Tin tức
on Saturday 10-12-2022 11:35am
Danh mục: Tin quốc tế
CNXN. Nguyễn Thị Thuỷ Tiên
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Hệ vi sinh vật của con người đóng một vai trò rất quan trọng tạo ra tính ổn định và khả năng đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Lactobacillus (L. iners , L. crispatus, L. gasseri và L. jensenii) là các vi khuẩn có lợi được tìm thấy trong âm đạo ở những người phụ nữ khỏe mạnh, chúng sản xuất axit lactic giúp duy trì độ pH axit và hoạt động như một chất diệt khuẩn chống lại các tác nhân gây bệnh. Thành phần hệ vi sinh vật âm đạo có thể thay đổi theo độ tuổi, chu kỳ sinh sản và chủng tộc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ hormone có thể thay đổi hệ vi sinh vật âm đạo ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, ở những phụ nữ có nồng độ E2 (estradiol) và LH (Luteinizing hormone) cao có ít loài Lactobacillus hơn và nồng độ vi khuẩn gây bệnh cũng cao hơn. Các bằng chứng cho thấy loạn khuẩn âm đạo liên quan đáng kể đến tỷ lệ sẩy thai sớm và tác động tiêu cực đến tỷ lệ có thai lâm sàng trên mỗi lần chuyển phôi. Mặt khác, một số báo cáo cho rằng thành phần của hệ vi sinh vật âm đạo có tác động đến các tai biến sản khoa như sinh non, ở những phụ nữ sinh non có nồng độ Lactobacillus crispatus trong âm đạo thấp hơn đáng kể. Do đó mục đích chính của nghiên cứu là so sánh thành phần vi sinh vật âm đạo giữa những phụ nữ có thai tự nhiên đến tuần 12 của thai kì và mang thai thông qua thụ tinh ống nghiệm, để xác định xem nguy cơ sinh non sau IVF có liên quan đến thành phần vi sinh vật âm đạo hay không.
Nghiên cứu đa trung tâm giữa hai bệnh viện công lập và một phòng khám hỗ trợ sinh sản tư nhân ở Tây Ban Nha được thực hiện. Nhóm tác giả thu thập mẫu gạc âm đạo của 64 phụ nữ mang thai ở tuần thứ 12 của thai kỳ chia làm hai nhóm: (i) nhóm 1 gồm 30 phụ nữ mang thai tự nhiên, (ii) nhóm 2 gồm 34 phụ nữ có thai từ thụ tinh ống nghiệm, không có sự khác biệt về chỉ số khối cơ thể (BMI), bệnh lý phụ khoa, tiền sử sản khoa bất lợi (sẩy thai, thai ngoài tử cung, tiền sản giật, thai lưu). Cả hai nhóm được phân tích thành phần hệ vi sinh vật bằng cách giải trình tự vùng V3–V4 của rRNA 16S. Kết quả phân tích cho thấy dấu hiệu microbiome âm đạo ở tuần thứ 12 của thai kỳ với những phụ nữ thụ thai tự nhiên khác biệt đáng kể so với nhóm phụ nữ mang thai thông qua IVF. Trong đó, hệ vi sinh vật nhóm một bao gồm: Lactobacillus (85,58%), Streptococcus (4,57%), Gemella (2,17%), Ralstonia (1,6%) và Staphylococcus (1,5%). Kết quả nhóm hai cho thấy Lactobacillus (86,93%), Staphylococcus (3,57%), Bifidobacterium (3,02%), Prevotella (1,6%) và Neisseria (1,5%). Có thể thấy các chi như Gardnerella , Neisseria , Prevotella và Staphylococcus xuất hiện và chiếm tỷ lệ cao hơn trong hệ vi sinh vật âm đạo ở nhóm hai, điều này liên quan đến việc phụ nữ mang thai từ IVF có nguy cơ viêm âm đạo cao hơn so với nhóm mang thai tự nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy viêm âm đạo do vi khuẩn là yếu tố gây sẩy thai tự nhiên, nhiễm trùng ối, viêm nội mạc tử cung và sinh non. Ngoài ra, về thành phần Lactobacillus trong kết quả phân tích cũng cho thấy sự đa dạng loài của L. iners cao hơn và L. gasseri ở những phụ nữ có thai tự nhiên thấp hơn so với nhóm mang thai từ IVF.
Như vậy, kết quả nghiên cứu trên cho thấy phụ nữ mang thai từ thụ tinh ống nghiệm có liên quan đến nguy cơ sinh non cao hơn đáng kể hơn so với những phụ nữ có thai tự nhiên, điều này được giải thích có thể hệ vi sinh vật âm đạo là lý do dẫn đến mối liên hệ giữa mang thai từ IVF và nguy cơ sinh non.
Nguồn: Lledo, B., Fuentes, A., Lozano, F.M. et al. Identification of vaginal microbiome associated with IVF pregnancy. Sci Rep 12, 6807 (2022)
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Hệ vi sinh vật của con người đóng một vai trò rất quan trọng tạo ra tính ổn định và khả năng đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Lactobacillus (L. iners , L. crispatus, L. gasseri và L. jensenii) là các vi khuẩn có lợi được tìm thấy trong âm đạo ở những người phụ nữ khỏe mạnh, chúng sản xuất axit lactic giúp duy trì độ pH axit và hoạt động như một chất diệt khuẩn chống lại các tác nhân gây bệnh. Thành phần hệ vi sinh vật âm đạo có thể thay đổi theo độ tuổi, chu kỳ sinh sản và chủng tộc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ hormone có thể thay đổi hệ vi sinh vật âm đạo ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, ở những phụ nữ có nồng độ E2 (estradiol) và LH (Luteinizing hormone) cao có ít loài Lactobacillus hơn và nồng độ vi khuẩn gây bệnh cũng cao hơn. Các bằng chứng cho thấy loạn khuẩn âm đạo liên quan đáng kể đến tỷ lệ sẩy thai sớm và tác động tiêu cực đến tỷ lệ có thai lâm sàng trên mỗi lần chuyển phôi. Mặt khác, một số báo cáo cho rằng thành phần của hệ vi sinh vật âm đạo có tác động đến các tai biến sản khoa như sinh non, ở những phụ nữ sinh non có nồng độ Lactobacillus crispatus trong âm đạo thấp hơn đáng kể. Do đó mục đích chính của nghiên cứu là so sánh thành phần vi sinh vật âm đạo giữa những phụ nữ có thai tự nhiên đến tuần 12 của thai kì và mang thai thông qua thụ tinh ống nghiệm, để xác định xem nguy cơ sinh non sau IVF có liên quan đến thành phần vi sinh vật âm đạo hay không.
Nghiên cứu đa trung tâm giữa hai bệnh viện công lập và một phòng khám hỗ trợ sinh sản tư nhân ở Tây Ban Nha được thực hiện. Nhóm tác giả thu thập mẫu gạc âm đạo của 64 phụ nữ mang thai ở tuần thứ 12 của thai kỳ chia làm hai nhóm: (i) nhóm 1 gồm 30 phụ nữ mang thai tự nhiên, (ii) nhóm 2 gồm 34 phụ nữ có thai từ thụ tinh ống nghiệm, không có sự khác biệt về chỉ số khối cơ thể (BMI), bệnh lý phụ khoa, tiền sử sản khoa bất lợi (sẩy thai, thai ngoài tử cung, tiền sản giật, thai lưu). Cả hai nhóm được phân tích thành phần hệ vi sinh vật bằng cách giải trình tự vùng V3–V4 của rRNA 16S. Kết quả phân tích cho thấy dấu hiệu microbiome âm đạo ở tuần thứ 12 của thai kỳ với những phụ nữ thụ thai tự nhiên khác biệt đáng kể so với nhóm phụ nữ mang thai thông qua IVF. Trong đó, hệ vi sinh vật nhóm một bao gồm: Lactobacillus (85,58%), Streptococcus (4,57%), Gemella (2,17%), Ralstonia (1,6%) và Staphylococcus (1,5%). Kết quả nhóm hai cho thấy Lactobacillus (86,93%), Staphylococcus (3,57%), Bifidobacterium (3,02%), Prevotella (1,6%) và Neisseria (1,5%). Có thể thấy các chi như Gardnerella , Neisseria , Prevotella và Staphylococcus xuất hiện và chiếm tỷ lệ cao hơn trong hệ vi sinh vật âm đạo ở nhóm hai, điều này liên quan đến việc phụ nữ mang thai từ IVF có nguy cơ viêm âm đạo cao hơn so với nhóm mang thai tự nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy viêm âm đạo do vi khuẩn là yếu tố gây sẩy thai tự nhiên, nhiễm trùng ối, viêm nội mạc tử cung và sinh non. Ngoài ra, về thành phần Lactobacillus trong kết quả phân tích cũng cho thấy sự đa dạng loài của L. iners cao hơn và L. gasseri ở những phụ nữ có thai tự nhiên thấp hơn so với nhóm mang thai từ IVF.
Như vậy, kết quả nghiên cứu trên cho thấy phụ nữ mang thai từ thụ tinh ống nghiệm có liên quan đến nguy cơ sinh non cao hơn đáng kể hơn so với những phụ nữ có thai tự nhiên, điều này được giải thích có thể hệ vi sinh vật âm đạo là lý do dẫn đến mối liên hệ giữa mang thai từ IVF và nguy cơ sinh non.
Nguồn: Lledo, B., Fuentes, A., Lozano, F.M. et al. Identification of vaginal microbiome associated with IVF pregnancy. Sci Rep 12, 6807 (2022)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phụ nữ có nên cố gắng sinh thường sau mổ lấy thai? - Ngày đăng: 03-12-2022
Mối liên quan giữa tuổi vợ với giai đoạn phát triển, hình thái, và khả năng làm tổ của phôi nang tiềm năng: một nghiên cứu đoàn hệ đa trung tâm - Ngày đăng: 01-12-2022
Vô sinh có nguyên nhân từ nữ giới có liên quan đến nguy cơ sinh non và nhẹ cân cao hơn: kết quả từ 117 401 trẻ sinh một sau khi thực hiện IVF - Ngày đăng: 01-12-2022
Tác động của sử dụng nền tảng tương tác đa phương tiện đối với mức hiểu biết và tâm lý bệnh nhân trong điều trị hiếm muộn: một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát - Ngày đăng: 01-12-2022
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sinh non khi thực hiện IVF/ICSI - Ngày đăng: 26-11-2022
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sống sau trữ - rã của 6167 phôi nang nguyên bội - Ngày đăng: 26-11-2022
Ảnh hưởng của nhiễm khuẩn đến chất lượng tinh trùng và phân mảnh DNA ở nam giới vô sinh có xuất hiện bạch cầu trong tinh dịch - Ngày đăng: 22-11-2022
Tác dụng của Vitamin E dạng uống lên các thông số tinh dịch và kết quả IVF: Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm soát giả dược mù đôi - Ngày đăng: 21-11-2022
Vai trò của chuyên viên phôi học trong quy trình chuyển phôi - Ngày đăng: 21-11-2022
Lợi ích lâm sàng đối với việc đông lạnh tinh trùng đơn lẻ trong ICSI: Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 21-11-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK