Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 19-10-2022 7:53am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
 
Sẩy thai liên tiếp (recurrent pregnancy loss – RPL) được định nghĩa là từ 2 lần sẩy thai bất kì trong giai đoạn thai kỳ. Trên thế giới, ít nhất 10% phụ nữ mang thai và khoảng 13% phụ nữ sau sinh bị mắc chứng rối loạn tâm lý (mental disorder) và xảy ra nhiều nhất là trầm cảm (depression). Trầm cảm sau sinh (postpartum depression – PPD) ảnh hưởng 10% phụ nữ ở Nhật Bản gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho mẹ và trẻ sơ sinh. Tiền sử bệnh tâm thần, béo phì, trầm cảm trong và trước khi mang thai, lo lắng khi mang thai, thu nhập thấp, các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống và thiếu hỗ trợ xã hội được báo cáo là các yếu tố nguy cơ của PPD, thậm chí có thể dẫn đến người mẹ tự tử và bạo hành trẻ em. Hơn nữa, người ta cũng nhận thấy rằng trạng thái tinh thần của người mẹ chu sinh ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và sự phát triển tình cảm của những đứa trẻ trong tương lai. Ngoài ra, nghiên cứu trước đây của các tác giả trong bài cũng cho thấy 15,4% bệnh nhân RPL có các triệu chứng trầm cảm (depression symptoms – DS) và rối loạn lo âu (anxiety disorder) gia tăng đáng kể về mặt lâm sàng; trong đó, 8,6% bệnh nhân thuộc nhóm RPL có trầm cảm vừa/nặng nhưng chỉ có 2,2% ở nhóm đối chứng. Bên cạnh đó, bệnh nhân RPL thứ phát có ít nhất một đứa con tương quan với nguy cơ tâm lý thấp hơn so với bệnh nhân RPL nguyên phát. Nguy cơ tự tử cũng được đặc biệt quan tâm ở phụ nữ có tiền sử sẩy thai, bệnh tâm thần nặng và trầm cảm chu sinh. Hiện nay, TTTON và chuyển phôi (IVF-ET) có thể gây lo lắng về thể chất khó chịu và gây trầm cảm do lo lắng không chắc chắn về kết quả điều trị. Theo một số thống kê cho thấy mức độ căng thẳng cao nhất ở lần thử thai (pregnancy test – PT) trước khi mang thai so với lúc ET. Đây là nghiên cứu đầu tiên có quy mô mẫu lớn để xem xét các triệu chứng trầm cảm gia tăng trong thời kỳ mang thai và sau sinh ở bệnh nhân RPL và IVF-ET.
 
Nhóm tác giả đã thực hiện một nghiên cứu đoàn hệ trên toàn quốc được gọi là nghiên cứu về môi trường và trẻ em Nhật Bản (Japan environment and children’s study – JECS). Khi kiểm tra các yếu tố nguy cơ của PPD vào 1 tháng sau sinh sử dụng dữ liệu JECS (jecs-ag20160424) và phát hiện ra rằng lạc nội mạc tử cung, thống kinh và chảy máu tử cung bất thường nhưng không phải sự hiện diện của sẩy thai mà có liên quan đến PPD. Nghiên cứu này được các nhà miễn dịch sinh sản quan tâm vì cả RPL và PPD đều có liên quan đến chứng viêm trong thai kỳ. Khoảng 99.202 phụ nữ mang thai được đưa vào phân tích với số tuổi trung bình là 30,7 tuổi và ở 14,4W thai.
 
-K6 và K10: phát hiện trầm cảm điển hình và nhẹ (mood dysthymia) và thang đánh giá trầm cảm sau sinh của Edinburgh (Edinburgh postnatal depression scale – EPDS) là yếu tố trầm cảm, lo âu và mất niềm vui (anhedonia) (EPDS ≥9 = K6 ≥13 = K10 ≥20). Kết cục chính là sự gia tăng DS (K6 và EPDS) trong thai kỳ và sau sinh.
-K6 được phân tích ở giai đoạn đầu thai kỳ (first trimester – MT1), giữa hoặc cuối thai kỳ (second/third trimester – MT2) và 1 năm sau sinh (C1y). EPDS thì ở 1 tháng và 6 tháng sau sinh (M1m và C6m). Trong đó, MT1 bao gồm các đặc điểm xã hội học, lịch sử y tế, chi tiết tất cả các lần mang thai và thói quen tập thể dục; MT2 gồm trình độ học vấn, thu nhập hàng năm của hộ gia đình và chi tiết về lối sống; C6m là sức khỏe của người mẹ và tình trạng hôn nhân.
 
Kết quả cho thấy:
-Nguy cơ phát triển DS cao hơn đáng kể ở nhóm không có trẻ sinh sống (aHR=1,11; 95% CI 1,07-1,16; P<0,001).
-M1m & C6m: tỉ lệ mắc bệnh DS cao nhất ở nhóm phụ nữ không bị sẩy thai lần lượt là 14,5% và 12,21% so với nhóm có từ 3 lần sẩy thai là 12,42% và 6,98% (P<0,001).
-MT1, MT2 và C6m: tần suất mắc bệnh ở nhóm không trải qua IVF-ET cao hơn đáng kể lần lượt là 3,57%; 3,37% và 11,8% (P<0,001).
-MT1, MT2, M1m và C6m: nhóm phụ nữ không có trẻ sinh sống cũng thể hiện tần suất mắc bệnh cao hơn nhiều (4,09%; 3,58%; 18,34% và 12,20%; P<0,001).
-MT2 và C6m: phụ nữ có nhiều trẻ sinh ra, tần suất mắc bệnh của nhóm không trải qua IVF-ET cao hơn nhóm có IVF-ET lần lượt là 3,16% và 11,52% (P<0,001).
-Mối tương quan giữa số lần sẩy thai, IVF-ET và nguy cơ phát triển DS ở phụ nữ không có trẻ sinh sống được thể hiện như sau:
+Tỉ lệ mắc bệnh DS tăng đáng kể ở phụ nữ có từ 3 lần sẩy thai ở giai đoạn giữa hoặc cuối thai kỳ, không có trẻ sinh sống (aRRs=1,97; 95% CI [1,02; 3,82]).
+Nguy cơ phát triển DS thấp hơn đối với phụ nữ có tiền căn sẩy thai 1 lần ở M1m và C6m (không có trẻ sinh sống) lần lượt là aRRs=0,92; 95% CI [0,85; 1,00] và aRRs=0,84; 95% CI [0,75; 0,93].
+IVF-ET có tương quan đến nguy cơ giảm đáng kể sự phát triển DS trong suốt thai kỳ, đặc biệt là ở M1m (aRRs=0,87; 95% CI [0,76; 0,99]) và C6m (aRRs=0,70; 95% CI [0,58; 0,84]), không có trẻ sinh sống.
-Đối với phụ nữ có trẻ sinh sống, tỉ lệ phát triển DS trong 6 tháng sau sinh giảm đáng kể ở phụ nữ đã trải qua 2 lần sẩy thai (aRRs=0,87; 95% CI [0,76; 1,00]). IVF-ET không có ảnh hưởng mang tính ý nghĩa đến nguy cơ phát triển DS trong thai kỳ và sau sinh.
 
Từ số liệu thống kê cho thấy, phụ nữ có tiền sử sẩy thai từ 3 lần trở lên có nguy cơ trầm cảm cao hơn trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ so với phụ nữ không sẩy thai dù không có trẻ sinh sống. Những người đã từng sinh 1 bé có điểm trầm cảm thấp hơn đáng kể sau 1 năm theo dõi. Sinh con có thể làm giảm cảm giác đau khổ của những phụ nữ trải qua một lần mất thai. Tuy nhiên, đối với người có tiền sử sẩy thai từ 2 lần trở lên, cảm giác mất mát quá lớn nên tác động tích cực của việc mang thai thành công là không đủ để ngăn chặn sự khởi phát của bệnh trầm cảm. Ở bệnh nhân RPL, sự tái phát bệnh có thể tác động mạnh đến sự bất ổn về cảm xúc, đó là lý do vì sao kết quả lại khác nhau giữa một và hai hoặc nhiều lần sẩy thai. Mặt khác, IVF-ET được phát hiện có liên quan đến ít nguy cơ gia tăng các triệu chứng trầm cảm trong suốt thai kỳ và không có trẻ sinh sống. Rất nhiều báo cáo cho rằng IVF không liên quan đến nguy cơ phát triển trầm cảm trong thai kỳ. Thêm vào đó, sự hỗ trợ của bạn đời và sự chăm sóc yêu thương dịu dàng có thể được đo lường gián tiếp trên thang đo của bạo hành bằng lời nói và thể chất có tác dụng ngăn ngừa trầm cảm ở phụ nữ RPL và IVF-ET. Ở phụ nữ có nhiều trẻ sinh sống thì tiền sử và căng thẳng tâm lý dường như có xu hướng tăng khi quá trình mang thai xảy ra tiếp. 
 
Mặc dù vậy, bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như là tỉ lệ triệu chứng trầm cảm trước khi mang thai ở phụ nữ RPL và phụ nữ vô sinh với IVF-ET là không rõ ràng vì tuần thai trung bình được đưa vào dữ liệu là 14,4W. Các thang đo khác nhau được sử dụng cho thời kỳ mang thai và sau khi sinh nên không thể so sánh mức độ phổ biến của các triệu chứng trầm cảm gia tăng giữa MT1, MT2 và C1y, M1m và C6m cũng như không chẩn đoán trầm cảm ở phụ nữ có điểm số cao và không đánh giá chứng lo âu sau sinh.
 
Tóm lại, đây là nghiên cứu đoàn hệ lớn nhất để chỉ ra các triệu chứng trầm cảm từ 3 tháng đầu đến 1 năm sau khi sinh. Sự hỗ trợ về tâm lý cho những phụ nữ RPL là rất cần thiết. Đặc biệt, RPL và IVF-ET không ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh mà IVF-ET thay vào đó làm giảm nguy cơ trầm cảm trong suốt thai kỳ và sau sinh.
 
Nguồn: Matsuura A.O, Ogasawara M.S, Ebara T và cộng sự. Depression symptoms during pregnancy and postpartum in patients with recurrent pregnancy loss and infertility: The Japan environment and children’s study. 2022 Jun.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK