Tin tức
on Saturday 20-07-2024 8:42am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Đặng Ngọc Minh Thư, ThS. Nguyễn Huyền Minh Thụy – IVF Tâm Anh
Tổng quan
Trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization - IVF), nuôi cấy phôi nang ngày 5 (D5), ngày 6 (D6) dần trở nên phổ biến trong điều trị IVF. Các trung tâm hướng tới khuyến khích bệnh nhân chuyển phôi ở giai đoạn phôi nang nhằm cải thiện tỉ lệ mang thai (Pregnancy rate - PR) và tỉ lệ làm tổ (Implantation rate - IR) trên mỗi lần chuyển phôi.
Hiện nay, còn nhiều tranh cãi giữa sự khác biệt về kết quả chuyển phôi ngày 5 và ngày 6. Một nghiên cứu phân tích tổng hợp cho rằng chuyển phôi phát triển chậm D6 có kết quả mang thai tương đương với phôi D5. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy chuyển phôi trữ D5 có ưu điểm hơn so với D6. Tất cả nghiên cứu trên đều không xét đến xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ nhằm sàng lọc thể lệch bội (PGT-A).
Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả lâm sàng của các lần chuyển đơn phôi trữ (Frozen embryo transfer - FET) vào D5 hoặc D6 trong các chu kỳ đã thực hiện PGT-A.
Vật liệu và phương pháp
Tiêu chí lựa chọn bao gồm bệnh nhân có ít nhất một phôi nguyên bội hoặc phôi khảm với chất lượng tốt và bệnh nhân chỉ chuyển đơn phôi trữ với phôi nguyên bội hoặc phôi khảm. Nghiên cứu này tổng hợp, phân tích các kết quả của 527 chu kỳ chuyển phôi trữ được thực hiện PGT-A tại bệnh viện Lee Women's, Đài Loan từ tháng 7/2016 đến 10/2020. Tế bào sinh thiết từ tế bào lá nuôi phôi được phân tích bằng kỹ thuật di truyền giải trình tự thế hệ mới với độ phân giải cao (hr-NGS). Các kết quả được phân tích và so sánh giữa nhóm D5 và D6 bao gồm: tỉ lệ bội, tỉ lệ mang thai, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ sinh đôi cùng trứng và tỉ lệ trẻ sinh sống.
Phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm SPSS (phiên bản 23.0).
Kết quả
Tổng cộng 8449 phôi sinh thiết được đưa vào phân tích, trong đó có 4883 phôi D5 (57,8%) và 3566 phôi D6 (42,2%). Không có khác biệt về tỉ lệ phôi nguyên bội, lệch bội, tỉ lệ khảm giữa nhóm chuyển phôi D5 và D6. Đặc biệt, không có sự khác biệt về các tỉ lệ nói trên khi phân nhóm bệnh nhân trẻ tuổi (<38 tuổi) và bệnh nhân lớn tuổi (>38 tuổi). Cụ thể, tỉ lệ phôi nguyên bội giữa chuyển phôi sinh thiết D5 và D6 là 33,7% so với 30,0% ở nhóm <38 tuổi và 19,1% so với 14,6% ở nhóm >38 tuổi; tỉ lệ phôi lệch bội là 22,3% so với 28,2% ở nhóm <38 tuổi và 52,4% so với 57,7% ở >38 tuổi; tỉ lệ khảm là 44,0% so với 41,8% ở nhóm <38 tuổi và 28,4% so với 27,6% nhóm >38 tuổi. Có thể thấy tỉ lệ lệch bội của phôi tăng dần theo tuổi mẹ.
Xét về hiệu quả chuyển phôi trữ giữa 2 nhóm, không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về tỉ lệ có thai (53,4% so với 52,4%; p=0,838), tỉ lệ trẻ sinh sống (46,1% so với 44,1%; p=0,682) và tỉ lệ sảy thai (13,7% so với 16,0%; p=0,858). Không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ sinh đôi cùng trứng (2,8% so với 6,8%). Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể về cân nặng sơ sinh giữa nhóm D5 và D6 (3089 ± 440 so với 2935 ± 504; p=0,024).
Đối với kết quả phân theo nhóm tuổi, ở nhóm <38 tuổi, không có sự khác biệt về hiệu quả chuyển phôi giữa 2 nhóm phôi D5 và D6 dựa trên các tiêu chí: tỉ lệ thai lâm sàng (51,5% so với 54,2%; p=0,668), tỉ lệ làm tổ (53,4% so với 57,8%; p=0,483) và tỉ lệ trẻ sinh sống (43,1% so với 44,6%; p=0,81). Kết quả tương tự với nhóm >38 tuổi về tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống (tỉ lệ làm tổ 57,4% so với 50,0%; tỉ lệ thai lâm sàng 57,4% so với 53,3%; tỉ lệ trẻ sinh sống 49,2% so với 43,3%). Tỉ lệ sảy thai và tỉ lệ sinh đôi cùng trứng không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi.
Bàn luận
Các nghiên cứu trước kia chỉ ra rằng phôi nang phát triển chậm thường có tỉ lệ lệch bội cao hơn vì thế phôi nang D6 bị lệch bội cao hơn, tỉ lệ có thai và tỉ lệ sinh sống thấp hơn. Nguyên nhân có thể liên quan đến chất lượng phôi kém, phôi lệch bội cao và suy giảm chất dinh dưỡng ở phôi D6. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây hầu hết không thực hiện PGT-A.
Điểm mạnh của nghiên cứu này là các chu kỳ chuyển phôi trữ từ phôi PGT-A FET và chuyển đơn phôi nang D5 và D6. Kết quả của nghiên cứu hồi cứu cho thấy chuyển phôi trữ D5 và D6 sau khi thực hiện PGT-A không có sự khác biệt về tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống kể cả giữa các độ tuổi khác nhau. Do đó, chuyển phôi nguyên bội hoặc phôi khảm tiềm năng ở D6 vẫn mang lại kết quả lâm sàng khả quan. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng chuyển phôi D5 có tỉ lệ mang thai, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn đáng kể so với chuyển phôi D6 ở chu kỳ chuyển phôi tươi và phôi trữ. Hiện tại vẫn chưa có nhiều tài liệu về hiệu quả lâm sàng của chuyển phôi D5 và D6, đây vẫn là chủ đề gây tranh cãi.
Nhược điểm của nghiên cứu này là đánh giá kết quả ở các thời điểm cắt ngang, thiếu dữ liệu về diễn tiến từ giai đoạn làm tổ và thời kì mang thai. Kết quả nghiên cứu này có thể được sử sụng như một tài liệu để tư vấn cho bệnh nhân trong các chu kì điều trị IVF.
Kết luận
Nghiên cứu này cho thấy việc chuyển đơn phôi nguyên bội D5 hoặc D6 không có ý nghĩa khác biệt về tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống.
Nguồn: Wu TF, Chen MJ, Lee MS, et al. Comparison of clinical outcome between day 5 and day 6 single blastocyst transfers in cycles undergoing preimplantation genetic testing for aneuploidy. Taiwan J Obstet Gynecol. 2023;62(3):429-433. doi:10.1016/j.tjog.2023.03.005
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của các thông số lâm sàng và phôi học đến tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống trong chu kỳ chuyển phôi tươi: một nghiên cứu hồi cứu trên 9608 phôi giai đoạn phân chia chất lượng tốt - Ngày đăng: 20-07-2024
Vai trò của các túi ngoại bào trong giao tiếp giữa phôi và nội mạc tử cung mẹ - Ngày đăng: 19-07-2024
Tổng thời gian phôi nang tự sụp khoang phôi là một yếu tố dự đoán độc lập tỉ lệ nguyên bội và trẻ sinh sống - Ngày đăng: 19-07-2024
Hiệu quả của hai phương pháp hỗ trợ thoát màng bằng laser trong ART: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 19-07-2024
Sinh thiết tế bào lá nuôi tương quan với kết cục thai kỳ hơn là kết cục trẻ sinh - Ngày đăng: 19-07-2024
Xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ sàng lọc thể lệch bội nhằm tối ưu hóa kết quả sinh sản ở nhóm bệnh nhân thất bại nhiều lần: Tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 19-07-2024
So sánh kỹ thuật Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn với Thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển ở những cặp vợ chồng vô sinh do yếu tố nam giới không nghiêm trọng: nghiên cứu đa trung tâm, nhãn mở, đối chứng ngẫu nhiên - Ngày đăng: 19-07-2024
Ảnh hưởng của chu kỳ trữ - rã, thu tế bào sinh thiết và số lần bắn laser đến sự xuất hiện thể khảm trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phát hiện lệch bội nhiễm sắc thể - Ngày đăng: 15-07-2024
Sử dụng kính hiển vi phân cực quan sát thoi vô sắc trong quá trình ICSI giúp cải thiện kết quả IVF ở những bệnh nhân đáp ứng kém với kích thích buồng trứng: một nghiên cứu hồi cứu từ một trung tâm IVF Indonesia - Ngày đăng: 15-07-2024
Theo dõi 10 năm về kết quả sinh sản ở phụ nữ cố gắng làm mẹ sau khi trữ noãn chủ động - Ngày đăng: 15-07-2024
Mối tương quan giữa việc sử dụng sản phẩm chăm sóc cá nhân và kết quả điều trị IVF/ICSI - Ngày đăng: 10-07-2024
Dự đoán khả năng thụ tinh và chất lượng phôi dựa trên dấu ấn sinh học trong dịch nang - Ngày đăng: 10-07-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK