Tin tức
on Monday 01-08-2022 10:34pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Minh Phượng, IVFMD Tân Bình
Thalassemia là một bệnh lý đơn gen phổ biến trên thế giới. Nhiều đột biến trên gen mã hóa chuỗi α- hoặc β-globin gây ra mất hoặc giảm sản xuất tiểu đơn vị hemoglobin dẫn đến mất cân bằng tỷ lệ chuổi α-/β-globin, tán huyết và quá trình tạo hồng cầu không hiệu quả. Do phải truyền máu thường xuyên, bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ quá tải sắt trong cơ thể. Với trẻ em không được hoặc điều trị không hoàn toàn bệnh β-thalassemia sẽ mất trong khoảng 10-20 năm. Ước tính trên thế giới có khoảng 1,7% dân số mang gen dị hợp tử của biến thể α- or β-globin và ít nhất 0,44 trên 1000 trẻ sinh ra bị ảnh hưởng bởi thalassemia. Tỷ lệ xuất hiện cao hơn ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Đông Nam Á. Cấy ghép tế bào gốc tạo máu (hematopoietic stem cell transplantation – HSCT) từ máu cuống rốn (umbilical cord blood - UCB), máu ngoại vi (peripheral blood - PB), tủy xương (bone marrow – BM) có tương hợp về kháng nguyên bạch cầu người được sử dụng để cứu chữa những bệnh nhân này.
Chuẩn đoán di truyền tiền làm tổ (Preimplantation genetic diagnosis – PGD) giúp sàng lọc di truyền phôi được tạo ra từ thụ tinh trong ống nghiệm, cho phép xác định và loại bỏ những phôi mang bệnh đơn gen di truyền từ gia đình. Các cặp vợ chồng có tiền sử chấm dứt thai kỳ do chẩn đoán tiền sản hoặc đã biết trước về rủi ro về tình trạng di truyền được cung cấp quy trình này nhằm mục đích loại bỏ rủi ro nêu trên. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp các cặp vợ chồng này có một đứa con không bị ảnh hưởng bệnh di truyền và có tương hợp HLA với đứa con đang bị bệnh. Sự ra đời của đứa trẻ này sẽ cung cấp nguồn tế bào gốc từ UCB giúp cứu chữa cho anh chị trong gia đình. Để đánh giá di truyền, sinh thiết phôi bào ngày 3 hay tế bào TE ngày 5 được thực hiện, thủ thuật này đã được chứng minh là an toàn. Ngoài ra, sàng lọc nhiễm sắc thể toàn diện (comprehensive chromosome screening – CCS) bằng comparative genomic hybridization (CGH) và next-generation sequencing (NGS) cũng được thực hiện nhằm tăng khả năng mang thai.
Thalassemia là bệnh rối loạn đơn gen phổ biến ở Thái Lan, khoảng 30-40% dân số là người lành mang đột biến. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích phân tích các kết quả trong suốt hơn một thập kỷ thực hiện PGD-HLA và các dịch vụ lâm sàng để phòng tránh và điều trị α- và β-thalassemia tại trung tâm của nhóm nghiên cứu.
Trong hồi cứu này (2020), dữ liệu được phân tích từ năm 2007 đến năm 2016. Bệnh nhân trước khi tham gia nghiên cứu đã được tư vấn về các vấn đề liên quan bởi các chuyên gia đa ngành. Sau quá trình thụ tinh và nuôi cấy, vào ngày 3 hoặc 4, phôi sẽ được hỗ trợ thoát màng và sinh thiết vào ngày 5. Tất cả các phôi sẽ được sàng lọc đột biến di truyền của bệnh thalassemia, xác định sự tương hợp HLA với anh/chị mắc bệnh trước đó. Các phôi tương hợp được chuyển cho người mẹ, UCB sẽ được thu nhận và tiến hành liệu pháp HSCT khi đứa trẻ này sinh ra đời.
Một số kết quả thu nhận được:
Mặc dù các kết quả thu được rất khả quan nhưng đây không phải là một con đường dễ dàng. Nghiên cứu cũng cho thấy số lượng tế bào gốc thu nhận có thể hạn chế so với trọng lượng người nhận, vì vậy HSCT sẽ phải trì hoãn liệu pháp HSCT để thu nhận thêm SC từ tủy xương của đứa trẻ này. Trong tương lai, chỉnh sửa đột biến gen gây bệnh ở phôi người có thể cung cấp các lựa chọn thay thế.
Đây là một nghiên cứu kéo dài hơn một thập kỷ tại Thái Lan cho thấy một kết quả khả quan khi kết hợp PGD-HLA để điều trị cho bệnh nhân thalassemia. Loạt ca này đã chứng tỏ khả năng trong lĩnh vực này ở châu Á.
Nguồn: Tiewsiri, K., Manipalviratn, S., Sutheesophon, W., Vanichsetakul, P., Thaijaroen, P., Ketcharoon, P., ... & Papadopoulos, K. I. (2020). The First Asian, Single-Center Experience of Blastocyst Preimplantation Genetic Diagnosis with HLA Matching in Thailand for the Prevention of Thalassemia and Subsequent Curative Hematopoietic Stem Cell Transplantation of Twelve Affected Siblings. BioMed Research International, 2020.
Thalassemia là một bệnh lý đơn gen phổ biến trên thế giới. Nhiều đột biến trên gen mã hóa chuỗi α- hoặc β-globin gây ra mất hoặc giảm sản xuất tiểu đơn vị hemoglobin dẫn đến mất cân bằng tỷ lệ chuổi α-/β-globin, tán huyết và quá trình tạo hồng cầu không hiệu quả. Do phải truyền máu thường xuyên, bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ quá tải sắt trong cơ thể. Với trẻ em không được hoặc điều trị không hoàn toàn bệnh β-thalassemia sẽ mất trong khoảng 10-20 năm. Ước tính trên thế giới có khoảng 1,7% dân số mang gen dị hợp tử của biến thể α- or β-globin và ít nhất 0,44 trên 1000 trẻ sinh ra bị ảnh hưởng bởi thalassemia. Tỷ lệ xuất hiện cao hơn ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Đông Nam Á. Cấy ghép tế bào gốc tạo máu (hematopoietic stem cell transplantation – HSCT) từ máu cuống rốn (umbilical cord blood - UCB), máu ngoại vi (peripheral blood - PB), tủy xương (bone marrow – BM) có tương hợp về kháng nguyên bạch cầu người được sử dụng để cứu chữa những bệnh nhân này.
Chuẩn đoán di truyền tiền làm tổ (Preimplantation genetic diagnosis – PGD) giúp sàng lọc di truyền phôi được tạo ra từ thụ tinh trong ống nghiệm, cho phép xác định và loại bỏ những phôi mang bệnh đơn gen di truyền từ gia đình. Các cặp vợ chồng có tiền sử chấm dứt thai kỳ do chẩn đoán tiền sản hoặc đã biết trước về rủi ro về tình trạng di truyền được cung cấp quy trình này nhằm mục đích loại bỏ rủi ro nêu trên. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp các cặp vợ chồng này có một đứa con không bị ảnh hưởng bệnh di truyền và có tương hợp HLA với đứa con đang bị bệnh. Sự ra đời của đứa trẻ này sẽ cung cấp nguồn tế bào gốc từ UCB giúp cứu chữa cho anh chị trong gia đình. Để đánh giá di truyền, sinh thiết phôi bào ngày 3 hay tế bào TE ngày 5 được thực hiện, thủ thuật này đã được chứng minh là an toàn. Ngoài ra, sàng lọc nhiễm sắc thể toàn diện (comprehensive chromosome screening – CCS) bằng comparative genomic hybridization (CGH) và next-generation sequencing (NGS) cũng được thực hiện nhằm tăng khả năng mang thai.
Thalassemia là bệnh rối loạn đơn gen phổ biến ở Thái Lan, khoảng 30-40% dân số là người lành mang đột biến. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích phân tích các kết quả trong suốt hơn một thập kỷ thực hiện PGD-HLA và các dịch vụ lâm sàng để phòng tránh và điều trị α- và β-thalassemia tại trung tâm của nhóm nghiên cứu.
Trong hồi cứu này (2020), dữ liệu được phân tích từ năm 2007 đến năm 2016. Bệnh nhân trước khi tham gia nghiên cứu đã được tư vấn về các vấn đề liên quan bởi các chuyên gia đa ngành. Sau quá trình thụ tinh và nuôi cấy, vào ngày 3 hoặc 4, phôi sẽ được hỗ trợ thoát màng và sinh thiết vào ngày 5. Tất cả các phôi sẽ được sàng lọc đột biến di truyền của bệnh thalassemia, xác định sự tương hợp HLA với anh/chị mắc bệnh trước đó. Các phôi tương hợp được chuyển cho người mẹ, UCB sẽ được thu nhận và tiến hành liệu pháp HSCT khi đứa trẻ này sinh ra đời.
Một số kết quả thu nhận được:
- Trong 221 chu kỳ từ 138 bệnh nhân (104 chu kỳ có yêu cầu tương hợp HLA): 90,5% chu kỳ được thực hiện sinh thiết, 119 ca chuyển phôi cho các trường hợp thalassemia (76) và thalassemia-HLA (43).
- Tỷ lệ thai lâm sàng 54,6%, tỷ lệ phôi làm tổ 45,7%, tỷ lệ trẻ sinh sống 44,1%.
- 15 trẻ sinh sống sau PGD-HLA, thành công chuyển HSCT ở 12 anh/chị bị ảnh hưởng. 2 trường hợp đang chờ đứa trẻ đứa trẻ lớn hơn (không đủ số lượng tế bào gốc để cấy ghép cho đứa trẻ bị bệnh).
Mặc dù các kết quả thu được rất khả quan nhưng đây không phải là một con đường dễ dàng. Nghiên cứu cũng cho thấy số lượng tế bào gốc thu nhận có thể hạn chế so với trọng lượng người nhận, vì vậy HSCT sẽ phải trì hoãn liệu pháp HSCT để thu nhận thêm SC từ tủy xương của đứa trẻ này. Trong tương lai, chỉnh sửa đột biến gen gây bệnh ở phôi người có thể cung cấp các lựa chọn thay thế.
Đây là một nghiên cứu kéo dài hơn một thập kỷ tại Thái Lan cho thấy một kết quả khả quan khi kết hợp PGD-HLA để điều trị cho bệnh nhân thalassemia. Loạt ca này đã chứng tỏ khả năng trong lĩnh vực này ở châu Á.
Nguồn: Tiewsiri, K., Manipalviratn, S., Sutheesophon, W., Vanichsetakul, P., Thaijaroen, P., Ketcharoon, P., ... & Papadopoulos, K. I. (2020). The First Asian, Single-Center Experience of Blastocyst Preimplantation Genetic Diagnosis with HLA Matching in Thailand for the Prevention of Thalassemia and Subsequent Curative Hematopoietic Stem Cell Transplantation of Twelve Affected Siblings. BioMed Research International, 2020.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ kết hợp với tương hợp HLA: Từ tư vấn đến sinh con và xa hơn. - Ngày đăng: 01-08-2022
Hỗ trợ hoạt hóa noãn bằng Canxi Ionophore cải thiện kết quả điều trị và an toàn cho con cái của bệnh nhân vô sinh: Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 01-08-2022
Kết quả rã đông noãn tự thân trong mười lăm năm từ một trung tâm hỗ trợ sinh sản lớn trực thuộc trường đại học - Ngày đăng: 01-08-2022
So sánh kết quả phôi từ hai phương pháp lọc rửa tinh trùng sử dụng ly tâm đẳng tỷ trọng và kênh dẫn vi lưu (Microfluidic) - Ngày đăng: 01-08-2022
Lọc rửa tinh trùng trực tiếp từ tinh dịch (không ly tâm) nhờ thiết bị vi dòng chảy theo xoắn ốc (MDDS) - Ngày đăng: 01-08-2022
Dự đoán ung thư tuyến tiền liệt và mối liên quan tăng bạch cầu bất thường trong tinh dịch? - Ngày đăng: 01-08-2022
Dinh dưỡng có giúp điều trị vô sinh hay không? - Ngày đăng: 01-08-2022
Chẩn đoán vô sinh nam: cải thiện việc thực hiện phân tích di truyền - Ngày đăng: 01-08-2022
TELOMERES – LÃO HÓA – SINH SẢN - Ngày đăng: 01-08-2022
Kết quả thụ tinh trong ống nghiệm sau khi điều trị viêm nội mạc tử cung mãn tính ở bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần - Ngày đăng: 13-07-2022
Ảnh hưởng của tuổi và hình thái phôi đến tỷ lệ sinh sống sau chuyển phôi nang chưa sinh thiết - Ngày đăng: 13-07-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK