Tin tức
on Monday 01-08-2022 11:40am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Phạm Duy Tùng - Bệnh Viện Đa Khoa Mỹ Đức
Chất lượng của giao tử là một trong những yếu tố quan trọng trong sự thành công của các chu kỳ hỗ trợ sinh sản (HTSS). Trong đó, tinh trùng mang các nhân tố quan trọng cho sự phân chia và phát triển của phôi, và từ lâu đã được nghiên cứu để tìm ra những thông số có thể tiên lượng được kết quả của các chu kỳ HTSS, có thể kể đến như mật độ tinh trùng, độ di động hay gần đây là mức độ phân mảnh DNA tinh trùng hay các yếu tố về thượng di truyền khi kỹ thuật phân tích phát triển.
Ngoài các yếu tố về chất lượng của tinh trùng, các phương pháp chuẩn bị tinh trùng trong HTSS cũng từ lâu thu hút nhiều ý kiến trái chiều về việc làm cách nào để thu nhận được nhiều tinh trùng chất lượng tốt nhất có thể cùng lúc gây ảnh hưởng tiêu cực ở mức tối thiểu. Hai phương pháp lọc rửa tinh trùng phổ biến nhất hiện nay bao gồm swim-up và ly tâm đẳng tỷ trọng, trong đó cả 2 phương pháp đều thu được tinh trùng có độ di động tốt. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều mang những hạn chế riêng như swim-up không đạt hiệu quả cao đối với các mẫu tinh trùng có số lượng ít hoặc di động kém, trong khi ly tâm đẳng tỷ trọng sử dụng lực ly tâm để thu nhận tinh trùng và có thể làm tổn thương DNA của tinh trùng.
Một phương pháp đang nhận được sự chú ý gần đây là sử dụng hệ thống kênh dẫn vi lưu (microfluidic). Phương pháp này giúp tách tinh trùng di động khỏi tinh trùng bất động và những tế bào không phải tinh trùng thông qua các kênh vi dẫn kết hợp với khả năng di động của tinh trùng. Phương pháp này hiệu quả hơn so với swim-up vốn phụ thuộc nhiều vào khả năng di động của tinh trùng và không sử dụng đến lực ly tâm từ đó giảm được ảnh hưởng tiêu cực lên tinh trùng. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả của phương pháp microfluidic so với 2 phương pháp còn lại nhưng đa số đều thực hiện với cỡ mẫu nhỏ và kết quả còn nhiều tranh cãi. Nghiên cứu này tìm hiểu ảnh hưởng giữa chuẩn bị tinh trùng bằng microfluidic và thang nồng độ đến kết quả phôi nang chất lượng tốt, đồng thời tính đến tỷ lệ phôi nguyên bội giữa 2 phương pháp.
Hồi cứu dựa trên dữ liệu từ 88 bệnh nhân thực hiện nhiều hơn một chu kỳ thụ tinh ống nghiệm, trong đó chu kỳ thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic Sperm Injection - ICSI) với tinh trùng được chuẩn bị bằng buồng microfluidic liền sau chu kỳ được chuẩn bị bằng thang nồng độ. Việc sử dụng buồng microfluidic được khuyến cáo sau các chu kỳ thụ tinh kém hoặc tỷ lệ phôi nang thấp trước đó. Như vậy chu kỳ trước của bệnh nhân sẽ là đối chứng cho kết quả của họ. Những chu kỳ xin noãn, sử dụng phương pháp thụ tinh cổ điển và sử dụng tinh trùng từ thủ thuật, chu kỳ trữ đông phôi ở giai đoạn phôi phân chia bị loại khỏi nghiên cứu.
Kết quả sau khi phân tích nhóm nhận thấy:
Qua nghiên cứu nhóm nhận thấy việc sử dụng các hệ thống microfluidic có thể giúp cải thiện các kết quả phôi học như tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt và tỷ lệ phôi nguyên bội. Hệ thống này mang lại hiệu quả kể cả trên các nhóm bệnh nhân có tiên lượng tốt. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể được thực hiện để tìm được nhóm bệnh nhân có thể sử dụng phương pháp này hiệu quả.
Nguồn: Godiwala P, Almanza E, Kwieraga J, et al. Embryologic outcomes among patients using a microfluidics chip compared to density gradient centrifugation to process sperm: a paired analysis [published online ahead of print, 2022 May 27]. J Assist Reprod Genet. 2022;10.1007/s10815-022-02504-1. doi:10.1007/s10815-022-02504-1
Chất lượng của giao tử là một trong những yếu tố quan trọng trong sự thành công của các chu kỳ hỗ trợ sinh sản (HTSS). Trong đó, tinh trùng mang các nhân tố quan trọng cho sự phân chia và phát triển của phôi, và từ lâu đã được nghiên cứu để tìm ra những thông số có thể tiên lượng được kết quả của các chu kỳ HTSS, có thể kể đến như mật độ tinh trùng, độ di động hay gần đây là mức độ phân mảnh DNA tinh trùng hay các yếu tố về thượng di truyền khi kỹ thuật phân tích phát triển.
Ngoài các yếu tố về chất lượng của tinh trùng, các phương pháp chuẩn bị tinh trùng trong HTSS cũng từ lâu thu hút nhiều ý kiến trái chiều về việc làm cách nào để thu nhận được nhiều tinh trùng chất lượng tốt nhất có thể cùng lúc gây ảnh hưởng tiêu cực ở mức tối thiểu. Hai phương pháp lọc rửa tinh trùng phổ biến nhất hiện nay bao gồm swim-up và ly tâm đẳng tỷ trọng, trong đó cả 2 phương pháp đều thu được tinh trùng có độ di động tốt. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều mang những hạn chế riêng như swim-up không đạt hiệu quả cao đối với các mẫu tinh trùng có số lượng ít hoặc di động kém, trong khi ly tâm đẳng tỷ trọng sử dụng lực ly tâm để thu nhận tinh trùng và có thể làm tổn thương DNA của tinh trùng.
Một phương pháp đang nhận được sự chú ý gần đây là sử dụng hệ thống kênh dẫn vi lưu (microfluidic). Phương pháp này giúp tách tinh trùng di động khỏi tinh trùng bất động và những tế bào không phải tinh trùng thông qua các kênh vi dẫn kết hợp với khả năng di động của tinh trùng. Phương pháp này hiệu quả hơn so với swim-up vốn phụ thuộc nhiều vào khả năng di động của tinh trùng và không sử dụng đến lực ly tâm từ đó giảm được ảnh hưởng tiêu cực lên tinh trùng. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả của phương pháp microfluidic so với 2 phương pháp còn lại nhưng đa số đều thực hiện với cỡ mẫu nhỏ và kết quả còn nhiều tranh cãi. Nghiên cứu này tìm hiểu ảnh hưởng giữa chuẩn bị tinh trùng bằng microfluidic và thang nồng độ đến kết quả phôi nang chất lượng tốt, đồng thời tính đến tỷ lệ phôi nguyên bội giữa 2 phương pháp.
Hồi cứu dựa trên dữ liệu từ 88 bệnh nhân thực hiện nhiều hơn một chu kỳ thụ tinh ống nghiệm, trong đó chu kỳ thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic Sperm Injection - ICSI) với tinh trùng được chuẩn bị bằng buồng microfluidic liền sau chu kỳ được chuẩn bị bằng thang nồng độ. Việc sử dụng buồng microfluidic được khuyến cáo sau các chu kỳ thụ tinh kém hoặc tỷ lệ phôi nang thấp trước đó. Như vậy chu kỳ trước của bệnh nhân sẽ là đối chứng cho kết quả của họ. Những chu kỳ xin noãn, sử dụng phương pháp thụ tinh cổ điển và sử dụng tinh trùng từ thủ thuật, chu kỳ trữ đông phôi ở giai đoạn phôi phân chia bị loại khỏi nghiên cứu.
Kết quả sau khi phân tích nhóm nhận thấy:
- Tỷ lệ phôi nang chất lượng trên số lượng noãn thu nhận được cao hơn đáng kể ở nhóm sử dụng microfluidic (21,1% ± 1,7 so với 14,5% ± 1,8, p < 0,01). Tỷ lệ này vẫn cao hơn khi tính trên số noãn thụ tinh 2PN (42,7% ± 3,4 so với 30,8% ± 3,3, p < 0,01).
- Tỷ lệ thụ tinh của nhóm microfluidic cũng cao hơn so với nhóm chứng (48,6% ± 2,3 so với 41,0 ± 2,4, p < 0,01).
- Tỷ lệ phôi nguyên bội trên số phôi được thực hiện sinh thiết không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm (32,6% ± 6,8 so với 21,8% ± 7,3, p = 0,09). Nếu tính tỷ lệ phôi nguyên bội trên số noãn thu nhận được thì nhóm sử dụng microfluidic cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (8,5% ± 1,9 so với 4,3% ± 1,3, p = 0,04).
- Đối với nhóm bệnh nhân hiếm muộn do yếu tố nam (được xác định khi các chỉ số tinh dịch đồ thấp hơn so với ngưỡng mà WHO 2010 đưa ra), tỷ lệ thụ tinh trên mỗi noãn trưởng thành cao hơn so với nhóm chứng (66,4% so với 48,3%, p=0,02). Tuy nhiên, tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt và tỷ lệ phôi nguyên bội không có sự cải thiện so với nhóm đối chứng. Nhóm bệnh nhân vô sinh không do yếu tố nam không có sự khác biệt về tỷ lệ thụ tinh nhưng có sự cải thiện về tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt (23,2% so với 14,7%, p < 0,01) và tỷ lệ phôi nguyên bội trên số phôi thực hiện sinh thiết (38,0% so với 22,4%, p = 0,03)
Qua nghiên cứu nhóm nhận thấy việc sử dụng các hệ thống microfluidic có thể giúp cải thiện các kết quả phôi học như tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt và tỷ lệ phôi nguyên bội. Hệ thống này mang lại hiệu quả kể cả trên các nhóm bệnh nhân có tiên lượng tốt. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể được thực hiện để tìm được nhóm bệnh nhân có thể sử dụng phương pháp này hiệu quả.
Nguồn: Godiwala P, Almanza E, Kwieraga J, et al. Embryologic outcomes among patients using a microfluidics chip compared to density gradient centrifugation to process sperm: a paired analysis [published online ahead of print, 2022 May 27]. J Assist Reprod Genet. 2022;10.1007/s10815-022-02504-1. doi:10.1007/s10815-022-02504-1
Các tin khác cùng chuyên mục:
Lọc rửa tinh trùng trực tiếp từ tinh dịch (không ly tâm) nhờ thiết bị vi dòng chảy theo xoắn ốc (MDDS) - Ngày đăng: 01-08-2022
Dự đoán ung thư tuyến tiền liệt và mối liên quan tăng bạch cầu bất thường trong tinh dịch? - Ngày đăng: 01-08-2022
Dinh dưỡng có giúp điều trị vô sinh hay không? - Ngày đăng: 01-08-2022
Chẩn đoán vô sinh nam: cải thiện việc thực hiện phân tích di truyền - Ngày đăng: 01-08-2022
TELOMERES – LÃO HÓA – SINH SẢN - Ngày đăng: 01-08-2022
Kết quả thụ tinh trong ống nghiệm sau khi điều trị viêm nội mạc tử cung mãn tính ở bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần - Ngày đăng: 13-07-2022
Ảnh hưởng của tuổi và hình thái phôi đến tỷ lệ sinh sống sau chuyển phôi nang chưa sinh thiết - Ngày đăng: 13-07-2022
Bảo tồn khả năng sinh sản cho phụ nữ bị ung thư vú: thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đa trung tâm trên các quy trình kích thích buồng trứng khác nhau - Ngày đăng: 13-07-2022
Thụ tinh trong ống nghiệm đối với sự tiến hoá của loài người (phần 2) - Ngày đăng: 13-07-2022
Thụ tinh trong ống nghiệm đối với sự tiến hoá của loài người (Phần 1) - Ngày đăng: 13-07-2022
Đột biến De novo ở trẻ em sinh ra sau hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 11-07-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK