Tin tức
on Wednesday 07-09-2022 3:00pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH Tăng Lê Thái Ngọc – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu chung
Trong chu kỳ tự nhiên, sau khi rụng trứng, phần nang noãn còn lại hình thành nên hoàng thể. Hoàng thể có nhiệm vụ tiết hormon steroid là estradiol và progesterone, sự chế tiết này đã đảm bảo cho sự phát triển bình thường của nội mạc tử cung và tạo môi trường thuận lợi cho quá trình làm tổ của phôi, cũng như ổn định nội mạc tử cung trong suốt thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, mức bình thường của nồng độ progesterone trong huyết thanh lại khác nhau đáng kể giữa các phụ nữ. Hơn thế nữa, các tài liệu nghiên cứu cũng ghi nhận nhiều trường hợp đang điều trị bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và mức progesterone huyết thanh bình thường vẫn có thể không sản xuất đủ lượng progesterone trong giai đoạn hoàng thể.
Trong các nghiên cứu được thực hiện ở các chu kỳ tự nhiên và nhân tạo trước đó, mức thấp của progesterone huyết thanh được ghi nhận vào ngày trước chuyển phôi, ngày chuyển phôi trữ lạnh (FET) hoặc vào ngày thử thai có liên quan đến việc giảm khả năng mang thai và giảm tỷ lệ trẻ sinh sống. Do đó, bổ sung progesterone âm đạo trong giai đoạn hoàng thể và giai đoạn đầu mang thai có thể cải thiện kết quả sau FET, điều này đã được đề xuất bởi một nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên có đối chứng và hai nghiên cứu hồi cứu trước đây. Tuy nhiên, các kết quả trái ngược nhau về việc sử dụng progesterone cũng đã được báo cáo trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng và một nghiên cứu hồi cứu lớn. Trong hai phân tích tổng hợp gần đây, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ sinh sống được cải thiện bằng cách bổ sung progesterone sau khi chuyển phôi đông lạnh trong các chu kỳ tự nhiên, nhưng sau đó nhóm các tác giả trên cũng khẳng định thêm cần bổ sung các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng lớn hơn để xác nhận kết quả. Cho đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất về phác đồ nào là tối ưu nhất để chuẩn bị nội mạc tử cung trong các chu kỳ FET. Do đó, mục tiêu chính của thử nghiệm này là nghiên cứu xem việc bổ sung progesterone âm đạo có cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống sau FET trong các chu kỳ tự nhiên hay không. Ngoài ra, nghiên cứu trên cũng đánh giá một số kết quả phụ như tỷ lệ có thai, tỷ lệ mang thai sinh hóa, tỷ lệ mang thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai và mối tương quan giữa nồng độ progesterone huyết thanh trong quá trình chuyển phôi với tỷ lệ trẻ sinh sống.
Phương pháp
Đây là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng được thực hiện tại hai phòng khám của trường đại học trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 3 năm 2018. Tổng cộng có 672 phụ nữ với chu kỳ kinh nguyệt đều đặn được mời tham gia nghiên cứu. Trong số đó, 500 người đồng ý tham gia và 488 người cuối cùng được đưa vào nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ là những phụ nữ không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc những người bị tác dụng phụ từ việc bổ sung progesterone trước đó. Những phụ nữ trải qua chu kỳ xin noãn, chu kỳ xét nghiệm tiền làm tổ hoặc chu kỳ sử dụng tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn cũng bị loại khỏi nghiên cứu.
Một nửa số đối tượng nghiên cứu được bổ sung progesterone bằng viên đặt âm đạo progesterone, 100 mg x 2 lần / ngày, bắt đầu từ ngày chuyển phôi. Một nửa số đối tượng còn lại không được điều trị bổ sung với progesterone. Việc phân nhóm ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1:1 được thực hiện sau khi chuyển phôi đông lạnh theo chu kỳ tự nhiên. Các phôi được đông lạnh vào ngày 2, 3, 5 hoặc 6. Mẫu máu dùng cho việc định lượng progesterone huyết thanh được thu thập từ tất cả các phụ nữ tham gia nghiên cứu vào ngày chuyển phôi. Kết quả chính là tỷ lệ sinh sống, kết quả phụ là tỷ lệ mang thai, thai sinh hóa, thai lâm sàng và tỷ lệ sẩy thai. Ngoài ra, nghiên cứu còn báo cáo mối liên quan giữa nồng độ progesterone huyết thanh vào ngày chuyển phôi và tỷ lệ sinh sống nếu có.
Kết quả chính
Đây là nghiên cứu RCT được thực hiện trên hai trung tâm khác nhau với cỡ mẫu lớn cho thấy bổ sung progesterone trong giai đoạn hoàng thể cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống sau FET trong chu kỳ tự nhiên. Một hạn chế được ghi nhận trong quy trình nghiêu cứu là việc điều trị bằng progesterone được bắt đầu vào ngày chuyển phôi, bất kể tuổi của phôi, dẫn đến thời gian bổ sung progesterone cho phôi ngày 5/6 ngắn hơn so với phôi ngày 2/3. Điều này về mặt lý thuyết có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả đối với những bệnh nhân được chuyển phôi nang. Hơn nữa, đây không phải là một nghiên cứu mù đôi vì không thể sản xuất viên giả dược. Hiệu ứng giả dược được biết đến nhiều trong tất cả các loại điều trị y tế và có khả năng ảnh hưởng đến kết quả và cách giải thích của nghiên cứu có lợi cho việc bổ sung progesterone. Mặc dù nghiên cứu mù đôi được ưu tiên, nhóm nghiên cứu vẫn tin rằng việc bổ sung progesterone sẽ mang lại những lợi ích rõ rệt cho kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi trữ trong các chu kỳ tự nhiên.
Nguồn: Wånggren, K., M. Dahlgren Granbom, S. I. Iliadis, J. Gudmundsson, and A. Stavreus-Evers. "Progesterone supplementation in natural cycles improves live birth rates after embryo transfer of frozen-thawed embryos—a randomized controlled trial." Human Reproduction (2022).
Giới thiệu chung
Trong chu kỳ tự nhiên, sau khi rụng trứng, phần nang noãn còn lại hình thành nên hoàng thể. Hoàng thể có nhiệm vụ tiết hormon steroid là estradiol và progesterone, sự chế tiết này đã đảm bảo cho sự phát triển bình thường của nội mạc tử cung và tạo môi trường thuận lợi cho quá trình làm tổ của phôi, cũng như ổn định nội mạc tử cung trong suốt thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, mức bình thường của nồng độ progesterone trong huyết thanh lại khác nhau đáng kể giữa các phụ nữ. Hơn thế nữa, các tài liệu nghiên cứu cũng ghi nhận nhiều trường hợp đang điều trị bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và mức progesterone huyết thanh bình thường vẫn có thể không sản xuất đủ lượng progesterone trong giai đoạn hoàng thể.
Trong các nghiên cứu được thực hiện ở các chu kỳ tự nhiên và nhân tạo trước đó, mức thấp của progesterone huyết thanh được ghi nhận vào ngày trước chuyển phôi, ngày chuyển phôi trữ lạnh (FET) hoặc vào ngày thử thai có liên quan đến việc giảm khả năng mang thai và giảm tỷ lệ trẻ sinh sống. Do đó, bổ sung progesterone âm đạo trong giai đoạn hoàng thể và giai đoạn đầu mang thai có thể cải thiện kết quả sau FET, điều này đã được đề xuất bởi một nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên có đối chứng và hai nghiên cứu hồi cứu trước đây. Tuy nhiên, các kết quả trái ngược nhau về việc sử dụng progesterone cũng đã được báo cáo trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng và một nghiên cứu hồi cứu lớn. Trong hai phân tích tổng hợp gần đây, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ sinh sống được cải thiện bằng cách bổ sung progesterone sau khi chuyển phôi đông lạnh trong các chu kỳ tự nhiên, nhưng sau đó nhóm các tác giả trên cũng khẳng định thêm cần bổ sung các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng lớn hơn để xác nhận kết quả. Cho đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất về phác đồ nào là tối ưu nhất để chuẩn bị nội mạc tử cung trong các chu kỳ FET. Do đó, mục tiêu chính của thử nghiệm này là nghiên cứu xem việc bổ sung progesterone âm đạo có cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống sau FET trong các chu kỳ tự nhiên hay không. Ngoài ra, nghiên cứu trên cũng đánh giá một số kết quả phụ như tỷ lệ có thai, tỷ lệ mang thai sinh hóa, tỷ lệ mang thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai và mối tương quan giữa nồng độ progesterone huyết thanh trong quá trình chuyển phôi với tỷ lệ trẻ sinh sống.
Phương pháp
Đây là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng được thực hiện tại hai phòng khám của trường đại học trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 3 năm 2018. Tổng cộng có 672 phụ nữ với chu kỳ kinh nguyệt đều đặn được mời tham gia nghiên cứu. Trong số đó, 500 người đồng ý tham gia và 488 người cuối cùng được đưa vào nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ là những phụ nữ không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc những người bị tác dụng phụ từ việc bổ sung progesterone trước đó. Những phụ nữ trải qua chu kỳ xin noãn, chu kỳ xét nghiệm tiền làm tổ hoặc chu kỳ sử dụng tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn cũng bị loại khỏi nghiên cứu.
Một nửa số đối tượng nghiên cứu được bổ sung progesterone bằng viên đặt âm đạo progesterone, 100 mg x 2 lần / ngày, bắt đầu từ ngày chuyển phôi. Một nửa số đối tượng còn lại không được điều trị bổ sung với progesterone. Việc phân nhóm ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1:1 được thực hiện sau khi chuyển phôi đông lạnh theo chu kỳ tự nhiên. Các phôi được đông lạnh vào ngày 2, 3, 5 hoặc 6. Mẫu máu dùng cho việc định lượng progesterone huyết thanh được thu thập từ tất cả các phụ nữ tham gia nghiên cứu vào ngày chuyển phôi. Kết quả chính là tỷ lệ sinh sống, kết quả phụ là tỷ lệ mang thai, thai sinh hóa, thai lâm sàng và tỷ lệ sẩy thai. Ngoài ra, nghiên cứu còn báo cáo mối liên quan giữa nồng độ progesterone huyết thanh vào ngày chuyển phôi và tỷ lệ sinh sống nếu có.
Kết quả chính
- Không có sự khác biệt về đặc điểm cơ bản giữa các nhóm nghiên cứu.
- Tỷ lệ trẻ sinh sống được cải thiện đáng kể bằng cách bổ sung progesterone. Trong nhóm bổ sung progesterone, 83 trong số 243 bệnh nhân (34,2%) và trong nhóm chứng, 59 trong số 245 bệnh nhân (24,1%) có trẻ sinh sống ( tỷ lệ chênh lệch OR = 1,635, 95% KTC 1,102–2,428, P= 0,017)
- Số ca mang thai ở nhóm bổ sung progesterone là 104 trên 243 (42,8%) và 83 trên 245 (33,9%) (OR=1,465, 95% KTC 1,012–2,108, P = 0,049) ở nhóm chứng
- Số ca mang thai lâm sàng 91 trên 243 (37,4%) và 70 trên 245 (28,6%) (OR=1,497, 95% KTC 1,024–2,188, P = 0,043).
- Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mang thai sinh hóa hoặc tỷ lệ sẩy thai. Không có mối tương quan giữa kết quả IVF và nồng độ progesterone huyết thanh.
Đây là nghiên cứu RCT được thực hiện trên hai trung tâm khác nhau với cỡ mẫu lớn cho thấy bổ sung progesterone trong giai đoạn hoàng thể cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống sau FET trong chu kỳ tự nhiên. Một hạn chế được ghi nhận trong quy trình nghiêu cứu là việc điều trị bằng progesterone được bắt đầu vào ngày chuyển phôi, bất kể tuổi của phôi, dẫn đến thời gian bổ sung progesterone cho phôi ngày 5/6 ngắn hơn so với phôi ngày 2/3. Điều này về mặt lý thuyết có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả đối với những bệnh nhân được chuyển phôi nang. Hơn nữa, đây không phải là một nghiên cứu mù đôi vì không thể sản xuất viên giả dược. Hiệu ứng giả dược được biết đến nhiều trong tất cả các loại điều trị y tế và có khả năng ảnh hưởng đến kết quả và cách giải thích của nghiên cứu có lợi cho việc bổ sung progesterone. Mặc dù nghiên cứu mù đôi được ưu tiên, nhóm nghiên cứu vẫn tin rằng việc bổ sung progesterone sẽ mang lại những lợi ích rõ rệt cho kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi trữ trong các chu kỳ tự nhiên.
Nguồn: Wånggren, K., M. Dahlgren Granbom, S. I. Iliadis, J. Gudmundsson, and A. Stavreus-Evers. "Progesterone supplementation in natural cycles improves live birth rates after embryo transfer of frozen-thawed embryos—a randomized controlled trial." Human Reproduction (2022).
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối tương quan giữa gia tốc tuổi sinh sản trong tế bào hạt và các chỉ số đánh giá dự trữ buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 07-09-2022
Mối liên quan giữa thời gian lưu trữ phôi và sự thành công trong điều trị ở những bệnh nhân được chỉ định trữ phôi toàn bộ và chuyển phôi trữ sau đó - Ngày đăng: 07-09-2022
Cầu nối liên kết giữa khối tế bào bên trong và tế bào lá nuôi ở phôi nang là yếu tố tiên lượng cho kết quả lâm sàng và em bé sinh: Một nghiên cứu dựa trên time-lapse - Ngày đăng: 04-09-2022
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhận diện phôi: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 04-09-2022
Khuynh hướng mới trong phân loại và chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 04-09-2022
Kết cục sinh sản của hoạt hóa noãn nhân tạo sau ICSI ở bệnh nhân chuyển phôi nang: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu 6 năm - Ngày đăng: 29-08-2022
Tác động của quá trình trữ lạnh phôi bằng phương pháp thủy tinh hóa đối với các đặc điểm mô bệnh học của nhau thai và kết quả chu sinh ở các trường hợp sinh đơn thai - Ngày đăng: 29-08-2022
Mối tương quan giữa sự methyl hoá DNA tinh trùng với tuổi nam giới và kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản. - Ngày đăng: 24-08-2022
Sự mất chức năng của biến thể SSFA2 gây tinh trùng đầu tròn (Globozoospermia) và thất bại trong hoạt hóa noãn ở nam giới vô sinh - Ngày đăng: 24-08-2022
Bản chất tế bào và phân tử của hiện tượng phân mảnh ở phôi người - Ngày đăng: 24-08-2022
Lắng đọng khối fibrin (MPVFD) trong nhau thai và kết quả thai - Ngày đăng: 22-08-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK