Tin tức
on Wednesday 10-07-2024 2:57pm
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Đỗ Dương Ngọc – Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVF Vạn Hạnh
Hiện nay, theo các phân tích tổng hợp được công bố gần đây nhất, tỷ lệ sinh sống (live birth rate – LBR) sau khi chuyển phôi nang ngày thứ 5 (D5) cao hơn đáng kể so với phôi nang ngày thứ 6 (D6) trong cả chu kỳ chuyển phôi tươi và đông lạnh. Do đó, đối với những phụ nữ chỉ có phôi nang D6, khả năng mang thai có thể thấp hơn và có rất ít dữ liệu so sánh tỷ lệ sinh sống giữa chuyển phôi tươi D6 và chuyển phôi đông lạnh D6. Mục đích nghiên cứu này là nhằm nỗ lực xác định chiến lược chuyển phôi tốt nhất để cải thiện tỷ lệ sinh sống với phôi D6.
1. Phương pháp nhiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu, quan sát, bao gồm những bệnh nhân vô sinh thực hiện TTTON từ ngày 01/01/2018 đến ngày 01/07/2022.
Tổng cộng 896 ca chuyển đơn phôi nang D6 đã được phân tích trong nghiên cứu này. Trong đó có 109 lần chuyển phôi tươi ngày 6 và 787 chuyển phôi trữ ngày 6. Sau khi phân tích, kết quả nghiên cứu như sau:
Kết quả của nghiên cứu ủng hộ phương pháp đông lạnh toàn bộ phôi ngày 6 và thực hiện chuyển phôi trữ đối với nhóm phôi này. Tuy nhiên, cần thêm những thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với số lượng ca lớn hơn mới có thể xác nhận lợi ích của việc chuyển phôi nang ngày 6 trong chu kỳ đông lạnh.
Tài liệu tham khảo: Ferreux et al. Reproductive Biology and Endocrinology (2024) 22:https://doi.org/10.1186/s12958-024-01214-w
Hiện nay, theo các phân tích tổng hợp được công bố gần đây nhất, tỷ lệ sinh sống (live birth rate – LBR) sau khi chuyển phôi nang ngày thứ 5 (D5) cao hơn đáng kể so với phôi nang ngày thứ 6 (D6) trong cả chu kỳ chuyển phôi tươi và đông lạnh. Do đó, đối với những phụ nữ chỉ có phôi nang D6, khả năng mang thai có thể thấp hơn và có rất ít dữ liệu so sánh tỷ lệ sinh sống giữa chuyển phôi tươi D6 và chuyển phôi đông lạnh D6. Mục đích nghiên cứu này là nhằm nỗ lực xác định chiến lược chuyển phôi tốt nhất để cải thiện tỷ lệ sinh sống với phôi D6.
1. Phương pháp nhiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu, quan sát, bao gồm những bệnh nhân vô sinh thực hiện TTTON từ ngày 01/01/2018 đến ngày 01/07/2022.
- Tiêu chí nhận, loại:
- Tiêu chí thu nhận bao gồm: phụ nữ <42 tuổi, có phôi nang phát triển chậm và được nuôi đến ngày 6
- Các tiêu chí loại trừ như sau: phôi có phôi bào thoái hoá sau khi rã đông, chuyển hai phôi, hủy chu kỳ vì lý do cá nhân hoặc độ dày nội mạc tử cung không phù hợp. Bệnh nhân chỉ được nhận vào nghiên cứu 1 lần
- Nghiên cứu bao gồm nhóm:
- Nhóm phụ nữ được chuyển phôi nang D6 tươi (nhóm D6 tươi): được định nghĩa là lần chuyển phôi tươi đầu tiên
- Nhóm D6 đông lạnh: bao gồm một chu kỳ đông lạnh hoàn toàn không có bất kỳ lần chuyển phôi D5 tươi
Tổng cộng 896 ca chuyển đơn phôi nang D6 đã được phân tích trong nghiên cứu này. Trong đó có 109 lần chuyển phôi tươi ngày 6 và 787 chuyển phôi trữ ngày 6. Sau khi phân tích, kết quả nghiên cứu như sau:
- Tỷ lệ sinh sống (LBR) cao hơn đáng kể ở nhóm D6 đông lạnh so với nhóm D6 tươi [98/787 (12,5%) so với 6/109 (5,5%), tương ứng; p=0,034].
- Tỷ lệ thai lâm sàng (CPR) cao hơn ở lần chuyển D6 đông lạnh so với chu kỳ chuyển D6 phôi tươi [134/787 (17,0%) so với 8/109 (7,3%), tương ứng; p=0,009].
Kết quả của nghiên cứu ủng hộ phương pháp đông lạnh toàn bộ phôi ngày 6 và thực hiện chuyển phôi trữ đối với nhóm phôi này. Tuy nhiên, cần thêm những thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với số lượng ca lớn hơn mới có thể xác nhận lợi ích của việc chuyển phôi nang ngày 6 trong chu kỳ đông lạnh.
Tài liệu tham khảo: Ferreux et al. Reproductive Biology and Endocrinology (2024) 22:https://doi.org/10.1186/s12958-024-01214-w
Từ khóa: Công nghệ hỗ trợ sinh sản, Chuyển đơn phôi nang đông lạnh, Nuôi cấy phôi dài ngày, Phôi nang ngày 6
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nồng độ progesterone cao sau ngày tiêm hCG không ảnh hưởng đến kết cục thai lâm sàng sau chuyển phôi - Ngày đăng: 07-07-2024
So sánh tác động của hoạt hóa mô buồng trứng hóa học so với cơ học trong sự phát triển nang noãn ở người - Ngày đăng: 07-07-2024
Đột biến cặp alen trong protein liên kết RNA ADAD2 gây ra tình trạng suy giảm khả năng sinh tinh và vô tinh không do tắc nghẽn ở người - Ngày đăng: 07-07-2024
Vật tư bằng nhựa được sử dụng trong các quy trình thụ tinh trong ống nghiệm gây ra sự thay đổi lớn về biểu hiện gen nhau thai - Ngày đăng: 05-07-2024
Chất lượng hình thái phôi ngày 3 ảnh hưởng đến kết cục thai của phôi nang nguyên bội chất lượng thấp: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 05-07-2024
Mối tương quan giữa những bất thường về hình dạng và sự phân mảnh DNA tinh trùng người - Ngày đăng: 04-07-2024
Mang thai thành công bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn sau khi phôi nuôi cấy bị nhiễm khuẩn khi thực hiện IVF cổ điển: báo cáo trường hợp - Ngày đăng: 04-07-2024
Bảo tồn khả năng sinh sản: báo cáo trường hợp trẻ sơ sinh sau 13 năm trữ lạnh noãn - Ngày đăng: 04-07-2024
Ứng dụng con đường tín hiệu SIRT để cải thiện chất lượng noãn in-vitro - Ngày đăng: 29-06-2024
Đánh giá mối liên hệ giữa GDF9 ở nang noãn trưởng thành và kết quả lâm sàng với các kiểu hình PCOS khác nhau - Ngày đăng: 29-06-2024
Mối liên quan giữa liều tương đương cyclophosphamide tối thiểu và kết quả thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn thông qua vi phẫu ở bệnh nhân vô tinh kéo dài sau hóa trị - Ngày đăng: 24-06-2024
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh noãn - Ngày đăng: 22-06-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK