Tin tức
on Wednesday 13-07-2022 8:08am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Mai Trần Thuỳ Linh – IVFMD SIH – Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn
Ở sinh vật, trong tất cả các giai đoạn của một chu trình tế bào, giai đoạn sinh sản diễn ra với sự chọn lọc tự nhiên cao nhất, và trở thành một phần không thể thiếu đối với sự tiến hoá. Những báo cáo gần đây cho thấy tỷ lệ sinh ở nhiều quốc gia ngày càng giảm, tỷ lệ dân số hiếm muộn tăng lên, cùng với việc gia tăng nhu cầu sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (như kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm - TTON) cho thấy đã đến lúc chúng ta nên xem xét các động lực nào, yếu tố sinh học hay yếu tố văn hoá, đứng đằng sau thúc đẩy xu hướng trên. Câu hỏi được nhóm nghiên cứu đặt ra là liệu có hay không tác động của TTON đối với sự tiến hoá của con người.
TIẾN HOÁ SINH HỌC VÀ TIẾN HOÁ VĂN HOÁ
Quá trình tiến hoá sinh học và văn hoá đều là vòng lặp các biến dị, chọn lọc và tái bản thông tin. Một cá thể thích nghi tốt sẽ có cơ hội sống sót và sinh sản (một cách tương đối) trong môi trường của nó, vì vậy có thể nói cá thể này sẽ hoàn hảo hơn các đối thủ của nó.
Quá trình tiến hoá văn hoá tương tự như tiến hoá sinh học, các đặc điểm văn hoá đương thời chính là các tính trạng đã được thay đổi sao cho phù hợp với cộng đồng thời điểm đó. Nhìn chung, sự chọn lọc đặc điểm văn hoá bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như độ nổi tiếng của cá nhân thể hiện đặc điểm văn hoá được đề cập, cũng như các yếu tố khác như áp lực hoà nhập cộng đồng và yếu tố lợi ích khi thể hiện hành vi nào đó trong một môi trường cụ thể. Do đó có ít nhất hai cách khác nhau để hình thành khái niệm về tiến hoá văn hoá, thứ nhất là xem tiến hoá văn hoá tương tự như cách các tính trạng di truyền bộ gen (ở đây là văn hoá) nhờ quá trình cạnh tranh và chọn lọc, ở cách thứ hai, tiến hoá văn hoá giống như sự thay đổi thông tin không phải kiểu ngẫu nhiên mà do chịu tác động bởi sự thay đổi của văn hoá.
CÁCH THỨC IVF THAY ĐỔI ÁP LỰC CHỌN LỌC TRÊN GIAO TỬ
Tinh trùng
Sự chọn lọc thể hiện trên kiểu hình của tinh trùng, mỗi tinh trùng sẽ có kiểu hình được quyết định bởi kiểu gen có được do tương tác giữa môi trường, yếu tố ngoài di truyền và các tác nhân khác. Ví dụ, lượng mRNA trong một lần xuất tinh sẽ khác nhau đáng kể giữa đàn ông vô sinh và đàn ông bình thường. TTON sẽ lựa chọn những kiểu hình tinh trùng nhất định để thụ tinh với noãn, khác với giao phối tự nhiên. Các chuyên gia trong lĩnh vực IVF đã thừa nhận sự khác biệt này so với quá trình chọn lọc tinh trùng tự nhiên, vì vậy họ đã cho ra đời các nghiên cứu lựa chọn tinh trùng tốt nhất TTON cũng như các phương pháp lựa chọn tinh trùng trong phòng thí nghiệm mô phỏng được quá trình chọn lọc tự nhiên trong cơ thể. Tinh trùng khi được xuất vào âm đạo sẽ bơi qua tử cung và lên 2 ống dẫn trứng, tương tác với các tế bào và dịch tiết tại đây, và có thể chịu ảnh hưởng bởi nhu động trong đường sinh dục nữ. Noãn sẽ thu hút tinh trùng nhờ phương thức hoá hướng động. Trái lại, kiểu hình của tinh trùng được chọn để thụ tinh với noãn trong IVF dựa vào khả năng bơi nhanh nhất nhờ các phương pháp lọc rửa tinh trùng trong labo. Trong ICSI, noãn sẽ được thụ tinh bởi hệ thống vi tiêm trong bộ vi thao tác, thậm chí có trường hợp phải chọn cả những tinh trùng bất động. Phương pháp ICSI đã loại bỏ áp lực chọn lọc tự nhiên lên tinh trùng cũng như bỏ qua hàng rào chọn lọc bởi các yếu tố tiết ra từ noãn.
Noãn
Sinh lý của quá trình chọn lọc và chiêu mộ nang noãn khá phức tạp. Tuy vậy, việc lựa chọn một nang noãn giữa một đoàn hệ noãn để phóng thích trong một chu kỳ chắc chắn phải dựa trên kiểu hình, vì tất cả nang noãn đều mang cùng một kiểu gen duy nhất. Việc tác động qua lại giữa noãn và tế bào quanh noãn, sự khác nhau do gen hoặc ngoài gen giữa các nang sẽ gây ảnh hưởng lên sự phát triển và chọn lọc nang đó. Sự phát triển của noãn cũng chịu ảnh hưởng bởi dịch nang, tuy nhiên việc khởi phát chiêu mộ nang noãn hình thành các đợt sóng được cho là xảy ra ngẫu nhiên. Để được chọn phóng noãn, noãn trưởng thành phải nhạy cảm với các dấu hiệu nội tiết có liên quan khi tuyến yên truyền tín hiệu cho quá trình trưởng thành, cuối cùng là phóng noãn. Nguyên tắc kích thích buồng trứng (KTBT) có kiểm soát trong IVF, trong đó các chất đồng vận với FSH sẽ được tiêm vào để giải cứu các nang noãn đang phát triển, nếu không các nang này sẽ thoái triển theo chu kỳ, và quá trình KTBT sẽ chọn ra các kiểu hình nhạy cảm khác nhau với tín hiệu nội tiết của nang noãn và thu nhận các nang đó, khác với cách phóng noãn tự nhiên. Trong chu kỳ tự nhiên không có noãn nào từ nang kích thước ≤12mm tại thời điểm đỉnh LH có khả năng thụ tinh. Còn trong IVF, những noãn chọc hút thậm chí từ những nang nhỏ nhất cũng có khả năng thụ tinh và nếu phát triển bình thường, phôi tạo thành sẽ được dùng để chuyển. Các yếu tố như đĩa nhựa, ánh sáng và pipette trở thành môi trường chọn lọc noãn, điều này hoàn toàn khác với sinh sản tự nhiên.
CÁCH THỨC IVF THAY ĐỔI ÁP LỰC CHỌN LỌC TRÊN PHÔI VÀ THAI
Phôi
Sự khác nhau chủ yếu về áp lực chọn lọc giữa IVF và thụ thai tự nhiên là việc thao tác với phôi bằng pipette, và phôi còn phải đối mặt với ánh sáng và môi trường nuôi cấy. Phôi TTON sẽ bỏ qua rào cản ống dẫn trứng, không chịu ảnh hưởng bởi áp lực chọn lọc từ môi trường phức tạp này. Trong sinh sản tự nhiên sẽ có biến đổi đáng kể trong kiểu hình của những phôi đến được tử cung, cho phép phôi có thể tự điều chỉnh trong môi trường ống dẫn trứng và tử cung, đồng thời cung cấp thông tin cho nội mạc tử cung thay đổi hằng tháng sao cho phù hợp với chính phôi đó. Trong IVF thì những biến đổi như vậy sẽ bị hạn chế khi áp dụng các tiêu chuẩn phòng thí nghiệm trong lựa chọn phôi chuyển. Ngoài ra, ở nhiều trung tâm IVF, việc lựa chọn phôi được hỗ trợ bởi hệ thống đánh giá bằng máy tính, bao gồm học máy và trí tuệ nhân tạo. Theo đó, các thuật toán đại diện cho rào cản chọn lọc phôi, cho phép chỉ chọn những phôi thoả các tiêu chuẩn của thuật toán. Cuối cùng là quá trình đông lạnh phôi, thậm chí còn được chỉ định ban đầu là đông lạnh toàn bộ phôi nhằm giảm thiểu nguy cơ các biến chứng. Trữ đông đại diện cho một rào cản chọn lọc phôi khi mà chỉ những phôi vượt qua được quá trình trữ lạnh – rã đông mới tiếp tục được sử dụng.
Sự làm tổ
Brosens và cs. (2014) đã chỉ ra rằng nội mạc tử cung đóng vai trò như một cảm biến sinh học đối với phôi và cách những phôi có tiềm năng phát triển phát ra các tín hiệu để kích hoạt nội mạc cho quá trình làm tổ. Có một điều chắc chắn rằng quy trình IVF có tác động lên sự biểu hiện gen và thời gian đồng bộ của nội mạc tử cung. Phản ứng màng rụng cũng có thể hoạt động như một bộ điều biến quá trình làm tổ, thông qua mức độ tiết hoóc-môn. Lúc này, nội mạc trở thành môi trường chọn lọc phôi và sự khác nhau về kiểu hình giữa các phôi sẽ quyết định chúng được chấp nhận hay thải loại. Một nghiên cứu gần đây cho thấy sự chọn lọc xuất phát từ người mẹ, chứ không phải do phản ứng của phôi để đáp ứng các điều kiện hiện tại trong tử cung.
Quá trình làm tổ và phát triển thai sớm
Hiện tại không chắc có sự khác biệt về môi trường trong tử cung từ khoảng tuần 12 của thai kỳ trở đi giữa 2 phương thức sinh sản tự nhiên và IVF, nhưng từ thời điểm chuyển phôi đến tuần 12 thì chắc chắn có. Theo một đánh giá đã khẳng định việc điều trị hỗ trợ sinh sản có thể thay đổi kiểu hình và tiềm năng của giao tử và phôi sớm, đi kèm với những hệ quả lâu dài trong suốt thời gian tồn tại của chúng. Thời gian tồn tại tính từ lúc giai đoạn thai sớm cho đến tuổi trưởng thành, và sẽ được hệ thống “kiểm soát chất lượng” là quá trình sẩy thai chọn lọc. Quá trình sẩy thai đảm bảo những gì xảy ra ngược dòng trong quá trình sinh sản sẽ được kiểm soát, và việc người mẹ sẽ tiếp tục đầu tư vào một phôi nào đó phụ thuộc vào việc nó có vượt qua được hệ thống “kiểm soát chất lượng” của người mẹ hay không, lưu ý là có khoảng 30 – 40% phôi làm tổ không đến được giai đoạn thai diễn tiến. Các dữ liệu sẩy thai sau IVF và sẩy thai tự nhiên cho thấy tỷ lệ và lý do sẩy là như nhau cho cả 2 nhóm. Xem xét sự khác biệt cụ thể giữa 2 nhóm trên, đặc biệt ở khía cạnh chọn lọc ngược dòng nhờ quá trình sẩy thai sớm, có thể nói phương thức kiểm soát chất lượng này có thể tốt cho thực hành IVF trong trường hợp như lo ngại IVF có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh di truyền hoặc thượng di truyền ở trẻ IVF.
Tài liệu tham khảo: Hans Ivar Hanevik and Dag O Hessen. IVF and human evolution. Human Reproduction Update, Volume 28, Issue 4, July-August 2022, Pages 457 - 479, https://doi.org/10.1093/humupd/dmac014.
Ở sinh vật, trong tất cả các giai đoạn của một chu trình tế bào, giai đoạn sinh sản diễn ra với sự chọn lọc tự nhiên cao nhất, và trở thành một phần không thể thiếu đối với sự tiến hoá. Những báo cáo gần đây cho thấy tỷ lệ sinh ở nhiều quốc gia ngày càng giảm, tỷ lệ dân số hiếm muộn tăng lên, cùng với việc gia tăng nhu cầu sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (như kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm - TTON) cho thấy đã đến lúc chúng ta nên xem xét các động lực nào, yếu tố sinh học hay yếu tố văn hoá, đứng đằng sau thúc đẩy xu hướng trên. Câu hỏi được nhóm nghiên cứu đặt ra là liệu có hay không tác động của TTON đối với sự tiến hoá của con người.
TIẾN HOÁ SINH HỌC VÀ TIẾN HOÁ VĂN HOÁ
Quá trình tiến hoá sinh học và văn hoá đều là vòng lặp các biến dị, chọn lọc và tái bản thông tin. Một cá thể thích nghi tốt sẽ có cơ hội sống sót và sinh sản (một cách tương đối) trong môi trường của nó, vì vậy có thể nói cá thể này sẽ hoàn hảo hơn các đối thủ của nó.
Quá trình tiến hoá văn hoá tương tự như tiến hoá sinh học, các đặc điểm văn hoá đương thời chính là các tính trạng đã được thay đổi sao cho phù hợp với cộng đồng thời điểm đó. Nhìn chung, sự chọn lọc đặc điểm văn hoá bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như độ nổi tiếng của cá nhân thể hiện đặc điểm văn hoá được đề cập, cũng như các yếu tố khác như áp lực hoà nhập cộng đồng và yếu tố lợi ích khi thể hiện hành vi nào đó trong một môi trường cụ thể. Do đó có ít nhất hai cách khác nhau để hình thành khái niệm về tiến hoá văn hoá, thứ nhất là xem tiến hoá văn hoá tương tự như cách các tính trạng di truyền bộ gen (ở đây là văn hoá) nhờ quá trình cạnh tranh và chọn lọc, ở cách thứ hai, tiến hoá văn hoá giống như sự thay đổi thông tin không phải kiểu ngẫu nhiên mà do chịu tác động bởi sự thay đổi của văn hoá.
CÁCH THỨC IVF THAY ĐỔI ÁP LỰC CHỌN LỌC TRÊN GIAO TỬ
Tinh trùng
Sự chọn lọc thể hiện trên kiểu hình của tinh trùng, mỗi tinh trùng sẽ có kiểu hình được quyết định bởi kiểu gen có được do tương tác giữa môi trường, yếu tố ngoài di truyền và các tác nhân khác. Ví dụ, lượng mRNA trong một lần xuất tinh sẽ khác nhau đáng kể giữa đàn ông vô sinh và đàn ông bình thường. TTON sẽ lựa chọn những kiểu hình tinh trùng nhất định để thụ tinh với noãn, khác với giao phối tự nhiên. Các chuyên gia trong lĩnh vực IVF đã thừa nhận sự khác biệt này so với quá trình chọn lọc tinh trùng tự nhiên, vì vậy họ đã cho ra đời các nghiên cứu lựa chọn tinh trùng tốt nhất TTON cũng như các phương pháp lựa chọn tinh trùng trong phòng thí nghiệm mô phỏng được quá trình chọn lọc tự nhiên trong cơ thể. Tinh trùng khi được xuất vào âm đạo sẽ bơi qua tử cung và lên 2 ống dẫn trứng, tương tác với các tế bào và dịch tiết tại đây, và có thể chịu ảnh hưởng bởi nhu động trong đường sinh dục nữ. Noãn sẽ thu hút tinh trùng nhờ phương thức hoá hướng động. Trái lại, kiểu hình của tinh trùng được chọn để thụ tinh với noãn trong IVF dựa vào khả năng bơi nhanh nhất nhờ các phương pháp lọc rửa tinh trùng trong labo. Trong ICSI, noãn sẽ được thụ tinh bởi hệ thống vi tiêm trong bộ vi thao tác, thậm chí có trường hợp phải chọn cả những tinh trùng bất động. Phương pháp ICSI đã loại bỏ áp lực chọn lọc tự nhiên lên tinh trùng cũng như bỏ qua hàng rào chọn lọc bởi các yếu tố tiết ra từ noãn.
Noãn
Sinh lý của quá trình chọn lọc và chiêu mộ nang noãn khá phức tạp. Tuy vậy, việc lựa chọn một nang noãn giữa một đoàn hệ noãn để phóng thích trong một chu kỳ chắc chắn phải dựa trên kiểu hình, vì tất cả nang noãn đều mang cùng một kiểu gen duy nhất. Việc tác động qua lại giữa noãn và tế bào quanh noãn, sự khác nhau do gen hoặc ngoài gen giữa các nang sẽ gây ảnh hưởng lên sự phát triển và chọn lọc nang đó. Sự phát triển của noãn cũng chịu ảnh hưởng bởi dịch nang, tuy nhiên việc khởi phát chiêu mộ nang noãn hình thành các đợt sóng được cho là xảy ra ngẫu nhiên. Để được chọn phóng noãn, noãn trưởng thành phải nhạy cảm với các dấu hiệu nội tiết có liên quan khi tuyến yên truyền tín hiệu cho quá trình trưởng thành, cuối cùng là phóng noãn. Nguyên tắc kích thích buồng trứng (KTBT) có kiểm soát trong IVF, trong đó các chất đồng vận với FSH sẽ được tiêm vào để giải cứu các nang noãn đang phát triển, nếu không các nang này sẽ thoái triển theo chu kỳ, và quá trình KTBT sẽ chọn ra các kiểu hình nhạy cảm khác nhau với tín hiệu nội tiết của nang noãn và thu nhận các nang đó, khác với cách phóng noãn tự nhiên. Trong chu kỳ tự nhiên không có noãn nào từ nang kích thước ≤12mm tại thời điểm đỉnh LH có khả năng thụ tinh. Còn trong IVF, những noãn chọc hút thậm chí từ những nang nhỏ nhất cũng có khả năng thụ tinh và nếu phát triển bình thường, phôi tạo thành sẽ được dùng để chuyển. Các yếu tố như đĩa nhựa, ánh sáng và pipette trở thành môi trường chọn lọc noãn, điều này hoàn toàn khác với sinh sản tự nhiên.
CÁCH THỨC IVF THAY ĐỔI ÁP LỰC CHỌN LỌC TRÊN PHÔI VÀ THAI
Phôi
Sự khác nhau chủ yếu về áp lực chọn lọc giữa IVF và thụ thai tự nhiên là việc thao tác với phôi bằng pipette, và phôi còn phải đối mặt với ánh sáng và môi trường nuôi cấy. Phôi TTON sẽ bỏ qua rào cản ống dẫn trứng, không chịu ảnh hưởng bởi áp lực chọn lọc từ môi trường phức tạp này. Trong sinh sản tự nhiên sẽ có biến đổi đáng kể trong kiểu hình của những phôi đến được tử cung, cho phép phôi có thể tự điều chỉnh trong môi trường ống dẫn trứng và tử cung, đồng thời cung cấp thông tin cho nội mạc tử cung thay đổi hằng tháng sao cho phù hợp với chính phôi đó. Trong IVF thì những biến đổi như vậy sẽ bị hạn chế khi áp dụng các tiêu chuẩn phòng thí nghiệm trong lựa chọn phôi chuyển. Ngoài ra, ở nhiều trung tâm IVF, việc lựa chọn phôi được hỗ trợ bởi hệ thống đánh giá bằng máy tính, bao gồm học máy và trí tuệ nhân tạo. Theo đó, các thuật toán đại diện cho rào cản chọn lọc phôi, cho phép chỉ chọn những phôi thoả các tiêu chuẩn của thuật toán. Cuối cùng là quá trình đông lạnh phôi, thậm chí còn được chỉ định ban đầu là đông lạnh toàn bộ phôi nhằm giảm thiểu nguy cơ các biến chứng. Trữ đông đại diện cho một rào cản chọn lọc phôi khi mà chỉ những phôi vượt qua được quá trình trữ lạnh – rã đông mới tiếp tục được sử dụng.
Sự làm tổ
Brosens và cs. (2014) đã chỉ ra rằng nội mạc tử cung đóng vai trò như một cảm biến sinh học đối với phôi và cách những phôi có tiềm năng phát triển phát ra các tín hiệu để kích hoạt nội mạc cho quá trình làm tổ. Có một điều chắc chắn rằng quy trình IVF có tác động lên sự biểu hiện gen và thời gian đồng bộ của nội mạc tử cung. Phản ứng màng rụng cũng có thể hoạt động như một bộ điều biến quá trình làm tổ, thông qua mức độ tiết hoóc-môn. Lúc này, nội mạc trở thành môi trường chọn lọc phôi và sự khác nhau về kiểu hình giữa các phôi sẽ quyết định chúng được chấp nhận hay thải loại. Một nghiên cứu gần đây cho thấy sự chọn lọc xuất phát từ người mẹ, chứ không phải do phản ứng của phôi để đáp ứng các điều kiện hiện tại trong tử cung.
Quá trình làm tổ và phát triển thai sớm
Hiện tại không chắc có sự khác biệt về môi trường trong tử cung từ khoảng tuần 12 của thai kỳ trở đi giữa 2 phương thức sinh sản tự nhiên và IVF, nhưng từ thời điểm chuyển phôi đến tuần 12 thì chắc chắn có. Theo một đánh giá đã khẳng định việc điều trị hỗ trợ sinh sản có thể thay đổi kiểu hình và tiềm năng của giao tử và phôi sớm, đi kèm với những hệ quả lâu dài trong suốt thời gian tồn tại của chúng. Thời gian tồn tại tính từ lúc giai đoạn thai sớm cho đến tuổi trưởng thành, và sẽ được hệ thống “kiểm soát chất lượng” là quá trình sẩy thai chọn lọc. Quá trình sẩy thai đảm bảo những gì xảy ra ngược dòng trong quá trình sinh sản sẽ được kiểm soát, và việc người mẹ sẽ tiếp tục đầu tư vào một phôi nào đó phụ thuộc vào việc nó có vượt qua được hệ thống “kiểm soát chất lượng” của người mẹ hay không, lưu ý là có khoảng 30 – 40% phôi làm tổ không đến được giai đoạn thai diễn tiến. Các dữ liệu sẩy thai sau IVF và sẩy thai tự nhiên cho thấy tỷ lệ và lý do sẩy là như nhau cho cả 2 nhóm. Xem xét sự khác biệt cụ thể giữa 2 nhóm trên, đặc biệt ở khía cạnh chọn lọc ngược dòng nhờ quá trình sẩy thai sớm, có thể nói phương thức kiểm soát chất lượng này có thể tốt cho thực hành IVF trong trường hợp như lo ngại IVF có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh di truyền hoặc thượng di truyền ở trẻ IVF.
Tài liệu tham khảo: Hans Ivar Hanevik and Dag O Hessen. IVF and human evolution. Human Reproduction Update, Volume 28, Issue 4, July-August 2022, Pages 457 - 479, https://doi.org/10.1093/humupd/dmac014.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đột biến De novo ở trẻ em sinh ra sau hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 11-07-2022
So sánh hiệu quả của các phương pháp chuẩn bị tinh trùng cho IUI đối với tỉ lệ mang thai và tỉ lệ trẻ sinh sống - Ngày đăng: 11-07-2022
Noãn có tập hợp lưới nội chất trơn không liên quan đến suy giảm kết quả sinh sản: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu bắt cặp - Ngày đăng: 11-07-2022
Ảnh hưởng của các ánh sáng khả kiến có bước sóng khác nhau đến sự phát triển của phôi chuột - Ngày đăng: 11-07-2022
Ứng dụng Ionophore để hoạt hóa noãn và tiềm năng ảnh hưởng của nó lên động học hình thái: Một nghiên cứu chia noãn - Ngày đăng: 05-07-2022
Thất bại làm tổ liên tiếp và hiệu quả của các liệu pháp can thiệp: Một phân tích tổng hợp và tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 05-07-2022
Ảnh hưởng của hàm lượng chì, cadmium, đồng và kẽm đối với chức năng sinh sản của nam giới - Ngày đăng: 05-07-2022
So sánh phương pháp kích hoạt trưởng thành noãn bằng kích hoạt kép (GnRHa và hCG) và hCG đơn thuần trong chu kỳ kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 05-07-2022
Kết cục IVF sau chuyển liên tiếp phôi phân chia và phôi nang: một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 05-07-2022
Hiệu quả của hormone FSH trong điều trị các trường hợp thiểu tinh nặng không rõ nguyên nhân ở nam giới: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 03-07-2022
Lựa chọn tinh trùng bằng microfluidic trên nhóm bệnh nhân có tỷ lệ phân mảnh DNA tinh trùng cao có cải thiện tỷ lệ nguyên bội của phôi nang? - Ngày đăng: 02-07-2022
Hướng tiếp cận di truyền trong vô sinh nam - Ngày đăng: 02-07-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK