Tin tức
Nồng độ progesterone cao sau ngày tiêm hCG không ảnh hưởng đến kết cục thai lâm sàng sau chuyển phôi
on Sunday 07-07-2024 12:39pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Đỗ Lê Đình Thiện - IVFMD Phú Nhuận.
Trong quá trình điều trị hỗ trợ sinh sản, chuyển phôi (IVF-ET) là quá trình cuối cùng giúp cho những phụ nữ vô sinh có thể mang thai. Việc đạt được kết quả thai lâm sàng tối ưu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, phác đồ kích thích buồng trứng, độ dày của nội mạc tử cung, chất lượng và số lượng phôi chuyển, khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung, v.v. Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nồng độ progesterone khi tiêm hCG đạt hoặc vượt quá 1,5ng/ml sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết cục thai lâm sàng trong IVF-ET. Cơ chế chính được xem là cơ sở cho tác động này nằm ở việc nồng độ progesterone tăng lên làm gián đoạn khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung, dẫn đến có sự biến đổi sớm của nội mạc tử cung và gây ra sự phát triển không đồng bộ giữa phôi và nội mạc tử cung.
Lý thuyết về cơ chế hoạt động đã được Forman R.G đề xuất trước đó, nhấn mạnh đến sự gắn kết quá mức của thụ thể progesterone trên nội mạc tử cung, từ đó đẩy nhanh quá trình biến đổi nội mạc tử cung. Nghiên cứu của Labarta (2011) và Shen (2018) còn gợi ý thêm rằng mức progesterone cao khi tiêm HCG sẽ dẫn đến những thay đổi về biểu hiện gen ở nội mạc tử cung, dẫn đến biến đổi nội mạc tử cung sớm và giảm khả năng tiếp nhận. Tuy nhiên, liệu nồng độ progesterone vào ngày sau khi tiêm HCG có cho thấy ảnh hưởng bởi cơ chế tương tự như nồng độ progesterone cao sau khi tiêm HCG hay không - thúc đẩy sự chuyển đổi nội mạc tử cung sớm sang giai đoạn hoàng thể và do đó, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung hoặc hơn nữa là đến kết quả thai lâm sàng sau IVF-ET - là một chủ đề cần được xem xét kỹ lưỡng. Để loại bỏ ảnh hưởng của nồng độ progesterone cao khi tiêm HCG, nghiên cứu hồi cứu này chủ yếu phân tích tác động của nồng độ progesterone vào ngày sau khi tiêm HCG đến kết quả thai lâm sàng sau IVF-ET khi nồng độ progesterone khi tiêm HCG nhỏ hơn 1,5ng/ml, nhằm cung cấp những phát hiện có giá trị có thể hướng dẫn thực hành lâm sàng.
Phương pháp:
Nghiên cứu này là một nghiên cứu hồi cứu, trên 6.418 chu kỳ IVF-ET được thực hiện tại Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Liễu Châu, Quảng Tây từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021.
Tiêu chuẩn nhận:
Kết quả nghiên cứu:
Ban đầu, tổng cộng 6.418 chu kỳ được xem xét đưa vào nghiên cứu. Tuy nhiên, 3.160 chu kỳ đã bị hủy vì nhiều lý do và trong số 3.258 chu kỳ còn lại, có 2.477 chu kỳ bị loại theo tiêu chuẩn loại. Do đó, nhóm cuối cùng gồm 781 chu kỳ được đưa vào phân tích và chúng được chia thành 5 nhóm dựa trên nồng độ progesterone (P) vào ngày sau khi tiêm HCG: Nhóm A: P< 2,5 ng/ml (n = 128); Nhóm B: 2,5 ng/ml ≤ P < 3,5 ng/ml (n = 174); Nhóm C: 3,5 ng/ml ≤ P < 4,5 ng/ml (n = 153); Nhóm D: 4,5 ng/ml ≤ P < 5,5 ng/ml (n = 132); Nhóm E P ≥5,5 ng/ml (n=194).
Dữ liệu lâm sàng tổng quát:
Có sự khác biệt đáng kể về FSH nền và yếu tố vô sinh (vô sinh không rõ nguyên nhân và các yếu tố khác) giữa các nhóm, nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi tác, thời gian vô sinh, loại vô sinh, LH nền, estradiol cơ bản (E2) và các yếu tố gây vô sinh (yếu tố ống dẫn trứng, yếu tố nam giới và rối loạn rụng trứng) (bảng 1).
Bảng 1. Dữ liệu lâm sàng tổng quát giữa các nhóm
Kết cục lâm sàng:
Mặc dù xác định được sự khác biệt đáng kể về estradiol khi tiêm HCG, nhưng không có sự khác biệt về nội mạc tử cung vào ngày chuyển phôi, tỷ lệ phôi có sẵn, tỷ lệ mang thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai hoặc tỷ lệ sinh sống (Bảng 2).
Bảng 2. Kết cục lâm sàng ở các nhóm
Nồng độ progesterone vào ngày sau khi tiêm HCG ở ca sinh sống và không sinh sống:
Phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức progesterone vào ngày sau khi tiêm HCG giữa trẻ sinh sống và không sinh con sống. (Bảng 3)
Bảng 3. Nồng độ progesterone vào ngày sau khi tiêm HCG ở ca sinh sống và không sinh sống
Kết luận:
Theo kết quả của nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng khi nồng độ progesterone thấp khi tiêm hCG, thì nồng độ progesterone cao vào ngày sau khi tiêm HCG sẽ không ảnh hưởng đến kết quả thai kỳ lâm sàng của IVF-ET. Đồng thời, nghiên cứu này là một nghiên cứu hồi cứu, nên không thể đo lường được các yếu tố gây nhiễu tiềm tàng. Do đó, nên thận trọng khi xem xét hướng dẫn đưa ra quyết định lâm sàng dựa trên mức progesterone cao vào ngày sau khi tiêm HCG trong IVF-ET. Nghiên cứu sâu hơn sẽ cải thiện về các phương pháp và ở cỡ mẫu lớn hơn nhằm đảm bảo có thể chứng thực và mở rộng các phát hiện của nghiên cứu này.
Nguồn: Z. Liang, Q. Huang, J. Huang, J. Wu, D. Zeng, and P. Huang, “High progesterone levels on the day after HCG injection has no effect on clinical pregnancy outcomes in in vitro fertilization-embryo transfer,” Frontiers in Endocrinology, vol. 15, Apr. 2024, doi: 10.3389/fendo.2024.1372753.
Trong quá trình điều trị hỗ trợ sinh sản, chuyển phôi (IVF-ET) là quá trình cuối cùng giúp cho những phụ nữ vô sinh có thể mang thai. Việc đạt được kết quả thai lâm sàng tối ưu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, phác đồ kích thích buồng trứng, độ dày của nội mạc tử cung, chất lượng và số lượng phôi chuyển, khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung, v.v. Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nồng độ progesterone khi tiêm hCG đạt hoặc vượt quá 1,5ng/ml sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết cục thai lâm sàng trong IVF-ET. Cơ chế chính được xem là cơ sở cho tác động này nằm ở việc nồng độ progesterone tăng lên làm gián đoạn khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung, dẫn đến có sự biến đổi sớm của nội mạc tử cung và gây ra sự phát triển không đồng bộ giữa phôi và nội mạc tử cung.
Lý thuyết về cơ chế hoạt động đã được Forman R.G đề xuất trước đó, nhấn mạnh đến sự gắn kết quá mức của thụ thể progesterone trên nội mạc tử cung, từ đó đẩy nhanh quá trình biến đổi nội mạc tử cung. Nghiên cứu của Labarta (2011) và Shen (2018) còn gợi ý thêm rằng mức progesterone cao khi tiêm HCG sẽ dẫn đến những thay đổi về biểu hiện gen ở nội mạc tử cung, dẫn đến biến đổi nội mạc tử cung sớm và giảm khả năng tiếp nhận. Tuy nhiên, liệu nồng độ progesterone vào ngày sau khi tiêm HCG có cho thấy ảnh hưởng bởi cơ chế tương tự như nồng độ progesterone cao sau khi tiêm HCG hay không - thúc đẩy sự chuyển đổi nội mạc tử cung sớm sang giai đoạn hoàng thể và do đó, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung hoặc hơn nữa là đến kết quả thai lâm sàng sau IVF-ET - là một chủ đề cần được xem xét kỹ lưỡng. Để loại bỏ ảnh hưởng của nồng độ progesterone cao khi tiêm HCG, nghiên cứu hồi cứu này chủ yếu phân tích tác động của nồng độ progesterone vào ngày sau khi tiêm HCG đến kết quả thai lâm sàng sau IVF-ET khi nồng độ progesterone khi tiêm HCG nhỏ hơn 1,5ng/ml, nhằm cung cấp những phát hiện có giá trị có thể hướng dẫn thực hành lâm sàng.
Phương pháp:
Nghiên cứu này là một nghiên cứu hồi cứu, trên 6.418 chu kỳ IVF-ET được thực hiện tại Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Liễu Châu, Quảng Tây từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021.
Tiêu chuẩn nhận:
- Phác đồ kích thích buồng trứng là phác đồ dài GnRH agonist.
- Việc chuyển phôi tươi được thực hiện với ít nhất một phôi chất lượng tốt được phân loại theo đồng thuận Istanbul đối với phôi phân chia (loại I hoặc II) và theo tiêu chuẩn Gardner đối với phôi nang (từ 3BB trở lên (AA/AB/BA/BB)) được chuyển
- Độ dày nội mạc tử cung vào ngày chuyển phôi tối thiểu là 7mm
- Chuyển 2 phôi ở giai đoạn phôi phân chia hoặc chuyển đơn phôi ở giai đoạn phôi nang
- Bệnh nhân lần đầu được đưa vào nghiên cứu.
- Progesterone ≥1,5ng/ml khi tiêm HCG
- Sự hiện diện của các thay đổi bệnh lý ảnh hưởng đến việc làm tổ, chẳng hạn như nhiễm trùng đường sinh sản, tràn dịch khoang tử cung, u xơ tử cung, u tuyến, polyp nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung, hydrosalpinx, v.v.;
- Bất thường về giải phẫu của đường sinh sản
- Thiếu dữ liệu bệnh nhân
- Hủy chu kỳ chuyển vì nhiều lý do
- Bệnh nhân sảy thai liên tiếp và bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần.
Kết quả nghiên cứu:
Ban đầu, tổng cộng 6.418 chu kỳ được xem xét đưa vào nghiên cứu. Tuy nhiên, 3.160 chu kỳ đã bị hủy vì nhiều lý do và trong số 3.258 chu kỳ còn lại, có 2.477 chu kỳ bị loại theo tiêu chuẩn loại. Do đó, nhóm cuối cùng gồm 781 chu kỳ được đưa vào phân tích và chúng được chia thành 5 nhóm dựa trên nồng độ progesterone (P) vào ngày sau khi tiêm HCG: Nhóm A: P< 2,5 ng/ml (n = 128); Nhóm B: 2,5 ng/ml ≤ P < 3,5 ng/ml (n = 174); Nhóm C: 3,5 ng/ml ≤ P < 4,5 ng/ml (n = 153); Nhóm D: 4,5 ng/ml ≤ P < 5,5 ng/ml (n = 132); Nhóm E P ≥5,5 ng/ml (n=194).
Dữ liệu lâm sàng tổng quát:
Có sự khác biệt đáng kể về FSH nền và yếu tố vô sinh (vô sinh không rõ nguyên nhân và các yếu tố khác) giữa các nhóm, nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi tác, thời gian vô sinh, loại vô sinh, LH nền, estradiol cơ bản (E2) và các yếu tố gây vô sinh (yếu tố ống dẫn trứng, yếu tố nam giới và rối loạn rụng trứng) (bảng 1).
Bảng 1. Dữ liệu lâm sàng tổng quát giữa các nhóm
Kết cục lâm sàng:
Mặc dù xác định được sự khác biệt đáng kể về estradiol khi tiêm HCG, nhưng không có sự khác biệt về nội mạc tử cung vào ngày chuyển phôi, tỷ lệ phôi có sẵn, tỷ lệ mang thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai hoặc tỷ lệ sinh sống (Bảng 2).
Bảng 2. Kết cục lâm sàng ở các nhóm
Nồng độ progesterone vào ngày sau khi tiêm HCG ở ca sinh sống và không sinh sống:
Phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức progesterone vào ngày sau khi tiêm HCG giữa trẻ sinh sống và không sinh con sống. (Bảng 3)
Bảng 3. Nồng độ progesterone vào ngày sau khi tiêm HCG ở ca sinh sống và không sinh sống
Kết luận:
Theo kết quả của nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng khi nồng độ progesterone thấp khi tiêm hCG, thì nồng độ progesterone cao vào ngày sau khi tiêm HCG sẽ không ảnh hưởng đến kết quả thai kỳ lâm sàng của IVF-ET. Đồng thời, nghiên cứu này là một nghiên cứu hồi cứu, nên không thể đo lường được các yếu tố gây nhiễu tiềm tàng. Do đó, nên thận trọng khi xem xét hướng dẫn đưa ra quyết định lâm sàng dựa trên mức progesterone cao vào ngày sau khi tiêm HCG trong IVF-ET. Nghiên cứu sâu hơn sẽ cải thiện về các phương pháp và ở cỡ mẫu lớn hơn nhằm đảm bảo có thể chứng thực và mở rộng các phát hiện của nghiên cứu này.
Nguồn: Z. Liang, Q. Huang, J. Huang, J. Wu, D. Zeng, and P. Huang, “High progesterone levels on the day after HCG injection has no effect on clinical pregnancy outcomes in in vitro fertilization-embryo transfer,” Frontiers in Endocrinology, vol. 15, Apr. 2024, doi: 10.3389/fendo.2024.1372753.
Các tin khác cùng chuyên mục:
So sánh tác động của hoạt hóa mô buồng trứng hóa học so với cơ học trong sự phát triển nang noãn ở người - Ngày đăng: 07-07-2024
Đột biến cặp alen trong protein liên kết RNA ADAD2 gây ra tình trạng suy giảm khả năng sinh tinh và vô tinh không do tắc nghẽn ở người - Ngày đăng: 07-07-2024
Vật tư bằng nhựa được sử dụng trong các quy trình thụ tinh trong ống nghiệm gây ra sự thay đổi lớn về biểu hiện gen nhau thai - Ngày đăng: 05-07-2024
Chất lượng hình thái phôi ngày 3 ảnh hưởng đến kết cục thai của phôi nang nguyên bội chất lượng thấp: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 05-07-2024
Mối tương quan giữa những bất thường về hình dạng và sự phân mảnh DNA tinh trùng người - Ngày đăng: 04-07-2024
Mang thai thành công bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn sau khi phôi nuôi cấy bị nhiễm khuẩn khi thực hiện IVF cổ điển: báo cáo trường hợp - Ngày đăng: 04-07-2024
Bảo tồn khả năng sinh sản: báo cáo trường hợp trẻ sơ sinh sau 13 năm trữ lạnh noãn - Ngày đăng: 04-07-2024
Ứng dụng con đường tín hiệu SIRT để cải thiện chất lượng noãn in-vitro - Ngày đăng: 29-06-2024
Đánh giá mối liên hệ giữa GDF9 ở nang noãn trưởng thành và kết quả lâm sàng với các kiểu hình PCOS khác nhau - Ngày đăng: 29-06-2024
Mối liên quan giữa liều tương đương cyclophosphamide tối thiểu và kết quả thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn thông qua vi phẫu ở bệnh nhân vô tinh kéo dài sau hóa trị - Ngày đăng: 24-06-2024
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh noãn - Ngày đăng: 22-06-2024
Hiệu quả của hai phương pháp sinh thiết phôi nang trong xét nghiệm di truyển phôi tiền làm tổ - Ngày đăng: 22-06-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK