Tin tức
on Friday 19-07-2024 6:20am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
Sau nhiều thập kỷ phát triển thì công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology – ART) đã cải thiện nhiều về tỉ lệ trẻ sinh sống. Gần đây, mục tiêu chính của ART là giảm nguy cơ đa thai sau chuyển đơn phôi. Việc tối ưu hóa ART để lựa chọn phôi với tiềm năng làm tổ tốt nhất và duy trì tỉ lệ thành công nhất định luôn là một thách thức. Một số yếu tố dự đoán khả năng làm tổ thành công trong ART bao gồm chất lượng phôi, trạng thái nhiễm sắc thể (NST) và khả năng sống của phôi. Lệch bội hiện diện trong khoảng 50% số phôi tiền làm tổ gây thất bại làm tổ. Mặc dù chuyển phôi nang nguyên bội đông lạnh sau thực hiện xét nghiệm lệch bội cho phôi tiền làm tổ (preimplantation genetic testing for aneuploidy – PGT-A) có sự cải thiện về kết cục lâm sàng đặc biệt ở phụ nữ >37 tuổi nhưng cũng khoảng 1/3 số phôi nang nguyên bội chất lượng tốt bị thất bại làm tổ. Vì vậy, cần thiết thêm vào nhiều marker tiên lượng khả năng phát triển của phôi. Những nghiên cứu trước đây gợi ý rằng sự tự sụp khoang phôi (spontaneous collapse - SC) là một hiện tượng sinh lý tự nhiên của phôi nang trong giai đoạn nở rộng giúp chúng phá vỡ màng trong suốt (zona pellucida – ZP) để thoát màng. Tuy nhiên, khi có sự ra đời của hệ thống Timelapse – quan sát phôi liên tục thông qua camera thiết lập trong mỗi giếng cấy đơn phôi thì việc thoát màng nhờ vào SC là không cần thiết mà trái lại đó là một hiện tượng bệnh lý. Một số báo cáo về phôi nang bị sụp có ít khả năng là phôi nguyên bội và tiềm năng làm tổ kém hơn. Nghiên cứu gần đây của Cimadomo và cộng sự (2022) cho thấy chất lượng hình thái và ngày sinh thiết phôi nang tương quan với sự hiện diện của SC và số lần tự sụp. Hơn nữa, SC có liên quan đến sự tiêu tốn năng lượng nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này của phôi nang. Dựa vào những kết quả trên cho thấy tổng thời gian từ lúc sụp đến lúc nở lại càng dài thì năng lượng tiêu tốn càng nhiều; thời gian sụp có thể là một yếu tố tiên lượng phôi nang lệch bội và kết quả thai ở chu kỳ PGT-A. Do đó, nghiên cứu này sẽ phân tích trên thời gian sụp khoang của phôi nang để dự đoán tỉ lệ nguyên bội và trẻ sinh sống.
Đây là nghiên cứu hồi cứu trên 600 chu kỳ PGT-A với 2203 phôi nang, trong đó 38 bệnh nhân có 2 chu kỳ PGT-A từ tháng 6/2019 đến tháng 12/2021. Tất cả phôi được nuôi cấy Timelapse và có 568 chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh gồm 530 phôi nguyên bội và 38 phôi khảm được thực hiện. Kết cục chính là mối tương quan giữa sự sụp khoang phôi với tỉ lệ nguyên bội. Kết cục phụ là mối tương quan giữa sự sụp khoang phôi với kết cục lâm sàng.
SC được định nghĩa là hiện tượng bề mặt tế bào lá nuôi phôi (trophectoderm – TE) tách khỏi ZP với tỉ lệ >50%. Thời gian SC được tính là giai đoạn từ lúc bắt đầu sụp đến khi tất cả tế bào TE trở lại liên kết với ZP. Trẻ sinh sống được tính là lần sinh 1 hoặc nhiều trẻ ở tuổi thai >28 tuần.
Kết quả cho thấy:
-21,67% phôi nang không sụp (G1) trong khi 78,33% phôi nang có ít nhất 1 lần sụp khoang (G2).
-Tỉ lệ nguyên bội ở G2 thấp hơn nhiều so với G1 lần lượt là 39,52% và 46,42% (P=0,002).
-Tỉ lệ lệch bội ở G2 cao hơn đáng kể so với G1 (48,87% so với 43,40%; P=0,015).
-Tỉ lệ khảm ở 2 nhóm không có sự khác biệt.
-Thời gian từ lúc sụp đến khi nở lại tương quan nghịch với tỉ lệ trẻ sinh sống ngay cả sau khi điều chỉnh tuổi noãn, BMI vợ, ngày sinh thiết và chất lượng hình thái phôi nang (OR=0,79; 95% KTC: 0,64 – 0,98; P=0,033).
Cụ thể ở G2:
-Hình thái phôi chất lượng rất tốt, tốt, trung bình và kém có tương quan với tỉ lệ phôi sụp lần lượt là 22,94%; 24,17%; 35,17% và 55,95% (P<0,001).
-Số lần sụp càng tăng thì chất lượng phôi càng giảm (P=0,000).
-Tổng thời gian sụp đến lúc nở lại ở phôi nang có chất lượng kém lâu hơn đáng kể so với những nhóm có chất lượng hình thái phôi tốt hơn (rất tốt P=0,004; tốt P<0,001; trung bình P<0,001).
Trong nghiên cứu này có 971 phôi nang nguyên bội, 997 phôi lệch bội, 149 phôi khảm mức thấp và 86 phôi khảm mức cao.
- Số lần SC (1;2; ≥3 lần) tương quan nghịch với tỉ lệ nguyên bội lần lượt là 42,94%; 35,43% và 26,92% (P=0,001).
- Thời gian trung bình từ SC đến nở lại ở phôi nguyên bội, khảm mức thấp, khảm mức cao và lệch bội lần lượt là 1,6h; 2,2h; 1,8h và 1,95h (P<0,05).
- Chu kỳ chuyển phôi nguyên bội có tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt cao hơn đáng kể (P=0,007), tổng thời gian sụp đến khi nở lại cũng ngắn hơn (P=0,027) và tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn (P=0,015).
Đối với phôi nang sinh thiết:
-Phôi nang sinh thiết vào ngày 5 có tỉ lệ sụp thấp hơn đáng kể so với phôi nang sinh thiết vào ngày 6 (24,28% so với 50,43%; P<0,001); thời gian sụp cũng thấp hơn (1,98±1,32h so với 2,61±1,84h; P<0,001).
-Không có sự khác biệt giữa ngày sinh thiết và tỉ lệ sụp khoang phôi.
Một số giải thích về quá trình sụp khoang phôi được thảo luận ở nhiều bài nghiên cứu. Phôi nang nở rộng trong quá trình phát triển phụ thuộc vào khả năng bơm Na+/K+ - ATPase giúp tăng áp suất thẩm thấu để hấp thụ nước vào trong phôi, nghĩa là dịch tăng thì khoang phôi sẽ nở rộng, ZP mỏng dần và phôi nang sẽ thoát màng. Quá trình này diễn ra <10h, tỉ lệ diện tích phôi sụp so với diện tích ZP ở giai đoạn cuối là ≤90%. Các nghiên cứu trước đây đề xuất rằng các phôi nang có biểu hiện sụp và tái nở rộng một cách tự phát vì muốn giải cứu tình trạng phát triển tương đối vô tổ chức của TE, hoặc nói cách khác là giúp đùn các tế bào bị sai hỏng (có thể là lệch bội) ra ngoài khoang phôi. Một quan điểm khác của Kobayashi và cộng sự (2020) còn chỉ ra rằng sự phong phú của DNA ty thể không chứa tế bào trong môi trường nuôi cấy có liên quan đến sự sụp khoang phôi nang và những DNA này có thể được tạo ra từ các phôi bào chết hoặc bị phân mảnh của phôi nang. Các kết luận gần đây quan sát thấy cơ hội để có phôi nguyên bội bị giảm đi đáng kể nếu tổng thời gian sụp khoang phôi và nở trở lại của phôi nang tăng. Thậm chí khi chuyển phôi nguyên bội, xác suất để có trẻ sinh sống cũng giảm đi nếu mốc thời gian này tăng lên.
Tuy nhiên, nghiên cứu còn một số hạn chế vì là hồi cứu. Tỉ lệ SC, số lần sụp, thời gian phôi nở lại có thể khác nhau giữa các phòng thí nghiệm vì môi trường, hệ thống nuôi cấy và đặc điểm bệnh nhân khác nhau. Hơn nữa, chỉ có phôi sinh thiết được đánh giá trong báo cáo này nên thiếu dữ liệu về bội thể của những phôi không sinh thiết.
Tóm lại, kết quả trên cho thấy phôi nang có chất lượng hình thái kém hơn sẽ có tỉ lệ sụp cao hơn, số lần sụp nhiều hơn và thời gian nở lại lâu hơn. Thời gian từ lúc sụp đến khi nở trở lại trong quá trình nở rộng của phôi nang có thể sử dụng như một yếu tố tiên lượng tỉ lệ lệch bội và trẻ sinh sống ở chu kỳ PGT-A. Phôi nang với thời gian sụp lâu hơn nên là lựa chọn thứ hai để chuyển phôi.
Nguồn: Zhu J, Zou J, Wu L, Xiong S, Gao Y, Liu J, Huang G, Han W. Total duration of spontaneous blastocyst collapse during the expansion stage is an independent predictor of euploidy and live birth rates. 2024 Feb.
Sau nhiều thập kỷ phát triển thì công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology – ART) đã cải thiện nhiều về tỉ lệ trẻ sinh sống. Gần đây, mục tiêu chính của ART là giảm nguy cơ đa thai sau chuyển đơn phôi. Việc tối ưu hóa ART để lựa chọn phôi với tiềm năng làm tổ tốt nhất và duy trì tỉ lệ thành công nhất định luôn là một thách thức. Một số yếu tố dự đoán khả năng làm tổ thành công trong ART bao gồm chất lượng phôi, trạng thái nhiễm sắc thể (NST) và khả năng sống của phôi. Lệch bội hiện diện trong khoảng 50% số phôi tiền làm tổ gây thất bại làm tổ. Mặc dù chuyển phôi nang nguyên bội đông lạnh sau thực hiện xét nghiệm lệch bội cho phôi tiền làm tổ (preimplantation genetic testing for aneuploidy – PGT-A) có sự cải thiện về kết cục lâm sàng đặc biệt ở phụ nữ >37 tuổi nhưng cũng khoảng 1/3 số phôi nang nguyên bội chất lượng tốt bị thất bại làm tổ. Vì vậy, cần thiết thêm vào nhiều marker tiên lượng khả năng phát triển của phôi. Những nghiên cứu trước đây gợi ý rằng sự tự sụp khoang phôi (spontaneous collapse - SC) là một hiện tượng sinh lý tự nhiên của phôi nang trong giai đoạn nở rộng giúp chúng phá vỡ màng trong suốt (zona pellucida – ZP) để thoát màng. Tuy nhiên, khi có sự ra đời của hệ thống Timelapse – quan sát phôi liên tục thông qua camera thiết lập trong mỗi giếng cấy đơn phôi thì việc thoát màng nhờ vào SC là không cần thiết mà trái lại đó là một hiện tượng bệnh lý. Một số báo cáo về phôi nang bị sụp có ít khả năng là phôi nguyên bội và tiềm năng làm tổ kém hơn. Nghiên cứu gần đây của Cimadomo và cộng sự (2022) cho thấy chất lượng hình thái và ngày sinh thiết phôi nang tương quan với sự hiện diện của SC và số lần tự sụp. Hơn nữa, SC có liên quan đến sự tiêu tốn năng lượng nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này của phôi nang. Dựa vào những kết quả trên cho thấy tổng thời gian từ lúc sụp đến lúc nở lại càng dài thì năng lượng tiêu tốn càng nhiều; thời gian sụp có thể là một yếu tố tiên lượng phôi nang lệch bội và kết quả thai ở chu kỳ PGT-A. Do đó, nghiên cứu này sẽ phân tích trên thời gian sụp khoang của phôi nang để dự đoán tỉ lệ nguyên bội và trẻ sinh sống.
Đây là nghiên cứu hồi cứu trên 600 chu kỳ PGT-A với 2203 phôi nang, trong đó 38 bệnh nhân có 2 chu kỳ PGT-A từ tháng 6/2019 đến tháng 12/2021. Tất cả phôi được nuôi cấy Timelapse và có 568 chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh gồm 530 phôi nguyên bội và 38 phôi khảm được thực hiện. Kết cục chính là mối tương quan giữa sự sụp khoang phôi với tỉ lệ nguyên bội. Kết cục phụ là mối tương quan giữa sự sụp khoang phôi với kết cục lâm sàng.
SC được định nghĩa là hiện tượng bề mặt tế bào lá nuôi phôi (trophectoderm – TE) tách khỏi ZP với tỉ lệ >50%. Thời gian SC được tính là giai đoạn từ lúc bắt đầu sụp đến khi tất cả tế bào TE trở lại liên kết với ZP. Trẻ sinh sống được tính là lần sinh 1 hoặc nhiều trẻ ở tuổi thai >28 tuần.
Kết quả cho thấy:
-21,67% phôi nang không sụp (G1) trong khi 78,33% phôi nang có ít nhất 1 lần sụp khoang (G2).
-Tỉ lệ nguyên bội ở G2 thấp hơn nhiều so với G1 lần lượt là 39,52% và 46,42% (P=0,002).
-Tỉ lệ lệch bội ở G2 cao hơn đáng kể so với G1 (48,87% so với 43,40%; P=0,015).
-Tỉ lệ khảm ở 2 nhóm không có sự khác biệt.
-Thời gian từ lúc sụp đến khi nở lại tương quan nghịch với tỉ lệ trẻ sinh sống ngay cả sau khi điều chỉnh tuổi noãn, BMI vợ, ngày sinh thiết và chất lượng hình thái phôi nang (OR=0,79; 95% KTC: 0,64 – 0,98; P=0,033).
Cụ thể ở G2:
-Hình thái phôi chất lượng rất tốt, tốt, trung bình và kém có tương quan với tỉ lệ phôi sụp lần lượt là 22,94%; 24,17%; 35,17% và 55,95% (P<0,001).
-Số lần sụp càng tăng thì chất lượng phôi càng giảm (P=0,000).
-Tổng thời gian sụp đến lúc nở lại ở phôi nang có chất lượng kém lâu hơn đáng kể so với những nhóm có chất lượng hình thái phôi tốt hơn (rất tốt P=0,004; tốt P<0,001; trung bình P<0,001).
Trong nghiên cứu này có 971 phôi nang nguyên bội, 997 phôi lệch bội, 149 phôi khảm mức thấp và 86 phôi khảm mức cao.
- Số lần SC (1;2; ≥3 lần) tương quan nghịch với tỉ lệ nguyên bội lần lượt là 42,94%; 35,43% và 26,92% (P=0,001).
- Thời gian trung bình từ SC đến nở lại ở phôi nguyên bội, khảm mức thấp, khảm mức cao và lệch bội lần lượt là 1,6h; 2,2h; 1,8h và 1,95h (P<0,05).
- Chu kỳ chuyển phôi nguyên bội có tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt cao hơn đáng kể (P=0,007), tổng thời gian sụp đến khi nở lại cũng ngắn hơn (P=0,027) và tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn (P=0,015).
Đối với phôi nang sinh thiết:
-Phôi nang sinh thiết vào ngày 5 có tỉ lệ sụp thấp hơn đáng kể so với phôi nang sinh thiết vào ngày 6 (24,28% so với 50,43%; P<0,001); thời gian sụp cũng thấp hơn (1,98±1,32h so với 2,61±1,84h; P<0,001).
-Không có sự khác biệt giữa ngày sinh thiết và tỉ lệ sụp khoang phôi.
Một số giải thích về quá trình sụp khoang phôi được thảo luận ở nhiều bài nghiên cứu. Phôi nang nở rộng trong quá trình phát triển phụ thuộc vào khả năng bơm Na+/K+ - ATPase giúp tăng áp suất thẩm thấu để hấp thụ nước vào trong phôi, nghĩa là dịch tăng thì khoang phôi sẽ nở rộng, ZP mỏng dần và phôi nang sẽ thoát màng. Quá trình này diễn ra <10h, tỉ lệ diện tích phôi sụp so với diện tích ZP ở giai đoạn cuối là ≤90%. Các nghiên cứu trước đây đề xuất rằng các phôi nang có biểu hiện sụp và tái nở rộng một cách tự phát vì muốn giải cứu tình trạng phát triển tương đối vô tổ chức của TE, hoặc nói cách khác là giúp đùn các tế bào bị sai hỏng (có thể là lệch bội) ra ngoài khoang phôi. Một quan điểm khác của Kobayashi và cộng sự (2020) còn chỉ ra rằng sự phong phú của DNA ty thể không chứa tế bào trong môi trường nuôi cấy có liên quan đến sự sụp khoang phôi nang và những DNA này có thể được tạo ra từ các phôi bào chết hoặc bị phân mảnh của phôi nang. Các kết luận gần đây quan sát thấy cơ hội để có phôi nguyên bội bị giảm đi đáng kể nếu tổng thời gian sụp khoang phôi và nở trở lại của phôi nang tăng. Thậm chí khi chuyển phôi nguyên bội, xác suất để có trẻ sinh sống cũng giảm đi nếu mốc thời gian này tăng lên.
Tuy nhiên, nghiên cứu còn một số hạn chế vì là hồi cứu. Tỉ lệ SC, số lần sụp, thời gian phôi nở lại có thể khác nhau giữa các phòng thí nghiệm vì môi trường, hệ thống nuôi cấy và đặc điểm bệnh nhân khác nhau. Hơn nữa, chỉ có phôi sinh thiết được đánh giá trong báo cáo này nên thiếu dữ liệu về bội thể của những phôi không sinh thiết.
Tóm lại, kết quả trên cho thấy phôi nang có chất lượng hình thái kém hơn sẽ có tỉ lệ sụp cao hơn, số lần sụp nhiều hơn và thời gian nở lại lâu hơn. Thời gian từ lúc sụp đến khi nở trở lại trong quá trình nở rộng của phôi nang có thể sử dụng như một yếu tố tiên lượng tỉ lệ lệch bội và trẻ sinh sống ở chu kỳ PGT-A. Phôi nang với thời gian sụp lâu hơn nên là lựa chọn thứ hai để chuyển phôi.
Nguồn: Zhu J, Zou J, Wu L, Xiong S, Gao Y, Liu J, Huang G, Han W. Total duration of spontaneous blastocyst collapse during the expansion stage is an independent predictor of euploidy and live birth rates. 2024 Feb.
Từ khóa: số lần sụp khoang phôi, tổng thời gian sụp khoang phôi đến nở lại, nguyên bội, chất lượng phôi.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hiệu quả của hai phương pháp hỗ trợ thoát màng bằng laser trong ART: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 19-07-2024
Sinh thiết tế bào lá nuôi tương quan với kết cục thai kỳ hơn là kết cục trẻ sinh - Ngày đăng: 19-07-2024
Xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ sàng lọc thể lệch bội nhằm tối ưu hóa kết quả sinh sản ở nhóm bệnh nhân thất bại nhiều lần: Tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 19-07-2024
So sánh kỹ thuật Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn với Thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển ở những cặp vợ chồng vô sinh do yếu tố nam giới không nghiêm trọng: nghiên cứu đa trung tâm, nhãn mở, đối chứng ngẫu nhiên - Ngày đăng: 19-07-2024
Ảnh hưởng của chu kỳ trữ - rã, thu tế bào sinh thiết và số lần bắn laser đến sự xuất hiện thể khảm trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phát hiện lệch bội nhiễm sắc thể - Ngày đăng: 15-07-2024
Sử dụng kính hiển vi phân cực quan sát thoi vô sắc trong quá trình ICSI giúp cải thiện kết quả IVF ở những bệnh nhân đáp ứng kém với kích thích buồng trứng: một nghiên cứu hồi cứu từ một trung tâm IVF Indonesia - Ngày đăng: 15-07-2024
Theo dõi 10 năm về kết quả sinh sản ở phụ nữ cố gắng làm mẹ sau khi trữ noãn chủ động - Ngày đăng: 15-07-2024
Mối tương quan giữa việc sử dụng sản phẩm chăm sóc cá nhân và kết quả điều trị IVF/ICSI - Ngày đăng: 10-07-2024
Dự đoán khả năng thụ tinh và chất lượng phôi dựa trên dấu ấn sinh học trong dịch nang - Ngày đăng: 10-07-2024
So sánh hiệu quả chuyển phôi tươi và phôi trữ ngày 06 (D6) - Ngày đăng: 10-07-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK