Tin tức
on Monday 15-07-2024 9:44am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Huỳnh Yến Vy – IVFMD Phú Nhuận – Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, hầu hết ở các nước đang phát triển, phụ nữ có xu hướng trì hoãn việc lập gia đình. Theo Phòng Chính sách Xã hội, Cơ sở dữ liệu Gia đình (OECD - Social Policy Division, OECD Family Database), lí do mà phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trì hoãn kết hôn là chưa tìm thấy bạn đời phù hợp, chưa muốn làm mẹ ở thời điểm hiện tại và nhu cầu phát triển sự nghiệp của bản thân. Xu hướng này không chỉ dẫn đến giảm tuổi thọ sinh sản đối với phụ nữ ngày càng tăng mà còn làm tăng nguy cơ vô sinh do số lượng và chất lượng noãn giảm, đặc biệt giảm nhanh sau 35 tuổi. Ngành hỗ trợ sinh sản kết hợp với đông lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa phát triển là công nghệ hiệu quả để bào tồn khả năng sinh sản của phụ nữ. Việc áp dụng phương pháp thủy tinh hóa để trữ noãn chủ động (Elective oocyte cryopreservation - EOC) để trì hoãn việc làm cha mẹ như một xu hướng phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù về mặt lý thuyết, EOC có khả năng giảm thiểu tình trạng suy giảm khả năng sinh sản liên quan đến tuổi tác nhưng khái niệm EOC vẫn còn gây tranh cãi. Việc bảo quản noãn hiện không có dữ liệu nào chứng minh cho giả thuyết rằng EOC thực sự làm tăng cơ hội sinh con trong tương lai so với việc không thực hiện EOC. Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (American Society for Reproductive Medicine - ASRM) ước tính rằng tỉ lệ trẻ sinh sống (Live birth rate – LBR) sau EOC chỉ là 2 – 12% đối với phụ nữ dưới 38 tuổi, điều này nói lên rằng việc bảo quản lạnh tế bào noãn không đảm bảo mang thai thành công hoặc sinh con. Hơn nữa, hiệu quả chi phí không chỉ liên quan đến độ tuổi và số lượng tế bào noãn được bảo quản lạnh mà còn liên quan đến tỷ lệ sử dụng cuối cùng của chúng. Một số mô hình lý thuyết đã được phát triển để dự đoán hiệu quả chi phí của EOC, nhưng những mô hình này chủ yếu dựa vào chi phí thực tế của thủ thuật, chi phí này khác nhau đáng kể giữa các quốc gia và mô hình này không xem xét lợi ích tiềm năng của EOC đối với chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu tiếp theo được công bố về phụ nữ sau EOC cho đến nay đều tập trung vào những phụ nữ quay lại phòng khám hỗ trợ sinh sản sau vài năm và những người yêu cầu rã đông tế bào noãn, trong khi các lựa chọn sinh sản thực tế của những người sử dụng EOC trước đây vẫn chưa được báo cáo đầy đủ.
Mục tiêu: Phân tích kết quả của việc điều trị sinh sản ở những phụ nữ đã trãi quả trữ noãn chủ động (EOC) và những phụ nữ quay trở lại để khám và điều trị hỗ trợ sinh sản với mong muốn làm mẹ.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu đơn trung tâm ở 843 phụ nữ ở độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi trữ noãn chủ động từ năm 2009 đến 2019 tại Bỉ. Phân tích dữ liệu được thực hiện để mô tả các đặc điểm chu kỳ EOC. Kết quả lâm sàng của những phụ nữ quay lại điều trị hỗ trợ sinh sản mong muốn có con cho đến tháng 5 năm 2022 (N = 231).
Tiêu chuẩn loại: những phụ nữ trữ noãn vì lí do y tế hoặc điều trị ung thư.
Kết quả:
Kết luận: Việc sử dụng noãn sau khi trữ đông chủ động hay sử dụng noãn tươi trong những chu kì chọc hút để điều trị khi thực hiện hỗ trợ sinh sản phụ thuộc vào độ tuổi khi trở lại, nhưng cả hai chiến lược đều mang lại kết quả sinh sản thuận lợi.
Nguồn: Loreti, S., Darici, E., Nekkebroeck, J., Drakopoulos, P., Van Landuyt, L., De Munck, N., ... & De Vos, M. (2024). A 10-year follow-up of reproductive outcomes in women attempting motherhood after elective oocyte cryopreservation. Human Reproduction, 39(2), 355-363.
Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, hầu hết ở các nước đang phát triển, phụ nữ có xu hướng trì hoãn việc lập gia đình. Theo Phòng Chính sách Xã hội, Cơ sở dữ liệu Gia đình (OECD - Social Policy Division, OECD Family Database), lí do mà phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trì hoãn kết hôn là chưa tìm thấy bạn đời phù hợp, chưa muốn làm mẹ ở thời điểm hiện tại và nhu cầu phát triển sự nghiệp của bản thân. Xu hướng này không chỉ dẫn đến giảm tuổi thọ sinh sản đối với phụ nữ ngày càng tăng mà còn làm tăng nguy cơ vô sinh do số lượng và chất lượng noãn giảm, đặc biệt giảm nhanh sau 35 tuổi. Ngành hỗ trợ sinh sản kết hợp với đông lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa phát triển là công nghệ hiệu quả để bào tồn khả năng sinh sản của phụ nữ. Việc áp dụng phương pháp thủy tinh hóa để trữ noãn chủ động (Elective oocyte cryopreservation - EOC) để trì hoãn việc làm cha mẹ như một xu hướng phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù về mặt lý thuyết, EOC có khả năng giảm thiểu tình trạng suy giảm khả năng sinh sản liên quan đến tuổi tác nhưng khái niệm EOC vẫn còn gây tranh cãi. Việc bảo quản noãn hiện không có dữ liệu nào chứng minh cho giả thuyết rằng EOC thực sự làm tăng cơ hội sinh con trong tương lai so với việc không thực hiện EOC. Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (American Society for Reproductive Medicine - ASRM) ước tính rằng tỉ lệ trẻ sinh sống (Live birth rate – LBR) sau EOC chỉ là 2 – 12% đối với phụ nữ dưới 38 tuổi, điều này nói lên rằng việc bảo quản lạnh tế bào noãn không đảm bảo mang thai thành công hoặc sinh con. Hơn nữa, hiệu quả chi phí không chỉ liên quan đến độ tuổi và số lượng tế bào noãn được bảo quản lạnh mà còn liên quan đến tỷ lệ sử dụng cuối cùng của chúng. Một số mô hình lý thuyết đã được phát triển để dự đoán hiệu quả chi phí của EOC, nhưng những mô hình này chủ yếu dựa vào chi phí thực tế của thủ thuật, chi phí này khác nhau đáng kể giữa các quốc gia và mô hình này không xem xét lợi ích tiềm năng của EOC đối với chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu tiếp theo được công bố về phụ nữ sau EOC cho đến nay đều tập trung vào những phụ nữ quay lại phòng khám hỗ trợ sinh sản sau vài năm và những người yêu cầu rã đông tế bào noãn, trong khi các lựa chọn sinh sản thực tế của những người sử dụng EOC trước đây vẫn chưa được báo cáo đầy đủ.
Mục tiêu: Phân tích kết quả của việc điều trị sinh sản ở những phụ nữ đã trãi quả trữ noãn chủ động (EOC) và những phụ nữ quay trở lại để khám và điều trị hỗ trợ sinh sản với mong muốn làm mẹ.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu đơn trung tâm ở 843 phụ nữ ở độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi trữ noãn chủ động từ năm 2009 đến 2019 tại Bỉ. Phân tích dữ liệu được thực hiện để mô tả các đặc điểm chu kỳ EOC. Kết quả lâm sàng của những phụ nữ quay lại điều trị hỗ trợ sinh sản mong muốn có con cho đến tháng 5 năm 2022 (N = 231).
Tiêu chuẩn loại: những phụ nữ trữ noãn vì lí do y tế hoặc điều trị ung thư.
Kết quả:
- Có 843 phụ nữ đã trải qua 1353 chu kỳ trữ noãn chủ động (EOC). Độ tuổi trung bình ở thời điểm bắt đầu thời gian trữ noãn là 36,5 ± 2,8 năm.
- Số lượng noãn thu được trung bình là 11,0 ± 7,4 trong mỗi chu kỳ kích thích. Tỷ lệ tế bào noãn trưởng thành (noãn MII) trên mỗi cụm noãn (Oocyte cumulus complex - OCC) là 78,8%. Trung bình có 13,9 ± 9,2 tế bào noãn trưởng thành (MII) được trữ đông trên mỗi bệnh nhân.
- Có 231 (27,4%) phụ nữ quay lại sau khi trữ noãn, trung bình 39,9 ± 23,4 tháng sau EOC và ở độ tuổi trung bình là 40,4 ± 3,1 tuổi. Chỉ số AMH trung bình của nhóm phụ nữ này là 2,3 ± 2,0 ng/mL tại thời điểm EOC và 1,5 ± 1,5 ng/mL khi quay trở lại.
- Tổng cộng, 1844 tế bào noãn rã đông trong 200 chu kỳ rã noãn, trung bình 1,4 ± 0,8 chu kỳ trên mỗi phụ nữ. Tỷ lệ sống sót trung bình của noãn sau khi rã đông là 82,6%. Số lượng phôi trong mỗi chu kỳ rã noãn là 2,7 ± 1,8.
- Số phôi trung bình 1,3 ± 0,5 phôi được chuyển trong mỗi chu kỳ thụ tinh ống nghiệm. Tỷ lệ β-hCG dương là 36,3% (196/539). Tỷ lệ thai lâm sàng (Clinical pregnancy rate - CPR) là 30,8% (166/539), và tỉ lệ trẻ sinh sống (LBR) là 17,3% (93/539).
- Nhìn chung, tỷ lệ mang thai liên tục tích lũy (Cumulative ongoing pregnancy rate - COPR) trong nhóm phụ nữ quay trở lại sau EOC là 55,4% (128/231). Tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy (Cumulative live birth rate - CLBR) là 45,9% (106/231) cho đến tháng 5 năm 2022, với 22 trường hợp mang thai vẫn đang tiếp diễn. Tỷ lệ sẩy thai (Miscarriage rate - MR) là 30,7% (51/166).
- Ngoài ra, nhóm phụ nữ chỉ thực hiện rã noãn tạo phôi (Warmed oocytes only - WOO) là 90/231 (39,0%), nhóm khác gồm 52/231 (22,5%) phụ nữ chỉ sử dụng noãn tươi trong chu kì chọc hút (Fresh oocytes only - FOO)
- Về kết quả lâm sàng:
- Nhóm WOO, tỷ lệ β-hCG trên mỗi lần chuyển phôi là 47,4% (74/156) và tỉ lệ CPR mỗi lần chuyển là 38,5% (60/156). Và tỷ lệ CLBR và MR lần lượt là 41,1% (37/90) và 25,0%.
- Nhóm FOO, tỷ lệ hCG dương tính trên mỗi lần chuyển giao là 50,5% (47/93) và tỷ lệ CPR mỗi lần chuyển phôi là 44,1% (41/93). Tỷ lệ CLBR và MR lần lượt là 48,1% (25/52) và 29,3%.
Kết luận: Việc sử dụng noãn sau khi trữ đông chủ động hay sử dụng noãn tươi trong những chu kì chọc hút để điều trị khi thực hiện hỗ trợ sinh sản phụ thuộc vào độ tuổi khi trở lại, nhưng cả hai chiến lược đều mang lại kết quả sinh sản thuận lợi.
Nguồn: Loreti, S., Darici, E., Nekkebroeck, J., Drakopoulos, P., Van Landuyt, L., De Munck, N., ... & De Vos, M. (2024). A 10-year follow-up of reproductive outcomes in women attempting motherhood after elective oocyte cryopreservation. Human Reproduction, 39(2), 355-363.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối tương quan giữa việc sử dụng sản phẩm chăm sóc cá nhân và kết quả điều trị IVF/ICSI - Ngày đăng: 10-07-2024
Dự đoán khả năng thụ tinh và chất lượng phôi dựa trên dấu ấn sinh học trong dịch nang - Ngày đăng: 10-07-2024
So sánh hiệu quả chuyển phôi tươi và phôi trữ ngày 06 (D6) - Ngày đăng: 10-07-2024
Nồng độ progesterone cao sau ngày tiêm hCG không ảnh hưởng đến kết cục thai lâm sàng sau chuyển phôi - Ngày đăng: 07-07-2024
So sánh tác động của hoạt hóa mô buồng trứng hóa học so với cơ học trong sự phát triển nang noãn ở người - Ngày đăng: 07-07-2024
Đột biến cặp alen trong protein liên kết RNA ADAD2 gây ra tình trạng suy giảm khả năng sinh tinh và vô tinh không do tắc nghẽn ở người - Ngày đăng: 07-07-2024
Vật tư bằng nhựa được sử dụng trong các quy trình thụ tinh trong ống nghiệm gây ra sự thay đổi lớn về biểu hiện gen nhau thai - Ngày đăng: 05-07-2024
Chất lượng hình thái phôi ngày 3 ảnh hưởng đến kết cục thai của phôi nang nguyên bội chất lượng thấp: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 05-07-2024
Mối tương quan giữa những bất thường về hình dạng và sự phân mảnh DNA tinh trùng người - Ngày đăng: 04-07-2024
Mang thai thành công bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn sau khi phôi nuôi cấy bị nhiễm khuẩn khi thực hiện IVF cổ điển: báo cáo trường hợp - Ngày đăng: 04-07-2024
Bảo tồn khả năng sinh sản: báo cáo trường hợp trẻ sơ sinh sau 13 năm trữ lạnh noãn - Ngày đăng: 04-07-2024
Ứng dụng con đường tín hiệu SIRT để cải thiện chất lượng noãn in-vitro - Ngày đăng: 29-06-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK