Tin tức
on Tuesday 22-11-2022 4:50pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Như Quỳnh – IVF Vạn Hạnh
Vô sinh nam chiếm khoảng 30% nam giới trong độ tuổi sinh sản trên toàn thế giới. Đặc điểm của nhóm nam giới này là tinh trùng mật độ ít, di động yếu và dị dạng. Vô sinh nam có thể do bệnh lí tự phát hoặc các yếu tố khác như khiếm khuyết miễn dịch, bất thường giải phẫu học hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lí di truyền. Quá trình viêm nhiễm có thể được kích hoạt bởi các chất cảm ứng như sai lệch chức năng của các tuyến/vùng, stress oxi hoá, đường sinh dục bị tắc hoặc các vi sinh vật gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mẫu tinh dịch. Viêm nhiễm đường sinh dục có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nam theo nhiều cách khác nhau. Viêm nhiễm gây hư hỏng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến con đường sản xuất tinh trùng và chất lượng tinh trùng thông qua kháng thể kháng tinh trùng, các gốc oxi hoá tự do, gây phân mảnh DNA.
Nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây ra viêm ở đường sinh dục, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây cản trở các biện pháp hỗ trợ sinh sản trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Có tới 35% các trường hợp vô sinh nam có liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục. Nhiễm khuẩn tinh trùng không triệu chứng có thể là nguyên nhân của các vấn đề vô sinh liên quan đến nam giới. Nhiễm khuẩn huyết có thể phát sinh từ đường niệu của nam giới hoặc có thể lây truyền qua đường tình dục.
Trong hệ thống sinh dục nam, nhiễm trùng tinh hoàn, mào tinh và tuyến tiền liệt có thể làm suy giảm khả năng sản sinh tinh trùng cũng như khả năng sinh sản. Hơn nữa, viêm niệu đạo làm tăng số lượng bạch cầu trong tinh dịch. Có nhiều cơ chế dẫn đến sự xuất hiện bạch cầu trong tinh dịch như tiếp xúc với môi trường độc hại, dịch tiết từ âm đạo trong quá trình quan hệ, sử dụng rượu bia, thuốc lá, thuốc trong quá trình điều trị bệnh hay ảnh hưởng sau phẫu thuật. Tuy nhiên, dường như có mối liên hệ giữa vi khuẩn trong tinh dịch và sự hiện diện của bạch cầu trong tinh dịch ở nam giới vô sinh.
Vi khuẩn trong tinh dịch và kết quả là sự xuất hiện của bạch cầu ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản ở nam giới thông qua nhiều cơ chế như quá trình sản sinh tinh trùng, chất lượng tinh trùng kém hoặc do sự giảm chức năng của tuyến sinh dục. Thông qua các tương tác tế bào, hiện tượng kết dính mà vi khuẩn có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng di động của tinh trùng. Trong số các chủng vi khuẩn gây bệnh, E. Coli là chủng gây tác động tiêu cực đến khả năng di động của tinh trùng. Hơn nữa, bạch cầu trong tinh dịch có thể ảnh hưởng đến chức năng tinh trùng thông qua quá trình khởi phát các cytokines, tạo ra các gốc oxi hoá tự do (reactive oxidative species – ROS). Trong tinh dịch, nồng độ ROS cao có liên quan đến quá trình peroxide hoá lipid màng plasma, có thể dẫn đến phân mảnh DNA tinh trùng. Vi khuẩn và bạch cầu tồn tại trong tinh dịch có thể làm thay đổi thành phần cấu tạo của tinh dịch, từ đó có thể gây tắc nghẽn con đường sinh dục. Ngoài ra, hàng rào máu – tinh hoàn có thể hình thành kháng thể kháng tinh trùng do sự viêm nhiễm, ảnh hưởng tới chức năng tinh trùng và khả năng sinh sản bình thường của nam giới. Trong một nghiên cứu, mối liên hệ giữa sự xuất hiện của bạch cầu và vi khuẩn trong tinh dịch được tìm thấy ở cả những nam giới không biểu hiện triệu chứng bất thường trong khả năng sinh sản. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng tìm được chủng vi sinh vật nào gây ảnh hưởng đến chức năng và làm phân mảnh DNA tinh trùng. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tỉ lệ vi khuẩn trong tinh dịch và ảnh hưởng của nó đến chất lượng mẫu tinh dịch ở những nam giới không có biểu hiện bất thường.
Vật liệu – Phương pháp
Mẫu tinh dịch được thu nhận từ 172 nam giới (độ tuổi trung bình 38,2 ± 4, 3)
gặp vấn đề sinh sản. Thể tích tinh dịch, độ pH, mật độ, tỉ lệ di động, hình thái và số lượng bạch cầu trong tinh dịch được phân tích theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới (World Health Organization – WHO). Sự hiện diện của bạch cầu đa nhân được phát hiện thông qua phương pháp nhuộm phloxine – benzidine. Bạch cầu cao bất thường trong tinh dịch được đánh giá khi mật độ lớn hơn 1 triệu bạch cầu/mL tinh dịch. Sau 30 – 45 phút ly giải ở 37oC, mẫu tinh dịch được chuyển vào phòng thí nghiệm để nuôi cấy trong thời gian 3 giờ.
Kết quả phân tích cho thấy trong 172 mẫu, có 60 mẫu (34,88%) dương tính với 1 loài vi khuẩn, 6 mẫu (3,48%) dương tính với từ 2 loài vi khuẩn trở lên. Trong số các loài được phát hiện, E. faecalis (E. faecalis) phổ biến nhất, chiếm 25%. Những loài khác là S. agalactiae (S. agalactiae) (16,66%), E. coli (E. coli) (16,66%), S. aureus (S. aureus) (8,33%), Staphylococcus (S. haemolyticus) (11,66%), Proteus spp. (6,66%), (K. pneumoniae) K. pneumoniae (5%) và các loài khác (10%).
Ảnh hưởng của vi khuẩn đến sự hiện diện của bạch cầu trong tinh dịch
Mật độ bạch cầu cao hơn đáng kể ở nhóm bị nhiễm khuẩn so với nhóm nam giới sinh sản bình thường (p < 0,01) và nhóm gặp vấn đề về sinh sản nhưng không bị nhiễm bệnh (p < 0,05). Kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa bạch cầu và việc phát hiện vi khuẩn có ý nghĩa thống kê.
Ảnh hưởng của vi khuẩn đến các thông số tinh dịch đồ
Tỉ lệ sống của tinh trùng ở nhóm nhiễm khuẩn giảm so với nhóm không bị nhiễm và nhóm sinh sản bình thường (p < 0,05). Các thông số khác như mật độ, tỉ lệ di động và hình thái bình thường ở nhóm bị nhiễm cũng thấp hơn. Hơn nữa, kết quả cho thấy mật độ tinh trùng giảm nhiều hơn ở các mẫu bị nhiễm đa vi khuẩn (p < 0,01). Tỉ lệ tinh trùng di động giảm nhiều ở các mẫu nhiễm S. agalactiae, E. coli, S. haemolyticus, S. aureus, Proteus spp., and K. pneumoniae. Hơn nữa, tỉ lệ tinh trùng hình thái bình thường bị giảm nhiều hơn ở các mẫu nhiễm E. coli, S. aureus, Proteus spp, K. pneumoniae (p < 0,001).
Ảnh hưởng của vi khuẩn đến phân mảnh DNA tinh trùng
Tỉ lệ phân mảnh DNA tinh trùng cao hơn ở nhóm nhiễm khuẩn so với nhóm nam giới sinh sản bình thường. Các mẫu nhiễm S. aureus, K. pneumoniae và nhiễm đa vi khuẩn có tỉ lệ phân mảnh DNA tinh trùng cao hơn. Ngoài ra nghiên cứu cũng nhận thấy có mối tương quan vừa phải giữa bạch cầu trong tinh dịch và phân mảnh DNA tinh trùng.
Kết luận
Chức năng sinh sản của nam giới bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nghiên cứu này cho thấy sự hiện diện của bạch cầu trong tinh dịch là dấu hiệu dự đoán mẫu tinh dịch bị nhiễm khuẩn. Kết quả của nhóm tác giả đã chứng minh tác động của vi khuẩn đến các thông số tinh dịch đồ và làm phân mảnh DNA tinh trùng. Vì vậy, điều trị nhiễm trùng đường niệu sinh dục có thể cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới.
Nguồn tham khảo: Eini F, Kutenaei MA, Zareei F, Dastjerdi ZS, Shirzeyli MH, Salehi E. Effect of bacterial infection on sperm quality and DNA fragmentation in subfertile men with Leukocytospermia. BMC Molecular and Cell Biology. 2021 Dec;22(1):1-0.
Link bài viết:
https://doi.org/10.1186/s12860-021-00380-8
Vô sinh nam chiếm khoảng 30% nam giới trong độ tuổi sinh sản trên toàn thế giới. Đặc điểm của nhóm nam giới này là tinh trùng mật độ ít, di động yếu và dị dạng. Vô sinh nam có thể do bệnh lí tự phát hoặc các yếu tố khác như khiếm khuyết miễn dịch, bất thường giải phẫu học hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lí di truyền. Quá trình viêm nhiễm có thể được kích hoạt bởi các chất cảm ứng như sai lệch chức năng của các tuyến/vùng, stress oxi hoá, đường sinh dục bị tắc hoặc các vi sinh vật gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mẫu tinh dịch. Viêm nhiễm đường sinh dục có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nam theo nhiều cách khác nhau. Viêm nhiễm gây hư hỏng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến con đường sản xuất tinh trùng và chất lượng tinh trùng thông qua kháng thể kháng tinh trùng, các gốc oxi hoá tự do, gây phân mảnh DNA.
Nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây ra viêm ở đường sinh dục, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây cản trở các biện pháp hỗ trợ sinh sản trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Có tới 35% các trường hợp vô sinh nam có liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục. Nhiễm khuẩn tinh trùng không triệu chứng có thể là nguyên nhân của các vấn đề vô sinh liên quan đến nam giới. Nhiễm khuẩn huyết có thể phát sinh từ đường niệu của nam giới hoặc có thể lây truyền qua đường tình dục.
Trong hệ thống sinh dục nam, nhiễm trùng tinh hoàn, mào tinh và tuyến tiền liệt có thể làm suy giảm khả năng sản sinh tinh trùng cũng như khả năng sinh sản. Hơn nữa, viêm niệu đạo làm tăng số lượng bạch cầu trong tinh dịch. Có nhiều cơ chế dẫn đến sự xuất hiện bạch cầu trong tinh dịch như tiếp xúc với môi trường độc hại, dịch tiết từ âm đạo trong quá trình quan hệ, sử dụng rượu bia, thuốc lá, thuốc trong quá trình điều trị bệnh hay ảnh hưởng sau phẫu thuật. Tuy nhiên, dường như có mối liên hệ giữa vi khuẩn trong tinh dịch và sự hiện diện của bạch cầu trong tinh dịch ở nam giới vô sinh.
Vi khuẩn trong tinh dịch và kết quả là sự xuất hiện của bạch cầu ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản ở nam giới thông qua nhiều cơ chế như quá trình sản sinh tinh trùng, chất lượng tinh trùng kém hoặc do sự giảm chức năng của tuyến sinh dục. Thông qua các tương tác tế bào, hiện tượng kết dính mà vi khuẩn có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng di động của tinh trùng. Trong số các chủng vi khuẩn gây bệnh, E. Coli là chủng gây tác động tiêu cực đến khả năng di động của tinh trùng. Hơn nữa, bạch cầu trong tinh dịch có thể ảnh hưởng đến chức năng tinh trùng thông qua quá trình khởi phát các cytokines, tạo ra các gốc oxi hoá tự do (reactive oxidative species – ROS). Trong tinh dịch, nồng độ ROS cao có liên quan đến quá trình peroxide hoá lipid màng plasma, có thể dẫn đến phân mảnh DNA tinh trùng. Vi khuẩn và bạch cầu tồn tại trong tinh dịch có thể làm thay đổi thành phần cấu tạo của tinh dịch, từ đó có thể gây tắc nghẽn con đường sinh dục. Ngoài ra, hàng rào máu – tinh hoàn có thể hình thành kháng thể kháng tinh trùng do sự viêm nhiễm, ảnh hưởng tới chức năng tinh trùng và khả năng sinh sản bình thường của nam giới. Trong một nghiên cứu, mối liên hệ giữa sự xuất hiện của bạch cầu và vi khuẩn trong tinh dịch được tìm thấy ở cả những nam giới không biểu hiện triệu chứng bất thường trong khả năng sinh sản. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng tìm được chủng vi sinh vật nào gây ảnh hưởng đến chức năng và làm phân mảnh DNA tinh trùng. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tỉ lệ vi khuẩn trong tinh dịch và ảnh hưởng của nó đến chất lượng mẫu tinh dịch ở những nam giới không có biểu hiện bất thường.
Vật liệu – Phương pháp
Mẫu tinh dịch được thu nhận từ 172 nam giới (độ tuổi trung bình 38,2 ± 4, 3)
gặp vấn đề sinh sản. Thể tích tinh dịch, độ pH, mật độ, tỉ lệ di động, hình thái và số lượng bạch cầu trong tinh dịch được phân tích theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới (World Health Organization – WHO). Sự hiện diện của bạch cầu đa nhân được phát hiện thông qua phương pháp nhuộm phloxine – benzidine. Bạch cầu cao bất thường trong tinh dịch được đánh giá khi mật độ lớn hơn 1 triệu bạch cầu/mL tinh dịch. Sau 30 – 45 phút ly giải ở 37oC, mẫu tinh dịch được chuyển vào phòng thí nghiệm để nuôi cấy trong thời gian 3 giờ.
Kết quả phân tích cho thấy trong 172 mẫu, có 60 mẫu (34,88%) dương tính với 1 loài vi khuẩn, 6 mẫu (3,48%) dương tính với từ 2 loài vi khuẩn trở lên. Trong số các loài được phát hiện, E. faecalis (E. faecalis) phổ biến nhất, chiếm 25%. Những loài khác là S. agalactiae (S. agalactiae) (16,66%), E. coli (E. coli) (16,66%), S. aureus (S. aureus) (8,33%), Staphylococcus (S. haemolyticus) (11,66%), Proteus spp. (6,66%), (K. pneumoniae) K. pneumoniae (5%) và các loài khác (10%).
Ảnh hưởng của vi khuẩn đến sự hiện diện của bạch cầu trong tinh dịch
Mật độ bạch cầu cao hơn đáng kể ở nhóm bị nhiễm khuẩn so với nhóm nam giới sinh sản bình thường (p < 0,01) và nhóm gặp vấn đề về sinh sản nhưng không bị nhiễm bệnh (p < 0,05). Kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa bạch cầu và việc phát hiện vi khuẩn có ý nghĩa thống kê.
Ảnh hưởng của vi khuẩn đến các thông số tinh dịch đồ
Tỉ lệ sống của tinh trùng ở nhóm nhiễm khuẩn giảm so với nhóm không bị nhiễm và nhóm sinh sản bình thường (p < 0,05). Các thông số khác như mật độ, tỉ lệ di động và hình thái bình thường ở nhóm bị nhiễm cũng thấp hơn. Hơn nữa, kết quả cho thấy mật độ tinh trùng giảm nhiều hơn ở các mẫu bị nhiễm đa vi khuẩn (p < 0,01). Tỉ lệ tinh trùng di động giảm nhiều ở các mẫu nhiễm S. agalactiae, E. coli, S. haemolyticus, S. aureus, Proteus spp., and K. pneumoniae. Hơn nữa, tỉ lệ tinh trùng hình thái bình thường bị giảm nhiều hơn ở các mẫu nhiễm E. coli, S. aureus, Proteus spp, K. pneumoniae (p < 0,001).
Ảnh hưởng của vi khuẩn đến phân mảnh DNA tinh trùng
Tỉ lệ phân mảnh DNA tinh trùng cao hơn ở nhóm nhiễm khuẩn so với nhóm nam giới sinh sản bình thường. Các mẫu nhiễm S. aureus, K. pneumoniae và nhiễm đa vi khuẩn có tỉ lệ phân mảnh DNA tinh trùng cao hơn. Ngoài ra nghiên cứu cũng nhận thấy có mối tương quan vừa phải giữa bạch cầu trong tinh dịch và phân mảnh DNA tinh trùng.
Kết luận
Chức năng sinh sản của nam giới bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nghiên cứu này cho thấy sự hiện diện của bạch cầu trong tinh dịch là dấu hiệu dự đoán mẫu tinh dịch bị nhiễm khuẩn. Kết quả của nhóm tác giả đã chứng minh tác động của vi khuẩn đến các thông số tinh dịch đồ và làm phân mảnh DNA tinh trùng. Vì vậy, điều trị nhiễm trùng đường niệu sinh dục có thể cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới.
Nguồn tham khảo: Eini F, Kutenaei MA, Zareei F, Dastjerdi ZS, Shirzeyli MH, Salehi E. Effect of bacterial infection on sperm quality and DNA fragmentation in subfertile men with Leukocytospermia. BMC Molecular and Cell Biology. 2021 Dec;22(1):1-0.
Link bài viết:
https://doi.org/10.1186/s12860-021-00380-8
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác dụng của Vitamin E dạng uống lên các thông số tinh dịch và kết quả IVF: Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm soát giả dược mù đôi - Ngày đăng: 21-11-2022
Vai trò của chuyên viên phôi học trong quy trình chuyển phôi - Ngày đăng: 21-11-2022
Lợi ích lâm sàng đối với việc đông lạnh tinh trùng đơn lẻ trong ICSI: Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 21-11-2022
Đánh giá hình thái có dự đoán tiềm năng phát triển của noãn không? Tổng quan hệ thống và đề xuất thang điểm đánh giá - Ngày đăng: 21-11-2022
Kéo dài thời gian điều trị letrozole có hiệu quả trong việc gây rụng trứng ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang và kháng letrozole - Ngày đăng: 14-11-2022
Sự giao tiếp giữa mẹ và phôi - Ngày đăng: 14-11-2022
Chúng ta đang bước sang kỷ nguyên của tự động hóa trong hỗ trợ sinh sản: Những ứng dụng trong nuôi cấy phôi, đánh giá phôi và đông lạnh phôi (Phần 2) - Ngày đăng: 14-11-2022
Chúng ta đang bước sang kỷ nguyên của tự động hóa trong hỗ trợ sinh sản: Những ứng dụng trong phân tích tinh trùng, thao tác noãn và thụ tinh (Phần 1) - Ngày đăng: 14-11-2022
Kết quả ICSI sử dụng mẫu tinh trùng tươi và đông lạnh thu nhận bằng phương pháp PESA - TESA - Ngày đăng: 09-11-2022
Kết quả lâm sàng của trữ noãn chủ động ở phụ nữ lớn tuổi - Ngày đăng: 08-11-2022
Mô hình quản lý ca bệnh cải thiện sự hài lòng, lo lắng và trầm cảm của bệnh nhân bị sảy thai sau khi chuyển phôi trong quá trình điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 29-10-2022
Chuyển phôi chất lượng tốt giúp giảm nguy cơ thai ngoài tử cung - Ngày đăng: 26-10-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK