Tin tức
on Monday 21-11-2022 4:23pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương
Phẫu thuật thu nhận tinh trùng từ mào tinh hay tinh hoàn kết hợp đông lạnh tinh trùng có thể giúp giảm thiểu số lần phẫu thuật, giảm áp lực tâm lý và kinh tế của bệnh nhân, tránh được các tác động tiêu cực đến tính toàn vẹn của hàng rào máu - tinh hoàn nhưng vẫn đảm bảo có tinh trùng để sử dụng trong các chu kì điều trị. Dù vậy, các phương pháp đông lạnh tinh trùng truyền thống không mang lại hiệu quả cao khi sử dụng để đông lạnh tinh trùng từ tinh hoàn vì đặc điểm số lượng tinh trùng ít, khả năng di động kém. Do đó, một số cách tiếp cận mới như đông lạnh tinh trùng đơn lẻ bằng cách sử dụng các dụng cụ đông lạnh mới như màng trong suốt đã loại bỏ bào tương (free zona pellucida), viên nang agarose, cọng rạ (straw), cryoloop, cryotop, cell sleeper, cryopiece đã được ứng dụng. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào đánh giá tỉ lệ thu hồi tinh trùng và các thông số tinh trùng sau rã, chưa báo cáo nhiều về các kết quả lâm sàng của những phương pháp này. Mục tiêu của bài tổng quan này là đánh giá liệu đông lạnh tinh trùng đơn lẻ có cải thiện các kết quả lâm sàng ở nhóm bệnh nhân azoospermia hay oligospermia nặng hay không.
Nghiên cứu tìm kiếm và tổng hợp dữ liệu từ các bài báo được công bố đến hết ngày 31-12-2019, sử dụng các cơ sở dữ liệu CENTRAL, CNKI, Cochrane Systematic Reviews, EMBASE, MEDLINE, PUBMED và Web of Science. Tỉ lệ thu hồi sau đông lạnh, tỉ lệ tinh trùng sống, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai, sẩy thai và tỉ lệ sinh (delivery rates) đã được đánh giá. Các phân tích phân nhóm đã được thực hiện cho (a) các dụng cụ đông lạnh khác nhau, (b) năm xuất bản của nghiên cứu, và (c) nguồn gốc tinh trùng (từ tinh hoàn và không từ tinh hoàn).
- Tổng cộng có 25 nghiên cứu với 13 loại dụng cụ đông lạnh. Phân tích gộp cho thấy tỉ lệ thu hồi tinh trùng tương ứng 92% (95% KTC, 87%–96%), tỉ lệ tinh trùng sống, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai, sẩy thai và tỉ lệ sinh tương ứng 76% (95% KTC, 69% –83% ), 63% (95% KTC, 58% –67%), 57% (95% KTC, 39% –74%), 12% (95% KTC, 0% –33%) và 40% (95% KTC, 12% –71%).
- Trong các phân nhóm:
+ Tỉ lệ thu hồi: cao nhất khi đông lạnh tinh trùng sử dụng các viên nang agarose (99%) và thấp nhất khi sử dụng các cọng rạ (77%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nguồn gốc tinh trùng. Tuy nhiên, tỉ lệ thu hồi tinh trùng gần đây cao hơn đáng kể so với 10 năm trước (p = 0,005).
+ Tỉ lệ sống sót: cao nhất khi sử dụng các viên nang agarose (88%) và thấp nhất ở các cell sleepers (58%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nguồn gốc tinh trùng và năm xuất bản của nghiên cứu (p = 0,256).
+ Tương tự, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai, sẩy thai và tỉ lệ trẻ sinh sống không có sự khác biệt khi so sánh các dụng cụ đông lạnh, nguồn gốc tinh trùng và năm xuất bản của nghiên cứu.
Các kết quả từ nghiên cứu cho thấy phương pháp đông lạnh tinh trùng đơn lẻ có hiệu quả và mang lại lợi ích cho nhóm bệnh nhân oligospermia và azoospermia. Trong đó, dụng cụ đông lạnh là thành phần quan trọng, tỉ lệ thu hồi tinh trùng đơn lẻ sau đông lạnh cũng đã tăng đáng kể trong một thập kỉ qua, trong khi nguồn gốc tinh trùng không ảnh hưởng đến các kết quả lâm sàng.
Tài liệu tham khảo:
Huang C, Gan RX, Hu JL, Liu F, Hong Y, Zhu WB, Li Z. Clinical benefit for cryopreservation of single human spermatozoa for ICSI: A systematic review and meta-analysis. Andrology. 2022 Jan;10(1):82-91. doi: 10.1111/andr.13091. Epub 2021 Aug 24. PMID: 34365740.
Phẫu thuật thu nhận tinh trùng từ mào tinh hay tinh hoàn kết hợp đông lạnh tinh trùng có thể giúp giảm thiểu số lần phẫu thuật, giảm áp lực tâm lý và kinh tế của bệnh nhân, tránh được các tác động tiêu cực đến tính toàn vẹn của hàng rào máu - tinh hoàn nhưng vẫn đảm bảo có tinh trùng để sử dụng trong các chu kì điều trị. Dù vậy, các phương pháp đông lạnh tinh trùng truyền thống không mang lại hiệu quả cao khi sử dụng để đông lạnh tinh trùng từ tinh hoàn vì đặc điểm số lượng tinh trùng ít, khả năng di động kém. Do đó, một số cách tiếp cận mới như đông lạnh tinh trùng đơn lẻ bằng cách sử dụng các dụng cụ đông lạnh mới như màng trong suốt đã loại bỏ bào tương (free zona pellucida), viên nang agarose, cọng rạ (straw), cryoloop, cryotop, cell sleeper, cryopiece đã được ứng dụng. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào đánh giá tỉ lệ thu hồi tinh trùng và các thông số tinh trùng sau rã, chưa báo cáo nhiều về các kết quả lâm sàng của những phương pháp này. Mục tiêu của bài tổng quan này là đánh giá liệu đông lạnh tinh trùng đơn lẻ có cải thiện các kết quả lâm sàng ở nhóm bệnh nhân azoospermia hay oligospermia nặng hay không.
Nghiên cứu tìm kiếm và tổng hợp dữ liệu từ các bài báo được công bố đến hết ngày 31-12-2019, sử dụng các cơ sở dữ liệu CENTRAL, CNKI, Cochrane Systematic Reviews, EMBASE, MEDLINE, PUBMED và Web of Science. Tỉ lệ thu hồi sau đông lạnh, tỉ lệ tinh trùng sống, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai, sẩy thai và tỉ lệ sinh (delivery rates) đã được đánh giá. Các phân tích phân nhóm đã được thực hiện cho (a) các dụng cụ đông lạnh khác nhau, (b) năm xuất bản của nghiên cứu, và (c) nguồn gốc tinh trùng (từ tinh hoàn và không từ tinh hoàn).
- Tổng cộng có 25 nghiên cứu với 13 loại dụng cụ đông lạnh. Phân tích gộp cho thấy tỉ lệ thu hồi tinh trùng tương ứng 92% (95% KTC, 87%–96%), tỉ lệ tinh trùng sống, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai, sẩy thai và tỉ lệ sinh tương ứng 76% (95% KTC, 69% –83% ), 63% (95% KTC, 58% –67%), 57% (95% KTC, 39% –74%), 12% (95% KTC, 0% –33%) và 40% (95% KTC, 12% –71%).
- Trong các phân nhóm:
+ Tỉ lệ thu hồi: cao nhất khi đông lạnh tinh trùng sử dụng các viên nang agarose (99%) và thấp nhất khi sử dụng các cọng rạ (77%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nguồn gốc tinh trùng. Tuy nhiên, tỉ lệ thu hồi tinh trùng gần đây cao hơn đáng kể so với 10 năm trước (p = 0,005).
+ Tỉ lệ sống sót: cao nhất khi sử dụng các viên nang agarose (88%) và thấp nhất ở các cell sleepers (58%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nguồn gốc tinh trùng và năm xuất bản của nghiên cứu (p = 0,256).
+ Tương tự, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai, sẩy thai và tỉ lệ trẻ sinh sống không có sự khác biệt khi so sánh các dụng cụ đông lạnh, nguồn gốc tinh trùng và năm xuất bản của nghiên cứu.
Các kết quả từ nghiên cứu cho thấy phương pháp đông lạnh tinh trùng đơn lẻ có hiệu quả và mang lại lợi ích cho nhóm bệnh nhân oligospermia và azoospermia. Trong đó, dụng cụ đông lạnh là thành phần quan trọng, tỉ lệ thu hồi tinh trùng đơn lẻ sau đông lạnh cũng đã tăng đáng kể trong một thập kỉ qua, trong khi nguồn gốc tinh trùng không ảnh hưởng đến các kết quả lâm sàng.
Tài liệu tham khảo:
Huang C, Gan RX, Hu JL, Liu F, Hong Y, Zhu WB, Li Z. Clinical benefit for cryopreservation of single human spermatozoa for ICSI: A systematic review and meta-analysis. Andrology. 2022 Jan;10(1):82-91. doi: 10.1111/andr.13091. Epub 2021 Aug 24. PMID: 34365740.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đánh giá hình thái có dự đoán tiềm năng phát triển của noãn không? Tổng quan hệ thống và đề xuất thang điểm đánh giá - Ngày đăng: 21-11-2022
Kéo dài thời gian điều trị letrozole có hiệu quả trong việc gây rụng trứng ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang và kháng letrozole - Ngày đăng: 14-11-2022
Sự giao tiếp giữa mẹ và phôi - Ngày đăng: 14-11-2022
Chúng ta đang bước sang kỷ nguyên của tự động hóa trong hỗ trợ sinh sản: Những ứng dụng trong nuôi cấy phôi, đánh giá phôi và đông lạnh phôi (Phần 2) - Ngày đăng: 14-11-2022
Chúng ta đang bước sang kỷ nguyên của tự động hóa trong hỗ trợ sinh sản: Những ứng dụng trong phân tích tinh trùng, thao tác noãn và thụ tinh (Phần 1) - Ngày đăng: 14-11-2022
Kết quả ICSI sử dụng mẫu tinh trùng tươi và đông lạnh thu nhận bằng phương pháp PESA - TESA - Ngày đăng: 09-11-2022
Kết quả lâm sàng của trữ noãn chủ động ở phụ nữ lớn tuổi - Ngày đăng: 08-11-2022
Mô hình quản lý ca bệnh cải thiện sự hài lòng, lo lắng và trầm cảm của bệnh nhân bị sảy thai sau khi chuyển phôi trong quá trình điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 29-10-2022
Chuyển phôi chất lượng tốt giúp giảm nguy cơ thai ngoài tử cung - Ngày đăng: 26-10-2022
Các phôi 3PN với 2 tiền nhân kích thước bình thường và một tiền nhân nhỏ hơn có thể sử dụng chuyển phôi không? - Ngày đăng: 26-10-2022
Nhận diện bệnh nhân bị vấn đề về tâm lý trong quá trình điều trị IVF - Ngày đăng: 19-10-2022
Triệu chứng trầm cảm khi mang thai và sau sinh ở bệnh nhân sẩy thai liên tiếp và vô sinh - Ngày đăng: 19-10-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK