã được trữ lạnh noãn nhằm trì hoãn việc sinh con. Sau khi kích thích buồng trứng bằng hormone kích thích nang trứng tái tổ hợp (FSH) và gonadotrophin mãn kinh ở người (hMG) trong phác đồ gonadotropin-releasing hormone (GnRH), chín noãn đã được lấy ra vào ngày chọc hút và có sáu noãn trưởng thành. Noãn được trữ lạnh trong dung dịch choline có chất bảo vệ lạnh và đông lạnh bằng phương pháp đông lạnh chậm. Năm 2021, khi bệnh nhân 49 tuổi quay lại với mong muốn rã đông noãn để mang thai.
Kết quả cho thấy 4 trong số 6 noãn sau rã đông vẫn sống sót (66%) và được thực hiện phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), ba noãn đã được thụ tinh và phát triển. Hai phôi ngày 3 đã được chuyển, một phôi đang bắt đầu nén và phôi còn lại có 6 tế bào với tỷ lệ phân mảnh 15%. Phôi thứ ba ngừng phát triển sau 6 ngày nuôi cấy. Mười lăm ngày sau khi thử βeta-hCG, bệnh nhân quay lại siêu âm cho thấy một phôi thai đã có nhịp tim, tương ứng với thai kỳ 6 tuần. Thai kỳ đủ tháng và bệnh nhân đã sinh một bé trai khỏe mạnh ở tuần thứ 38 với cân nặng khi sinh là 3360 g và chiều cao là 50 cm.
Tóm lại bài báo này nhằm mục đích báo cáo trường hợp trẻ sinh sống sau 13 năm trữ lạnh noãn theo phương pháp đông lạnh chậm. Đây là thời gian trữ lạnh noãn dài nhất để bảo tồn khả năng sinh sản ở Brazil. Mặc dù hiện nay, kỹ thuật thủy tinh hóa đã được chứng minh là kỹ thuật trữ lạnh tốt hơn so với đông lạnh chậm, tuy nhiên vào đầu những năm 2000 thì kỹ thuật đông lạnh chậm đóng vai trò quan trọng khi bệnh nhân muốn trữ noãn.Việc trữ noãn và phôi là một lựa chọn bảo tồn khả năng sinh sản tuy nhiên không đảm bảo duy trì khả năng sinh sản cho phụ nữ, đặc biệt kết quả này còn phụ thuộc vào độ tuổi của người phụ nữ khi thực hiện trữ lạnh noãn.
Nguồn: Ricardo Azambuja, Mariangela Badalotti, Lilian Okada, Luciana Segurado Cortes, Marta Ribeiro Hentschke và Alvaro Petracco, 2023. Fertility preservation: a case report of a newborn following 13 years of oocyte cryopreservation.
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Trữ lạnh noãn cho phép lưu trữ vật liệu di truyền, đặc biệt là trong các trường hợp chức năng buồng trứng bị tổn thương, và là một lựa chọn đối với những phụ nữ muốn trì hoãn việc mang thai. Trước năm 2012, trữ lạnh noãn vẫn còn đang được thử nghiệm và mức độ thành công thấp, tuy nhiên đây là cơ hội duy nhất để phụ nữ bảo tồn khả năng sinh sản. Hiện nay, việc sử dụng phương pháp trữ lạnh noãn đã tăng 25% từ năm 2015 đến năm 2016 (Hiệp hội Hỗ trợ Sinh sản, 2021) tỷ lệ thụ tinh và cơ hội mang thai tương tự như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) với noãn tươi (Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ, 2013).
Những bệnh nhân trước đây đã trữ noãn bằng phương pháp đông lạnh chậm vẫn chưa có kết quả rõ ràng gây khó khăn cho việc thực hiện số liệu thống kê về tỷ lệ rã noãn, thụ tinh và mang thai. Do đó, bài viết này nhằm mục đích báo cáo trường hợp thực hiện ICSI sử dụng noãn được trữ lạnh bằng phương pháp đông lạnh chậm trong 13 năm, bao gồm tỷ lệ sống sau rã, tỷ lệ thụ tinh, khả năng mang thai và kết quả của thai kỳ.
Vào năm 2008, một bệnh nhân 36 tuổi đã được trữ lạnh noãn nhằm trì hoãn việc sinh con. Sau khi kích thích buồng trứng bằng hormone kích thích nang trứng tái tổ hợp (FSH) và gonadotrophin mãn kinh ở người (hMG) trong phác đồ gonadotropin-releasing hormone (GnRH), chín noãn đã được lấy ra vào ngày chọc hút và có sáu noãn trưởng thành. Noãn được trữ lạnh trong dung dịch choline có chất bảo vệ lạnh và đông lạnh bằng phương pháp đông lạnh chậm. Năm 2021, khi bệnh nhân 49 tuổi quay lại với mong muốn rã đông noãn để mang thai.
Kết quả cho thấy 4 trong số 6 noãn sau rã đông vẫn sống sót (66%) và được thực hiện phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), ba noãn đã được thụ tinh và phát triển. Hai phôi ngày 3 đã được chuyển, một phôi đang bắt đầu nén và phôi còn lại có 6 tế bào với tỷ lệ phân mảnh 15%. Phôi thứ ba ngừng phát triển sau 6 ngày nuôi cấy. Mười lăm ngày sau khi thử βeta-hCG, bệnh nhân quay lại siêu âm cho thấy một phôi thai đã có nhịp tim, tương ứng với thai kỳ 6 tuần. Thai kỳ đủ tháng và bệnh nhân đã sinh một bé trai khỏe mạnh ở tuần thứ 38 với cân nặng khi sinh là 3360 g và chiều cao là 50 cm.
Tóm lại bài báo này nhằm mục đích báo cáo trường hợp trẻ sinh sống sau 13 năm trữ lạnh noãn theo phương pháp đông lạnh chậm. Đây là thời gian trữ lạnh noãn dài nhất để bảo tồn khả năng sinh sản ở Brazil. Mặc dù hiện nay, kỹ thuật thủy tinh hóa đã được chứng minh là kỹ thuật trữ lạnh tốt hơn so với đông lạnh chậm, tuy nhiên vào đầu những năm 2000 thì kỹ thuật đông lạnh chậm đóng vai trò quan trọng khi bệnh nhân muốn trữ noãn.Việc trữ noãn và phôi là một lựa chọn bảo tồn khả năng sinh sản tuy nhiên không đảm bảo duy trì khả năng sinh sản cho phụ nữ, đặc biệt kết quả này còn phụ thuộc vào độ tuổi của người phụ nữ khi thực hiện trữ lạnh noãn.
Nguồn: Ricardo Azambuja, Mariangela Badalotti, Lilian Okada, Luciana Segurado Cortes, Marta Ribeiro Hentschke và Alvaro Petracco, 2023. Fertility preservation: a case report of a newborn following 13 years of oocyte cryopreservation.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ứng dụng con đường tín hiệu SIRT để cải thiện chất lượng noãn in-vitro - Ngày đăng: 29-06-2024
Đánh giá mối liên hệ giữa GDF9 ở nang noãn trưởng thành và kết quả lâm sàng với các kiểu hình PCOS khác nhau - Ngày đăng: 29-06-2024
Mối liên quan giữa liều tương đương cyclophosphamide tối thiểu và kết quả thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn thông qua vi phẫu ở bệnh nhân vô tinh kéo dài sau hóa trị - Ngày đăng: 24-06-2024
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh noãn - Ngày đăng: 22-06-2024
Hiệu quả của hai phương pháp sinh thiết phôi nang trong xét nghiệm di truyển phôi tiền làm tổ - Ngày đăng: 22-06-2024
Hiệu quả ICSI ở bệnh nhân thu nhận tinh trùng từ vi phẫu thuật (MicroTESE), chọc hút tinh trùng tinh hoàn (TESA) và tinh trùng từ tinh dịch - Ngày đăng: 22-06-2024
Kết cục thai kỳ TTTON - xin noãn ở những phụ nữ Adenomyosis chẩn đoán bằng siêu âm MUSA - Ngày đăng: 22-06-2024
Ảnh hưởng của stress đến từng giai đoạn của quy trình IVF: Một nghiên cứu tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 22-06-2024
Các yếu tố liên quan đến hiện tượng khảm của phôi: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 20-06-2024
Ảnh hưởng của độ hẹp khoảng không quanh noãn lên khả năng thụ tinh, tiềm năng phát triển và làm tổ của phôi - Ngày đăng: 20-06-2024
Đồng hồ biểu sinh / sinh học và PCOS - Ngày đăng: 15-06-2024
Chế độ ăn uống của bố ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và sức khỏe của con trai - Ngày đăng: 15-06-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK