Tin tức
on Monday 22-08-2022 8:45am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
Lắng đọng khối fibrin (massive perivillous fibrin deposition – MPVFD) trong nhau thai là một tình trạng đặc trưng bởi sự lắng đọng fibrin lan rộng trong khoảng đệm gây cản trở chức năng trao đổi của nguyên bào nuôi, dẫn đến rối loạn chức năng nhau thai. Trên phương diện vĩ mô, nó được nhận diện là những mảng không đều, màu trắng hơi vàng trong nhau thai. Hầu hết các nhau thai có chứa một số fibrin quanh nhau, tăng dần theo tuổi thai; do đó, MPVFD nên được chẩn đoán khi lượng fibrin lắng đọng quanh nhau chiếm 25% hoặc nhiều hơn các nhung mao. Tình trạng này được cho là hiếm xảy ra, chỉ khoảng 0,1% các ca sinh. Trong một nghiên cứu tiền cứu gần đây đánh giá tỉ lệ mắc MPVFD ở thai kỳ gây hạn chế phát triển thai trong tử cung (intrauterine fetal growth restriction – IUGR), sự lắng đọng fibrin vượt quá 25% ở 11,8% nhau thai, cao hơn so với nhiều bài báo trước đây. Hơn nữa, những phụ nữ bị MPVFD nặng trong nhau thai thường có tiền sử bệnh tự miễn và đặc biệt là hội chứng kháng phospholipid. Chẳng những vậy, MPVFD trong nhau thai còn có liên quan đến tăng nguy cơ IUGR, thai chết lưu trong tử cung (intrauterine fetal death – IUFD) và sinh non. Sự tái xuất hiện của MPVFD trong 3 tháng đầu gây sẩy thai được cho là cao (50%) nhưng tần suất này thấp hơn ở các giai đoạn sau của thai (14-18%). Mặt khác, việc sử dụng aspirin hoặc dipyridamole được gợi ý có thể làm giảm nguy cơ mắc MPVFD. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là góp phần nâng cao kiến thức về MPVFD bằng cách so sánh các đặc điểm của người mẹ, kết quả sản khoa và chu sinh cũng như tỉ lệ tái phát MPVFD theo mức độ trong nhau thai.
Đây là nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu gồm 141 trường hợp MPVFD từ T1/2003 đến T12/2018, dữ liệu được thu từ 28.000 ca sinh và khoảng 1100-1200 nhau thai được kiểm tra mỗi năm.
MPVFD được chẩn đoán dựa trên các tiêu chí sau:
- Vĩ mô: tồn tại các vùng màu trắng – vàng trong nhau thai.
- Kính hiển vi: lắng đọng fibrin hợp lưu (confluent fibrin) trong khoảng đệm hoặc bánh nhau mặt mẹ.
- Mô học: sự hiện diện của fibrin dày, màu hồng, chiếm hoặc làm tắc nghẽn khoảng đệm và bao bọc các nhung mao màng đệm.
141 nhau thai từ đơn thai có chẩn đoán MPVFD được cố định bằng formalin với quy trình chuẩn hóa 2 bước, phân tích mô học và vĩ mô hoàn chỉnh. Mức độ MPVFD được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm A: 48 nhau thai có MPVFD thấp (sự lắng đọng fibrin 20-32% khoảng đệm)
- Nhóm B: 41 nhau thai có MPVFD trung bình (33-50%)
- Nhóm C: 52 nhau thai có MPVFD nặng (>50%).
Kết quả cho thấy,
- Nhóm C được chẩn đoán tỉ lệ mắc bệnh tự miễn ở người mẹ là 11,5% trong khi nhóm A là 0% (P=0,03).
- Tỉ lệ sinh non trước 32 tuần thai ở nhóm C cao hơn nhóm A và B, lần lượt là 37,5%, 13,2% và 10,6% (P=0,01).
- Tỉ lệ IUFD ở nhóm C là 31,3% cao hơn đáng kể so với nhóm A là 8,5% (p=0,01).
- Trong số trẻ được sinh ra thì tỉ lệ trẻ nhỏ hơn so với tuổi thai (small gestational age – SGA) ở nhóm C là 72,3% cao hơn nhiều so với nhóm A và B (52,2% và 34,2%) (P=0,001).
- Tỉ lệ xuất hiện tiền sản giật ở cả 3 nhóm không có sự khác biệt và dao động trong khoảng 7-22%.
- Sẩy thai sớm dưới 12 tuần xảy ra ở 8,7-17,1% thai kỳ. Tỉ lệ trẻ sinh sống của thai trên 12 tuần là 90,9% thuộc nhóm C và 100% ở 2 nhóm còn lại. Hơn nữa, tỉ lệ trẻ sơ sinh được sinh ra đủ tháng không bị hạn chế tăng trưởng ở các nhóm đều cao (76,2-96,9%). Tuy nhiên, nhóm C lại có 2 lần sẩy thai muộn và một lần IUFD (2,4%).
Nhìn chung, MPVFD có thể liên quan đến một bất thường di truyền ở mẹ do khả năng tái phát cao đặc biệt là các trường hợp có nguyên nhân miễn dịch cơ bản. Một số tác giả đã đề cập đến mối liên quan giữa sự tự kháng thể của mẹ và MPVFD nặng, phản ánh khả năng miễn dịch chống đào thải nhau thai mạnh và tình trạng viêm mãn tính ở mẹ.
hêm vào đó, MPVFD nghiêm trọng có liên quan đến sự mất cân bằng sớm của các yếu tố hình thành mạch máu (angiogenetic) hoặc chống quá trình tạo mạch (antiangiogenetic) cùng sự giảm đáng kể yếu tố tăng trưởng mạch máu nhau thai như là một dấu hiệu cho sự tổn thương nội mô.
Tóm lại, mức độ fibrin trong nhau thai đóng vai trò nhất định trong kết quả mang thai. MPVFD nặng có liên quan đến nguy cơ sinh non, SGA và IUFD cao hơn so với MPVFD trung bình hoặc thấp. Bên cạnh đó, bệnh tự miễn phổ biến hơn ở phụ nữ bị MPVFD nặng. Ngoài ra, ngay cả khi có hoặc không điều trị dự phòng ở những lần mang thai tiếp theo thì kết quả chu sinh vẫn ổn, điều này làm tăng giả thuyết rằng nguy cơ tái phát MPVFD có ý nghĩa lâm sàng thấp hơn so với mô tả trước đó.
Nguồn: Lampi K, Papadogiannakis N, Sirotkina M và cộng sự. Massive perivillous fibrin deposition of the placenta and pregnancy outcome: A retrospective observational study. 2021 Dec 21.
Lắng đọng khối fibrin (massive perivillous fibrin deposition – MPVFD) trong nhau thai là một tình trạng đặc trưng bởi sự lắng đọng fibrin lan rộng trong khoảng đệm gây cản trở chức năng trao đổi của nguyên bào nuôi, dẫn đến rối loạn chức năng nhau thai. Trên phương diện vĩ mô, nó được nhận diện là những mảng không đều, màu trắng hơi vàng trong nhau thai. Hầu hết các nhau thai có chứa một số fibrin quanh nhau, tăng dần theo tuổi thai; do đó, MPVFD nên được chẩn đoán khi lượng fibrin lắng đọng quanh nhau chiếm 25% hoặc nhiều hơn các nhung mao. Tình trạng này được cho là hiếm xảy ra, chỉ khoảng 0,1% các ca sinh. Trong một nghiên cứu tiền cứu gần đây đánh giá tỉ lệ mắc MPVFD ở thai kỳ gây hạn chế phát triển thai trong tử cung (intrauterine fetal growth restriction – IUGR), sự lắng đọng fibrin vượt quá 25% ở 11,8% nhau thai, cao hơn so với nhiều bài báo trước đây. Hơn nữa, những phụ nữ bị MPVFD nặng trong nhau thai thường có tiền sử bệnh tự miễn và đặc biệt là hội chứng kháng phospholipid. Chẳng những vậy, MPVFD trong nhau thai còn có liên quan đến tăng nguy cơ IUGR, thai chết lưu trong tử cung (intrauterine fetal death – IUFD) và sinh non. Sự tái xuất hiện của MPVFD trong 3 tháng đầu gây sẩy thai được cho là cao (50%) nhưng tần suất này thấp hơn ở các giai đoạn sau của thai (14-18%). Mặt khác, việc sử dụng aspirin hoặc dipyridamole được gợi ý có thể làm giảm nguy cơ mắc MPVFD. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là góp phần nâng cao kiến thức về MPVFD bằng cách so sánh các đặc điểm của người mẹ, kết quả sản khoa và chu sinh cũng như tỉ lệ tái phát MPVFD theo mức độ trong nhau thai.
Đây là nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu gồm 141 trường hợp MPVFD từ T1/2003 đến T12/2018, dữ liệu được thu từ 28.000 ca sinh và khoảng 1100-1200 nhau thai được kiểm tra mỗi năm.
MPVFD được chẩn đoán dựa trên các tiêu chí sau:
- Vĩ mô: tồn tại các vùng màu trắng – vàng trong nhau thai.
- Kính hiển vi: lắng đọng fibrin hợp lưu (confluent fibrin) trong khoảng đệm hoặc bánh nhau mặt mẹ.
- Mô học: sự hiện diện của fibrin dày, màu hồng, chiếm hoặc làm tắc nghẽn khoảng đệm và bao bọc các nhung mao màng đệm.
141 nhau thai từ đơn thai có chẩn đoán MPVFD được cố định bằng formalin với quy trình chuẩn hóa 2 bước, phân tích mô học và vĩ mô hoàn chỉnh. Mức độ MPVFD được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm A: 48 nhau thai có MPVFD thấp (sự lắng đọng fibrin 20-32% khoảng đệm)
- Nhóm B: 41 nhau thai có MPVFD trung bình (33-50%)
- Nhóm C: 52 nhau thai có MPVFD nặng (>50%).
Kết quả cho thấy,
- Nhóm C được chẩn đoán tỉ lệ mắc bệnh tự miễn ở người mẹ là 11,5% trong khi nhóm A là 0% (P=0,03).
- Tỉ lệ sinh non trước 32 tuần thai ở nhóm C cao hơn nhóm A và B, lần lượt là 37,5%, 13,2% và 10,6% (P=0,01).
- Tỉ lệ IUFD ở nhóm C là 31,3% cao hơn đáng kể so với nhóm A là 8,5% (p=0,01).
- Trong số trẻ được sinh ra thì tỉ lệ trẻ nhỏ hơn so với tuổi thai (small gestational age – SGA) ở nhóm C là 72,3% cao hơn nhiều so với nhóm A và B (52,2% và 34,2%) (P=0,001).
- Tỉ lệ xuất hiện tiền sản giật ở cả 3 nhóm không có sự khác biệt và dao động trong khoảng 7-22%.
- Sẩy thai sớm dưới 12 tuần xảy ra ở 8,7-17,1% thai kỳ. Tỉ lệ trẻ sinh sống của thai trên 12 tuần là 90,9% thuộc nhóm C và 100% ở 2 nhóm còn lại. Hơn nữa, tỉ lệ trẻ sơ sinh được sinh ra đủ tháng không bị hạn chế tăng trưởng ở các nhóm đều cao (76,2-96,9%). Tuy nhiên, nhóm C lại có 2 lần sẩy thai muộn và một lần IUFD (2,4%).
Nhìn chung, MPVFD có thể liên quan đến một bất thường di truyền ở mẹ do khả năng tái phát cao đặc biệt là các trường hợp có nguyên nhân miễn dịch cơ bản. Một số tác giả đã đề cập đến mối liên quan giữa sự tự kháng thể của mẹ và MPVFD nặng, phản ánh khả năng miễn dịch chống đào thải nhau thai mạnh và tình trạng viêm mãn tính ở mẹ.
hêm vào đó, MPVFD nghiêm trọng có liên quan đến sự mất cân bằng sớm của các yếu tố hình thành mạch máu (angiogenetic) hoặc chống quá trình tạo mạch (antiangiogenetic) cùng sự giảm đáng kể yếu tố tăng trưởng mạch máu nhau thai như là một dấu hiệu cho sự tổn thương nội mô.
Tóm lại, mức độ fibrin trong nhau thai đóng vai trò nhất định trong kết quả mang thai. MPVFD nặng có liên quan đến nguy cơ sinh non, SGA và IUFD cao hơn so với MPVFD trung bình hoặc thấp. Bên cạnh đó, bệnh tự miễn phổ biến hơn ở phụ nữ bị MPVFD nặng. Ngoài ra, ngay cả khi có hoặc không điều trị dự phòng ở những lần mang thai tiếp theo thì kết quả chu sinh vẫn ổn, điều này làm tăng giả thuyết rằng nguy cơ tái phát MPVFD có ý nghĩa lâm sàng thấp hơn so với mô tả trước đó.
Nguồn: Lampi K, Papadogiannakis N, Sirotkina M và cộng sự. Massive perivillous fibrin deposition of the placenta and pregnancy outcome: A retrospective observational study. 2021 Dec 21.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thụ tinh ống nghiệm tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình: một phân tích tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 19-08-2022
Lão hóa buồng trứng sớm vô căn: nguy cơ sẩy thai và cơ hội mang thai nhờ vào kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 16-08-2022
Lão hóa buồng trứng sớm vô căn: nguy cơ sẩy thai và cơ hội mang thai nhờ vào kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 16-08-2022
Thiếu hụt protein P62 từ tuyến yên làm giảm sản xuất LH dẫn đến vô sinh ở nữ giới - Ngày đăng: 16-08-2022
Kháng nguyên bạch cầu người (HLA) trong thai kỳ và tiền sản giật - Ngày đăng: 16-08-2022
Phân tích độ dày-hình thái nội mạc tử cung và kết quả thai lâm sàng trên 12.991 chu kì IVF tươi - Ngày đăng: 16-08-2022
Hiệu quả của phác đồ kích thích buồng trứng Random-Start PPOS trong bảo tồn khả năng sinh sản - Ngày đăng: 11-08-2022
Đánh giá dấu hiệu thụ tinh – một dấu ấn sinh học về chất lượng phôi - Ngày đăng: 11-08-2022
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ kết hợp với tương hợp HLA: Từ tư vấn đến sinh con và xa hơn. - Ngày đăng: 01-08-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK