Tin tức
on Friday 19-07-2024 6:15am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Đặng Ngọc Minh Thư, ThS. Nguyễn Huyền Minh Thụy – IVF Tâm Anh
Tổng quan
Thất bại nhiều lần (Recurrent reproductive failure - RRF) là một vấn đề nan giải trong sinh sản, bao gồm sảy thai liên tiếp (Recurrent pregnancy loss - RPL: 2 lần sảy thai trước 20-24 tuần) và thất bại làm tổ nhiều lần (Recurrent implantation failure - RIF: thất bại ≥ 3 lần chuyển phôi chất lượng tốt trong điều trị IVF). RRF gây áp lực lớn về thể chất và tinh thần cho các cặp vợ chồng, điều này có liên quan đến việc tăng nguy cơ vô sinh và sảy thai.
Nguyên nhân chính dẫn đến RRF là do phôi lệch bội. Đối với nhóm RPL, phôi lệch bội chiếm hơn 55%, trong khi đó ở nhóm RIF, tỉ lệ này là 30-50%. Với sự ra đời và phát triển xét nghiệm di truyền sàng lọc thể lệch bội phôi tiền làm tổ (Preimplantation genetic testing for aneuploidies – PGT-A) để chọn ra phôi nguyên bội chuyển phôi. Ngày nay, với những tiến bộ về di truyền phân tử, PGT-A dựa trên kỹ thuật sàng lọc nhiễm sắc thể toàn diện (Comprehensive chromosome screening - CCS) và sinh thiết phôi nang được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, hiệu quả của PGT-A đối với RRF vẫn còn nhiều tranh cãi. Bài đánh giá này nhằm mục đích phân tích xem liệu PGT-A có mang lại lợi ích cho nhóm RRF hay không.
Phương pháp
Nghiên cứu này tổng hợp phân tích các kết quả nghiên cứu không có giới hạn thời gian đầu đến tháng 6/2023. Tiêu chí lựa chọn gồm các nghiên cứu đề cập đến sự ảnh hưởng của PGT-A dựa trên CCS và sinh thiết phôi nang đối với kết quả sinh sản của nhóm bệnh nhân RRF. Các kết quả được phân tích bao gồm: tỉ lệ trẻ sinh sống (LBR), tỉ lệ làm tổ (IR), tỉ lệ thai lâm sàng (CPR), tỉ lệ sảy thai sinh hóa (BPLR) và tỉ lệ sảy thai (MR). Tổng cộng có 1063 nghiên cứu được xem xét, sau khi sàng lọc, có 20 nghiên cứu đủ tiêu chuẩn để đưa vào phân tích.
Kết quả
Tỉ lệ lệch bội tương quan với tuổi mẹ.
Tỉ lệ nguyên bội được báo cáo là 56,4%; 39,1%; 42,8% và 25,5% trong các nhóm hình thái phôi nang rất tốt (≥ 3AA), tốt (3, 4, 5, 6 AB và BA), trung bình (3, 4, 5, 6 BB, AC và CA) và kém (≤ 3BB). Sato và cộng sự (2020) báo cáo rằng tỉ lệ lệch bội là 43%, 63%, 69% và 91% ở nhóm RPL và 56%, 77%, 77%, 94% ở nhóm RIF lần lượt theo các nhóm tuổi 35–36, 37–38, 39–40 và 41–42. Theo Tong và cộng sự (2021), tỉ lệ lệch bội ở bệnh nhân RIF >38 tuổi cao hơn đáng kể so với bệnh nhân <38 tuổi (68,9% so với 39,9%, p<0,001). Tương tự, nghiên cứu Liu và cộng sự (2020), tỉ lệ lệch bội ở nhóm RPL >35 tuổi cao hơn so với nhóm <35 tuổi (68,6 so với 48,9%).
PGT-A có thể tối ưu hóa kết quả sinh sản nhóm bệnh nhân RRF.
Trên nhóm bệnh nhân RPL chuyển đơn phôi, nghiên cứu cuả Kim và cộng sự (2019) cho thấy, nhóm có PGT-A (n=660) cho hiệu quả điều trị cao hơn nhóm không PGT-A (n=101), dựa trên các tiêu chí: tỉ lệ thai lâm sàng (73% so với 61%, p=0,01), tỉ lệ trẻ sinh sống (62% so với 41%, p<0,01) và tỉ lệ sảy thai (15 so với 32%, p <0,01). Hồi cứu của Wang và cộng sự (2019) cho thấy không có sự khác biệt về hiệu quả điều trị giữa nhóm bệnh nhân RPL và nhóm không có tiền sử RPL khi cùng thực hiện PGT-A. Năm 2021, Bhatt và cộng sự thực hiện một nghiên cứu hồi cứu bao gồm các chu kỳ IVF-FET từ năm 2010-2016. Kết quả cho thấy PGT-A tăng tỉ lệ trẻ sinh sống (48% và 34%, p<0,001), tỉ lệ thai lâm sàng (59% và 47%, p<0,001) và giảm tỉ lệ sảy thai sinh hóa (9,9% so với 11,5%, p=0,02), tỉ lệ sảy thai (11% so với 13%, p=0,02) ở bệnh nhân RPL (PGT-A so với không PGT-A=3,241 so với 3,351). Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2020) cho thấy hiệu quả PGT-A đối với nhóm RIF, sảy thai liên tiếp, xin noãn. Từ những nghiên cứu trên, gợi ý rằng nhóm bệnh nhân RRF sử dụng PGT-A có kết quả sinh sản tương đương với những bệnh nhân không có tiền sử RRF. Tuy nhiên, nghiên cứu của Murugappan (2016) cho thấy PGT-A không cải thiện hiệu quả ở nhóm bệnh nhân RRF. Hơn nữa, thời gian để có thai trung bình ở nhóm PGT-A còn cao hơn nhóm đối chứng.
PGT-A cải thiện hiệu quả điều trị ở nhóm RRF với mọi độ tuổi, đặc biệt là tuổi mẹ cao.
Nghiên cứu của Greco (2014) và của Du (2023) cho thấy PGT-A có thể tối ưu hóa kết quả điều trị ở những bệnh nhân có RRF có độ tuổi <38. Hồi cứu của Kato (2023) trên 32 bệnh nhân có thực hiện PGT-A và 2556 bệnh nhân nhóm đối chứng có độ tuổi 35-42 cho thấy với PGT-A, tỉ lệ trẻ sinh sống đã tăng trên mỗi chu kì chuyển phôi (80% với 0%, p=0,005) và sảy thai giảm (20% với 100%, p=0,0098).
Theo nghiên cứu của Bhatt và cộng sự (2021), những bệnh nhân mắc RPL thực hiện PGT-A so với không có PGT-A có kết quả sinh sống là 1,31 (95%; KTC: 1,12-1,52) ở nhóm <35 tuổi; 1,45 (95%; KTC: 1,21-1,75) nhóm 35–37 tuổi; 1,89 (95%; KTC: 1,56-2,29) nhóm 38–40; 2,62 (95%; KTC: 1,94-3,53) nhóm 41–42 tuổi và 3,80 (95%; KTC: 2,52-5,72) nhóm >42 tuổi. Nghiên cứu của Tong và cộng sự (2021) cũng cho kết quả tương tự. Từ những nghiên cứu trên cho thấy PGT-A có lợi cho cả bệnh nhân trẻ và bệnh nhân lớn tuổi, đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi.
Tuy nhiên, hiệu quả của PGT-A vẫn còn hạn chế ở những bệnh nhân sảy thai nhiều lần. Các nghiên cứu cho thấy PGT-A có thể cải thiện tỉ lệ làm tổ và thai diễn tiến ở những bệnh nhân RIF trung bình (>3 lần) nhưng không cải thiện ở những bệnh nhân RIF nặng (>5 lần) và ở những bệnh nhân có hơn 2 chu kỳ PGT-A thất bại. Nghiên cứu của Ni và cộng sự (2020) kết luận rằng, nhóm bệnh nhân sử dụng PGT-A sau một lần sảy thai tự nhiên (nhóm đối chứng) và nhóm bệnh nhân có ≥4 lần sảy thai có tỉ lệ sảy thai sớm tăng đáng kể ngay cả khi chuyển phôi nguyên bội (6,58% so với 31,11%, p<0,001) và tỉ lệ sinh sống giảm (53,49% so với 34,18%, p=0,007).
Bàn luận
Kết quả nghiên cứu này cho thấy PGT-A dựa trên sinh thiết phôi nang và CCS có thể tối ưu hóa kết quả sinh sản của nhóm bệnh nhân RRF ở mọi lứa tuổi RRF, đặc biệt ở nhóm tuổi mẹ cao. Tuy nhiên, PGT-A không thể xác định tất cả các gen bất thường hoặc những khiếm khuyết trong quá trình thai phát triển và không thể đảm bảo mang thai thành công mà cần phải có phôi chất lượng tốt và khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung. RPL và RIF rất phức tạp và phụ thuộc nhiều yếu tố. Điều quan trọng là cần xác định đúng nguyên nhân gây ra RPL hoặc RIF để điều trị. Hơn nữa, những bệnh nhân này được khuyến khích làm chẩn đoán trước sinh trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, với những bệnh nhân lớn tuổi có khả năng có phôi lệch bôị cao thì cơ hội có phôi nang để thực hiện PGT-A thấp vì dự trữ buồng trứng đã giảm. Ngoài ra, những trường hợp >3 RRF hoặc >2 chu kỳ PGT-A thì sử dụng PGT-A lại không hiệu quả. Mặt khác, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công cuả thai kỳ ngoài yếu tố phôi lệch bội, chẳng hạn như bệnh tăng huyết khối, miễn dịch học, trao đổi chất/các bất thường về nội tiết và các bất thường về giải phẫu. Hạn chế chính của bài tổng quan này là có ít các nghiên cứu có chất lượng cao, chỉ có 2 nghiên cứu tiến cứu và hầu hết các nghiên cứu không có đặc điểm bệnh nhân về AMH, lần sảy thai trước, các kết quả nội tiết, miễn dịch….
Kết luận
PGT-A có lợi cho nhóm bệnh nhân RRF, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng, lợi ích của PGT-A có thể không rõ ràng vì xác suất có phôi đơn bội thấp hơn. Ngoài ra, PGT-A vẫn còn hạn chế đối với bệnh nhân sảy thai nhiều lần.
Nguồn: Mei, Y., Lin, Y., Chen, Y., Zheng, J., Ke, X., Liang, X., & Wang, F. (2024). Preimplantation genetic testing for aneuploidy optimizes reproductive outcomes in recurrent reproductive failure: a systematic review. Frontiers in mediKTCne, 11, 1233962. https://doi.org/10.3389/fmed.2024.1233962.
Tổng quan
Thất bại nhiều lần (Recurrent reproductive failure - RRF) là một vấn đề nan giải trong sinh sản, bao gồm sảy thai liên tiếp (Recurrent pregnancy loss - RPL: 2 lần sảy thai trước 20-24 tuần) và thất bại làm tổ nhiều lần (Recurrent implantation failure - RIF: thất bại ≥ 3 lần chuyển phôi chất lượng tốt trong điều trị IVF). RRF gây áp lực lớn về thể chất và tinh thần cho các cặp vợ chồng, điều này có liên quan đến việc tăng nguy cơ vô sinh và sảy thai.
Nguyên nhân chính dẫn đến RRF là do phôi lệch bội. Đối với nhóm RPL, phôi lệch bội chiếm hơn 55%, trong khi đó ở nhóm RIF, tỉ lệ này là 30-50%. Với sự ra đời và phát triển xét nghiệm di truyền sàng lọc thể lệch bội phôi tiền làm tổ (Preimplantation genetic testing for aneuploidies – PGT-A) để chọn ra phôi nguyên bội chuyển phôi. Ngày nay, với những tiến bộ về di truyền phân tử, PGT-A dựa trên kỹ thuật sàng lọc nhiễm sắc thể toàn diện (Comprehensive chromosome screening - CCS) và sinh thiết phôi nang được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, hiệu quả của PGT-A đối với RRF vẫn còn nhiều tranh cãi. Bài đánh giá này nhằm mục đích phân tích xem liệu PGT-A có mang lại lợi ích cho nhóm RRF hay không.
Phương pháp
Nghiên cứu này tổng hợp phân tích các kết quả nghiên cứu không có giới hạn thời gian đầu đến tháng 6/2023. Tiêu chí lựa chọn gồm các nghiên cứu đề cập đến sự ảnh hưởng của PGT-A dựa trên CCS và sinh thiết phôi nang đối với kết quả sinh sản của nhóm bệnh nhân RRF. Các kết quả được phân tích bao gồm: tỉ lệ trẻ sinh sống (LBR), tỉ lệ làm tổ (IR), tỉ lệ thai lâm sàng (CPR), tỉ lệ sảy thai sinh hóa (BPLR) và tỉ lệ sảy thai (MR). Tổng cộng có 1063 nghiên cứu được xem xét, sau khi sàng lọc, có 20 nghiên cứu đủ tiêu chuẩn để đưa vào phân tích.
Kết quả
Tỉ lệ lệch bội tương quan với tuổi mẹ.
Tỉ lệ nguyên bội được báo cáo là 56,4%; 39,1%; 42,8% và 25,5% trong các nhóm hình thái phôi nang rất tốt (≥ 3AA), tốt (3, 4, 5, 6 AB và BA), trung bình (3, 4, 5, 6 BB, AC và CA) và kém (≤ 3BB). Sato và cộng sự (2020) báo cáo rằng tỉ lệ lệch bội là 43%, 63%, 69% và 91% ở nhóm RPL và 56%, 77%, 77%, 94% ở nhóm RIF lần lượt theo các nhóm tuổi 35–36, 37–38, 39–40 và 41–42. Theo Tong và cộng sự (2021), tỉ lệ lệch bội ở bệnh nhân RIF >38 tuổi cao hơn đáng kể so với bệnh nhân <38 tuổi (68,9% so với 39,9%, p<0,001). Tương tự, nghiên cứu Liu và cộng sự (2020), tỉ lệ lệch bội ở nhóm RPL >35 tuổi cao hơn so với nhóm <35 tuổi (68,6 so với 48,9%).
PGT-A có thể tối ưu hóa kết quả sinh sản nhóm bệnh nhân RRF.
Trên nhóm bệnh nhân RPL chuyển đơn phôi, nghiên cứu cuả Kim và cộng sự (2019) cho thấy, nhóm có PGT-A (n=660) cho hiệu quả điều trị cao hơn nhóm không PGT-A (n=101), dựa trên các tiêu chí: tỉ lệ thai lâm sàng (73% so với 61%, p=0,01), tỉ lệ trẻ sinh sống (62% so với 41%, p<0,01) và tỉ lệ sảy thai (15 so với 32%, p <0,01). Hồi cứu của Wang và cộng sự (2019) cho thấy không có sự khác biệt về hiệu quả điều trị giữa nhóm bệnh nhân RPL và nhóm không có tiền sử RPL khi cùng thực hiện PGT-A. Năm 2021, Bhatt và cộng sự thực hiện một nghiên cứu hồi cứu bao gồm các chu kỳ IVF-FET từ năm 2010-2016. Kết quả cho thấy PGT-A tăng tỉ lệ trẻ sinh sống (48% và 34%, p<0,001), tỉ lệ thai lâm sàng (59% và 47%, p<0,001) và giảm tỉ lệ sảy thai sinh hóa (9,9% so với 11,5%, p=0,02), tỉ lệ sảy thai (11% so với 13%, p=0,02) ở bệnh nhân RPL (PGT-A so với không PGT-A=3,241 so với 3,351). Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2020) cho thấy hiệu quả PGT-A đối với nhóm RIF, sảy thai liên tiếp, xin noãn. Từ những nghiên cứu trên, gợi ý rằng nhóm bệnh nhân RRF sử dụng PGT-A có kết quả sinh sản tương đương với những bệnh nhân không có tiền sử RRF. Tuy nhiên, nghiên cứu của Murugappan (2016) cho thấy PGT-A không cải thiện hiệu quả ở nhóm bệnh nhân RRF. Hơn nữa, thời gian để có thai trung bình ở nhóm PGT-A còn cao hơn nhóm đối chứng.
PGT-A cải thiện hiệu quả điều trị ở nhóm RRF với mọi độ tuổi, đặc biệt là tuổi mẹ cao.
Nghiên cứu của Greco (2014) và của Du (2023) cho thấy PGT-A có thể tối ưu hóa kết quả điều trị ở những bệnh nhân có RRF có độ tuổi <38. Hồi cứu của Kato (2023) trên 32 bệnh nhân có thực hiện PGT-A và 2556 bệnh nhân nhóm đối chứng có độ tuổi 35-42 cho thấy với PGT-A, tỉ lệ trẻ sinh sống đã tăng trên mỗi chu kì chuyển phôi (80% với 0%, p=0,005) và sảy thai giảm (20% với 100%, p=0,0098).
Theo nghiên cứu của Bhatt và cộng sự (2021), những bệnh nhân mắc RPL thực hiện PGT-A so với không có PGT-A có kết quả sinh sống là 1,31 (95%; KTC: 1,12-1,52) ở nhóm <35 tuổi; 1,45 (95%; KTC: 1,21-1,75) nhóm 35–37 tuổi; 1,89 (95%; KTC: 1,56-2,29) nhóm 38–40; 2,62 (95%; KTC: 1,94-3,53) nhóm 41–42 tuổi và 3,80 (95%; KTC: 2,52-5,72) nhóm >42 tuổi. Nghiên cứu của Tong và cộng sự (2021) cũng cho kết quả tương tự. Từ những nghiên cứu trên cho thấy PGT-A có lợi cho cả bệnh nhân trẻ và bệnh nhân lớn tuổi, đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi.
Tuy nhiên, hiệu quả của PGT-A vẫn còn hạn chế ở những bệnh nhân sảy thai nhiều lần. Các nghiên cứu cho thấy PGT-A có thể cải thiện tỉ lệ làm tổ và thai diễn tiến ở những bệnh nhân RIF trung bình (>3 lần) nhưng không cải thiện ở những bệnh nhân RIF nặng (>5 lần) và ở những bệnh nhân có hơn 2 chu kỳ PGT-A thất bại. Nghiên cứu của Ni và cộng sự (2020) kết luận rằng, nhóm bệnh nhân sử dụng PGT-A sau một lần sảy thai tự nhiên (nhóm đối chứng) và nhóm bệnh nhân có ≥4 lần sảy thai có tỉ lệ sảy thai sớm tăng đáng kể ngay cả khi chuyển phôi nguyên bội (6,58% so với 31,11%, p<0,001) và tỉ lệ sinh sống giảm (53,49% so với 34,18%, p=0,007).
Bàn luận
Kết quả nghiên cứu này cho thấy PGT-A dựa trên sinh thiết phôi nang và CCS có thể tối ưu hóa kết quả sinh sản của nhóm bệnh nhân RRF ở mọi lứa tuổi RRF, đặc biệt ở nhóm tuổi mẹ cao. Tuy nhiên, PGT-A không thể xác định tất cả các gen bất thường hoặc những khiếm khuyết trong quá trình thai phát triển và không thể đảm bảo mang thai thành công mà cần phải có phôi chất lượng tốt và khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung. RPL và RIF rất phức tạp và phụ thuộc nhiều yếu tố. Điều quan trọng là cần xác định đúng nguyên nhân gây ra RPL hoặc RIF để điều trị. Hơn nữa, những bệnh nhân này được khuyến khích làm chẩn đoán trước sinh trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, với những bệnh nhân lớn tuổi có khả năng có phôi lệch bôị cao thì cơ hội có phôi nang để thực hiện PGT-A thấp vì dự trữ buồng trứng đã giảm. Ngoài ra, những trường hợp >3 RRF hoặc >2 chu kỳ PGT-A thì sử dụng PGT-A lại không hiệu quả. Mặt khác, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công cuả thai kỳ ngoài yếu tố phôi lệch bội, chẳng hạn như bệnh tăng huyết khối, miễn dịch học, trao đổi chất/các bất thường về nội tiết và các bất thường về giải phẫu. Hạn chế chính của bài tổng quan này là có ít các nghiên cứu có chất lượng cao, chỉ có 2 nghiên cứu tiến cứu và hầu hết các nghiên cứu không có đặc điểm bệnh nhân về AMH, lần sảy thai trước, các kết quả nội tiết, miễn dịch….
Kết luận
PGT-A có lợi cho nhóm bệnh nhân RRF, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng, lợi ích của PGT-A có thể không rõ ràng vì xác suất có phôi đơn bội thấp hơn. Ngoài ra, PGT-A vẫn còn hạn chế đối với bệnh nhân sảy thai nhiều lần.
Nguồn: Mei, Y., Lin, Y., Chen, Y., Zheng, J., Ke, X., Liang, X., & Wang, F. (2024). Preimplantation genetic testing for aneuploidy optimizes reproductive outcomes in recurrent reproductive failure: a systematic review. Frontiers in mediKTCne, 11, 1233962. https://doi.org/10.3389/fmed.2024.1233962.
Các tin khác cùng chuyên mục:
So sánh kỹ thuật Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn với Thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển ở những cặp vợ chồng vô sinh do yếu tố nam giới không nghiêm trọng: nghiên cứu đa trung tâm, nhãn mở, đối chứng ngẫu nhiên - Ngày đăng: 19-07-2024
Ảnh hưởng của chu kỳ trữ - rã, thu tế bào sinh thiết và số lần bắn laser đến sự xuất hiện thể khảm trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phát hiện lệch bội nhiễm sắc thể - Ngày đăng: 15-07-2024
Sử dụng kính hiển vi phân cực quan sát thoi vô sắc trong quá trình ICSI giúp cải thiện kết quả IVF ở những bệnh nhân đáp ứng kém với kích thích buồng trứng: một nghiên cứu hồi cứu từ một trung tâm IVF Indonesia - Ngày đăng: 15-07-2024
Theo dõi 10 năm về kết quả sinh sản ở phụ nữ cố gắng làm mẹ sau khi trữ noãn chủ động - Ngày đăng: 15-07-2024
Mối tương quan giữa việc sử dụng sản phẩm chăm sóc cá nhân và kết quả điều trị IVF/ICSI - Ngày đăng: 10-07-2024
Dự đoán khả năng thụ tinh và chất lượng phôi dựa trên dấu ấn sinh học trong dịch nang - Ngày đăng: 10-07-2024
So sánh hiệu quả chuyển phôi tươi và phôi trữ ngày 06 (D6) - Ngày đăng: 10-07-2024
Nồng độ progesterone cao sau ngày tiêm hCG không ảnh hưởng đến kết cục thai lâm sàng sau chuyển phôi - Ngày đăng: 07-07-2024
So sánh tác động của hoạt hóa mô buồng trứng hóa học so với cơ học trong sự phát triển nang noãn ở người - Ngày đăng: 07-07-2024
Đột biến cặp alen trong protein liên kết RNA ADAD2 gây ra tình trạng suy giảm khả năng sinh tinh và vô tinh không do tắc nghẽn ở người - Ngày đăng: 07-07-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK