Tin tức
on Tuesday 05-07-2022 4:06pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Lê Thị Vân – IVFVH
Ở người, quá trình phóng noãn tự phát diễn ra sau sự gia tăng của hormone LH. Trong chu kỳ kích thích buồng trứng có kiểm soát (COS) thông thường, sự trưởng thành cuối cùng của noãn được kích hoạt bởi một liều duy nhất là hCG. hCG hoạt động như một chất thay thế cho sự gia tăng hormone LH để tạo ra sự hoàng thể hóa của các tế bào hạt, phục hồi quá trình giảm phân và dẫn đến sự trưởng thành của noãn. Cũng như các khía cạnh khác của phác đồ COS, việc khởi phát sự trưởng thành noãn cuối cùng đã trở thành chủ đề được quan tâm nghiên cứu trong thập kỷ qua, trong nỗ lực cải thiện hơn nữa tỷ lệ thành công của IVF. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự phóng noãn cũng có thể được kích hoạt bởi GnRH đồng vận (GnRHa), có vai trò kích thích giải phóng các hormone nội sinh (chủ yếu là FSH và LH) cần thiết cho sự trưởng thành cuối cùng của noãn. Nhiều nghiên cứu đã so sánh tác dụng kích hoạt trưởng thành noãn của hCG so với GnRH đồng vận trong một chu kỳ IVF. Sau đó, một số nghiên cứu đã thăm dò việc áp dụng kích hoạt kép, sử dụng đồng thời GnRHa và hCG để gây trưởng thành noãn. Kích hoạt kép có tiềm năng cải thiện sự trưởng thành của noãn đồng thời cung cấp hỗ trợ tốt hơn cho hoàng thể. Hơn nữa, việc sử dụng kích hoạt kép làm giảm liều hCG cần thiết, được áp dụng nhiều hơn ở những phụ nữ có yếu tố nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng.
Nghiên cứu này là một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên từ năm 2008 đến năm 2020. Nghiên cứu đánh giá tác động của kích hoạt kép so với kích hoạt đơn thuần bằng hCG đối với sự trưởng thành của noãn và tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR) trên mỗi chu kỳ.
Kết quả: Tổng cộng có 1048 người tham gia được đưa vào phân tích, với 519 người trong nhóm kích hoạt kép và 529 người trong nhóm kích hoạt hCG. Kết quả chính cho thấy điều trị kích hoạt kép có liên quan đến LBR cao hơn đáng kể so với kích hoạt hCG (RR = 1,37 [1.07 - 1.76], I2 = 0%, chất lượng chứng cứ trung bình). Số lượng noãn trưởng thành thu được, số lượng noãn thụ tinh và số phôi có thể sử dụng được ở nhóm kích hoạt kép nhiều hơn đáng kể so với nhóm hCG đơn thuần. Điều trị bằng kích hoạt kép có xu hướng tăng tỷ lệ có thai diễn tiến và tỷ lệ làm tổ so với điều trị bằng hCG.
Kết luận: Kích hoạt kép bằng GnRHa và hCG có liên quan đến tăng tỷ lệ sinh sống so với phương pháp kích hoạt chỉ bằng hCG thông thường.
Nguồn: Hu, Kai-Lun, et al. "GnRH agonist and hCG (dual trigger) versus hCG trigger for follicular maturation: a systematic review and meta-analysis of randomized trials." Reproductive Biology and Endocrinology 19.1 (2021): 1-10.
Ở người, quá trình phóng noãn tự phát diễn ra sau sự gia tăng của hormone LH. Trong chu kỳ kích thích buồng trứng có kiểm soát (COS) thông thường, sự trưởng thành cuối cùng của noãn được kích hoạt bởi một liều duy nhất là hCG. hCG hoạt động như một chất thay thế cho sự gia tăng hormone LH để tạo ra sự hoàng thể hóa của các tế bào hạt, phục hồi quá trình giảm phân và dẫn đến sự trưởng thành của noãn. Cũng như các khía cạnh khác của phác đồ COS, việc khởi phát sự trưởng thành noãn cuối cùng đã trở thành chủ đề được quan tâm nghiên cứu trong thập kỷ qua, trong nỗ lực cải thiện hơn nữa tỷ lệ thành công của IVF. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự phóng noãn cũng có thể được kích hoạt bởi GnRH đồng vận (GnRHa), có vai trò kích thích giải phóng các hormone nội sinh (chủ yếu là FSH và LH) cần thiết cho sự trưởng thành cuối cùng của noãn. Nhiều nghiên cứu đã so sánh tác dụng kích hoạt trưởng thành noãn của hCG so với GnRH đồng vận trong một chu kỳ IVF. Sau đó, một số nghiên cứu đã thăm dò việc áp dụng kích hoạt kép, sử dụng đồng thời GnRHa và hCG để gây trưởng thành noãn. Kích hoạt kép có tiềm năng cải thiện sự trưởng thành của noãn đồng thời cung cấp hỗ trợ tốt hơn cho hoàng thể. Hơn nữa, việc sử dụng kích hoạt kép làm giảm liều hCG cần thiết, được áp dụng nhiều hơn ở những phụ nữ có yếu tố nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng.
Nghiên cứu này là một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên từ năm 2008 đến năm 2020. Nghiên cứu đánh giá tác động của kích hoạt kép so với kích hoạt đơn thuần bằng hCG đối với sự trưởng thành của noãn và tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR) trên mỗi chu kỳ.
Kết quả: Tổng cộng có 1048 người tham gia được đưa vào phân tích, với 519 người trong nhóm kích hoạt kép và 529 người trong nhóm kích hoạt hCG. Kết quả chính cho thấy điều trị kích hoạt kép có liên quan đến LBR cao hơn đáng kể so với kích hoạt hCG (RR = 1,37 [1.07 - 1.76], I2 = 0%, chất lượng chứng cứ trung bình). Số lượng noãn trưởng thành thu được, số lượng noãn thụ tinh và số phôi có thể sử dụng được ở nhóm kích hoạt kép nhiều hơn đáng kể so với nhóm hCG đơn thuần. Điều trị bằng kích hoạt kép có xu hướng tăng tỷ lệ có thai diễn tiến và tỷ lệ làm tổ so với điều trị bằng hCG.
Kết luận: Kích hoạt kép bằng GnRHa và hCG có liên quan đến tăng tỷ lệ sinh sống so với phương pháp kích hoạt chỉ bằng hCG thông thường.
Nguồn: Hu, Kai-Lun, et al. "GnRH agonist and hCG (dual trigger) versus hCG trigger for follicular maturation: a systematic review and meta-analysis of randomized trials." Reproductive Biology and Endocrinology 19.1 (2021): 1-10.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kết cục IVF sau chuyển liên tiếp phôi phân chia và phôi nang: một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 05-07-2022
Hiệu quả của hormone FSH trong điều trị các trường hợp thiểu tinh nặng không rõ nguyên nhân ở nam giới: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 03-07-2022
Lựa chọn tinh trùng bằng microfluidic trên nhóm bệnh nhân có tỷ lệ phân mảnh DNA tinh trùng cao có cải thiện tỷ lệ nguyên bội của phôi nang? - Ngày đăng: 02-07-2022
Hướng tiếp cận di truyền trong vô sinh nam - Ngày đăng: 02-07-2022
Dự đoán tương lai của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Trí thông minh nhân tạo sẽ đưa chúng ta đi đến đâu? - Ngày đăng: 17-06-2022
So sánh giữa phôi nang N5 và n6 từ kết quả PGT-A - Ngày đăng: 17-06-2022
Dự đoán tỉ lệ phôi làm tổ chỉ dựa trên tham số thời gian hình thành phôi nang (tSB) - Ngày đăng: 17-06-2022
Tinh trùng Necrozoospermia: cơ chế bệnh sinh và hướng tiếp cận trong IVF - Ngày đăng: 17-06-2022
Kết quả lâm sàng của truyền huyết tương giàu tiểu cầu vào tử cung ở bệnh nhân bị thất bại làm tổ liên tiếp - Ngày đăng: 17-06-2022
Noãn thoái hóa sau ICSI không phải là một chỉ số để dự đoán tỷ lệ sinh sống ở trường hợp phụ nữ trẻ tuổi - Ngày đăng: 14-06-2022
Kết quả thụ tinh, nuôi Kết quả thụ tinh, nuôi cấy phôi và lâm sàng sử dụng môi trường nuôi cấy có nồng độ Lactate thấp cấy phôi và lâm sàng sử dụng môi trường nuôi cấy có nồng độ Lactate thấp - Ngày đăng: 09-06-2022
Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng khả năng làm tổ của phôi nang nguyên bội sau IVF - Ngày đăng: 09-06-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK