Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 05-10-2022 8:06am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
Lê Thị Vân – IVF Vạn Hạnh

Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) trong chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đã tạo ra một cuộc cách mạng trong hỗ trợ sinh sản. Trong đó, sự trưởng thành về nhân và tế bào chất của noãn rất quan trọng đối với tiềm năng thụ tinh sau ICSI. Sự trưởng thành được gây ra bởi sự gia tăng hormone hoàng thể hóa (LH) trong các chu kỳ tự nhiên hoặc tiêm hCG trong các chu kỳ được kích thích. Chọc hút noãn thường trong khoảng từ 34 đến 36 giờ sau khi tiêm hCG. Trong thực tế, có thể dễ dàng đánh giá sự trưởng thành của nhân bằng cách quan sát thể cực thứ nhất. Tuy nhiên, sự trưởng thành của tế bào chất không thể được đánh giá trực quan hoặc sinh hóa và có thể không đồng bộ với sự trưởng thành nhân trong các chu kỳ được kích thích. Hơn nữa, các tế bào cumulus và corona bao quanh noãn sau khi chọc hút được cho là có tác dụng hỗ trợ quá trình trưởng thành một số noãn non trưởng thành thành noãn MII trong môi trường nuôi cấy. Ngược lại, thời gian cấy khối OCC (oocyte-cumulus complex) kéo dài có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa noãn, làm giảm khả năng thụ tinh. Do đó, khoảng thời gian noãn tiếp xúc với tế bào cumulus xung quanh của noãn trong quá trình nuôi cấy có thể ảnh hưởng đến khả năng sống của noãn. Một số nghiên cứu đã liên tục phát hiện ra rằng thời gian cấy noãn bào với phức hợp cumulus-corona là 2–3 giờ giúp tăng tỷ lệ thụ tinh. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng tỷ lệ mang thai lâm sàng cao hơn khi noãn được ủ với phức hợp cumulus-corona trong thời gian ≥ 2–3 giờ, nhưng không tìm thấy thời điểm tốt nhất. Ngược lại, một nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ sự khác biệt nào về tỷ lệ sống sót, thụ tinh hoặc phôi phân chia giữa noãn được tiêm sau 1–2 giờ chọc hút so với 5-6 giờ. Do thiếu sự nhất trí về thời gian của các bước quan trọng trong quy trình ICSI, cụ thể là tách noãn sau cấy và việc áp dụng rộng rãi ICSI như một phần của hỗ trợ sinh sản. Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định xem quá trình tách noãn và ICSI ở 36,5 giờ so với 39 giờ sau tiêm hCG hoặc Lupron (2,5 giờ và 5 giờ sau chọc hút) có ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi nang ở các cặp vợ chồng tiên lượng tốt hay không.
 
Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện là một thử nghiệm tiến cứu ngẫu nhiên, có đối chứng trên 12 bệnh nhân trải qua ICSI tại Trung tâm Sinh sản USC, kết quả thu được 206 noãn MII. Tại thời điểm chọc hút, noãn của mỗi bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: một nhóm cho quá trình tách noãn và ICSI ở 36,5 giờ sau khi tiêm hCG hoặc Lupron (n=105) và nhóm còn lại là ở 39 giờ sau tiêm hCG hoặc Lupron (n=101) (2,5 và 5 giờ sau khi chọc hút noãn). Kết quả chính là tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ tạo phôi nang. Tiêu chí thu nhận đối với những bệnh nhân nữ bao gồm: tuổi từ 18 đến 38 khi bắt đầu chu kỳ, FSH huyết thanh <13,5 IU/mL khi bắt đầu chu kỳ, AMH> 1 ng/mL khi đánh giá vô sinh ban đầu, ≥ 10 noãn được thu nhận. Tiêu chí thu nhận đối với bệnh nhân nam như sau: <50 tuổi, tổng số lượng tinh trùng di động > 10 triệu/mL trên phân tích tinh dịch ban đầu, không có tiền sử giãn tĩnh mạch thừng tinh, hóa trị hoặc phẫu thuật tinh hoàn, không có tiền sử sử dụng thuốc lá trong 3 tháng qua.
 
Kết quả: Tất cả bệnh nhân đều được kích thích buồng trứng bằng phác đồ đối vận. Số lượng noãn trung bình trên mỗi bệnh nhân ở nhóm 1 và 2 lần lượt là 8,74 (IQR 6,3–9,8) và 8,42 (IQR 4,25–10,0). Không có sự khác biệt nào về tỷ lệ thụ tinh, sự phát triển của phôi nang dựa trên thời gian tách noãn và ICSI (tất cả p>0,05).
Một hồi quy logistic có điều kiện để tính đến nhiều noãn có nguồn gốc từ mỗi bệnh nhân cũng không tìm thấy sự khác biệt trong quá trình thụ tinh hoặc tạo phôi nang dựa trên thời gian của ICSI, ngay cả khi kiểm soát tuổi và BMI (p = 0,47). Điểm mạnh chính của nghiên cứu là thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng duy nhất được thực hiện bằng cách sử dụng từng bệnh nhân làm đối chứng của chính họ tại hai thời điểm tách noãn và ICSI. Tuy nhiên, nghiên cứu có một số hạn chế đó là chỉ dựa trên những bệnh nhân nam và nữ có tiên lượng tốt mà kết quả điều trị có khả năng thuận lợi lúc ban đầu. Có thể những phát hiện của nghiên cứu này không đúng với tất cả các bệnh nhân vô sinh hoặc lớn tuổi, đặc biệt là những bệnh nhân có chất lượng noãn và khả năng thụ tinh thấp. 
 
Kết luận: Ở những cặp vợ chồng có tiên lượng tốt, kết quả của nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ thụ tinh hoặc tỷ lệ tạo phôi nang dựa trên thời gian ICSI trong khoảng thời gian tiêu chuẩn là 2 đến 6 giờ được chấp nhận hiện nay dựa trên tiêm rụng noãn 34 giờ. Noãn dường như có khả năng thụ tinh sinh lý trong khoảng thời gian này và sự thay đổi thời gian của ICSI trong khoảng thời gian này không có khả năng ảnh hưởng đến kết quả chu kỳ.
 
Nguồn: Smith, Meghan B., et al. "What is the optimal timing of intracytoplasmic sperm injection (ICSI) after EGG retrieval? A randomized controlled trial." Journal of Assisted Reproduction and Genetics 38.8 (2021): 2151-2156.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK
Loading...